daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 5
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 6
3. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 7
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 9
5. Ý nghĩa của luận văn ................................................................................ 10
6. Bố cục của luận văn.................................................................................. 11
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................ 12
1.1. Từ và tiếng trong tiếng Việt ............................................................ 12
1.2. Cương vị của tiếng........................................................................... 16
1.3. Phân loại các từ về mặt cấu trúc..................................................... 19
1.3.1.Từ đơn: ...................................................................................... 19
1.3.2. Từ phức: ..................................................................................... 19
1.4. Phân loại về mặt từ loại................................................................... 21
1.5. Khái niệm về từ mô phỏng .............................................................. 24
1.5.1. Quan niệm của các nhà Việt ngữ học về từ mô phỏng tiếng Việt ...... 24
1.5.2. Phân loại từ mô phỏng................................................................ 26
1.5.3. Đặc điểm của từ mô phỏng ......................................................... 31
1.5.4. Phân biệt từ mô phỏng với các loại từ khác ................................ 33
1.5.5. Vai trò của từ mô phỏng trong việc dạy tiếng Việt ...................... 33
Tiểu kết ....................................................................................................... 35
CHƯƠNG 2. CẤU TRÚC VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA
TỪ MÔ PHỎNG TIẾNG VIỆT ................................................................ 36
2.1. Cấu trúc của từ mô phỏng................................................................. 36
2.1.1. Từ mô phỏng đơn tiết (gồm một tiếng)........................................... 36
2.1.2. Từ mô phỏng đa tiết.................................................................... 36
2.1.3. Từ mô phỏng có quan hệ hòa phối ngữ âm ................................ 38
2.2. Một số đặc điểm ngữ pháp của từ mô phỏng ................................. 51
2.2.1. Về mặt từ loại ............................................................................. 51
2.2.2. Tính từ ........................................................................................ 54
2.2.3. Động từ....................................................................................... 61
Tiểu kết ....................................................................................................... 67
CHƯƠNG 3. NGỮ NGHĨA - NGỮ DỤNG CỦA TỪ MÔ PHỎNG VÀ CÁCH
DẠY TỪ MÔ PHỎNG TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI.............69
3.1. Ngữ nghĩa của từ mô phỏng.............................................................. 69
3.1.1. Ngữ nghĩa của các từ mô phỏng có dạng láy hoàn toàn .......... 69
3.1.2. Ngữ nghĩa của các từ mô phỏng là từ láy âm đầu....................... 71
3.1.3. Ngữ nghĩa của các từ mô phỏng là từ láy vần............................. 74
3.2. Ngữ dụng và giá trị biểu cảm, gợi tả của từ mô phỏng.................. 76
3.2.1. Sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình để tăng hiệu lực của lời và
tính sinh động trong miêu tả sự tình ....................................................... 77
3.2.2. Thể hiện ý định của người nói qua sự lựa chọn (chọn cái này mà
không chọn cái kia) .............................................................................. 81
3.3. Dạy từ mô phỏng cho người nước ngoài......................................... 83
3.3.1. Từ mô phỏng là một bộ phận từ vựng hiện thực mà việc dạy và
học tiếng phải xử lý để việc dạy và học đạt được hiệu quả. .................. 83
3.3.2. Chúng tui đồng ý với quan điểm của các sách tiếng Việt hiện nay
là chỉ dạy từ mô phỏng ở các sách trình độ trung cấp trở lên. ............... 84
3.3.3. Phương pháp dạy từ mô phỏng tiếng Việt ................................... 86
Tiểu kết ....................................................................................................... 97
KẾT LUẬN................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 101
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Từ vựng tiếng là một trong ba thành phần căn bản của tiếng Việt. Nó
là một hệ thống hết sức to lớn, phức tạp, đặc biệt có một lịch sử phát triển rất
lâu đời. Vì vậy, việc nhận thức và tìm hiểu về hệ thống này luôn là mối quan
tâm của nhiều thế hệ người Việt từ trước đến nay.
Bên cạnh những nhận thức khái quát như phân biệt hiện tượng nào là
chuẩn mực, toàn dân, hiện tượng nào là lệch chuẩn mang tính cá nhân như:
phương ngữ, khẩu ngữ, biệt ngữ, tiếng lóng... các nhà Việt ngữ học trong và
ngoài nước còn tìm hiểu, phân tích nguồn gốc các lớp từ, chỉ ra cách xác định
từ, phân tích cấu trúc của từ, hay so sánh đối chiếu lớp từ trong bản thân tiếng
Việt cũng như đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ khác. Mục đích của các
nghiên cứu kể trên tựu chung lại là làm sáng rõ diện mạo của từ vựng tiếng
Việt trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Ngoài ra, thông qua mỗi
nghiên cứu, chúng ta có thể tự rút ra kinh nghiệm khi lựa chọn ngôn ngữ sao
cho tăng giá trị biểu cảm, biểu nghĩa và đạt hiệu quả cao nhất khi giao tiếp.
Từ trước đến nay, các đề tài nghiên cứu về từ mô phỏng khá phong
phú. Điều này chứng tỏ từ vựng tiếng Việt nói chung và lớp từ mô phỏng nói
riêng luôn là đề tài được nhiều người yêu thích. Mặc dù vậy, cho đến nay vấn
đề nghiên cứu từ mô phỏng một cách bao quát nhất trong kho tàng từ vựng
tiếng Việt vẫn chưa được ai quan tâm.
1.2. Hiện nay vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bắt đầu thu
hút sự chú ý của những nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Bên cạnh việc biên soạn
giáo trình phù hợp với mục đích và đối tượng học viên, có rất nhiều bài viết,
chuyên đề, luận văn, luận án đi sâu phân tích đối chiếu các phạm trù các bình
diện như: ngữ âm, ngữ pháp của các ngôn ngữ khác với tiếng Việt, qua đó chỉ
ra phương pháp học tiếng Việt nhanh chóng và hiệu quả. Tuy vậy, việc tập
trung tìm hiểu một loại từ đặc trưng trong từ vựng tiếng Việt như từ mô
phỏng rồi từ đó chỉ ra cách dạy phù hợp cho người nước ngoài học tiếng Việt
cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ.
1.3. Nhận thấy vấn đề từ mô phỏng tiếng Việt chưa được xem xét đầy
đủ, chúng tui chọn đề tài "Từ mô phỏng tiếng Việt và cách dạy từ mô phỏng
tiếng Việt cho người nước ngoài" để thực hiện luận văn. Chúng tui mong
rằng có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc nghiên
cứu thêm các bình diện về từ mô phỏng trong tiếng Việt. Thông qua luận văn,
chúng tui sẽ khảo sát và mô tả kết cấu - chức năng ngữ pháp cũng như thử tìm
hiểu ngữ nghĩa, ngữ dụng của lớp từ này thông qua một số ngữ cảnh văn học.
Chúng tui thấy rằng, nếu biết cách dùng từ mô phỏng hợp lý sẽ tăng giá trị gợi
hình, gợi cảm cho ngôn ngữ sử dụng. Điều này không chỉ có lợi với những
người dùng tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ mẹ đẻ mà còn giúp ích rất nhiều
cho những người nước ngoài đang yêu thích và học tập tiếng Việt.
2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện luận văn "Từ mô phỏng tiếng Việt và cách dạy từ mô phỏng
tiếng Việt cho người nước ngoài", mục đích của chúng tui là tìm hiểu kĩ hơn
về lớp từ mô phỏng trong tiếng Việt. Cụ thể là chúng tui sẽ có những khảo
sát, thống kê để từ đó mô tả một cách khái quát diện mạo của từ mô phỏng
tiếng Việt. Chúng tui mong muốn có thể cung cấp một báo cáo cô đọng về
đặc điểm cấu trúc, chức năng ngữ pháp và cách phân loại từ mô phỏng trong
tiếng Việt.
Mục đích thứ hai là giải thích ngữ nghĩa, ngữ dụng của một số từ mô
phỏng thông qua các tư liệu văn học. Chúng tui thấy rằng, so với ngữ nghĩa
mà các nhà từ điển học đã thống kê, ngữ nghĩa, ngữ dụng của những từ mô
phỏng trong văn học và trong đời sống hàng ngày phong phú hơn rất nhiều.
Vì thế, để hiểu rõ về ý nghĩa của lớp từ này, không thể không đặt chúng trong
những ngữ cảnh cụ thể với sự ảnh hưởng của các yếu tố như: phong cách
người nói, mức độ sự tình, hoàn cảnh giao tiếp... Kết quả nghiên cứu về mặt
ngữ nghĩa, ngữ dụng sẽ chỉ ra phần nào những nét đặc trưng về tư duy nhận
thức, văn hóa thể hiện trong cách dùng từ của người Việt. Qua đó, người viết
muốn làm rõ thêm cách nói, cách hành văn cũng như cách diễn đạt tư tưởng,
tình cảm mà người Việt vẫn thể hiện hàng ngày.
Mục đích cuối cùng là đưa ra một số đề xuất về phương pháp dạy từ mô
phỏng cho học viên nước ngoài. Qua việc cung cấp cái nhìn bao quát về từ
mô phỏng trong tiếng Việt, chúng tui thấy rằng việc dạy từ mô phỏng tiếng
Việt cho người nước ngoài hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc dạy loại từ này
như thế nào cũng như lựa chọn giáo trình, bài đọc nào hiện nay vẫn còn nhiều
phức tạp. Vì thế, thực hiện luận văn này, chúng tui mong rằng sẽ khắc phục
được những hạn chế của việc dạy từ mô phỏng trong các giáo trình dạy tiếng
Việt cho người nước ngoài, để ngày càng có nhiều giáo trình mang tính ứng
dụng cao, thiết thực cho việc dạy và học tiếng Việt. Đồng thời, luận văn cũng
chỉ ra phương pháp giúp người nước ngoài có hứng thú khi học cũng như sử
dụng chính xác từ mô phỏng để giao tiếp tự nhiên với người Việt Nam.
3. Lịch sử vấn đề
Thực tế nghiên cứu Việt ngữ cho thấy, vấn đề từ tượng thanh, tượng hình,
đã từng được đề cập khảo sát và miêu tả trong một số công trình. Ví dụ:
Về mặt ngữ pháp, tác giả Hoàng Thị Kim Duyên có luận văn: "Chức
năng ngữ pháp của hệ thống từ mô phỏng tiếng Việ " [34]. Luận văn này đã
khảo sát ý nghĩa ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ mô phỏng tiếng Việt. Đặc biệt,
báo cáo này khảo sát việc sử dụng từ mô phỏng trong các tít báo điện tử qua
đó đưa ra những nhận xét về cách sử dụng từ mô phỏng để thu hút sự chú ý
của độc giả.
hay có một số đề tài đi theo hướng so sánh đối chiếu về một khía cạnh
nào đó của từ mô phỏng tiếng Việt với một số ngôn ngữ khác. Chẳng hạn như:
Đề tại luận án của tác giả Nguyễn Quang Minh Triết về “Hiện tượng
mô phỏng và biểu trưng âm thanh trong tiếng Việt (so sánh với tiếng
Anh)”.[44]. Trên cơ sở lý thuyết biểu âm, luận án khảo sát các từ mô phỏng
âm thanh trong tiếng Việt (có đối chiếu với tiếng Anh) nhằm củng cố thêm
quan niệm có sự tương ứng giữa âm và nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ. Ở luận
án này, tác giả đã phân tích các đơn vị đoạn tính và siêu đoạn tính, trong đó
đặc biệt chú ý đến khuôn vần và thanh điệu của âm tiết tiếng Việt; đối chiếu
từ mô phỏng âm thanh giữa hai ngôn ngữ cả về lượng cũng như về chất để
xác định những điểm giống và khác nhau của nhóm từ này trong hai ngôn ngữ
khác loại hình; Bên cạnh đó, luận án còn nêu bật giá trị biểu trưng của các từ
tượng thanh trong các sáng tác văn học – nghệ thuật.
Cũng trên cơ sở đối chiếu với một ngôn ngữ khác biệt về loại hình, tác
giả Hoàng Anh Thi có bài "Về từ tượng thanh tượng hình trong tiếng Nhật"
trên tạp chí Ngôn ngữ [41]. Tác giả không chỉ giúp người đọc có cái nhìn khái
quát về hệ thống từ tượng thanh và tượng hình trong tiếng Nhật mà còn chỉ ra
sự giống và khác nhau của loại từ này giữa hai ngôn ngữ Nhật - Việt. Từ
tượng thanh, tượng hình trong tiếng Việt và tiếng Nhật chủ yếu khác nhau về
cách tạo từ và cách tạo nghĩa. Bài viết tuy ngắn gọn nhưng có
những nhận xét khá xác đáng giúp cho những người quan tâm về từ mô phỏng
cũng như những người muốn học một trong hai ngôn ngữ nói trên có thể dễ
dàng tiếp cận.
Đặt trong mối tương quan với ngôn ngữ cùng loại hình như tiếng Hán,
tác giả Bùi Thị Thanh Nga cũng có bài viết "Đối chiếu hình thức kết cấu và
đặc điểm ngữ pháp của từ tượng thanh trong tiếng Hán và tiếng Việt" trên Kỷ
yếu khoa học năm 2010 của Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia
Hà Nội [39] khi nghiên cứu về từ mô phỏng. Tác giả đã có những thống kê
chi tiết về số lượng từ tượng thanh trong tiếng Việt. Trên cơ sở đó, tác giả đã
so sánh, đối chiếu từ tượng thanh trong tiếng Việt về mặt kết cấu và đặc điểm
ngữ pháp với tiếng Hán.
Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu từ mô phỏng trong ngôn ngữ
khác có so sánh, liên hệ với tiếng Việt đặc biệt là việc chỉ ra những nét tương
đồng khác biệt của loại từ này với ngôn ngữ đối chiếu cũng như chỉ ra những
phương pháp giúp người học thuận lợi hơn trong quá trình học.
Như đã nói ở trên, những nghiên cứu tuy chỉ dừng lại ở một khía cạnh,
một yếu tố thuộc về từ vựng hay ngữ pháp song những khám phá của các tác
giả rất đáng trân trọng. Những kết quả đó cùng với kết quả mà luận văn này
đạt được sẽ cho ta một cái nhìn hoàn bị hơn về diện mạo từ mô phỏng trong
tiếng Việt.
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Trong số các nghiên cứu về từ tiếng Việt, các từ điển luôn được coi là
nguồn tư liệu đáng tin cậy bậc nhất mà chúng ta không thể bỏ qua. Vì thế, khi
thực hiện luận văn này, chúng tui lựa chọn hai cuốn từ điển, đó là:
+ Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê (chủ biên) của Nhà xuất bản Đà Nẵng
(2010).
+ Từ điển Từ láy tiếng Việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam – viện
ngôn ngữ học do Hoàng Văn Hành chủ biên thống kê hệ thống từ láy tiếng
Việt. Tác phẩm này cung cấp trên 5000 đơn vị từ láy được định nghĩa, với
7000 trích dẫn giải thích nghĩa chu đáo, trong đó các tác giả có đề cập đến từ
mô phỏng âm thanh và gợi tả hình ảnh được cấu tạo bằng cách láy.
Các dẫn chứng về từ mô phỏng được cấu tạo theo cách láy đều lấy
trong công trình này để đảm bảo tính khách quan.
Tiểu kết
Tóm lại, trong phạm vi Chương 3, chúng tui đã tiến hành khảo sát và mô
tả từ mô phỏng trên 3 bình diện:
1. Từ mô phỏng nhìn từ bình diện ngữ nghĩa học
2. Từ mô phỏng nhìn từ bình diện ngữ dụng học
3. Cách dạy từ mô phỏng tiếng Việt cho người nước ngoài
Ở bình diện thứ nhất, chúng tui phân tích ngữ nghĩa của từ mô phỏng
dựa trên cách tạo từ. Đa phần từ mô phỏng trong tiếng Việt được cấu
tạo bởi cách láy, (chiếm khoảng 80% với từ tượng thanh, và 99% với
từ tượng hình), bởi vậy, khi phân tích, chúng tui dựa vào các khuôn vần, sự
lặp lại của phụ âm đầu và sự lặp lại hoàn toàn của từ. Theo đó, mỗi phương
thức láy và mỗi khuôn vần lại thể hiện những nét nghĩa khác nhau. Thêm nữa,
các từ mô phỏng cũng có thể phân chia những cặp ngữ nghĩa đối xứng, đó là:
nét nghĩa tăng - nét nghĩa giảm, nghĩa khái quát và nghĩa cụ thể. Điều này cho
thấy, từ mô phỏng là một trong những phương tiện quan trọng để thể hiện ngữ
nghĩa của phát ngôn, đặc biệt nó tỏ ra đắc lực trong việc miêu tả sự vật hay hành
động, trạng thái của sự vật để làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho phát ngôn.
Ở bình diện ngữ dụng, chúng tui phân tích ngữ dụng của từ mô phỏng
qua việc phân tích ngữ cảnh xuất hiện và hiệu quả của việc sử dụng từ mô
phỏng cũng như dụng ý của người nói, viết qua việc lựa chọn từ mô phỏng.
Khi nghe một câu, người học phải hiểu được nội dung thông tin cũng như tất
cả những ý đồ, mục đích mà người nói muốn nhắm đến. Ngược lại, khi tạo
một phát ngôn, người nói phải thực sự đủ năng lực thể hiện tất cả những gì
mình muốn tác động đến người nghe ngoài lớp vỏ ngôn từ. Một phát ngôn
được đặt trong một ngữ cảnh, tình huống cụ thể sẽ được người nghe hiểu rõ ý
nghĩa muốn tác động của người phát ngôn. Trong bất kì cuộc thoại nào, các
phát ngôn đều mang tính tình thái nhất định, biểu hiện qua hàng loạt các yếu
tố ngôn ngữ khác nhau mà người bản ngữ lựa chọn. Đối với từ mô phỏng,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D mô phỏng một số thí nghiệm vật lý phần cảm ứng điện từ trong dạy học nội dung điều kiện xuất hiện dò Luận văn Sư phạm 0
Y Nghiên cứu chức năng ngữ pháp của hệ thống từ mô phỏng tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0
V Thiết kế và mô phỏng cấu trúc vi cơ từ tính ứng dụng cho hệ hiển vi lực nguyên tử Công nghệ thông tin 0
C Nghiên cứu một số tính chất cơ bản của hệ hạt nano từ bằng phương pháp mô phỏng trên máy tính Công nghệ thông tin 0
P Nghiên cứu khả năng phủ sóng Internet trên địa bàn thành phố Huế sử dụng phần mềm mô phỏng điện từ t Công nghệ thông tin 0
H Thiết kế mô phỏng lò cảm ứng điện từ Tài liệu chưa phân loại 2
K Mô phỏng hệ thống truyền động điện nạp từ bộ biến tần PWM Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Mô phỏng và tối ưu hóa quá trình chuyển hóa biodiesel từ mỡ cá trên cơ sở ngôn ngữ lập trình Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá tiềm năng từ mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm ủ biogas quy mô hộ gia đình ở tỉnh An Giang Khoa học Tự nhiên 0
D Mô hình công tác xã hội trong bệnh viện từ thực tiễn tại bệnh viên nhi trung ương và bệnh viện nội tiết trung ương Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top