daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Vai trò các đảng chính trị nói chung, đảng cầm quyền nói riêng đối với nhà nước trong chủ nghĩa tư bản hiện đại
VAI TRÒ CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ NÓI CHUNG, ĐẢNG CẦM
QUYỀN NÓI RIÊNG ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC TRONG CHỦ NGHĨA
TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
(QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ MÔ HÌNH TIÊU BIỂU)

MỞ ĐẦU
Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được
thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là
hệ thống chính trị. Trong một hệ thống chính trị. Đảng chính trị nói chung
và Đảng chính trị cầm quyền nói riêng có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ và
sâu sắc đến sự hình thành, tổ chức và hoạt động của nhà nước
Vì vậy để nghiên cứu vai trò của Đảng chính trị đối với sự phát triển
của nhà nước và để hoàn thành môn học Chính học học phát triển em xin
chọn đề tài: VAI TRÒ CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ NÓI CHUNG, ĐẢNG
CẦM QUYỀN NÓI RIÊNG ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC TRONG CHỦ
NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
(QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ MÔ HÌNH TIÊU BIỂU) làm tiểu luận
kết thúc môn học. Trong quá trình viết bài tiểu luận kết thúc môn học, em
xin chân thành Thank thầy, cô giáo bộ môn cùng toàn thể khoa chính trị
học đã tạo điều kiện giúp đỡ để em được hoàn thành môn học.


NỘI DUNG
I. Các khái niệm liên quan
1.Khái niệm Đảng chính trị
Cho đến nay, chưa thể có một định nghĩa nào hoàn hảo về đảng chính
trị mà được tất cả mọi người chấp nhận. Những khác biệt về nhận thức,
quan điểm, và mong muốn của mỗi người đối với đảng chính trị đã dẫn tới
những định nghĩa khác nhau về đảng chính trị.
Hiểu một cách đơn giản thì đảng chính trị là một dạng đặc biệt của tổ
chức xã hội. Nó không giống các hiệp hội, liên đoàn hay các nghiệp đoàn

xã hội ở cách thức tổ chức và đặc biệt là các hoạt động mang đậm tính
chính trị.
Đảng chính trị không chỉ đơn thuần đấu tranh để tham gia vào việc thể
hiện các quan điểm chính trị mà còn đấu tranh để giành quyền thay mặt cho
người dân trong quốc hội. Thông thường, các đảng chính trị đều giành
quyền lực thông qua việc bỏ phiếu của người dân. Trách nhiệm của đảng
chính trị đối với người dân thể hiện qua việc thực hiện các cam kết mà
đảng chính trị đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Ý chí của người bỏ
phiếu có ý nghĩa rất quan trọng đối với một đảng chính trị.
Một đảng chính trị là một đội ngũ, gồm nhiều người, tìm kiếm việc
kiểm soát chính quyền một cách chính danh, thông qua việc thực hiện một
cuộc bầu cử”.
“Một tổ chức công khai của các nhà hoạt động chính trị trong xã hội
có liên quan đến việc kiểm soát quyền lực của nhà nước, những người này
cạnh tranh với nhau trong việc tìm kiếm sự ủng hộ từ một hay nhiều nhóm


khác nhau. Thông thường, đảng chính trị đóng vai trò trung gian để kết
nối giữa các lực lượng trong xã hội với các hệ thống giá trị từ các định
chế nhà nước và liên quan đến đảng chính trị đó thông qua các hành động
chính trị trong một cộng đồng chính trị rộng hơn”.
Nói một cách đơn giản, đảng chính trị là các tổ chức thường trực của
các công dân, bao gồm các đảng viên tham gia một cách tự do, có những
chương trình hoạt động cụ thể nhằm tổ chức thực hiện quyền lực chính trị
mà đảng đó nắm giữ, thông qua các hoạt động quản lý và giải quyết các
vấn đề của nhà nước và xã hội. Việc thực hiện việc tổ chức quyền lực của
đảng chính trị đó bắt đầu với việc đảng giành được quyền lực thông qua
những cuộc bầu cử dân chủ.
Các đảng chính trị được phân loại bởi tính chất tranh đấu của nó. Tính
chất tranh đấu ở đây được hiểu là sự sẵn sàng thực hiện các hành động

chính trị, phát động các phong trào đối kháng và khát vọng trong việc
giành và giữ chính quyền. Các cuộc tranh đua này giữa các đảng chính trị
có tác dụng như một phương tiện để giành quyền lực chính trị, và toàn bộ
tổ chức của một đảng sẽ đóng vai trò thực hiện kế hoạch này. Chỉ các đảng
thành công trong cuộc đua tranh này mới giành được chức năng thay mặt để
tham gia vào các tiến trình chính trị. Đó chính là phần thưởng để khiến các
đảng nỗ lực hành động, bởi vì khi một đảng chính trị thành công trong
cuộc tranh đua sẽ được tham gia vào bộ máy nhà nước của quốc gia đó.
Các đảng chính trị luôn là trung tâm cho các cuộc thảo luận và tranh
luận về việc đổi mới nền chính trị cũng như thực hiện các thay đổi chính
trị. Các lợi ích cho chính thể sẽ được tìm thấy qua các quyết sách sáng suốt
của đảng chính trị cầm quyền đó. Những lợi ích như vậy, không chỉ tìm
thấy trong đảng cầm quyền mà còn ở trong các các đảng chính trị đối lập.


Trong một thể chế dân chủ, đảng đối lập thường có chức năng như là một
“cơ quan giám sát” đối với các chính sách của chính phủ hay cho các lựa
chọn chính trị trong tương lai. Các đảng chính trị đối lập thường là đối thủ
đáng ngại cho đảng cầm quyền, nhưng chính vì vậy, sự tồn tại của các đảng
đối lập là hết sức cần thiết trong một thể chế dân chủ.
Đối lập với các nhóm lợi ích, một đảng chính trị luôn được mong chờ
sẽ thể hiện các hoạt động của đảng thông qua các hoạt động liên quan của
chính phủ. Các hoạt động này bao gồm cả các hoạt động đối nội và đối
ngoại, các chính sách kinh tế và xã hội, các chính sách giáo dục hay chính
sách liên quan thiết thực đến đời sống công dân. Để đáp ứng các yêu cầu
của xã hội, mỗi một đảng sẽ có những chương trình hoạt động riêng, và
đảng đó sẽ phải tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động đó.
2/ Sự ra đời của các Đảng chính trị
Sự xuất hiện của các đảng chính trị theo cách hiểu như của chúng
ta về đảng chính trị hiện nay, chỉ được biết đến sau những năm cuối của thế

kỷ XVII. Cho đến nay, những tài liệu lịch sử không cho chúng ta biết gì về
đảng chính trị thời kỳ Hy – La. Những người Hy lạp cổ xưa là những
người tiên phong trong việc phát triển dân chủ nhưng họ cũng không có tổ
chức nào giống như các đảng chính trị hiện nay. Nghị viện của người La
mã cổ đại có hai nhóm thay mặt cho lợi ích của hai nhóm dân cư là
Patricians và Plebeians, nhưng cũng không phải là đảng chính trị. Trong
nhiều thế kỷ, sau sự sụp đổ của đế chế La mã ( năm 476 sau Công nguyên),
người dân châu Âu cũng có bàn luận về các vấn đề chính trị, nhưng không
phải thứ chính trị như bây giờ.


Sự xuất hiện của đảng chính trị đầu tiên trên thế giới có lẽ bắt đầu từ
nước Anh, trong thời kỳ được gọi là Popish Plot năm 1678, với hai đảng
đầu tiên được biết đến với cái tên là đảng Whig và đảng Tory.
Cái tên Whig và Tory bắt đầu xuất hiện ở nước Anh từ cuối những
năm 1670, Whig là một từ cổ trong tiếng Scotland chỉ những người đối lập
với chính quyền. Còn Tory là chỉ những người Ailen theo Thiên chúa giáo
La mã, là những người ủng hộ nhà vua.
Những người theo đảng Whig muốn có một định chế để kiểm soát
quyền lực của Vua Anh, nhưng những người của đảng Tory lại muốn duy
trì quyền lực tuyệt đối của chế độ quân chủ.. Đảng Tory thì muốn có một vị
vua mạnh mẽ, đầy quyền lực để cai trị đất nước trong khi đảng Whig thì
muốn người dân có nhiều quyền hơn trong việc kiểm soát các hoạt động
của chính quyền.
Về sau, Nghị viện Anh đã nắm quyền kiểm soát vương quyền, còn
đảng Whig và đảng Tory đã trở thành những đảng được tổ chức chặt chẽ.
Giai đoạn từ năm 1832 – 1846 là giai đoạn hình thành hệ thống chính trị
lưỡng đảng ở Anh quốc. Năm 1830 đảng Whig đổi tên là đảng Bảo thủ và
có một số thay đổi mới.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về vai trò, quá trình tổng hợp và phân giải các Axitamin trong cơ thể người và nguyên liệu thực phẩm Khoa học Tự nhiên 0
B Vận dụng phép biện chứng duy vật trong nghiên cứu vai trò trung tâm kinh tế của Thủ đô Hà Nội đối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng Luận văn Kinh tế 2
B Vai trò của cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho con ở các gia đình đô thị hiện nay Khoa học Tự nhiên 0
Y Vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới Kiến trúc, xây dựng 0
F Vai trò của các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Công nghệ thông tin 0
D Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào bài vai trò, đặc điểm và các nhân Luận văn Sư phạm 0
V Thực trạng và giải pháp phát triển và phát huy vai trò của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
M Các linh kiện của máy tính, vai trò của từng thiết bị đối với máy tính Luận văn Kinh tế 0
C Vai trò của ISO 9000 đối với sự phát triển của các doanh nghiệp cá nhân Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top