Waerheall

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc H’mông là một tộc người trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Họ sinh sống chủ yếu trên các sườn núi của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, với lịch sử định cư khá sớm trên lãnh thổ nước ta, cho đến nay dân tộc H’mông đã và đang tự mình tạo dựng và phát huy những yếu tố văn hoá – xã hội truyền thống, để rồi góp phần tạo nên một sắc mầu văn hoá làm phong phú và đa dạng cho “bức tranh” văn hoá Việt Nam. Trải qua tiến trình lịch sử, dân tộc H’mông cùng với 53 dân tộc anh em khác vẫn còn lưu giữ và phát huy những giá trị văn hoá quý báu đó, rồi từ đây đã cùng nhau tạo ra một sức mạnh trong khối đại đoàn kết dân tộc, chung sức xây dựng một đất nước Việt Nam trở thành quốc gia có một nền văn hoá phong phú và đa dạng mang đậm đà bản sắc dân tộc. Những giá trị văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam nói chung và văn hoá của tộc người H’mông đã vô tình tạo ra một thứ “men say” trong tinh thần nhiệt huyết của các nhà dân tộc học.
Thật vậy, hiện nay dân tộc H’mông đã được rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu trên mọi lĩnh vực và trong mọi khía cạnh từ góc độ lịch sử cho đến kinh tế, văn hoá – giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, văn chương, thi ca, âm nhạc, hội hoạ... Để từ đó, những giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại của người H’mông được bộc lộ rõ nét và vô cùng đặc sắc, điều này đã lý giải vì sao các công trình nghiên cứu về văn hoá H’mông lại nhiều đến như vậy !
Mỗi người Việt Nam chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng biết đến văn hoá H’mông thông qua các áng văn chương như “ Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, hay qua bộ phim nổi tiếng “ Trên cổng trời không có hoa anh túc” của đạo diễn Hà Sơn....Tất cả những điều kỳ diệu của văn hoá H’mông được hiện lên vô cùng rực rỡ và phong phú với hoa ban trắng, điệu khèn da diết và rộn ràng làm say lòng người, phiên chợ tình với tục lệ “ bắt vợ” và những ngôi nhà lưng chừng núi ẩn hiện trong sương, trong hoa ban, hoa gạo đỏ thắm.
Điều đặc biệt hơn cả và khơi dậy niềm hứng thú trong mọi người dân Việt Nam khi nghiên cứu về văn hoá H’mông là ở các bộ trang phục của các thiếu nữ và chàng trai với những sắc màu rực rỡ bắt mắt, hoa văn tinh xảo và kỳ thú. Nhưng để có được những bộ trang phục đẹp ấy, thì các phụ nữ H’mông đã phải có một quá trình lao động và niềm đam mê thực sự. Bởi các bộ trang phục ấy phải mất rất nhiều thời gian và các công đoạn khó nhọc và vất vả. Điều làm mọi người bất ngờ và thán phục các phụ nữ H’mông không chỉ dừng lại ở các hoa văn hoạ tiết trên váy áo mà ở việc trồng và chế biến nguyên liệu làm ra vải.
Nguyên liệu để tạo ra các váy áo ấy không phải là tơ tằm giống người Kinh, người Mường, người Hán, hay từ cây đay, cây bông của các tộc người Thái, Tày hay các dân tộc thuộc nhóm Nam Á cư trú ở Trường Sơn - Tây Nguyên khác mà người H’mông đã chọn một loại cây được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, đó là cây lanh. Đây là loại cây đã gắn bó và góp phần viết lên lịch sử tộc người H’mông. Người H’mông không chỉ sử dụng cây lanh trong dệt vải mà trong hàng loạt các vấn đề khác như: sử dụng cây lanh trong sinh hoạt sản xuất, trong tín ngưỡng - tôn giáo, trong các nghi lễ cầu cúng tâm linh...Qua đây chúng ta thấy rằng, cây lanh có một vai trò vô cùng quan trọng đối với người H’mông, nó được xem như là một nguyên liệu rất hữu dụng, mà cho đến nay vẫn được người H’mông ưu chuộng, có lẽ họ sẽ không bao giờ thay thế bởi một nguyên liệu nào khác.
Trước khi bước chân vào cánh cổng đại học, tui đã yêu thích văn hoá H’mông bởi hình ảnh các cô gái H’mông lầm lũi cực khổ, bản làng thấp thoáng mờ ảo, tiếng khèn rộn rã...trong các tác phẩm văn chương, qua các phóng sự, phim ảnh... Nhưng khi trở thành một sinh viên khoa Lịch sử được học và tiếp xúc nhiều với văn hoá của 54 dân tộc, đặc biệt là dân tộc H’mông thông qua các bài giảng của thầy cô chuyên ngành cùng các chuyến đi thực tế đã làm cho tui càng thích thú và say mê hơn về văn hoá H’mông. Nhất là khi được thầy cô gợi ý cho nghiên cứu về một vấn đề văn hoá của người H’mông, tui đã chọn đề tài : “ Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá của người H’mông ở huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai ” để tập trung nghiên cứu và tiếp xúc sâu hơn nữa văn hoá H’mông. Sở dĩ, tui chọn người Mông ở Sa Pa để nghiên cứu vì ở đây khi mà kinh tế du lịch đang phát triển mạnh mẽ bao trùm khắp các bản làng của các dân tộc thì người H’mông vẫn còn đang lưu giữ và bảo tồn đầy đủ những giá trị văn hoá truyền thống. Đặc biệt là những giá trị văn hoá ấy còn có điều kiện để phát triển vì nó được đang được đảm bảo bởi một cuộc sống đầy đủ hơn của khu du lịch Sa Pa.
2. Lịch sử nghiên cứu
Từ rất sớm, dân tộc H’mông đã trở thành một đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, thuộc nhiều chuyên ngành như: Lịch sử, Dân tộc học - Nhân học, Văn học, Điện ảnh, phóng sự, kinh tế, hội hoạ...hầu như ngành nào cũng có các công trình nghiên cứu đã được công bố về một khía cạnh nào đó văn hoá của dân tộc H’mông.
Ở nước ta việc nghiên cứu các dân tộc thiểu số manh nha từ những năm đầu 60 của thế kỷ trước, dân tộc H’mông cũng được các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu trong giai đoạn này, cho đến nay các công trình nghiên cứu về các khía cạnh thuộc dân tộc H’mông được công bố rất nhiều.
Thứ nhất là các công trình nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử tên gọi và thời gian xuất hiện ở nước ta và ở mức độ khát quát cao thì có: “ Lịch sử tộc người các dân tộc Mèo – Dao qua các cứ liệu ngôn ngữ” của Nguyễn Văn Lợi, “ Lịch sử di cư và tên gọi của người Mèo” của Lâm Tâm, “ Dân tộc Mông ở Việt Nam” của Cư Hoà Vần – Hoàng Nam, “Người H’mông ở Việt Nam” của Vũ Quốc Khánh, “Người H’mông” của Chu Thái Sơn....Các công trình nghiên cứu này cho ta cài nhìn khái quát nhất về dân tộc H’mông qua lịch sử di cư vào nước ta, đặc điểm các ngành H’mông, cho đến các thành tố văn hoá như việc ăn, ở, tổ chức làng xã, quan hệ dòng họ, tôn giáo – tín ngưỡng…

Vai trò của cây lanh trong văn hoá dân tộc H’mông biểu hiện rõ nét trong đời sống tâm linh của họ. Trong các tín ngưỡng – tôn giáo truyền thống của người H’mông, thì hầu như cái nào cũng phải cần đến các sợi lanh để làm cầu nối giữa con người với thần thánh, với ma nhà, cầu nối giữa cái phàm và cái thiêng, để từ đó thế lực siêu nhiên sẽ nhận những lời cầu xin của phàm trần thông qua sợi lanh. Vai trò của lanh còn được thấy trong các nghi lễ của vòng đời như: Trong sinh đẻ, trong đám cưới, trong tang ma, đặc biệt là trong các lễ hội, hay đặc biệt hơn là trong cuộc sống hàng ngày thì lanh cũng trở thành một vật linh thiêng được người H’mông nâng niu trân trọng.
Cây lanh không chỉ dừng lại vai trò của nó đối với đời sống văn hoá tinh thần mà đối với cả đời sống văn hoá vật chất, cây lanh vẫn đang là thứ quan trọng trong cuộc sống đồng bào H’mông. Cho đến nay, mặc dù có vải của người Trung Quốc và người Kinh song người H’mông vẫn trồng lanh để dệt ra quần áo để mặc. Họ vẫn còn lưu giữ và bảo tồn khá toàn vẹn những cách thức trồng và chế biến lanh thành những bộ trang phục vô cùng hấp dẫn bởi các kỹ thuật may, vẽ hoa văn hoạ tiêt và nhuộm màu. Từ khi hình thành và phát triển đến nay, người H’mông vẫn mặc bằng vải lanh ngay cả khi mất họ cũng phải mặc lên mình thứ vải lanh quý giá ấy. Ngoài ra, cũng trong lao động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày, từ những việc đơn giản người ta cũng thường sử dụnh lanh để buộc, để dan lát, để ăn uống, để chữa bệnh…lanh trở thành một vật vô cùng hữu dụng. Như vậy, có thể thấy cây lanh không chỉ dừng lại là chất xúc tác mà nó trở thành một dấu ấn, điểm nhấn khá quan trọng trong việc hình thành nền văn hoá H’mông.
Nhìn chung, khi đi sau tìm hiểu về văn hoá dân tộc H’mông chúng ta mới thấy được vai trò quan trọng của cây lanh trong đời sống vật chất và tinh thần của người H’mông. Chính vì thế mà cho đến nay, khi cuộc sống của người H’mông đang dần biến đổi theo cơ chế của nền kinh tế mới, và sự thâm nhập của các nền văn hoá ngoại lai, thì vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, nhất là việc bảo tồn những giá trị của cây lanh đang được chính đồng bào H’mông và các cấp chính quyền của Sapa và các tỉnh trong cả nước tích cực đưa ra những giải pháp để lưu giữ. Thiết nghĩ đây cũng là việc nên làm, vì có lưu giữ và bảo tồn được văn hoá thì mới bảo tồn được tộc người.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Giàng Si

New Member
Mình đang rất quan tâm đến chủ đề về vai trò của cây lanh trong đời sống người Mông Sa Pa, mình có thể xem hết bài đăng của bạn không ạ??
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top