daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Môc lôc
Trang

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Cấu trúc luận văn 6
NỘI DUNG
Chương 1: Bối cảnh ra đời của Truyện kể Genji 7
1.1. Bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội 7
1.1.1. Khái lược về lịch sử và xã hội thời đại Heian 7
1.1.2. Một cái nhìn khái quát về văn hoá Heian 9
1.1.3. Mỹ học Heian 17
1.1.4. Khái lược những chuẩn mực cái đẹp trong truyền thống văn hóa của người Nhật 19
1.2. Vài nét về văn học thời Heian 23
1.2.1. Sự trỗi dậy của các nhà văn nữ 24
1.2.2. Những cảm hứng sáng tạo nổi bật 27
1.2.3. Những thành tựu tiêu biểu 30
1.3. Murasaki - hiện tượng kiệt xuất của văn học Heian 33
1.3.1. Cuộc đời 33
1.3.2. Văn nghiệp 35
1.3.3. Kiệt tác Truyện kể Genji 36
Chương 2: Văn hóa Nhật truyền thống qua thế giới hình tượng trong Truyện kể Genji 40
2.1. Hình tượng nhân vật 40
2.1.1. Hệ thống nhân vật trong Truyện kể Genji 40
2.1.2. Vẻ đẹp của ngoại hình nhân vật nhìn từ văn hoá Nhật 44
2.1.2.1. Vẻ đẹp mong manh 44
2.1.2.2. Vẻ đẹp phục trang 49
2.1.2.3. Vẻ đẹp gắn với “Hương đạo” 52
2.1.3. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật nhìn từ văn hoá Nhật 58
2.1.3.1. Khát vọng tình yêu, tình dục 58
2.1.3.2. Nỗi cô đơn 66
2.1.3.3. Niềm bi cảm Aware 69
2.2. Hình tượng không gian, thời gian trong Truyện kể Genji nhìn từ văn hoá Nhật 75
2.2.1. Hình tượng không gian 75
2.2.1.1. Không gian văn hóa cung đình 75
2.2.1.2. Không gian thiên nhiên 78
2.2.1.3. Không gian tâm tưởng 82
2.2.2. Hình tượng thời gian 84
2.2.2.1. Thời gian sự kiện 84
2.2.2.2. Thời gian mùa 86
2.2.2.3. Thời gian tâm trạng 90
2.2.2.4. Thời gian bi cảm 92
Chương 3: Ảnh hưởng của Truyện kể Genji đối với một số hiện tượng tiêu biểu của văn học Nhật Bản 96
3.1. Ảnh hưởng của Truyện kể Genji đến kịch Nô (Noh) 96
3.1.1. Vài nét về kịch Nô 96
3.1.2. Dấu vết của Truyện kể Genji ở kịch Nô 97
3.2. Ảnh hưởng của Truyện kể Genji đến thơ Haiku 103
3.2.1. Thơ Haiku - nguồn gốc và đặc điểm 103
3.2.2. Dấu vết của Truyện kể Genji ở thơ Haiku 107
3.3. Ảnh hưởng của Truyện kể Genji đối với tiểu thuyết Y. Kawabata 118
3.3.1. Vài nét về Y. Kawabata 118
3.3.2. Dấu vết của Truyện kể Genji trong tiểu thuyết Y. Kawabata 121
KẾT LUẬN 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO 137
PHỤ LỤC 144

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Murasaki Shikibu (978?-1016?) là một nữ văn sĩ tài hoa của nền văn học Nhật Bản. Bà là một cây bút xuất sắc trong dòng văn chương nữ lưu thời Heian, một thời đại thịnh trị kéo dài gần bốn thế kỷ (794-1185), chứng kiến sự thành công của các nhà văn, nhà thơ nữ mà phần lớn trong họ thuộc tầng lớp thượng lưu và trung lưu cung đình. Tiểu thuyết Truyện kể Genji (Genji monogatari) được đánh giá là cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học Phù Tang, là tác phẩm kinh điển của mọi thời đại đã được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: tranh vẽ, sách, điện ảnh, âm nhạc... kết tinh văn hoá Nhật hàng ngàn năm trước đó.
2.2. Tiểu thuyết Truyện kể Genji ra đời từ thế kỷ XI và được ghi nhận là cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tiên trong văn học thế giới. Khác với tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc thiên về miêu tả hành động, Murasaki đi sâu khám phá một địa hạt còn hoàn toàn mới mẻ đối với văn học bấy giờ- thế giới cảm xúc vô cùng tinh tế của con người (ở đây chủ yếu là của giới quý tộc Nhật Bản thời Heian). Vì vậy có thể thấy, Truyện kể Genji đã mang đến một bức tranh sống động, một cái nhìn chiều sâu về lịch sử, con người và văn hóa Nhật Bản.
2.3. Trong xu thế hội nhập, từ nhiều năm nay, văn hoá văn học Nhật Bản đã được giới thiệu, nghiên cứu và học tập trong hệ thống nhà trường ở Việt Nam, trong đó có Truyện kể Genji. Tuy nhiên cho đến nay, thành tựu nghiên cứu về văn hoá, văn học Nhật Bản nói chung, Truyện kể Genji nói riêng, chưa có nhiều.
Từ những lý do trên, chúng tui chọn đề tài Truyện kể Genji nhìn từ văn hoá Nhật làm luận văn Thạc sĩ, với mong muốn khám phá những di sản văn hóa tinh thần Nhật Bản qua thế giới hình tượng của tác phẩm được xem là tiểu thuyết đầu tiên trong văn học nhân loại.
2. Lịch sử vấn đề
Được đánh giá là một sáng tác đỉnh cao của văn xuôi Nhật Bản mọi thời đại, Truyện kể Genji có vị trí đặc biệt trong văn học thời kỳ Heian nói riêng và dòng chảy văn học Nhật Bản nói chung. Ảnh hưởng của Truyện kể Genji vì thế được thể hiện trên nhiều phương diện trong những sáng tác từ hậu kỳ Heian đến nay; từ văn học đến sân khấu. Năm 1999 nhà soạn nhạc Minoru Miki đã chuyển thể Truyện kể Genji thành một vở opera để trình diễn tại Nhà hát opera Saint Louis và đã nhiều lần được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh: năm 1951 (đạo diễn Yoshimura Kozaburo thực hiện, năm 1966 (đạo diễn Ichikawa Kon thực hiện); năm 1987 đạo diễn Sugii Gisaburo cũng đã làm một bộ phim hoạt hình dựa trên 12 chương đầu của tác phẩm. Và gần đây nhất, tác phẩm lại một lần nữa được đạo diễn Yasuo Tsuruhashi chuyển thể thành phim với tựa đề Tale of Genji: A Thousand Year Engima (Genji nghìn năm đam mê). Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng và sức lan tỏa của Truyện Genji đối với đời sống tinh thần người Nhật nói riêng và văn hóa Nhật nói chung là rất lớn. Là một tác phẩm bất hủ trong văn chương Nhật Bản và trên thế giới, từ lâu Truyện kể Genji (Genji monogatari) đã trở thành đề tài nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Trên cơ sở nguồn tư liệu bao quát được và trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tui điểm lại một số vấn đề nổi bật.
Việc nghiên cứu Truyện kể Genji trên thế giới nói chung được rất nhiều người quan tâm. Theo Hoàng Thị Mỹ Nhị (Luận văn Thạc sĩ Văn học, ĐHQGHN.2008) đã có một số bài viết và công trình nghiên cứu của các học giả, dịch giả trên thế giới về Truyện kể Genji. Trong đó đáng chú ý là các công trình, như: A reader’s guide to Japanese Literature (Hướng dẫn độc giả làm quen văn học Nhật Bản) [62]. Ở công trình này, J.Thomas Rimer đã đánh giá tác phẩm trên ba khía cạnh cơ bản: tính hiện thực, cảm quan Phật giáo và niềm bi cảm tồn tại trong toàn bộ tác phẩm. Cuốn (A dictionary of Japanese culture”(Từ điển văn hoá Nhật Bản) [38] của Seisuko Kojima và Gene A.Crane có đưa ra hai vấn đề chính trong Truyện kể Genji: âm hưởng Phật giáo và mỹ quan thẩm mỹ. William J. Puett trong cuốn A Guide to the Tale of Genji (Hướng dẫn về tác phẩm Truyện Genji)[61] đề cập khái niệm aware được hiểu trong nhiều hoàn cảnh, trên nhiều phương diện và từ nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Trong cuốn 105 key words for understanding Japan (105 từ khoá để hiểu đất nước Nhật Bản) [73] Kondo Tomie đã xác định thuật ngữ aware là kết tinh quan niệm thẩm mỹ thời kì Heian. Con người thời Heian say mê cái đẹp, đặc biệt là nữ giới trong cung đình. Trong bài báo: Genji monogatari: a romance in three parts (Truyện Genji: tác phẩm lãng mạn gồm ba phần) [27], Leslie Inamasu đã trình bày quan điểm của mình về tình yêu đối với ba người phụ nữ với ba tính cách, số phận khác nhau trong tác phẩm là Rokujo, Murasaki và Ukifune, nhưng cả ba hợp lại thì trở thành một người phụ nữ hoàn hảo. Trong Lịch sử văn học Nhật Bản [28] của Suichi Kato (Trần Hải Yến dịch), trong phần viết về Truyện kể Genji, tác giả cuốn sách đã phân tích những giá trị về hình thức lẫn nội dung, phong cách, thể loại và cảm thức về thời gian trong tác phẩm. Trong Văn học Nhật Bản từ cổ đến cận đại [39] của N.I.Kônrat do Trịnh Bá Đĩnh dịch ở "Chương 5: Genji - monogatari", tác giả đã khái quát một số luận điểm chính về giá trị của tác phẩm như thể loại, phong cách, chủ đề...
Ở Việt Nam, Truyện Genji đã được nói tới trong một số công trình dịch thuật, giáo trình văn học Nhật Bản. Trong Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản [75] do nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Trân biên soạn, trong quyển thượng (từ thượng cổ đến cận đại) ở chương 5 đã viết về Truyện kể Genji với bài" Truyện Genji - Di sản văn hóa thế giới, niềm tự hào của Nhật Bản". Tác giả cuốn sách đã phân tích một cách khái quát về đặc điểm của văn học cổ trung đại Nhật Bản, về nội dung và một số nhân vật chính trong tác phẩm cũng như những giá trị văn chương và vị trí của Truyện kể Genji trong văn học Nhật Bản. Trong cuốn Văn học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến 1868 [3] Nhật Chiêu cho rằng thời kì Heian là thời kì của cái đẹp và Truyện kể Genji thể hiện thế giới của niềm bi cảm và dường như bao trùm lên mọi phương diện văn hóa Nhật Bản. Từ cái nhìn so sánh, trong bài viết“Cảm nhận mới về văn hoá và văn học Trung Quốc” [72], Lê Huy Tiêu đã so sánh tác Truyện kể Genji với tác phẩm Hồng Lâu Mộng. Trong luận văn Thạc sĩ lấy với đề tài Niềm bi cảm (aware) trong Truyện Genji của Murasaki Shikibu (ĐHQGHN.2008) Hoàng Thị Mỹ Nhị đã phân tích, bình luận tác phẩm, các mối quan hệ trong tác phẩm để làm rõ phạm trù bi cảm, một phạm trù mỹ học thời Heian của Nhật Bản. Trong luận văn này, tác giả đã khảo sát và phân tích cái bi cảm trong số phận của các nhân vật trong cái đẹp vô thường của cảnh vật thiên nhiên, như bi cảm với thời gian đã mất của các nhân vật, bi cảm trước sự vô thường của cái đẹp. Từ đó có thể thấy quan niệm về cái đẹp, những biểu hiện của cái đẹp trong văn học Nhật Bản trung cổ làm nên tính duy cảm, duy mỹ độc đáo của người Nhật.
Ở bài viết "Nhân tố văn hóa Trung Quốc trong Nguyên thị vật ngữ (truyện Genji) và ý nghĩa văn học của nó" trên tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Sư phạm TP.HCM) [85], Phan Thu Vân đã phân tích sự ảnh hưởng của những nhân tố văn hóa Trung Hoa đến văn hóa Nhật trong Truyện kể Genji. Đồng thời, tác giả bài báo đã có cài nhìn khá thú vị khi so sánh nếu Genji monogatari là bức tranh cuộn lớn gói gọn trong lòng nó tất cả ý thức thẩm mĩ đặc biệt của truyền thống văn hóa Nhật, thì yếu tố văn hóa Trung Hoa hiện hữu như những chiếc quạt đề thơ không thể thiếu trên tay của bất kỳ nhân vật nam thanh nữ tú nào từng được phác họa trong tác phẩm. Ngoài ra trên một số trang web site cũng đã đề cập trên Truyện Genji, trong đó đáng chú ý là trang web-site [86] có khái quát một số trích dẫn về không gian văn hóa cung đình Heian trong Truyện kể Genji.
Thực tế trên đây cho thấy, cho đến nay ở nước ta, Truyện kể Genji dù không còn xa lạ, song chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống. Hầu hết mới chỉ điểm qua với những ý kiến mang tính cảm nhận bước đầu, có tính gợi mở.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là khám phá những giá trị đặc sắc của Truyện kể Genji từ góc nhìn văn hoá Nhật.
3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ ra được những cơ sở cho sự ra đời của Truyện kể Genji
Thứ hai, qua thế giới hình tượng trong Truyện kể Genji chỉ ra được những giá trị đặc sắc của văn hoá Nhật.
Thứ ba, từ góc nhìn văn hoá phân tích và bước đầu chỉ ra những ảnh hưởng của Truyện kể Genji đến văn học Nhật Bản sau đó.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thế giới nghệ thuật trong Truyện kể Genji. Nghĩa là toàn bộ sáng tạo mang tính chỉnh thể của tác phẩm. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tui giới hạn đối tượng nghiên cứu ở một số hình tượng nổi bật: nhân vật, không gian, thời gian.
4.2. Về tư liệu, chúng tui chọn Truyện kể Genji, bản dịch ra tiếng Việt do Nguyễn Đức Diệu chuyển ngữ, hai tập, nhà xuất bản Khoa Học Xã hội, 1991 làm đối tượng khảo sát chính.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tui sử dụng hướng tiếp cận liên ngành văn hóa – văn học, với một số phương pháp như: khảo sát, thống kê; phân tích, tổng hợp; so sánh, đối chiếu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1. Bối cảnh ra đời của Truyện kể Genji
Chương 2.Thế giới hình tượng trong Truyện kể Genji nhìn từ văn hóa Nhật
Chương 3. Ảnh hưởng của Truyện kể Genji đối với một số hiện tượng tiêu biểu trong văn học Nhật Bản

3. Cảm thức thẩm mỹ niềm bi cảm aware (gọi đầy đủ là mono no aware) là một khái niệm văn học và mỹ học đặc trưng vào thời Heian. Trung tâm của khái niệm này là một cách lý giải sâu sắc đối với cái đẹp mong manh ngắn ngủi của tự nhiên và mọi dạng thức của cuộc đời. Bởi vậy khái niệm này thường hàm ẩn một sắc nét buồn nào đó. Qua lăng kính Murasaki, Truyện kể Genji thể hiện cảm thức thẩm mỹ niềm bi cảm với số phận các nhân vật. Khi đặt nhân vật trong thời gian, niềm bi cảm được bộc lộ rõ nhất. Thời gian cuốn đi tất cả tuổi trẻ, tình yêu, vinh quang, niềm hạnh phúc kể cả nỗi buồn. Hiện thực cuộc sống trong tác phẩm được tái hiện không chỉ theo thời gian khách quan mà còn theo thời gian của tâm lí nhân vật, trong nỗi niềm hoài cổ và dòng ý thức nên càng sống động và sâu sắc hơn. Niềm bi cảm aware như sợi dây cảm xúc xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm được bộc lộ trên nhiều cung bậc. Đó không chỉ là nỗi buồn, cô đơn của kiếp người mà còn là sự đoạ đày, khổ hạnh của bản thể khi nhận thức đời người là hữu hạn. Đây là cảm xúc có tính chất truyền thống trong văn học và văn hóa Nhật bởi người Nhật vốn yêu vẻ đẹp mong manh của hoa anh đào, rất nhạy cảm với thời gian, với sự phù du hư ảo của cuộc đời.
4. Ảnh hưởng của Genji monogatari hầu như bao trùm mọi phương diện của đời sống văn hóa Phù Tang. Nó đã là nguồn suối sâu rộng nuôi dưỡng cảm hứng cho thi ca, hội họa, sân khấu, điện ảnh, hương đạo... và cả nghệ thuật vườn cảnh của biết bao thế kỷ đã trôi qua nơi đất nước mặt trời mọc này. Bằng sự quan sát tinh tường, bức tranh văn hoá, xã hội, con người thời Heian hiện lên chân thực, sinh động, đầy đủ nhất dưới ngòi bút diễm tình, tràn trề xúc cảm của Murasaki. Một mặt, nó mở ra một không gian văn hóa cung đình với biểu tượng của sự tao nhã, của kiến thức, của tiềm thức Trung Hoa đã ăn sâu vào tâm hồn Nhật Bản. Mặt khác, nó là một sáng tạo thần túy Nhật Bản, được ví tựa một bức tranh cuộn khổng lồ, gói gọn trong lòng nó tất cả thế giới cỏ hoa của thiên nhiên diễm lệ và xã hội thanh lịch, cảm hứng lãng mạn, tình yêu và ý thức thẩm mỹ đặc biệt của người Nhật về thời Heian. Nàng Murasaki sáng tạo khoảng bốn trăm nhân vật, trong đó có vài mươi dáng sống động đến mức tưởng chừng như họ phảng phất quanh ta dù thế giới của họ cách ta cả thiên niên kỷ đã mang lại những giá trị nhân bản sâu sắc cho Truyện kể Genji.
5. Nghiên cứu thế giới hình tượng trong Truyện kể Genji của Murasaki Shikibu là một vấn đề lý thú, gợi mở nhiều vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn sáng tạo, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa như ngày nay. Tuy nhiên, đây là vấn đề tiềm ẩn nhiều khó khăn, nhất là trong tình trạng tư liệu thiếu thốn, vốn văn hóa và năng lực ngoại ngữ của người nghiên cứu còn hạn chế. Bởi thế, chúng tui ý thức được rằng, những gì làm được trong luận văn này, chỉ là kết quả bước đầu, mang tính gợi mở. Hi
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top