phan_quynh_thu

New Member
Luận văn: Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay : Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng: 60 32 01
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2010
Chủ đề: Truyền thông
Báo chí
Bùng nổ thông tin
Miêu tả: 170 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Báo chí học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Làm rõ những vấn đề chung về truyền thông cá nhân, khái lược một số dạng thức thông tin cá nhân trên mạng Internet. Phân tính những mặt tích cực và tiêu cực của truyền thông cá nhân trên mạng Internet thông qua blog và mạng xã hội. Nhận định xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp phát triển và quản lý cho truyền thông cá nhân

MỤC LỤC
Nội dung Trang
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài...................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.................................................................................4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................6
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài...................................................6
7. Kết cấu của luận văn........................................................................................7
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết chung.........................................................8
1.1. Truyền thông, truyền thông cá nhân và sự tiếp nhận thông tin
theo kiểu truyền thống của công chúng............................................................8
1.1.1. Truyền thông..............................................................................................8
1.1.2. Truyền thông cá nhân...............................................................................13
1.1.3. Sự tiếp nhận thông tin theo kiểu truyền thống của công chúng...............18
1.2. Internet và những lợi thế của Internet trong việc truyền bá
thông tin cá nhân..............................................................................................19
1.2.1. Khái niệm Internet....................................................................................19
1.2.2. Ba mô thức ứng dụng Internet..................................................................20
1.2.3. Những tiện ích của Web 2.0.....................................................................21
1.3. Khái lược một số dạng thức thông tin cá nhân trên Internet................27
1.3.1. Website cá nhân........................................................................................27
1.3.2. Mạng xã hội..............................................................................................29
1.3.3. Blog..........................................................................................................32
Tiểu kết chương 1..............................................................................................46Chương 2: Thực trạng truyền thông cá nhân trên Internet
ở Việt Nam hiện nay..........................................................................................47
2.1. Sự phát triển của mạng xã hội và blog những năm gần đây.................47
2.1.1. Mạng xã hội..............................................................................................47
2.1.2. Blog..........................................................................................................53
2.2. Thực trạng truyền thông cá nhân trên Internet
ở Việt Nam hiện nay.........................................................................................60
2.2.1. Mặt tích cực..............................................................................................61
2.2.2. Mặt tiêu cực..............................................................................................78
2.3. Những nguyên nhân của thực trạng trên................................................87
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan.............................................................................87
2.3.2. Nguyên nhân khách quan.........................................................................90
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................94
Chương 3: Xu hướng phát triển của truyền thông cá nhân và đề xuất
giải pháp phát triển truyền thông cá nhân trong tình hình hiện nay.............95
3.1. Xu hướng phát triển của truyền thông cá nhân.....................................95
3.2. Vấn đề quản lý những kênh truyền thông cá nhân trên Internet
ở Việt Nam hiện nay.........................................................................................99
3.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển truyền thông cá nhân
ở Việt Nam......................................................................................................109
3.3.1. Giải pháp về chính sách..........................................................................109
3.3.2. Giải pháp về truyền thông......................................................................111
3.3.3. Giải pháp về giáo dục, đào tạo...............................................................113
Tiểu kết chương 3............................................................................................116
KẾT LUẬN.....................................................................................................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................120
PHỤ LỤC........................................................................................................134
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTruyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, sự ra đời và phát triển của Internet
(Interconnected System of Network) - hệ thống thông tin toàn cầu, thực sự
đã và đang làm nên một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực truyền thông.
Mạng Internet đã trở thành một trung tâm thông tin tổng hợp và thậm chí trở
thành một thế giới với người sử dụng. Cùng với sự phát triển như vũ bão của
đời sống kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật và sự phát triển ngày càng hiện
đại của các công nghệ truyền thông, việc đưa thông tin qua mạng Internet đã
trở thành một vấn đề tất yếu.
Có thể nói, sự phát triển của Internet và các phương tiện truyền thông
cá nhân, mà biểu hiện là thư điện tử (e-mail), điện thoại Internet (Internet
phone), tán gẫu qua mạng (chat), website cá nhân, blog (một dạng nhật ký,
trang thông tin điện tử cá nhân, website cá nhân trên mạng Internet), mạng
xã hội (social network)… đang mang đến một kỷ nguyên truyền thông dân
chủ mà trong đó blog và mạng xã hội là những biểu hiện tiêu biểu và tích
cực.
Ngày nay, Internet với những ứng dụng vượt trội trong lĩnh vực công
nghệ thông tin đã làm thay đổi các hình thức vui chơi, giải trí, thói quen
nghe, xem, đọc, viết của con người. Các ứng dụng của công nghệ truyền
thông mới cho phép con người có thể giao tiếp và thể hiện mình trên mạng
một cách tự tin và thoải mái - điều mà đôi khi họ không thể làm tốt được ở
ngoài cuộc sống thật. Bất cứ ai cũng có thể nói lên những suy nghĩ, những
tâm tư, quan điểm, chính kiến của mình về mọi vấn đề mà họ quan tâm và xã
hội quan tâm. Chưa bao giờ, việc tải thông tin lên mạng lại đơn giản như
hiện nay. Chỉ cần có trong tay thiết bị nối mạng Internet, mọi cá nhân đều có
thể đăng tải những thông tin hay bất cứ điều gì họ thích trên mạng. Đó làTruyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh
2
kết quả sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các phương tiện truyền thông
cá nhân.
Sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông cá nhân trên mạng
Internet mà điển hình là blog và mạng xã hội với khối lượng, thông tin, tri
thức lớn và tốc độ truyền tin nhanh chóng đã và đang thực sự tạo nên
một diện mạo mới trong lĩnh vực truyền thông. Với những chức năng ưu việt,
dân chủ và năng động mà công nghệ thông tin mang lại, bất cứ ai cũng có thể
thỏa mãn nhu cầu truyền thông theo cách mà họ muốn. Mỗi cá nhân đều có
thể trở thành một chủ thể độc lập trên Internet, có thể phát biểu ý kiến, có thể
thông tin, liên kết, giao tiếp với nhau… đã hình thành nên một môi trường
trao đổi thông tin mới. Môi trường trao đổi thông tin mới này chưa hoàn toàn
được coi là chính thống, nhưng có thể làm thay đổi cách cung cấp và tiếp cận
thông tin của báo chí. Đồng thời, với xu hướng truyền thông “We – media”
như hiện nay, thì các website blog và mạng xã hội cũng làm thay đổi cách
tiếp nhận thông tin của công chúng. Thay vì bị áp đặt bởi truyền thông một
chiều theo kiểu truyền thống trước đây, thì xã hội đang tiến tới truyền thông
đa chiều - mỗi người đều có thể là người cung cấp thông tin tới đông đảo
công chúng.
Tại Việt Nam, blog và mạng xã hội trực tuyến (sau đây gọi chung là
website cá nhân) vẫn là những khái niệm rất mới mẻ trong vòng 5 năm trở
lại đây, song với giá trị và sức mạnh của mình, các phương tiện truyền thông
cá nhân này đã và đang trở thành những kênh thông tin thu hút ngày càng
nhiều đối tượng công chúng, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân thể hiện mình,
chủ động tham gia vào quá trình truyền thông, góp phần tạo nên một đời
sống tinh thần vô cùng phong phú của con người hiện đại.
Tuy nhiên, sự bùng nổ của những kênh thông tin cá nhân này trong
một thời gian ngắn đã gây ra nhiều vấn đề bất cập. Các blogger (người viết
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTruyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh
3
blog) và cư dân mạng xã hội vẫn chủ yếu hoạt động một cách tự do, ngẫu
hứng, không định hướng đã gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
kinh tế, xã hội, những thông tin sai sự thật xuất phát từ các website cá nhân,
vu khống, xâm phạm đời tư… gây tổn hại đến uy tín, danh dự cá nhân, tổ
chức khác cũng đã xuất hiện. Trong khi đó, các quy định, nguyên tắc dành
cho cách truyền thông cá nhân mới mẻ này chưa được nghiên cứu
một cách đầy đủ và nghiêm túc.
Việc cá nhân hóa trong hoạt động truyền thông, đề cao sự tham gia
của công chúng trong việc tạo dựng và phát hành thông tin đến xã hội, đã
làm cho các website cá nhân (blog và mạng xã hội) trở thành một hiện tượng
đặc biệt. Website cá nhân đang trở thành kênh truyền thông cá nhân có sức
lan tỏa, thu hút rộng rãi và có sức ảnh hưởng không nhỏ đối với công chúng,
đang đe dọa vị thế độc quyền về truyền thông của các phương tiện truyền
thông đại chúng.
Trước xu thế bùng nổ thông tin như hiện nay thì việc tìm ra một kênh
truyền thông để tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả là một
nhu cầu tất yếu. Truyền thông cá nhân đã đáp ứng được đòi hỏi đó, song bên
cạnh những lợi thế và ưu điểm của mình, nó cũng chứa đựng rất nhiều mặt
hạn chế, khuyết điểm tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.
Vậy những thế mạnh và hạn chế của truyền thông cá nhân là gì, đâu là
những nguyên nhân của những mặt tốt và mặt xấu đó, làm sao để phát huy
được những mặt tích cực, giảm thiểu mặt tiêu cực cho truyền thông cá nhân?
Với mong muốn nghiên cứu và phân tích sự tác động nhiều mặt của
truyền thông cá nhân nhằm giải đáp phần nào những câu hỏi đó, chúng tôi
chọn đề tài: “Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện
nay” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình tại khoa Báo chí và Truyền
thông, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh
4
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, truyền thông cá nhân trên mạng Internet, cụ thể ở đây là
blog và mạng xã hội mà chúng tui muốn đề cập đã được các nhà nghiên cứu,
nhà báo, các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông phân tích, tìm hiểu khá
tỉ mỉ về những khía cạnh liên quan đến các kênh truyền thông cá nhân này
nên khá thuận lợi cho người viết để tìm ra những vấn đề lý thuyết chung về
truyền thông cá nhân.
Ở Việt Nam, từ khi blog và mạng xã hội xuất hiện trong khoảng 5 năm
trở lại đây, đã có khá nhiều bài báo quan tâm và viết về những website cá
nhân này. Bên cạnh đó, cũng có một số tác giả nghiên cứu về blog và mạng
xã hội là các nhà báo, giảng viên... Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ
dừng lại ở mức độ khái quát về blog, mạng xã hội bên cạnh các cách
truyền thông khác. Ở mức độ chuyên sâu hơn thì cho đến nay đã có một số
khoá luận đề cập đến blog, mạng xã hội. Ví dụ: Khoá luận tốt nghiệp của
sinh viên Nguyễn Thị Thu Hương (K48 - Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà
Nội) với đề tài “Blog - dưới góc nhìn báo chí”; Khoá luận tốt nghiệp của sinh
viên Vũ Thị Thuý (K48 - Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội) với đề tài
“Blog và nhu cầu được “làm truyền thông” của giới trẻ Việt Nam hiện nay”;
Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (K48 - Khoa
Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội) với đề tài “Bước đầu tìm hiểu loại hình báo
chí công dân”; Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thu Quỳnh (K48 -
Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội) với đề tài “Trào lưu mạng xã hội tại
Việt Nam”... Các khoá luận này đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên,
mới chỉ khai thác đề tài về truyền thông cá nhân dưới dạng những kênh
thông tin riêng lẻ và ở những khía cạnh nhỏ hơn trong khuôn khổ của khoá
luận tốt nghiệp.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTruyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh
5
Như vậy, chúng tui thực hiện đề tài nghiên cứu “Truyền thông cá nhân
trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay” với tư cách là công trình đề cập
khái quát và đầy đủ nhất về vấn đề này. Trong suốt quá trình nghiên cứu,
chúng tui cố gắng kế thừa những ý tưởng khai phá của các tác giả đi trước
cùng với những vấn đề mới nảy sinh trong thực tế, phát triển theo logic khoa
học của chúng tôi.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
- Chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực của truyền thông cá nhân trên
mạng Internet mà điển hình là blog và mạng xã hội, tìm ra những nguyên
nhân của những ưu thế và hạn chế đó.
- Tìm ra hướng phát triển và đưa ra một số giải pháp để lành mạnh hóa
và hiệu quả hóa truyền thông cá nhân trên mạng Internet.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ những vấn đề chung về truyền thông cá nhân, khái lược một
số dạng thức thông tin cá nhân trên mạng Internet.
- Phân tính những mặt tích cực và tiêu cực của truyền thông cá nhân
trên mạng Internet thông qua blog và mạng xã hội.
- Nhận định xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp phát triển và
quản lý cho truyền thông cá nhân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Truyền thông cá nhân là một lĩnh vực rộng lớn nên trong việc thực
hiện đề tài này, chúng tui không có tham vọng đi tìm hiểu tất cả các ngóc
ngách của đề tài mà chỉ tập trung nghiên cứu những điển hình của truyền
thông cá nhân trên mạng Internet là blog và mạng xã hội trực tuyến củaTruyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh
6
người Việt là chủ yếu. Trong đó, chúng tui tập trung phần lớn vào nội dung
thông tin và hình thức thể hiện trên các trang blog và mạng xã hội.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về mặt nội dung và hình thức thông
tin trên blog và mạng xã hội chủ yếu ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Căn cứ chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và
chủ trương, đường lối, chính sách về báo chí của Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra, Luận văn sử dụng những thao tác chủ yếu sau:
+ Thống kê tình hình phát triển blog và mạng xã hội trên thế giới và ở
Việt Nam, thực trạng blog và mạng xã hội tại Việt Nam.
+ Thu thập thông tin về chủ đề blog và mạng xã hội trên báo chí Việt
Nam và một số tài liệu nước ngoài.
+ Phân tích: Căn cứ vào những nguyên tắc và vấn đề chính, đi sâu tìm
hiểu những chi tiết cụ thể về lí luận và thực tiễn xoay quanh chủ thể nghiên
cứu.
+ Tổng hợp: Trên cơ sở những thông tin về lí luận, cũng như thực tiễn
đã thu được, tập hợp để rút ra những ý chính, khái quát vấn đề.
+ So sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng cũng như khác
biệt giữa các chủ thể, nhân tố nghiên cứu.
+ Khảo sát trên thực tế những nội dung và hình thức thể hiện thông tin
trên những blog và mạng xã hội tiêu biểu để minh chứng cho những luận
điểm.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa lý luận: Mặc dù đài, báo đã nói rất nhiều về hiện tượng
blog, mạng xã hội, báo chí công dân hay những khía cạnh khác nhau của
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTruyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh
7
phương tiện truyền thông cá nhân trên mạng Internet ở Việt Nam, nhưng vẫn
chưa có một công trình nghiên cứu chính thức hay một xuất bản phẩm nào về
đề tài này được công bố. Vì vậy, người viết hi vọng tác phẩm nghiên cứu này
sẽ giúp đưa ra một số gợi mở để những người quan tâm lấy đó làm cơ sở
nghiên cứu, tìm hiểu. Luận văn hệ thống những vấn đề lý thuyết chung về
truyền thông cá nhân, Internet, web 2.0 và những dạng thức thông tin cá
nhân trên Internet. Đồng thời, trên cơ sở đó, người viết đưa ra những nhận
xét khoa học về xu hướng phát triển của truyền thông cá nhân trong tương
lai.
Về giá trị thực tiễn, người viết hi vọng, luận văn này sẽ được đọc bởi
những người còn có thái độ khá tiêu cực với truyền thông cá nhân trên mạng
Internet vì những mặt trái của nó, để họ có thể thay đổi cái nhìn này theo
hướng tích cực hơn, góp phần đưa truyền thông cá nhân trên mạng Internet,
đặc biệt là blog và mạng xã hội, thực sự trở thành những trang thông tin cá
nhân lành mạnh và hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà
lãnh đạo, quản lý tham khảo trong quá trình hoạch định chiến lược, giám sát
và quản lý những trang thông tin điện tử cá nhân trong xu thế bùng nổ thông
tin hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
văn được bố cục làm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết chung.
Chương 2: Thực trạng truyền thông cá nhân trên Internet ở Việt Nam
hiện nay.
Chương 3: Xu hướng phát triển của truyền thông cá nhân và đề xuất
giải pháp phát triển truyền thông cá nhân trong tình hình hiện nay.Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh
8
Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG
1.1. Truyền thông, truyền thông cá nhân và sự tiếp nhận thông tin
theo kiểu truyền thống của công chúng
1.1.1. Truyền thông
1.1.1.1. Sơ lược về truyền thông
Theo Cơ sở lý luận báo chí truyền thông1, truyền thông (từ tiếng Anh:
communication): nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thông báo, giao tiếp, trao
đổi, liên lạc, giao thông…
Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Commune” có
nghĩa là chung hay công cộng. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con
đường, phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau, giữa cá nhân với cá
nhân, cá nhân với cộng đồng, xã hội. Nhờ truyền thông giao tiếp mà con
người tự nhiên trở thành con người xã hội.
Truyền thông là một hoạt động gắn liền với lịch sử phát triển của loài
người. Những thành viên trong bộ lạc sử dụng truyền thông để thông báo cho
nhau nơi săn bắt, cách thức săn bắt. Đó là điều kiện để tạo nên những mối
quan hệ xã hội giữa người với người. Thiếu truyền thông - giao tiếp, con
người và xã hội loài người khó hình thành và phát triển. Từ xa xưa cho đến
nay khi sống chung trong một cộng đồng các thành viên cần hiểu nhau
và thông cảm cho nhau. Khi con người biết sống chung với nhau và có tổ
chức thì họ cần có truyền thông để hiểu và bảo vệ nhau. Từ lâu người ta
đã biết tổ chức các trạm ngựa phục vụ thông tin, quy định việc đốt lửa trên
đỉnh núi để báo hiệu quân giặc xâm lấn bờ cõi. Những người đi rừng bẻ lá
1 Dương Xuân Sơn - Đinh Văn Hường - Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội, trang 7.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTruyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh
9
băm vỏ cây để đánh dấu đường đi và những địa điểm nguy hiểm. Bắt đầu từ
tín hiệu đơn giản, người ta thông báo cho nhau mục đích, phương pháp, cách
thức hành động, tạo nên sự thống nhất có hiệu quả trong công việc. Trong
quá trình lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, làm ra của cải vật chất
nuôi sống mình, con người đã tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu,
phát hiện thêm những hiện tượng lặp đi lặp lại của thiên nhiên. Đồng thời,
trong xã hội cũng hình thành nhu cầu truyền thông, thông báo cho đồng loại
những tri thức mới về thế giới xung quanh. Chính sự ra đời của tiếng nói là
nấc thang đầu tiên quan trọng nhất của quá trình hình thành phát triển, tăng
cường truyền thông - giao tiếp trong xã hội loài người.
Từ những hình thức truyền thông đơn giản, người ta đi đến những
hình thức hiện đại và phức tạp của truyền thông như truyền hình, vệ tinh
nhân tạo, Internet… Các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại trở thành
những cái không thể thiếu được để đảm bảo sự hoạt động ổn định của mỗi
nền kinh tế cũng như mỗi chế độ xã hội.
Mặt khác, truyền thông còn nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con
người. Mỗi cá nhân trong xã hội đều cần có sự bộc lộ những khía cạnh khác
của đời sống tinh thần, cần hiểu biết tâm tư, tình cảm thái độ của mọi người
trước mỗi sự kiện để tự điều chỉnh hành động của mình sao cho hợp lý.
Chính quá trình truyền thông đã giúp con người hiểu mình đầy đủ hơn, nắm
bắt được những gì liên quan giữa mình và cuộc sống phong phú xung quanh,
đánh giá được khả năng, xác định đúng cách thức, phương hướng cho những
hành vi và hoạt động tiếp theo.
Truyền thông có hiệu quả sẽ làm con người hiểu nhau; những mệnh
lệnh, chỉ thị, thông tin truyền đạt một cách nhanh chóng, chính xác, lấp được
khoảng cách giữa con người với con người, khoảng cách giữa kinh tế, kỹTruyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh
10
thuật và cơ chế quản lý xã hội. Vòng tròn khép kín và mối quan hệ qua lại
bởi thông tin nhiều chiều giữa Nhà nước, các phương tiện thông tin và các
tầng lớp xã hội có tác dụng thúc đẩy xã hội tiến lên, đó chính là quá trình vận
động tất yếu của truyền thông.
Khái niệm về truyền thông bao hàm một ý nghĩa hết sức rộng lớn.
Danh từ truyền thông - communication có nghĩa là làm thành cái chung, liên
lạc giao tiếp. Truyền thông là sự cố gắng tạo lập ra sự hiểu biết chung của
con người, với mục đích làm thay đổi nhận thức và hành vi. Truyền thông
khác với thuật ngữ “Các phương tiện truyền thông đại chúng” (Mass Media
hay Mass Commnunication) bao gồm: sách, báo, phát thanh, truyền hình,
phim tài liệu, báo điện tử… nhưng các phương tiện truyền thông đại chúng là
một kênh của truyền thông, là một kênh quan trọng và có hiệu quả nhất của
quá trình truyền thông.
1.1.1.2. Định nghĩa
Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với
sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi cá thể xã
hội. Do đó, hiện tượng này có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau,
tùy theo góc nhìn đối với truyền thông. Dưới đây nêu ra một số định nghĩa
được dùng tương đối phổ biến:
- Theo John R. Hober (1954), truyền thông là quá trình trao đổi tư duy
hay ý tưởng bằng lời.
- Martin P. Adelsm thì cho rằng, truyền thông là quá trình liên tục, qua
đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng
ta. Đó là một quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình
huống.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTruyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh
11
- Còn theo quan niệm của Dean C. Barnlund (1964), truyền thông là
quá trình liên tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu
quả hơn.
- Theo Frank Dance (1970), truyền thông là quá trình làm cho cái
trước đây là độc quyền của một hay vài người trở thành cái chung của hai
hay nhiều người.
- Theo S. Schaehter, “Truyền thông là một quá trình qua đó quyền lực
được thể hiện và tính độc quyền tăng lên”.
- Theo Gerald Miler (1966), về cơ bản, truyền thông quan tâm nhất
đến tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người
nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ.
- Dưới góc độ cấu trúc, Bess Sodel cho rằng, truyền thông là một quá
trình chuyển đổi từ một tình huống đã có cấu trúc như một tổng thể sang tình
huống khác theo một thiết kế có chủ đích.
Ngoài ra, có thể dẫn ra hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau về
truyền thông. Mỗi định nghĩa, quan niệm lại có những khía cạnh hợp lý
riêng. Tuy nhiên, các định nghĩa, quan niệm này vẫn có những điểm chung,
với những nét tương đồng rất cơ bản.
Truyền thông có gốc từ tiếng Latinh là “communicate”, nghĩa là biến
nó thành thông thường, chia sẻ, truyền tải. Truyền thông thường được mô tả
như việc truyền ý nghĩa, thông tin, ý tưởng, ý kiến hay kiến thức từ một
người, một nhóm người sang một người hay nhóm người khác bằng lời nói,
hình ảnh, văn bản hay tín hiệu.
Về thực chất, đó chính là quá trình trao đổi, tương tác thông tin với
nhau về các vấn đề của đời sống cá nhân/nhóm/xã hội, từ đó tăng vốn hiểuTruyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh
12
biết chung, hình thành hay thay đổi nhận thức, thái độ, chuyển đổi hành vi
cá nhân/nhóm/xã hội.
Từ các quan niệm trên, có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất về
truyền thông như sau:
Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình
cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hay nhiều người nhằm tăng
cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và
thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội2.
1.1.1.3. Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông
Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian, trong đó
bao gồm các yếu tố tham gia chính:
+ Nguồn: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình
truyền thông. Nguồn phát là một người hay một nhóm người mang nội dung
thông tin trao đổi với người hay nhóm người khác.
+ Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến
đối tượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong
muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học - kỹ
thuật… được mã hóa theo một hệ thống ký hiệu nào đó.
Hệ thống này phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và
có chung cách hiểu - tức là có khả năng giải mã. Tiếng nói, chữ viết, hệ
thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người được sử dụng để
chuyển tải thông điệp.
+ Kênh truyền thông: là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển
tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Căn cứ vào tính chất,
đặc điểm cụ thể, người ta chia truyền thông thành các loại hình khác nhau
2 Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) - Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản,
Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, trang 14, 15.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTruyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh
13
như: truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng,
truyền thông trực tiếp, truyền thông đa phương tiện…
+ Người nhận: là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp
trong quá trình truyền thông. Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên
cơ sở những biến đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng tiếp
nhận cùng với những hiệu ứng xã hội do truyền thông đem lại.
+ Phản hồi/Hiệu quả: là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp
từ người nhận trở về nguồn phát. Mạch phản hồi là thước đo hiệu quả của
hoạt động truyền thông. Trong một số trường hợp, mạch phản hồi bằng
không hay không đáng kể. Điều đó có nghĩa là thông điệp phát ra không
hay ít tạo được sự quan tâm của công chúng.
+ Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tính trước trong
quá trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật…) dẫn
đến tình trạng thông điệp, thông tin bị sai lệch.
Trong quá trình truyền thông, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có
thể đổi chỗ cho nhau, tương tác và đan xen vào nhau. Về mặt thời gian,
nguồn phát thực hiện hành vì khởi phát quá trình truyền thông trước.
1.1.2. Truyền thông cá nhân
1.1.2.1. Khái niệm
Truyền thông cá nhân là một loại hoạt động truyền thông, trong đó
các cá nhân tham gia tổ chức, thực hiện việc trao đổi thông tin, suy nghĩ,
tình cảm…, và chịu những ảnh hưởng lẫn nhau về nhận thức, thái độ,
hành vi.3
Dấu hiệu để phân biệt truyền thông cá nhân và truyền thông 1 - 1
nhóm và truyền thông của một cá nhân với công chúng trong các tiếp xúc
3 Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) - Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản,
Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, trang 65.Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh
14
mặt đối mặt là tính chất cá nhân trong việc tham gia và chịu ảnh hưởng của
truyền thông.
1.1.2.2. Phân biệt truyền thông cá nhân, truyền thông xã hội và truyền
thông đại chúng trong môi trường Internet
* Khái niệm truyền thông xã hội và truyền thông đại chúng:
Truyền thông xã hội (tiếng Anh: Social Media) là một thuật ngữ để chỉ
một cách thức truyền thông kiểu mới, trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến,
với mục đích tập trung các thông tin có giá trị của những người tham gia. 4
Những thể hiện của Social Media có thể là dưới hình thức của các
mạng giao lưu chia sẻ thông tin cá nhân (MySpace, Facebook, Yahoo 360)
hay các mạng chia sẻ những tài nguyên cụ thể (tài liệu – Scribd, ảnh – Flickr,
video – YouTube)
Truyền thông đại chúng là hệ thống các phương tiện truyền thông
hướng tác động vào đông đảo công chúng xã hội (nhân dân các vùng miền,
cả nước, khu vực hay toàn bộ thế giới) nhằm thông tin, chia sẻ, nhằm lôi kéo
và tập hợp, giáo dục thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia
giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đã và đang dặt ra.5
* Phân biệt truyền thông cá nhân, truyền thông xã hội và truyền
thông đại chúng trong môi trường Internet:
Internet, có khả năng làm chức năng phương tiện truyền thông cá
nhân, mà biểu hiện tiêu biểu là thư điện tử (e-mail), điện thoại internet
(internet phone), tán gẫu qua mạng (chat), diễn đàn (forum), website nội bộ
c. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin
và Truyền thông tiến hành xét duyệt hồ sơ. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng đủ các
điều kiện theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có quyết định bổ sung, sửa đổi
hay cấp lại giấy phép. Trong trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản
thông báo và nêu rõ lý do.
5. Gia hạn giấy phép
a. Tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép muốn gia hạn giấy phép phải gửi hồ sơ xin
gia hạn tới Bộ Thông tin và Truyền thông 30 ngày trước ngày giấy phép hết hạn. Hồ sơ xin
gia hạn gồm đơn xin gia hạn giấy phép và bản sao giấy phép đang có hiệu lực
b. Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định và xét gia hạn giấy phép trong thời hạn
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối gia hạn giấy phép,
Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức, doanh nghiệp nộp đơn
biết;
c. Giấy phép chỉ được gia hạn 01 lần và thời gian gia hạn không vượt quá một năm.
6. Thu hồi giấy phép
a. Tổ chức bị thu hồi giấy phép khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Cung cấp nội dung thông tin vi phạm các quy định tại Điều 6 Nghị định này và các
quy định về quản lý thông tin điện tử trên Internet theo văn bản kết luận của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
- Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép không triển khai hoạt động
cung cấp thông tin trên mạng Internet theo quy định tại giấy phép được cấp.
b. Tổ chức, doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép không được cấp phép tại ít nhất trong
vòng 01 năm, kể từ ngày bị thu hồi giấy phép.
7. Thời hạn của giấy phép
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp có thời hạn tối đa không quá 05
năm.
Điều 22. Đăng ký cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến
1. Điều kiện đăng ký
a. Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
tại Việt Nam;
b. Có đủ phương tiện kỹ thuật, nhân sự, hệ thống quản lý phục vụ cho việc cung cấp
dịch vụ mạng xã hội trực tuyến phù hợp với quy mô hoạt động.
c. Cam kết tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định về quản lý thông
tin điện tử trên Internet.
2. Hồ sơ đăng ký
a. Đơn đăng ký theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định
b. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư hay Quyết
định thành lập.
3. Xác nhận đăng ký
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top