phananhvtc

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành, giữ, xây dựng và bảo vệ độc
lập dân tộc. Tư tưởng chủ đạo của dân tộc Việt Nam là tư tưởng yêu nước. Sự
hình thành và phát triển của tư tưởng yêu nước Việt Nam đi đôi với sự hình thành
và phát triển của quốc gia dân tộc. Qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dân tộc
Việt Nam đã chứng minh rằng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không chỉ là tình
cảm đơn thuần đối với non sông, đất nước mà còn là hệ thống tiêu chuẩn để nhận
định đúng - sai, tốt - xấu; là kim chỉ nam cho hành động của mọi thành viên, gia
đình, dòng tộc và dân tộc trong mọi giai đoạn lịch sử. Lòng yêu nước của dân tộc
Việt Nam bao giờ cũng gắn với hành động vì đất nước, vì sự phát triển và phồn
vinh của dân tộc; không chỉ thể hiện trong các cuộc chống quân xâm lược, mà còn
thể hiện trong lao động sản xuất xây dựng quê hương; trong việc tìm ra những
phương hướng, những bước đi mới làm cho đất nước phát triển mà đỉnh cao là
những tư tưởng, hành động canh tân, cải cách.
Tư tưởng canh tân, cải cách tìm đường phát triển đất nước có một vị trí hết
sức đặc biệt và đó cũng là một biểu hiện đặc biệt của tinh thần yêu nước Việt
Nam. Trên đường phát triển của dân tộc, mỗi thời kỳ lịch sử đều có những tư
tưởng, những cuộc cải cách do Nhà nước chủ trương hay cá nhân đề xướng như
cải cách của Khúc Hạo ở thế kỷ thứ X, của Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ
XV, của Lê Thánh Tông vào nửa cuối thế kỷ XV, của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn
Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ… cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đặc biệt là công cuộc
đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo diễn ra từ những
năm 80 của thế kỷ XX cho đến nay đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện
chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Trong số những tư tưởng cải cách trước đây, tư
tưởng cải cách của Hồ Quý Ly có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam thời kỳ trung đại, mở đầu cho bước phát triển mới của Nhà nước trung ương tập quyền và
sau đó được hoàn thiện dưới triều Lê Thánh Tông.
Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly xuất hiện vào cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ
XV, đúng vào lúc lịch sử nước ta đứng trước ba đòi hỏi lớn: Một là phải loại bỏ
vai trò của quý tộc Trần đã suy thoái trên vũ đài chính trị và tư tưởng; hai là, mở
đường cho đất nước tiến lên theo một hướng mới hơn, tiến bộ hơn; ba là, xây dựng
lực lượng chống lại âm mưu xâm lược của nhà Minh.
Tư tưởng và công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã tấn công mạnh mẽ vào
toàn bộ cở sở chính trị, kinh tế, xã hội đang trong khủng hoảng của nhà Trần.
Song, chừng ấy là chưa đủ đáp ứng yêu cầu của lịch sử, cải cách thất bại. Nguyên
nhân là ở chỗ: Tư tưởng, cách thức tiến hành cải cách của Hồ Quý Ly có những
điểm chưa hợp lý; công cuộc cải cách mới diễn ra trong một khoảng thời gian
ngắn thì đất nước phải chịu cuộc chiến tranh xâm lược do nhà Minh phát động nên
chưa có được những thành tựu cần thiết minh chứng cho sự tiến bộ của mình;
những hạn chế của cải cách là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc triều Hồ
đã không thể tập hợp, huy động được sức mạnh, trí tuệ của toàn dân vào sự nghiệp
chống giặc Minh xâm lược.
Mặc dù tư tưởng cải cách của ông có những hạn chế, sai lầm, công cuộc cải
cách do ông lãnh đạo không thành công nhưng chúng có vai trò đặc biệt, mở đầu
cho một giai đoạn mới trong đó dân tộc ta không ngừng tìm tòi đổi mới để phát
triển. Nhiều tư tưởng cải cách do Hồ Quý Ly nêu ra nhưng chưa được thực hiện
trong thời đại của mình thì đã được nhà Lê sơ cơ bản hoàn thành trong thời gian
sau đó không lâu. Những bài học lịch sử quý báu đúc kết từ chính sự thành bại
trong cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều còn giúp cho các thế hệ người Việt Nam
hiện nay có thêm những điều kiện để nhận thức, đẩy nhanh công cuộc đổi mới đất
nước đồng thời tránh được những vấp váp, sai lầm mà tiền nhân mắc phải. Do vậy, Trong quá trình chống giặc Minh lần thứ hai, Hồ Quý Ly đã đặt hi vọng vào
phòng tuyến Phú Lương, hầu như dốc toàn bộ lực lượng nhằm chặn chân giặc và
mong muốn tiêu diệt chúng tại đây. Một số vùng gồm rừng núi hiểm trở và đồng
bằng trù phú, dân cư đông đúc từ biên giới đến bờ Bắc sông Phú Lương (sông
Hồng) tuy ông có đặt mai phục, huy động nhân dân sơ tán, làm kế “thanh dã” để
chống giặc nhưng lực lượng mỏng manh. Kế hoạch đó không phát huy được tác
dụng kìm chân, tiêu hao giặc trên đường tiến quân cũng như tấn công sau lưng
địch, không cho chúng rảnh tay tiến quân sâu vào nội địa, áp sát phòng tuyến Phú
Lương. Mặt khác, trong khi dốc toàn bộ lực lượng vào phòng tuyến Phú Lương,
Hồ Quý Ly đã để lại một hậu phương hầu như trống rỗng đến nỗi Tây Đô vững
chắc, có địa thế hiểm trở với vùng Thanh Hóa – Nghệ An đất rộng, người đông là
thế mà trở thành vô hiệu khi phòng tuyến Phú Lương bị vỡ.
Trong cải cách an ninh
a. Những giá trị trong cải cách an ninh
Cuối đời Trần tình hình trong nước rối ren, các tệ nạn tiêu cực nổi lên khắp
nơi, không chỉ trong nhân dân mà cả trong chính giới và quý tộc Trần. Từ khi nắm
quyền cai trị Hồ Quý Ly đã ra sức tổ chức và thiết lập lại an ninh xã hội với nhiều
biện pháp cứng rắn, đặt ra nhiều tổ chức có chức năng coi giữ nhiều mặt của đời
sống, nhằm ổn định lại tình hình đất nước và thực tế đã có những chuyển biến
đáng kể. Mạng lưới an ninh hành chính do ông thành lập có ý nghĩa là hệ thống an
ninh có tính chuyên biệt đầu tiên ở nước ta. Điều đó cho thấy Hồ Quý Ly đã nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề an ninh xã hội trong mối quan hệ với việc
thực hiện những biện pháp pháp trị nhằm giữ vững trật tự xã hội, củng cố chế độ
chính trị.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top