thiensu408

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

1. Đặt vấn đề .6
2. Mục đích nghiên cứu.7
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.7
4. Khối lượng và cấu trúc luận văn .7
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 9
1.1. Xói mòn đất và các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất .9
1.1.1. Xói mòn đất. 9
1.1.2. Các quá trình xói mòn đất . 9
1.1.2.1. Xói lở sông suối. 9
1.1.2.2. Xói mòn và rửa trôi bề mặt . 10
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất . 10
1.1.3.1. Ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu đến xói mòn đất . 11
1.1.3.2. Ảnh hưởng của địa hình đến xói mòn đất. 11
1.1.3.3. Ảnh hưởng của lớp phủ thực vật đến xói mòn đất . 13
1.1.3.4. Ảnh hưởng của đất đến quá trình xói mòn đất . 13
1.1.3.5. Ảnh hưởng của con người đến xói mòn đất . 13
1.2. Nghiên cứu xói mòn đất trên thế giới .14
1.2.1. Các xu hướng mới trong nghiên cứu xói mòn . 14
1.2.2. Các phương pháp đánh giá xói mòn đất [30] . 15
1.2.3. Các mô hình đánh giá xói mòn đất . 16
1.2.3.1. Mô hình kinh nghiệm . 16
1.2.3.2. Mô hình nhận thức . 22
1.3. Nghiên cứu xói mòn đất ở Việt Nam.23
1.4. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong đánh giá xói mòn đất .28
1.4.1. Sự hình thành và phát triển của GIS. 28
1.4.2. Ứng dụng GIS trực tiếp xây dựng bản đồ xói mòn . 29
1.4.3. Ứng dụng GIS và mô hình hóa tính toán xói mòn đất . 30
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - XÃ HỘI . 33
KHU VỰC NGHIÊN CỨU . 33
2.1. Điều kiện tự nhiên .33
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình . 33
2.1.1.1. Vị trí địa lý . 33
2.1.1.2. Địa hình . 34
2.1.2. Khí hậu, thuỷ văn . 35
2.1.2.1. Khí hậu . 35
2.1.2.2. Thuỷ văn . 37
2.1.3. Thổ nhưỡng. 38
2.1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng . 40

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .43
2.2.1. Thành phần dân tộc và phân bố dân cư . 43



2.2.2. Y tế, giáo dục[21] . 43
2.2.3. Giao thông . 44
2.2.4. Tình hình phát triển sản xuất huyện Sơn Động . 44
Chương 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 45
3.1. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu.45
3.2. Thời gian nghiên cứu .45
3.3. Nội dung nghiên cứu .45
3.4. Phương pháp nghiên cứu .46
3.4.1. Ngoại nghiệp. 46
3.4.2. Nội nghiệp . 47
3.4.2.1. Hệ số mưa (R) . 47
3.4.2.2. Hệ số thổ nhưỡng (K) . 49
3.4.2.3. Hệ số độ dốc (S) và chiều dài sườn dốc (L). 51
3.4.2.4. Hệ số thực bì (C) . 53
3.4.2.5. Hệ số các công trình bảo vệ đất (P) . 54
3.4.2.6. Thành lập bản đồ xói mòn tiềm năng huyện Sơn Động (V). 55
3.4.2.7. Thành lập bản đồ xói mòn huyện Sơn Động (A) . 55
3.4.3. Quy trình nghiên cứu . 56
3.4.3.1. Xây dựng các bản đồ đơn thành phần:. 56
3.4.3.2. Xây dựng bản đồ xói mòn tiềm năng và xói mòn thực tế: . 56
3.5. Cơ sở tài liệu.57
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 59
4.1. Xây dựng bản đồ xói mòn tiềm năng và xói mòn thực tế huyện Sơn Động .59
4.1.1. Xây dựng bản đồ hệ số xói mòn do mưa (R) . 59
4.1.2. Thành lập bản đồ hệ số kháng xói của đất (K) . 60
4.1.3. Thành lập bản đồ hệ số địa hình (LS) . 62
4.1.4. Thành lập bản đồ hệ số lớp phủ thực vật (C) . 63
4.1.5. Bản đồ hệ số canh tác (P) . 65
4.1.6. Bản đồ xói mòn tiềm năng huyện Sơn Động . 66
4.1.7. Bản đồ xói mòn huyện Sơn Động. 69
4.2. Kiểm chứng kết quả nghiên cứu .72
4.3. Ảnh hưởng biến động lớp phủ thực vật tới xói mòn đất huyện Sơn Động .73
4.3. Một số đề xuất cho khu vực nghiên cứu .74
4.3.1. Đối với khu vực xói mòn cấp 1 - Cấp không xói mòn . 74
4.3.2. Đối với khu vực xói mòn cấp 2 - Cấp ít nguy hại . 74
4.3.3. Đối với khu vực xói mòn cấp 3 - Cấp nguy hại . 75
4.3.4. Đối với khu vực xói mòn cấp 4 - Cấp rất nguy hại . 75
4.3.5. Đối với khu vực xói mòn cấp 5 - Cấp cực kỳ nguy hại . 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 77
1. Kết luận: .77
2. Kiến nghị: .77
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 78
1. Đặt vấn đề
Sơn Động là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên
là 84.432,4 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 68.348,29 hecta chiếm
72,0% [14]. Địa hình Sơn Động gồm đồi núi xen kẽ các thung lũng, manh
mún, địa hình chia cắt mạnh chênh lệch về độ cao, độ dốc lớn. Hiện tƣợng xói
mòn, rửa trôi đang xảy ra mạnh. Tuy nhiên, đến nay chƣa có nghiên cứu nào
về xói mòn đất trên địa bàn huyện Sơn Động.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là tƣ liệu lao động chính của nền
kinh tế Nông – Lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, cùng với
sự gia tăng dân số, các nguồn tài nguyên khoáng sản, thảm thực vật, đất đai đã
và đang đƣợc sử dụng ở mức độ cao, thậm chí không hợp lý. Việc khai thác
Nông – Lâm nghiệp không có ý thức ngày càng làm cho quá trình xói mòn đất
xảy ra nghiêm trọng, độ phì nhiêu ngày càng giảm, nhiều nơi trơ sỏi đá, trở
thành đất trống, đồi núi trọc [6].
Xói mòn đất là quá trình phá huỷ lớp thổ nhƣỡng (bao gồm cả phá huỷ
thành phần cơ, lý, hoá, chất dinh dƣỡng v.v… của đất) dƣới tác động của các
nhân tố tự nhiên và nhân sinh làm giảm độ phì của đất, gây ra bạc mầu, thoái
hoá đất, laterit hoá, trơ sỏi đá v.v…, ảnh hƣởng trực tiếp tới sự sống và phát
triển của thảm thực vật rừng, thảm cây trồng khác. [6].
Ðể giảm thiểu xói mòn ở khu vực miền núi, hai vấn đề cần đƣợc song
song nghiên cứu là: quá trình xói mòn, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hƣởng và
vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên. Có nhiều phƣơng pháp nghiên cứ u, đánh
giá xói mòn đất đƣợc các tác giả trong và ngoài nƣớc sử dụng. Trong đó, việc
ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) là phƣơng pháp, là công
cụ mạnh có khả năng phân tích không gian trong thờ i gian ngắn . Công nghệ
GIS còn cho phép tích hợp phƣơng trình mất đất tổng quát của Wischmeier
W.H và Smith D.D để tính toán và xây dựng bản đồ xói mòn đất của các lƣu
vực, vùng lãnh thổ một cách dễ dàng và chính xác.
Vớ i cá c lý do nêu trên, chúng tui chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ hệ
thống thông tin địa lý (GIS) để dự báo xói mòn đất huyện Sơn Động - tỉnh
Bắc Giang”.
2. Mục đích nghiên cứu
Dự báo xói mòn đất phục vụ quy hoạch sử dụng hợp lí tài nguyên đất
huyện Sơn Động.
Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài đặt ra những mục tiêu cụ thể sau:
- Xây dựng bản đồ xói mòn đất hiện tại và bản đồ dự báo tiềm năng xói
mòn đất huyện Sơn Động dựa trên ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa
lý (GIS), làm cơ sở định hƣớng cho chiến lƣợc quy hoạch sử dụng đất huyện
Sơn Động.
- Đề xuất một số giải pháp chống xói mòn đất.
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
- Ý nghĩa khoa học:
Luận văn ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá và dự
báo xói mòn đất qua việc phân tích không gian và mối quan hệ của các nhân
tố địa hình, thủy văn, thổ nhƣỡng, thực vật và con ngƣời tại huyện Sơn Động.
- Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
Đánh giá xói mòn và xói mòn tiềm năng huyện Sơn Động, từ đó xây
dựng bản đồ xói mòn đất khu vực nghiên cứu làm cơ sở đề xuất một số giải
pháp hạn chế xói mòn đất.
4. Khối lƣợng và cấu trúc luận văn Luận văn đƣợc trình bày trong 80 trang khổ A4 với 21 hình, 14 bảng
biểu và đƣợc trình nhƣ sau:
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Chƣơng 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Xói mòn đất và các nhân tố ảnh hƣởng đến xói mòn đất
1.1.1. Xói mòn đất
Có nhiều định nghĩa về xói mòn đất, để phù hợp với khu vực nghiên cứu,
luận văn sử dụng định nghĩa của Nguyễn Quang Mỹ [6]: Xói mòn đất (soil
erosion) là quá trình phá hủy lớp thổ nhƣỡng (bao gồm phá hủy các thành phần
cơ, lý, hóa, chất dinh dƣỡng v.v... của đất) dƣới tác động của các nhân tố tự
nhiên và nhân sinh, làm giảm độ phì của đất, gây ra bạc mầu, thoái hóa đất,
laterit hóa, trơ sỏi đá v.v... ảnh hƣởng trực tiếp đến sự sống và phát triển của
thảm thực vật rừng, thảm cây trồng khác. Xói mòn gồm 2 loại:
- Xói mòn bề mặt: Là loại xói mòn do mƣa và băng tuyết tan. Kiểu xói
mòn này thƣờng gặp trên sƣờn và đỉnh phân thủy cũng nhƣ ở trên các bồn
thu nƣớc.
- Xói mòn theo dòng: Là kiểu xâm thực, xói mòn tập trung trong các dải
trũng nhƣ các rãnh sâu, thung lũng, sông suối. Xâm thực theo dòng chia làm 2
loại là xâm thực sâu và xâm thực ngang.
1.1.2. Các quá trình xói mòn đất
Các quá trình xói mòn gồm: Xói lở sông suối và xói mòn, rửa trôi bề mặt.
1.1.2.1. Xói lở sông suối
Quá trình xói lở sông suối đƣợc xác định theo công thức về động năng
của dòng chảy [6].
F=vm2/2
Trong đó:
F: là động năng của khối nƣớc chảy
m: là khối lƣợng nƣớc chảy
v: là vận tốc dòng chảy Nhƣ vậy động năng của dòng chảy tỉ lệ thuận với bình phƣơng của tốc độ
dòng chảy. Trong quá trình xói lở, dòng chảy tạo ra vật liệu, phù sa. Tùy theo
kích thƣớc phù sa và tốc độ dòng chảy mà phù sa có thể vận chuyển xuôi theo
chiều dòng chảy. Khi động năng của dòng chảy không đủ sức mang đi từng
bộ phận vật chất, phù sa sẽ lắng đọng xuống dòng sông gọi là quá trình bồi tụ.
1.1.2.2. Xói mòn và rửa trôi bề mặt
Là quá trình xói mòn do dòng chảy tạm thời trên sƣờn lúc mƣa hoặc
tuyết tan và chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố tự nhiên, trong đó yếu tố địa
hình là quan trọng nhất.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất
Các nhân tố chính ảnh hƣởng đến quá trình xói mòn đất gồm: khí hậu,
địa hình, đất đai, thảm thực vật và con ngƣời, đƣợc mô tả trong hình 1.1: 1.1.3.1. Ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu đến xói mòn đất
Xói mòn chủ yếu do dòng chảy bề mặt gây ra, nhƣng dòng chảy lại do
các yếu tố khí hậu quyết định đó là: Tổng lƣợng mƣa và tính chất của mƣa,
thời gian và cƣờng độ mƣa. Thời gian mƣa càng lớn, cƣờng độ mƣa càng cao
thì quá trình xói mòn càng xảy ra mạnh. Sự xuất hiện của xói mòn phụ thuộc
rất nhiều vào lớp nƣớc trong một đợt mƣa và lƣợng mƣa trung bình tháng,
năm. Lớp nƣớc mặt trên diện tích trồng cà phê 3 năm tuổi là 754mm gây rửa
trôi 44,0 tấn/ha, khi lớp nƣớc mặt 2501mm gây rửa trôi 213 tấn/ha. Nhƣ vậy
trong điều kiện nhƣ nhau, khi dòng chảy mặt tăng 4 lần sẽ làm tăng rửa trôi
đất từ 5 lần [6].
Cƣờng độ mƣa gây ảnh hƣởng phát triển nhất đến dòng chảy mặt và xói
mòn đất. Theo Nguyễn Quang Mỹ [6]: trận mƣa 10mm với cƣờng độ trung
bình trong khoảng thời gian dƣới 1 giờ, xói mòn đất xảy ra phát triển nhất khi
lớp nƣớc đạt từ 8-10mm và đặc biệt trên đất bỏ hoang. Ảnh hƣởng của
cƣờng độ mƣa đến xói mòn càng mạnh nếu cƣờng độ đạt cực đại xảy ra vào
nửa giờ đầu của trận mƣa.
Ở Việt Nam nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng, mƣa phân hóa
theo mùa rõ rệt. Lƣợng mƣa cực đại vào các tháng mùa hè và cực tiểu trong
những tháng mùa đông. Vì vậy việc bảo vệ đất, chống xói mòn đặc biệt trong
mùa mƣa là vô cùng cần thiết.
Ngoài mƣa ảnh hƣởng trực tiếp đến xói mòn, các yếu tố khí hậu khác
nhƣ gió, nhiệt độ, ẩm độ cũng có ảnh hƣởng đến xói mòn đất, tuy nhiên mức
độ ảnh hƣởng không rõ ràng.
1.1.3.2. Ảnh hưởng của địa hình đến xói mòn đất
Địa hình cũng là nhân tố tự nhiên ảnh hƣởng lớn đến xói mòn đất. Nếu
xét trên diện rộng, địa hình có tác dụng làm thay đổi sự phân bố nhiệt và
lƣợng mƣa rơi xuống. Sự thay đổi về độ cao kéo theo sự thay đổi về nhiệt độ, mƣa, ẩm. Các yếu tố địa hình nhƣ độ dốc, chiều dài sƣờn dốc, hình dạng (lồi,
lõm, thẳng, bậc thang v.v...) mức độ chia cắt ngang của địa hình ảnh hƣởng
trực tiếp đến xói mòn đất.
Độ dốc của sƣờn là yếu tố địa hình có ảnh hƣởng lớn nhất đến quá trình
xói mòn. Độ dốc lớn làm tăng cƣờng độ dòng chảy và do đó đẩy nhanh quá
trình rửa trôi, xói mòn đất, gây nên xói mòn mạnh hơn. Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn đã đề xuất thang độ dốc trên lãnh thổ Việt Nam: 0-30, 3-
80, 8-150, 15-250, trên 250, tuy chƣa đƣợc hoàn thiện nhƣng đây cũng là bƣớc
thống nhất đầu tiên để sử dụng độ dốc ở nƣớc ta [6].
Nguyễn Quang Mỹ đã nghiên cứu ảnh hƣởng của độ dốc đến xói mòn đất
tại Tây Nguyên từ năm 1978 đến 1982 trên đất bazan, trồng Chè một tuổi, kết
quả cho thấy:
Bảng 1.1: Ảnh hƣởng của độ dốc đến xói mòn đất [6]
Loại đất Cây trồng Độ dốc
(00)
Tổn thất
về đất
(T/ha/năm)
Năm nghiên
cứu, địa điểm
NC
Đất bazan Chè 1 tuổi 3 96
Tây Nguyên
1978-1982
Đất bazan Chè 1 tuổi 8 211
Đất bazan Chè 1 tuổi 15 305
Đất phù sa cổ Sắn 1 tuổi 3 15
Vĩnh Phú
1982-1986
Đất phù sa cổ Sắn 1 tuổi 5 47
Đất phù sa cổ Sắn 1 tuổi 8 57
Đất phù sa cổ Sắn 1 tuổi 22 147
Bảng 1.1 cho thấy nếu độ dốc tăng 2 lần thì cƣờng độ xói mòn tăng 2- 4 lần.
Chiều dài sƣờn dốc cũng là nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình xói mòn
đất. Chiều dài sƣờn càng tăng, khối lƣợng nƣớc càng lớn, lớp nƣớc càng dày,
tốc độ và năng lƣợng dòng chảy càng lớn thì quá trình rửa trôi, xói mòn đất
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phongtnnm

New Member
Re: [Free] Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) để dự báo xói mòn đất huyện Sơn Động - Tỉnh Bắc Giang

xin link download
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) để dự báo xói mòn đất huyện Sơn Động - Tỉnh Bắc Giang

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm linh chi, ứng dụng cho chế biến thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Công nghệ OFDM và một vài ứng dụng Khoa học kỹ thuật 0
D thực hành công nghệ sinh học ứng dụng trong công nghệ thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D tìm hiểu công nghệ nén ảnh jpeg, chuẩn jpeg và các loại jpeg. thử nghiệm ứng dụng cụ thể Công nghệ thông tin 0
D ứng dụng một số công cụ trực tuyến vào việc dạy và học tiếng anh Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu nâng cao chất lượng điện năng và giảm tổn thất trong lưới điện phân phối, ứng dụng vào lưới điện của công ty điện lực Lào Khoa học kỹ thuật 0
D ứng dụng công nghệ siêu âm hiệu quả cao trong chống đóng cặn trên các thiết bị trao đổi nhiệt và hệ thống đường ống Kiến trúc, xây dựng 0
D Thiết kế và thi công hệ thống IOT phục vụ cho nông nghiệp ứng dụng Gateway Công nghệ thông tin 0
D Ebook Cơ Sở Công Nghệ Vi Sinh Vật Và Ứng Dụng Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top