ILOVE_YOU

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đề tài nghiên cứu tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều trong nguồn mạch tư duy thơ thời kỳ đổi mới văn học, thể hiện một cái tui khao khát, nỗ lực xác lập một giọng điệu riêng. Tìm hiểu về cái tui phức cảm và chiều sâu tâm thức, nội dung chủ yếu của cái tui trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều như: cái tui mang khát vọng kiếm tìm, cái tui trăn trở về sự suy kiệt của thế gian và sự tái sinh của nhân loại, cái tui của chiều sâu tâm linh. Phân tích những biểu tượng nghệ thuật đặc sắc trong thơ Nguyễn Quang Thiều như biểu tượng cặp đôi, biểu tượng cỏ và trăng, cánh đồng và dòng sông và cặp biểu tượng bao trùm bóng tối và lửa… Nghiên cứu về ngôn ngữ thơ Nguyễn Quang Thiều, đó là ngôn ngữ tự nhiên, xu hướng siêu thực và thơ văn xuôi để thấy được những tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ

MỤC LỤC ................................................................................................ 1
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài................................................................................... 3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 4
3. Lịch sử vấn đề....................................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 6
5. Đóng góp của luận văn.......................................................................... 7
6. Bố cục của luận văn .............................................................................. 7
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................... 8
Chƣơng 1
CÁI TÔI PHỨC CẢM VÀ CHIỀU SÂU TÂM THỨC HIỆN ĐẠI....... 8
1.1. Nguyễn Quang Thiều - người chủ động đổi mới tư duy thơ................. 8
1.2. Khái niệm cái tôi, cái tui trữ tình trong thơ........................................ 12
1.3. Nội dung cái tui trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều .................. 15
1.3.1. Cái tui mang khát vọng kiếm tìm............................................ 17
1.3.2. “Cái tui trăn trở về sự suy kiệt của thế gian
và sự tái sinh của nhân loại” ................................................... 27
1.3.3. Cái tui của chiều sâu tâm linh ................................................. 34
Chƣơng 2
NHỮNG BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC TRONG THƠ
NGUYỄN QUANG THIỀU ................................................................... 46
2.1 Khái niệm về biểu tượng trong tư duy thơ .......................................... 46
2.2. Những biểu tượng đặc sắc trong thơ Nguyễn Quang Thiều ............... 50
2.2.1. Biểu tượng cặp đôi.................................................................. 50
2.2.1.1. Cỏ và trăng ...................................................................... 50
2.2.1.2. Cánh đồng và dòng sông.................................................. 61
2.2.1.3. Bóng tối và lửa (cặp biểu tượng bao trùm)....................... 70
2.2.2. Một số biểu tượng khác .......................................................... 85
2.2.2.1. “Trẻ em” - biểu tượng về sự sống, sự trong sáng.............. 85
2.2.2.2. “Cái cây”- biểu trưng cho sự sống, sự kì vĩ...................... 89
Chƣơng 3
NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU ................................... 98
3.1. Ngôn ngữ tự nhiên............................................................................. 98
3.1.1. Tính tự nhiên .......................................................................... 98
3.1.2. Tính tự do ............................................................................. 100
3.2. Xu hướng siêu thực ......................................................................... 109
3.2.1. Hiện thực và siêu thực .......................................................... 109
3.2.2. Một vài biểu hiện có tính siêu thực trong thơ
Nguyễn Quang Thiều............................................................ 114
3.3. Thơ văn xuôi ................................................................................... 123
3.3.1. Thống kê thể loại thơ Nguyễn Quang Thiều ......................... 123
3.3.2. Liên kết ý chiếm vai trò chủ đạo trong thơ
Nguyễn Quang Thiều ..................................................................... 124
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................... 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 135

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Tư duy không chỉ là đối tượng nghiên cứu của khoa học tâm lý, triết
học,… mà còn là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực nghệ thuật. Tư duy thơ là
một thuật ngữ xuất hiện ngày càng nhiều trong lý luận văn học và thi pháp
học hiện đại. Trong tư duy không chỉ có yếu tố cá nhân, yếu tố dân tộc mà
còn bao gồm những yếu tố thời đại, yếu tố nhân loại. Tư duy thơ là vấn đề
nằm trên cả bình diện nội dung và hình thức.
Nghiên cứu thơ ca từ góc độ tư duy là một yêu cầu toàn diện và khá phức tạp
đối với các hiện tượng thi ca. Tuy nhiên, nghiên cứu thơ từ góc độ tư duy sẽ
tạo ra những hướng tiếp cận mới, có khả năng đi vào thế giới nghệ thuật
phong phú.
1.2. Sau năm 1975, trên thi đàn, người ta thấy xuất hiện một “thế hệ thơ thứ
tư” với những giọng điệu đầy cá tính. Nguyễn Quang Thiều được đánh giá là
một trong những cây bút cách tân của thơ Việt Nam đương đại. Tập thơ "Sự
mất ngủ của lửa" được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 đã
làm “mất ngủ” những người yêu thơ và đánh thức đời sống phê bình văn học
vốn đã trầm lặng.
Với bốn tập thơ "Sự mất ngủ của lửa", “Những người đàn bà gánh
nước sông”, “Nhịp điệu châu thổ mới”, "Bài ca những con chim đêm",
Nguyễn Quang Thiều đã định hình một phong cách ổn định. Anh đã có đóng
góp nhất định trong việc đổi mới cảm xúc, đổi mới tư duy và mang đến cho
thi ca một đời sống tinh thần mới lạ.
Thơ Nguyễn Quang Thiều đem đến những phản ứng khác nhau từ phía
độc giả. Tuy nhiên đề cao quá mức hay phủ định hoàn toàn đều là những
nhìn nhận phiến diện. Nghiên cứu một hiện tượng văn học gây ra nhiều tranh
cãi là một thử thách đối với người viết luận văn.

1.3.Thơ Nguyễn Quang Thiều tiêu biểu cho sự đổi mới về tư duy, cảm xúc,
ngôn ngữ. Do đó, tiếp cận thơ Nguyễn Quang Thiều từ góc độ tư duy, chúng
tui hy vọng sẽ có một cách nhìn tương đối hệ thống về hiện tượng này. Đồng
thời, qua đề tài này, chúng tui cũng muốn đóng góp những ý kiến riêng về thơ
Nguyễn Quang Thiều.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là những tập thơ đã xuất bản
của Nguyễn Quang Thiều từ năm 1990 đến 2000, ngoài ra, chúng tui còn
khảo sát một số bài thơ được sáng tác sau năm 2000 chưa xuất bản của tác
giả. Nguồn tài liệu này chúng tui được tác giả cung cấp.
Thơ Nguyễn Quang Thiều cũng nằm trong tiến trình đổi mới thơ Việt
Nam hiện đại sau năm 1975 nên chúng tui cũng tiến hành tham khảo thơ của
một số tác giả có xu hướng cách tân như: Chế Lan Viên, Hoàng Cầm, Phùng
Khắc Bắc, Dương Kiều Minh, Nguyễn Bình Phương, Hoàng Hưng, Nguyễn
Quyến, Vi Thuỳ Linh,… và một số tập thơ được giải thưởng Hội Nhà văn để
so sánh với thơ Nguyễn Quang Thiều, từ đó có cái nhìn chung về sự vận động
của thơ đương đại. Phạm vi nghiên cứu là một số vấn đề về tư duy nghệ thuật
qua các tập thơ của Nguyễn Quang Thiều. Đó là cái tui phức cảm và chiều sâu
tâm thức hiện đại, là những biểu tượng đặc sắc trong thơ Nguyễn Quang
Thiều. Chúng tui cũng tìm hiểu một số vấn đề ngôn ngữ thể loại…
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Sau khi tập thơ "Sự mất ngủ của lửa" được Hội Nhà văn trao giải
thưởng, thơ Nguyễn Quang Thiều đã đem đến những phản ứng khác nhau.
Giới nghiên cứu, phê bình bắt đầu chú ý đến Nguyễn Quang Thiều với những
ý kiến trái ngược nhau. Các tác giả như Nguyễn Đăng Điệp, Phạm Xuân
Nguyên, Đông La, Chu Văn Sơn, Hàn Vũ Hùng, Nguyễn Quyến.. đánh giá sự
cách tân của Nguyễn Quang Thiều là một hướng đi mới có triển vọng.


Đỗ Minh Tuấn cho rằng thơ Nguyễn Quang Thiều “phát lộ tâm thức
thời đại” [132]; Đông La nhận xét: “Nguyễn Quang Thiều là một thi sĩ viết
nhiều, có tầm bao quát rộng, thay đổi được cách viết” [62,110]; Nguyễn Đăng
Điệp khẳng định: “Nguyễn Quang Thiều với những thành công và những vần
thơ đang ở mức thể nghiệm đã để lại dấu ấn của mình trong tiến trình đổi mới
thơ ca, góp phần đưa thơ Việt Nam tiến thêm một bước nữa trên con đường
hiện đại…” [26, 266]; Nguyễn Quyến nhận định: “Nguyễn Quang Thiều đã
có một cuộc vượt biển thực sự trong tâm hồn mình khi ông xuất bản tập thơ
Sự mất ngủ của lửa. Không cần nhắc lại chúng ta cũng biết sự đóng góp vô
cùng lớn lao của tập thơ này đối với các trào lưu thơ ca hiện đại từ hình thức,
ngôn ngữ đến ý tưởng hiện diện trong đó. Nhưng tui khẳng định rằng sự đóng
góp lớn lao nhất của tập thơ Sự mất ngủ của lửa không chỉ đối với thơ ca hiện
đại nói riêng mà nó còn tác động nhiều đến mỹ cảm của người Việt hiện đại”
[95]; Phạm Xuân Nguyên nhận ra “chất giọng lạ” trong thơ Thiều “…tui gọi
tập thơ được giải của Thiều là khúc nhạc Thiều cất lên từ đồng quê, vọng lên
từ kiếp người với một giọng điệu rất hiện đại” [Theo 39, 216]; “Nguyễn
Quang Thiều được dư luận chú ý không phải vì được giải mà chủ yếu vì chất
giọng riêng là lạ, khó lẫn với người khác” [Vũ Văn Sỹ, 63, 505]; “Nguyễn
Quang Thiều phải được xem như cái đỉnh bất ngờ nhô lên giữa những ngọn
đồi. Sự mất ngủ của lửa in năm 1992, được Hội Nhà văn trao giải thưởng một
năm sau đó, là hiện tượng hiếm có trong sáng tác và cả trong nhìn nhận của
dư luận. Qua Những người đàn bà gánh nước sông (1995), Nhịp điệu châu
thổ mới (1997), Bài ca những con chim đêm (1999), chúng ta thấy biên độ
thẩm mỹ thơ của anh được mở rộng tối đa. Không ít người cho Thiều ảnh
hưởng thơ Mỹ hay Mỹ Latinh, cụ thể là J. Brodsky. Có sao đâu! Đây là giọng
thơ lần đầu có mặt tại Việt Nam, và nó được tiếp nhận đầy sáng tạo. Nó tác
động mạnh tới những cây bút thế hệ mới phía Bắc đến nỗi có thể vạch một

ranh giới giữa nhóm làm thơ theo Thiều với nhóm làm thơ khác Thiều” [Trần
Vũ Khang, 60].
Bên cạnh đó là những ý kiến rất cực đoan, Trần Mạnh Hảo phê phán
quyết liệt, xem thơ Nguyễn Quang Thiều là “non kém về mặt nghệ thuật” [39,
82], thơ “tây giả cầy”, “thơ dịch xổi”… Trần Đăng Khoa một mặt thừa nhận:
“Nguyễn Quang Thiều đã phá bỏ lối đi quen, mở ra con đường mới chưa hề
có” [59, 171], mặt khác lại chê thơ Nguyễn Quang Thiều Tây quá “đặc sản
của thơ Thiều là cái giọng lơ lớ tây” [59,173].
Tóm lại, xung quanh giải thưởng Hội Nhà văn và các tập thơ của
Nguyễn Quang Thiều đã có một bài viết đề cập đến vấn đề tư duy thơ. Sự đổi
mới trong cảm xúc và những biểu tượng ám ảnh trong thơ anh. Tuy nhiên
trong số các bài viết này, các tác giả chưa đi vào phân tích cụ thể, chưa có
một công trình nào có cái nhìn bao quát về thơ Nguyễn Quang Thiều. Về tư
duy duy nghệ thuật thì chưa có bài nào đề cập đến một cách hệ thống. Bài
của Đông La có cái tên rất trùng hợp “Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều”
nhưng Đông La không đi từ góc độ triết học và cá tính sáng tạo mà chỉ là một
sự cảm nhận chung nhất… Song các bài viết này đã phần nào gợi mở ý tưởng
cho đề tài luận văn của chúng tôi.
Đến nay, thơ Nguyễn Quang Thiều vẫn còn ngổn ngang những lời khen
chê. Chúng tui hy vọng rằng, công trình khoa học này sẽ có những kiến giải
riêng trên tinh thần tiếp thu ý kiến của các nhà phê bình đi trước.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, chúng tui sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp so sánh: Chúng tui so sánh sự vận động của tư duy thơ qua
các tập thơ của Nguyễn Quang Thiều, mặt khác so sánh tư duy thơ Nguyễn
Quang Thiều với một số tác giả cùng thời để tìm ra những đặc trưng riêng của
thơ anh.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top