daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

ĐỀ TÀI
Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó và xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay.
Bằng lý luận và thực tiễn, phân tích và chứng minh luận điểm «Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc » là một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh


HỒ CHÍ MINH
(1890-1969)

“…Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”

Trích “Tuyên ngô độ lập”- Hồ Chính Minh,1945

I.Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.
1.1. Quan điểm của HCM về vai trò của đạo đức cách mạng
Đạo đức cách mạng là một trong những bộ phận quí giá nhất của di sản Hồ Chí Minh, nó tạo nên vẻ đẹp rực rỡ, độc đáo của phong cách Hồ Chí Minh, một phong cách có sức cuốn hút kỳ diệu, không chỉ đối với những người cộng sản mà đối với các tầng lớp xã hội, không chỉ là một tấm gương sáng đối với dân tộc Việt Nam, mà còn thu hút được sư cảm phục của các dân tộc trên thê giới; không chỉ tranh thủ tranh thủ được trái tim của những người lao động bình thường, mà còn có sức thuyết phục to lớn đối với trí tuệ của nhiều chính khách và của nhà lãnh đạo các quốc gia; một phong cách mà ngay cả kẻ thù cũng phải cảm phục.
Nguyên tắc này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn ngày càng to lớn. Ngày nay, khi những chủ trương, chính sách đổi mới về kinh tế và xã hội đã đươc thực tiễn xác nhận, thì nhiệm vụ nâng cao đạo đức cách mạng, làm trong sạch đội ngũ của Đảng là nhiệm vụ hàng đầu để tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân, đưa sự nghiệp đổi mới tới được thắng lợi lớn hơn nữa.
Với ý nghĩa to lớn của tư tưởng đạo đức tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, có thể và cần đưa những tư tưởng này vào cương lĩnh và điều lệ mới của đảng. Nói cách khác phải thể chế hóa tư tưởng đạo đức củaHồ Chí Minh thành những nguyên tắc của tổ chức Đảng. Phải trở lại với quan điểm của Bác, đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, xứng đáng với niềm tin của bác: “đảng ta là đạo đức,văn minh”.
1.2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân
Đạo nho phải dạy người quân tử phải trung quân ái quốc - trung với vua là yêu nước. Còn chữ Hiếu nghĩa là hết lòng thờ kính cha mẹ, ông bà người trên của mình. Từ "trung hiếu" trong đạo nho đã được Bác tiếp thu, kế thừa và phát triển lên thành phạm trù mới của đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh đã đưa vào khái niệm cũ một nội dung mới mang tính cách mạng đó là "trung với nước hiếu với dân". Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Từ chỗ trung với với vua, hiếu với cha mẹ đến trung với nước hiếu với dân và một cách mạng trong quan niệm về đạo đức.
Theo người trung với nước là:
+ Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải đặt lợi ích của Đảng của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết.
+ Quyết tâm phấn đấu mục tiêu cách mạng.
+ Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước.
Theo người, hiếu với dân là:
+ Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.
+ Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước.
+ Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Trung với nước - Hiếu vời dân là phẩm chất hàng đầu của người cách mạng. Song, ở mỗi con người, trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, ở mỗi vị trí khác nhau phải hiểu thấu đáo phạm trù đạo đức này.
Trong chiến tranh vệ quốc, khi kẻ thù thực hiện âm mưu và hành động cướp nước, giày xéo quê hương, thì mỗi người thực hiện Trung với nước - Hiếu với dân là sẵn sàng gia nhập lực lượng vũ trang, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân.
Trong xây dựng đất nước hiện nay, cũng rất cần thiết có sự hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và sự bình yên của nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN mà nhân dân ta xây dựng , đồng thời vô cùng cần thiết là sự cống hiến trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Trung với nước hiếu với dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi công việc cách mạng của đảng, trong từng việc làm từng suy nghĩ của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân. Vì vậy trong suốt quá trình xây dựng Đảng lãnh đạo cách mạng, Bác thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao tinh thần trung hiếu ở mỗi người dân Việt Nam yêu nước nói chung, cán bộ đảng viên nói riêng, và đòi hỏi họ ghi sâu trong lòng chữ "trung với nước, hiếu với dân".
Tấm gương trong sáng hết lòng vì Tổ quốc vì nhân dân của Bác kính yêu cũng bắt đầu, cũng từ sự biểu hiện của những điều bình dị nhất, gần gũi nhất, cụ thể nhất nhưng thật là vĩ đại soi cho chúng ta noi theo.

1.2.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Cần, kiệm, liêm, chính là đạo đức lớn mà Bác Hồ đã dạy chúng ta từ cách đây gần 60 năm và còn nhắc lại trong Di chúc của Người năm 1969: "Đảng ta là một đảng cầm quyền, Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 1949, để cổ vũ phong trào Thi đua ái quốc và xây dựng đời sống mới, Bác viết bài "Cần, Kiệm, Liêm, Chính", chỉ rõ rằng: "...Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của Đời sống mới, nền tảng của Thi đua ái quốc”
Cần, kiệm,liêm, chính là những điều người xưa từng nói, sách xưa từng viết. Nhưng Bác Hồ đã làm cho tất cả đó đều chứa đựng một nội hàm mới, vừa có kế thừa, vừa có phát triển, có bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với việc xây dựng con người mới trong thời đại mới.
Cần là siêng năng, chăm chỉ. Cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được. Chữ cần chẳng những có nghĩa “tay siêng làm thì hàm siêng nhai”. Mà còn nghĩa là mọi người đểu phải Cần, cả nước đều phải Cần. Muốn cho chữ Cần có nhiều kết quả hơn thì phải có kế hoạch cho mọi công việc. Cần và chuyên phải đi đôi với nhau.
Kiệm tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần và Kiệm, phải đi đôi với nhau. Cần mà không Kiệm thì "làm chừng nào, xào từng ấy". Kiệm mà không Cần thì không phát triển được. Tiết kiệm về vật chất phải đi đôi với tiết kiệm về thời giờ. "Thời giờ là tiền bạc".
Liêm là trong sạch, không tham lam. Cán bộ thi đua thực hành liêm khiết, thì sẽ gây được tính liêm khiết trong nhân dân. Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.
Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà. Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính. Một người cần Cần, Kiệm, Liêm nhưng còn phải Chính mời là người hoàn toàn.
Về Chí công vô tư, là không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc,vì đồng bào; là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Người còn chỉ ra mối quan hệ: Cần, Kiệm, Liêm Chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư, và chí công vô tư, một lòng vì dân, vì nước thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.
Những lời nói của Bác về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư cho đến này vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt là tấm gương của Bác về thực hành cần kiệm liêm chính vẫn mãi mãi để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta noi theo.

1.2.3 Thương yêu con người
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta thấy rõ sự thể hiện nhất quán giữ tư tưởng chung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, Đó là cốt lõi trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Đó là yêu người lao động, cần lao, cùng khổ, người bị bóc lột, những người bị đàn áp. Tình yêu thương con người còn thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm nhưng đã nhận rõ khuyết điểm sai lầm và cố gắng sửa chữa, kể cả những người lầm đường lạc lối đã hối cải, kể cả đối với kẻ thù bị thương, bị bắt và quy hàng. Bác Hồ kết luận : "chỉ có một mối tình hữu ái thật mà thôi, đó là tình hữu ái vô sản". Hồ Chí Minh thương yêu con người với một với một tình cảm sâu sắc, vừa bao la rộng lớn, vừa gần gũi thân thương đối với từng số phận con người.
Song trên tất cả, điều làm ta phải suy nghĩ và xúc động là trước khi ra đi, Bác còn dặn dò cả việc đối với những nạn nhân của xã hội cũ như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu... thì Nhà Nước ta vừa phải giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên người lương thiện. Có thể nói trong muôn vàn tình thương yêu của Người, Bác Hồ không để sót một ai, không quên một ai, có quên chăng chỉ là quên mình!

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: 2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng của HCM, tư tưởng của bac về sinh viên việt nam, Vận dụng các nguyên tắc xây dựng đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng và hoàn thiện đạo đức của người giáo viên hiện nay., vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng lối sống cho sinh viên, Tư tưởng Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức cách mạng, giá trị tư tưởng đó với việc xây dựng đạo đức con người Việt Nam hiện nay., vận dụng tư tưởng hồ chí minh đối với sinh viên, Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng. Ý nghĩa của quan điểm này đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức sinh viên hiện nay., Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và sự vận dụng vào xây dựng đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay., vai trò của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và sự vận dụng vào xây dựng đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay, Tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức, sự cần thiết cần phải vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong xây dựng những phẩm chất đạo đức cơ bản của sinh viên, vận dụng tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ chí minh đối với sinh viên hiện nay, vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng trong cuộc sống sinh viên hiện nay, Chủ đề 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó vào lối sống của sinh viên hiện nay?, kết luận khái quát TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY?, mục tiêu nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và sự vận dụng vào đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay., lý do chọn đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và sự vận dụng vào đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay., sinh viện vận dụng tư tưởng bác vào cuộc sống, 2. Tư tưởng HCM về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới, liên hệ với sinh viên hiện nay., tư tưởng và đạo đức lối sống, vận dụng các chuẩn mực cần kiệm liêm chính và tình yêu thương con người trong tthcm, Quan điểm của Bác về những chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức cách mạng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó và xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tóm tắt tư tưởng Hồ Chí Minh Môn đại cương 1
D giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người Văn hóa, Xã hội 0
D Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Môn đại cương 0
D TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Môn đại cương 0
H Giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh Môn đại cương 0
D những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân Môn đại cương 0
D Tư tưởng hồ chí minh vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đảng cộng sản vào công cuộc xây dựng và chỉnh đốn đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay? Môn đại cương 0
D tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của đảng ta, liên hệ bản thân Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top