lop05kt

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

A. PHÂN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Văn học dân gian rất phong phú và đa dạng về thể loại, trong đó truyền
thuyết đƣợc coi là một thể loại văn học độc đáo và hết sức đặc biệt với đặc
trƣng của thể loại truyền thuyết đã cho ta thấy đƣợc những giá trị to lớn trong
việc lƣu truyền lịch sự văn hóa dân tộc. Theo GS- Lê Chí Quế truyền thuyết
có thế phân chia thành bốn loại: Truyền thuyết lịch sử; truyền thuyết anh
hùng; truyền thuyết về các danh nhân văn hóa; truyền thuyết về các nhân vật
tôn giáo.
1.1 Có thể nói trong bốn loại truyền thuyết nói trên thì truyền thuyết về
các nhân vật tôn giáo không chỉ góp phần lƣu giữ văn hóa dân tộc mà nó còn
đi sâu vào đời sống tâm linh của ngƣời Việt Nam. Truyền thuyết về các nhân
vật tôn giáo có nguồn gốc từ cơ sở thực tiễn: Việt Nam nằm trong khu vực
nhiệt đới ẩm, gió mùa, thiên nhiên phong phú và đa dạng. Thời xa xƣa, ngƣời
Việt sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nƣớc và khai thác tự nhiên. Vì vậy
việc thờ cúng các vị thần tự nhiên để cầu cho mƣa thuận gió hòa đã sớm hình
thành và gần gũi với họ. Hơn nữa, Việt Nam là nơi giao lƣu của nhiều tộc
ngƣời, nhiều nền văn minh. Hai yếu tố đó đã làm Việt Nam trở thành một
quốc gia đa tôn giáo, tín ngƣỡng. Điều đó dẫn đến một đặc điểm của đời sống
tín ngƣỡng tôn giáo của ngƣời Việt đó là tính “ hỗn dung tôn giáo”.
Trƣớc sự du nhập của tôn giáo ngoại lai, ngƣời Việt không tiếp nhận
một cách thụ động mà luôn có sự cải biến cho gần gũi với tƣ tƣởng tôn giáo
bản địa ở nƣớc ta trong khi các tôn giáo vẫn phát triển thì tín ngƣỡng dân gian
vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của ngƣời dân. Điều này
đƣợc thể hiện rõ nhất ở vùng văn hóa Kinh Bắc xƣa, trong đó có Bắc Ninh
ngày nay. Bắc Ninh là vùng đất văn hiến với tầng tầng, lớp lớp bề dày văn
hóa, vùng đất thiêng hội tụ linh khí non sông. Trong sự đa dạng của bản sắc

văn hóa vùng miền Kinh Bắc xƣa ta không thể bỏ qua một dấu ấn về truyền
thuyết và lễ hội Chùa Dâu – một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, là
cái nôi của trung tâm phật giáo Việt Nam.
Do vậy nghiên cứu về truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu là công việc
vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc làm sáng tỏ hơn
thể loại truyền thuyết dân gian Việt Nam.
1.2. Trong hoàn cảnh của đất nƣớc Việt Nam hiện nay đang đổi thay
từng ngày công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một đất nƣớc giàu mạnh.
Trƣớc tốc độ phát triển của kinh tế hiện nay thì văn hóa truyền thống sẽ dễ bị
mai một nếu nhƣ chúng ta không có ý thức gìn giữ và lƣu truyền cho thế hệ
sau. Trong sự đa dạng và phong phú của văn hóa truyền thống dân tộc, chúng
ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của truyền thuyết và lễ hội ở địa
phƣơng, vùng, miền, nó góp phần tạo nên giá trị của văn hóa cổ truyền dân
tộc. Cho đến nay số lƣợng các công trình của các nhà khoa học nghiên cứu,
sƣu tầm về truyền thuyết đã gặt hái đƣợc những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên
mảng truyền thuyết và lễ hội ở địa phƣơng nghiên cứu theo góc độ VHDG
vẫn còn ít đƣợc quan tâm. Trong xu thế chung ấy truyền thuyết và lễ hội chùa
Dâu – Thuận Thành – Bắc Ninh cũng đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa
học nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này chủ yếu nghiên
cứu theo góc độ lịch sử học, chứ không phải dƣới gó độ VHDG. Hơn nữa
trong điều kiện hiện nay xã hội Việt Nam cần có sự tiếp nối nguồn mạch văn
hóa truyền thống dân tộc. Có một thời kỳ do những quan điểm lệc lạc, nhiều
giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc bị phá bỏ vì coi là mê tín dị đoan. Những
năm gần đây đặc biệt sau đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) với tinh thần
đổi mới văn hóa dân tộc, nhiều đền đài, chùa chiền … đƣợc chú ý trùng tu,
khôi phục, các lễ hội đƣợc tổ chức long trọng hơn trong đó có lễ hội Chùa
Dâu -Thuận Thành - Bắc Ninh.

Từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay, xu hƣớng nghiên cứu thể
loại truyền thuyết trong mối quan hệ với lễ hội ở nhiều địa phƣơng trên phạm
vi cả nƣớc đã thu hút sự quan tâm, chú ý của các nhà khoa học và các học giả,
hƣớng nghiên cứu này mang lại ý nghĩa rất thiết thực trong việc bảo tồn các di
sản văn hóa nói chung và văn học dân gian nói riêng.
1.3. Vì những điều trên, ngƣời viết với tất cả mong muốn đƣợc góp sức
mình vào việc bảo tồn và lƣu gữ bản sắc dân tộc. Mặt khác, trong giai đoạn
hiện nay khi lễ hội cổ truyền Việt Nam đang ngày càng lôi cuốn nhiều tầng
lớp nhân dân tham gia thì một vấn đề đặt ra là: Cần tổ chức và tham gia lễ hội
nhƣ thế nào cho đúng với ý nghĩa của loại hình sinh hoạt văn hóa truyền
thống này? Chúng ta cần có một cái nhìn học thuật để sao cho vừa có sự
kế thừa, vừa phát triển mà vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hóa truyền thống của dân
tộc. Tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu, giúp chúng ta thêm một lần
nữa hiểu sâu về văn học dân gian nói chung và truyền thống nói riêng của
dân tộc, vừa là một hiện tƣợng văn học vừa là một hiện tƣợng văn hóa.
Là một giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn văn học nói
chung trong đó có văn học dân gian nói riêng, ở huyện Thuận Thành, nơi tọa
lạc Chùa Dâu, thì việc nghiên cứu về truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu là cơ
hội để ngƣời viết tích lũy kiến thức về kho tàng truyền thuyết từ đó bồi đắp
cho học sinh lòng tự hào về truyên thống quý báu của dân tộc, khơi dậy trong
các em ý thức về việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Để truyền
thống văn hóa của dân tộc đƣợc lƣu truyền một cách rộng rãi, không bao giờ
bị mai một.
Trên đây là tất cả những lý do khiến ngƣời viết lựa chọn đề tài “Truyền
thuyết và lễ hội Chùa Dâu - Thuận Thành - Bắc Ninh”.
2. Lịch sử nghiên cứu.
2.1. Lƣợc điểm Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội.
2.1.1. Lƣợc điểm Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết.
Trong khoa học nghiên cứu văn hóa dân gian ở nhiều nƣớc trên
thế giới, việc coi truyền thuyết là một thể loại riêng biệt đã trở thành truyền
thống. Còn ở nƣớc ta thể loại truyền thuyết xuất hiện khá sớm “thế kỷ XIV,
XV” nhƣng thuật ngữ truyền thuyết và vấn đề nghiên cứu truyền thuyết thì ra
đời muôn, vào khoảng nửa cuối thế kỷ XX .
Giáo sƣ Nguyễn Đổng Chi trong lời tựa “Kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam” cho rằng: Truyền thuyết thƣờng dùng để chỉ những câu chuyện cũ
những sự việc lịch sự còn đƣợc quần chúng truyền lại nhƣng không đảm bảo
về mặt chính xác (có thể do truyền rộng mà sai lệch) và truyền thuyết phần
nhiều chƣa đƣợc xây dựng thành truyện. Nó mới chỉ là những câu chuyện còn
nếu nó phát triển đến mức hoàn thiện thì tùy theo nội dung nó có thể là cổ tích
hay thần thoại : hiện nay truyền thuyết Việt Nam tìm đƣợc rất ít ỏi đƣợm khí
cổ tích nhiều hơn thần thoại vì thế khi sƣu tầm thì thƣờng xếp lẫn với cổ tích
và coi nhƣ truyện cổ tích.
Trong giáo trình trƣờng đại học sƣ phạm xuất bản 1961 – 1970 đã đƣa
truyền thuyết vào cơ cấu các thể loại văn hóa dân gian nhƣng đã đặt bên cạnh
thần thoại.
Nhƣ vậy cách sắp xếp truyền thuyết trong hệ thống các thể loại văn bản
dân gian có khác nhau nhƣng điểm tƣơng đồng giữa các nhà khoa học Việt
Nam là khi nghiên cứu truyền thuyết bao giờ cũng đặt nó trong mối quan hệ
với thần thoại và cổ tích.
Đáng chú ý hơn cả là công trình truyền thống anh hùng dân tộc trong
loại hình tự sự dân gian Việt Nam tập trung những bài nghiên cứu về truyền
thuyết đƣợc xuất bản năm 1971. Các tác giả: Tầm Vu, Phan Trần, Đinh Gia

Khánh, Nguyễn Ngọc Côn và Kiều Thu Hoạch đã có những đóng góp lớn.
Trong đó đặc biệt đáng lƣu ý là truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ phong
kiến của Kiều Thu Hoạch. Tác giả đã đƣa ra định nghĩa và phân loại truyền
thuyết, đồng thời đƣa ra những kiến giải sâu sắc về bản chất thể loại.
Đến những năm 1973 trong bài tìm hiều quan hệ giữa thần thoại
truyền thuyết và diễn xƣớng tín ngƣỡng phong tục, tác giả Nguyễn Khắc
Xƣơng nêu rõ mối quan hệ giữa thần thoại, truyền thuyết và lễ hội “thần
thoại, truyền thuyết lƣu truyền bằng miệng trong dân gian đã đƣợc tái hiện cụ
thể và sinh động trƣớc dân gian qua nghệ thuật diễn xƣớng hỗn hợp”.
Ý kiến của thủ tƣớng Phạm Văn Đồng tuy không chú ý đến định nghĩa
truyền thuyết nhƣng nó có ý nghĩa cho các nhà nghiên cứu văn học dân gian .
Thủ tƣớng cho rằng : “những truyền thuyết dân gian thƣờng có một cái lõi là
sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tƣởng hóa, gửi gắm vào đó
một tâm tính thiết tha của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức
tƣởng tƣợng và nghệ thuật dân gian làm nên tác phẩm văn hóa mà đời con
cháu ƣa thích” .
Đầu những thập niên 90 cuốn giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam”
của đại học tổng hợp đƣợc viết lại, Giáo sƣ Lê Chi Quế đã dành một phần viết
về truyền thuyết, trong đó Giáo sƣ đã đƣa ra khái niệm và đặc biệt là phân
loại truyền thuyết một cách hợp lý, đầy tính thuyết phục hơn.
Tác giả Lê Văn Kỳ trong một bài viết năm 1991 mối quan hệ giữa
truyền thuyết ngƣời Việt và lễ hội các anh hùng “cũng đã đề cập đến định
nghĩa hội, lễ, mối quan hệ giữa hội lễ nhƣ hội lễ Hai Bà Trƣng; Thánh Gióng.
Giáo trình văn học dân gian của trƣờng đại học sƣ phạm hà nội dùng
cho hệ đào tạo Đại Học từ xa, tác giả Nguyễn Bích Hà biên soạn về phần
truyền thuyết. Tác giả đã đề cập đến khái niệm, đặc trƣng, phân loại, nội
dung, ý nghĩa của truyền thuyết.
Điểm qua các ý kiến nghiên cứu chuyên hay không chuyên về thể loại
truyền thuyết trong VHDG Việt Nam chúng tui rút ra một số nhận định sau:
Thời kỳ đầu các nhà nghiên cứu đều thống nhất: Truyền thuyết ra đời
sau thần thoại nhƣng vẫn có yếu tố song trùng với thần thoại. Mặt khác truyền
thuyết và cổ tích cũng có những nét gần gũi nhau. Thời kỳ về sau các nhà
nghiên cứu đều coi truyền thuyết là một thể loại riêng của văn học dân gian.
Đặc biệt các tác giả đã chứng minh và đi sâu phân tích về đặc trƣng, nội dung,
ý nghĩa và phân loại truyền thuyết một cách rõ ràng và độc lập so với thể loại
khác trong văn học dân gian.
Những năm gần đây có nhiều hƣớng nghiên cứu mới về truyền thuyết
trong đó nổi bật là hai hƣớng nghiên cứu: Hƣớng nghiên cứu dựa trên văn bản
và hƣớng nghiên cứu truyền thuyết gắn với hoạt động diễn xƣớng đặc biệt,
thông qua lễ hội. Trong 2 hƣớng nghiên cứu này chúng ta thấy hƣớng thứ 2
đang ngày càng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm hơn và mang lại ý nghĩa thiết
thực. Nghiên cứu về Truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu chúng tui cũng đã kế
thừa các hƣớng nghiên cứu này.
2.1.2. Lƣợc điểm Lịch sử nghiên cứu về lễ hội.
Trong những năm gần đây các công trình nghiên cứu về tôn giáo, tín
ngƣỡng và lễ hội đƣợc quan tâm nhiều hơn, trên các bình diện khác nhau nhƣ:
Tôn giáo học, khoa học xã hội, văn học dân gian... Vấn đề lễ hội và tôn giáo
tín ngƣỡng đƣợc đề cập ở nhiều mức độ khác nhau. Trong đó có những công
trình nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng nhƣ:
Lê hội cổ truyền của Viện văn hóa dân gian, Nxb khoa học xã hội
(1992). Công trình đề cập đến các vấn đề lễ hội, môi trƣờng liên quan đến sự
hình thành lễ hội, lịch sử, cơ cấu, phân loại các biểu hiện và giá trị của hội
làng, đồng bằng Bắc Bộ.
60 lễ hội truyền thống ở Việt Nam Nxb khoa học xã hội (1992). Đề cập
đến sáu mƣơi lễ hội truyền thống ở Việt Nam.
Lễ cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam của các tác giả Phan Hữu Dật,
Lê Ngọc Thắng, Lê Sĩ Giáo, Lâm Bá Nam, Nxb Văn hóa dân tộc (1993).
Công trình đề cập đến lễ cầu mùa của ngƣời kinh, các dân tộc vùng Việt Bắc,
Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Trƣờng Sơn - Tây Nguyên.
Từ điển hội lễ Việt Nam của Bùi Thiết, Nxb Văn hóa thông tin (2000).
Trong đó tác giả đã sƣu tầm, tập hợp hệ thống, chỉnh lí và biên soạn tất cả hội
lễ truyền thống, đã từng diễn ra trên khắp lãnh thổ nƣớc ta từ xƣa tới nay.
Lễ tục, lẽ hội truyền thống xứ Thanh của Lê Huy Trâm - Hoàng Anh
Nhân, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà nội - 2001. Các tác giả đã đƣa quan điểm
nhận thức và nghiên cứu lễ hội, nhấn mạnh đến việc quan sát, tiếp cận lễ hội
trong sự tổng thể của nó chứ không nên tách phần lễ riêng, phần hội riêng.
Đáng kể là công trình gần đây của GS.TS Ngô Đức Thịnh “Về tín
ngƣỡng lễ hội cổ truyền” Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội 2007. Trong đó đề
cập đến các vấn đề “tín ngƣỡng dân gian” của ngƣời Việt, các dân tộc thiểu số
với đa sắc diện ở các vùng của đất nƣớc, đề cập đến đạo Mẫu và lên đồng của
ngƣời việt, Chăm, Tày, đề cập đến “lễ hội cổ truyền” với môi trƣờng tự nhiên,
xã hội, văn hóa, vai trò của “tín ngƣỡng, môi trƣờng nảy sinh, tích hợp, bảo
tồn sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian ...”. Nhƣ vậy điểm qua các công
trình nghiên cứu về lễ hội, chúng ta có thể thấy trong những năm gần đây, đề
tài này đã đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, nhằm khôi phục, gìn
giữ bẳn sắc văn hóa của dân tộc.
2.2. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội chùa Dâu.
Chùa Dâu là trung tâm phật giáo sớm nhất ở Việt Nam, có vị trí vai trò
quan trọng đối với đạo Phật nói chung và tín ngƣỡng của dân tộc Việt Nam

nói riêng. Vì vậy “Chùa Dâu” đã thu hút các công trình khoa học nghiên cứu
và sƣu tầm.
Có thể nói cho đến nay Chùa Dâu vẫn lƣu giữ đƣợc nhiều bản ghi chép
lại truyền thuyết và lễ hội trong đó đáng chú ý nhất là 3 cuốn sách đƣợc khắc
bằng ván gỗ: Cổ Châu Lục, Cổ Châu Pháp, Cổ Châu Nghi viết tắt, đƣợc in
khắc vào năm 1752. Cuốn sách Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh Ngữ Lục
là cuốn sách song ngữ Hán Nôm, còn cuốn Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản
Hạnh là cuốn truyện thơ lục bát nôm. Hai cuốn này đều nói về sự tích Man
Nƣơng đƣợc coi là biên soạn vào khoảng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18. Cuốn
thứ ba là Cổ Châu Nghi nói về các nghi thức tế lễ. Nhƣ vậy ba cuốn sách này
đƣợc xem là những tài liệu cổ xƣa nhất, còn đƣợc lƣu giữ tại nhà Chùa.
Trong cuốn sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp cũng nói về
truyện Man Nƣơng nhƣng so với Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh ngữ lục
thì Trần Thế Pháp đã rút ngắn truyện lại còn khoảng một phần ba. Đến đầu
đời Lê, khi nền Phật giáo dân tộc phục hƣng mạnh mẽ, phật pháp vân đƣợc
nhiều lần thỉnh lễ về Hà Nội để cầu đảo và tôn thờ, Lý Tử Tấn (1378 – 1460)
đã viết một bài ký về đức Phật Pháp Vân với nhan đề: Pháp Vân Cổ Tự Bi ký
chép trong Toàn việt thi lục và Kiến văn tiểu lục 9, cả 2 đều do Lê Quý Đôn
biên soạn.
Về mặt chính sử thì Phật Pháp Vân xuất hiện lần đầu tiên vào năm
1073 dƣới thời vua Lý Nhân Tông, khi vua mới lên ngôi. Đại Việt sử ký bản
kỷ toàn thƣ quyển 3 viết: Thái Ninh năm thứ hai, năm Quý Sửu, lúc bấy giờ
mƣa dầm bèn rƣớc Phật Pháp Vân về kinh đô để cầu tạnh.
Tài liệu Hồng Đức quốc âm thi tập do Phạm Trọng Điềm và Bùi Văn
Nguyên phiên âm, chú giải và giới thiệu NXB Văn học, Hà Nội 1982, “Hoàng
Việt địa dƣ Chí chép: Chùa (Pháp Vân) ở xã Vạn Kỳ, huyện Gia Bình, trấn
Kinh Bắc (tức huyện Gia Lƣơng tỉnh Hà Bắc lúc bấy giờ). Thời Sĩ Vƣơng,
một nhà sƣ đi lại với Man Nƣơng ở trong chùa, có mang, sinh con gái, đặt tên
là Pháp Vân. Do đấy chùa này cũng gọi là chùa Đại Bi. Trong chùa có thờ hai
vị sƣ: Huyền Quang và Pháp Loa là 2 ngƣời sáng lập ra chùa này: Các chi tiết
này đều sai lầm.
Đặc biệt trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu
về Chùa Dâu một trong những tác giả có nhiều công trình nghiên cứu nhất
phải kể đến tiến sĩ sử học Trần Đình Luyện. Cuốn sách thứ nhất: Luy Lâu lịch
sử và văn hóa, sở văn hóa thông tin tỉnh Bắc Ninh 1999, cuốn thứ 2 Lễ Hội
Bắc Ninh – sở văn hóa thông tin Bắc Ninh 2003. Đặc biệt trong đó phải kể
đến cuốn sách: Chùa Dâu và lễ hội rƣớc phật Tứ Pháp- phòng văn hóa thông
tin thể thao huyện Thuận Thành 2000. Trong các cuốn sách này tiến sĩ Trần
Đình Luyện đã nghiên cứu rất kỹ về truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu nhƣng
chủ yếu nhìn theo góc độ sử học, nghĩa là chú ý văn bản ghi chép nhiều hơn là
những câu chuyện đƣợc lƣu truyền trong dân gian.
Cuốn sách Chùa Dâu – Cổ Châu, Pháp Vân, Diên Ứng Tự tác giả
Nguyễn Quang Khải – NXB Tôn giáo năm 2011, tác giả cũng trích dẫn truyền
thuyết chùa Dâu dựa theo bản: Cổ Châu pháp Vân bản hạnh.
Cuốn sách: Chùa Dâu lịch sử và truyền thuyết, tác giả: Nguyễn Hữu –
NXB Thanh niên 2010. Trong cuốn sách này nhà văn Nguyễn Hữu đã viết
khá kỹ càng về lịch sử Chùa Dâu, đặc biệt mô tả kỹ lƣỡng về lễ hội Chuà
Dâu. Tuy nhiên vấn đề khảo cứu các văn bản liên quan đến truyền thuyết Man
Nƣơng chƣa đƣợc chú ý.
Nhƣ vậy vấn đề nghiên cứu về truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu chƣa
từng đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống đặc biệt chƣa chú ý tới những truyền
thuyết đƣợc lƣu truyền bằng miệng trong dân gian hay nói cách khác chƣa
nghiên cứu dƣới góc độ văn học dân gian. Đề tài này sẽ phát triển kết quả của

các công trình nghiên cứu trƣớc đó và mở rộng thêm tầm giá trị của truyền
thuyết và lễ hội Chùa Dâu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu và khảo sát là "truyền thuyết và lễ hội Chùa
Dâu", Thanh Khƣơng - Thuận Thành - Bắc Ninh.
Đề tài tập trung nghiên cứu các truyền thuyết về Chùa Dâu đƣợc ghi
chép bằng văn bản và những truyền thuyết đƣợc lƣu truyền bằng miệng trong
dân gian. Đặc biệt chúng tui cũng đồng thời nghiên cứu truyền thuyết về Chùa
Dâu dƣới góc độ diễn xƣớng, đấy là lễ hội, để thấy đƣợc hết giá trị của truyền
thuyết này.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tìm hiểu, phân tích, đánh giá các giá trị tƣ tƣởng thẩm mỹ của
những truyền thuyết về Chùa Dâu, dƣới góc độ khoa học văn học dân gian
trên các phƣơng diện: Giá trị tƣ tƣởng qua nội dung phản ánh, ý nghĩa nghệ
thuật qua các mô típ cơ bản, ý nghĩa tín ngƣỡng trong tâm thức của ngƣời
dân. Để làm đƣợc điều này, theo đặc trƣng thể loại truyền thuyết luận văn có
khảo sát các chi tiết lễ hội Chùa Dâu - Thanh Khƣơng - Thuận Thành - Bắc
Ninh.
4. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn là bƣớc tổng hợp mới về những thành tựu nghiên cứu tìm
hiểu "truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu".
Luận văn đã hệ thống hóa, khảo sát diện mạo "truyền thuyết và lễ hội
Chùa Dâu".
Trong khuôn khổ của đề tài, ngƣời viết cũng đi vào phân tích, tổng hợp
những đặc điểm, nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Bandy

New Member
b ơi, có thể gửi link khác cho mk được ko. link này mk không vào được
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top