dathanh_a3

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời Mở đầu
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam đã và đang trong quá trình phát triển ngành tin học vi tính và mạng máy tính. ở nước ta tin học, mạng máy tính, Internet mới được đưa vào vẫn còn nhiều yếu kém, nhiều người vẫn không hiểu thế nào là máy tính điện tử, là Internet, là mạng máy tính. Vì vậy để giúp cho mọi người có thể hiểu rõ hơn về máy tính điện tử và mạng máy tính là một nhiệm vụ hết sức cần thiết. Do đó mà trong đề án môn học này em xin được chọn đề tài về mạng máy tính đó là tề tài “Trình bày về nội dung, chức năng công việc của mức phiên trong mô hình mạng OSI”.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu về mạng máy tính. Đối tượng nghiên cứu tầng phiên trong mô hình mạng OSI.
3. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm tìm hiểu về mạng máy tính, hiểu biết sầu hơn về mô hình mạng, chức năng nhiệm vụ của các tầng trong mô hình mạng OSI đặc biệt tầng phiên.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Trong bài viết này em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu là logic, thực nghiệm, và diễn dịch..
Mục Lục

Mục Trang
Mục lục…………………………………………………….. 1
Lời Nói Đầu………………………………………………… 2
Chương 1: Tổng quan về mạng máy tính………………... 3
1.1. Khái niệm về mạng máy tính………………………….. 3
1.2. Giới thiệu một số mô hình mạng phổ biến hiện nay…… 4
1.2.1.Kiến trúc mạng SNA của IPM………………………… 4
1.2.2. Kiến trúc mạng DNA của DEC……………………….. 6
1.2.3. Kiến trúc phân tầng TCP/IP…………………………… 6
1.2.4. Mô hình kết nối các hệ thống mở OSI……………….... 7
Chương 2: Chức năng – nhiệm vụ vai trò và dịch vụ
của tầng phiên trong mô hình OSI………………………… 10
2.1. Chức năng – vai trò của tầng phiên trong mô hình OSI…. 10
2.2. Dịch vụ tầng phiên trong mô hình OSI…………………... 12
Chương 3. Một số vấn đề cần lưu ý trong mô hình OSI….. 19
3.1. Một số vấn đề lưu ý về OSI……………………………... 19
3.2. Một số vấn đề của tầng phiên……………………………. 21
Kết Luận…………………………………………………….. 23
Tài Liệu tham Khảo 24


dùng phần mềm diệt viruts, sử dụng proxy, hay có thể dùng bức tường lửa (firewall)…để ngăn chặn sự xâm nhập của các chương trình phá hoại. Nhiệm vụ của firewall là ngăn chặn các tấn công trực tiếp vào các thông tin quan trọng của hệ thống, kiểm soát các thông tin vào hệ thống. Việc lựa chọn firewall thích hợp cho một hệ thống không phải là điều dễ dàng, các firewall đều phụ thuộc trên một môi trường, cấu hình mạng, ứng công cụ thể. Khi xem xét lựa chọn một firewall, cần tập trung tìm hiểu tập các chức năng của firewall, chức năng lọc địa chỉ, gói tin.
Mô hình OSI chưa định nghĩa rõ ràng về chuẩn của các tầng. Và giao thức liên kết giữa các tầng chưa được xác định rõ ràng, vì vậy mà có gây ra khó khăn trong việc xác định chuẩn kết nối giữa các tầng với nhau. Nhất là đối với tầng phiên.
Mô hình OSI không có các dịch vụ và giao thức không hướng kết nối mặc dù hầu hết các mạng đều có sử dụng. Mô hình quá phức tạp cho việc cài đặt làm cho OSI khó có thể ứng dụng rộng rãi trên thực tế.
3.2. Những vấn đề của tầng phiên.
Tầng phiên trong mô hình OSI là tầng thấp nhất trong các tầng cao nhất của mô hình. Nó cho phép hai ứng dụng trên hai máy khác nhau thiết lập dùng và kết thúc phiên làm việc. Tầng này thiết lập sự kiểm soát hội thoại giữa hai máy tính trong một phiên làm việc, quy định phía nào sẽ truyền và trong bao lâu.
Do kiến trúc phân tầng của OSI các thực thể ứng dụng không thể truy nhập trực tiếp tới các dịch vụ tầng phiên. Các yêu cầu dịch vụ liên quan đến tầng phiên phải được chuyển qua tầng trình diễn (qua các Primitivers) tới các dịch vụ tầng phiên.
Tầng phiên có vai trò thiết lập các liên kết phiên cho người sử dụng, cung cấp các điểm đồng bộ hoá để kiểm soát dữ liệu, nó áp đặt các qui tắc cho các tương tác giữa các ứng dụng của người sử dụng, cung cấp cơ chế lấn lướt nắm quyền cho người sử dụng. Các trao đổi có thể theo một trong các cách là một chiều, hai chiều đồng thời, và hai chiều lân phiên. Những công việc trên cũng có một số nhược điểm như với các cách truyền một chiều, hay hai chiều luân phiên thì người sử dụng có thể phải chờ đợi trong quá trình giao tiếp khi mà muốn nắm quyền truyền tin. Gây nên tình trạng người muốn quyền được truyền dữ liệu thì không được quyền truyền, mà người không có nhu cầu truyền lại được quyền truyền. Điều nay gây ra sự nghẽn mạch cục bộ giữa hai trạm đang truyền thông cho nhau.
Tầng phiên có thể cùng một lúc thiết lập nhiều phiên làm việc để liên kết với nhiều trạm khác nhau trong mạng cùng một thời điểm, tạo cho mạng một khả năng đa liên kết, song do không có một cơ chế kiểm soát các phiên làm việc, và địa chỉ trên mạng nên có thể dẫn đến tình trạng tầng phiên thiết lập quá nhiều liên kết phiên với các trạm khác, tầng phiên của trạm có thể giao tiếp với tầng phiên của trạm khác bằng liên kết logic mà không để ý tới cách là nó phải liên kết qua các tầng thấp hơn bằng liên kết vật lý, khi mà có một sự cố về đường truyền vật lý xảy ra nó vẫn thiết lập các liên kết logic để gửi đi tới trạm kia khi đó xảy ra tình trạng tắc nghẽn mà không có cách nào khắc phục được. Để giải quyết vấn đề này chúng ta có thể dùng các thiết bị để quản lý các phiên làm việc và quản lý các liên kết logic, và các gói tin để truyền tin an toàn và chính xác. Cách khắc phục hiện thời khi xảy ra lỗi. Chỉ còn cách là tìm ra những lỗi về đường truyền vật lý của mạng để khôi phục lại đường truyền vật lý và đồng thời ngừng thiết lập các liên kết logic khác, đến khi các liên kết đã được truyền đi đến đích. Ta phải có các thiết bị chuyên dụng để có thể quản lý được các tài khoản của người sử dụng trong mạng để tránh tình trạng có quá nhiều người sử dụng cùng một lúc liên kết vào mạng, phải có cơ chế phân quyền cho người sử dụng một các hợp lý, tránh phân cho người sử dụng những quyền không cần thiết và không cung cấp cho họ những quyền mà họ cần.
Tầng phiên nó có một khả năng là nó có thể cung cấp cho người sử dụng xác định các điểm đồng bộ hoá trong dòng dữ liệu và có thể khôi phục lại việc hội thoại bắt đầu tại một trong các điểm đó. Vì vây trong quá trình truyền dữ liệu nếu xảy ra sự cố ta cũng có thể sử dụng khả năng này của tầng phiên để khắc phục sự cố xảy ra.


Kết Luận:
Ngày nay, máy tính đang ngày một chiếm vai trò quan trọng trong xã hội loài người, Sự xuất hiện của máy tính và mạng máy tính đã làm cho xã hội loài người bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ thông tin. Máy tính ra đời, đã sớm khẳng định được vai trò của nó trong sự phát triển của xã hội loài người. Đó là bước nhảy vọt của khoa học thế giới. Giúp sự toàn cầu hoá của thế giới sớm có thể thực hiện được, mọi người trên thế giới sẽ gần gũi nhau hơn qua mạng máy tính, như mạng Internet, Wan, Gan, Lan… Con người có thể giao tiếp với nhau dù ở cách xa bao nhiêu. Có mạng máy tính thì khoảng cách về không gian sẽ không còn ý nghĩa. Kéo theo đó nhiều loại hình kinh doanh trên mạng cũng xuất hiện giúp cho sự mua bán được dễ dàng hơn và tiện lợi hơn, tiết kiệm được thời gian và công sức, giúp cho quá trình ra quyết định của con người nhanh chính xác làm cho năng xuất lao động tăng cao từ đó làm cho nền kinh tế phat triển, tạo ra nhiêu của cải vật chất cho xã hội, nền kinh tế của con người ngày một phát triển và giàu có, cải thiên đời sống của mọi người dân trên thế giới. Máy tính và mạng máy tính là không thể thiếu cho sự phat triển của xã hội loài người nói chung và của nền kinh tế trí thức nói riêng.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin. Việc học tập về máy tính, mạng máy tính, công nghệ thông tin là một nhiệm vụ đặt ra cấp bách đối với sinh viên trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân nói chung và sinh viên khoa Tin Học Kinh Tế nói riêng. Thông qua đề tài em đã hiểu sâu hơn về mạng máy tính, mục đích và chức năng của mạng máy tính trong sự phát triển của kinh tế. Em đã tìm hiểu sâu hơn về một số mô hình mạng máy tính, và có sự so sánh giữa các mô hình mạng vớ nhau. Đặc biệt em đã tìm hiểu sâu về tầng phiên trong mô hình OSI. Chức năng nhiệm vụ công việc của nó trong mô hình OSI. Một số vấn đề về của mô hình OSI và tầng phiên, cách khắc phục khi có những sự cố.
Do trình độ còn hạn chế, và thời gian có hạn nên không thể chánh khỏi những sai xót mong mọi người bỏ qua. Em xin cảm ơn!

Chương 1
Tổng quan về mạng máy tính
1.1. Khái niệm về mạng máy tính.
Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi đường truyền theo một cấu trúc nào đó và thông qua đó các máy tính trao đổi thông tin qua lại cho nhau.

Hình 1: Mô hình liên kết các máy tính trong mạng.
Mục đích nhằm:
Sử dụng chung tài nguyên: những tài nguyên chung của mạng như (thiết bị, chương trình, bộ nhớ, dữ liệu…) khi được trở thành những tài nguyên chung của mạng thì mọi thành viên của mạng đều có thể tiếp cận được mà không quan tâm đến nó ở đâu.
Tăng độ tin cậy của hệ thống: Người ta có thể dễ dàng bảo trì máy móc và lưu trữ (backup) các dữ liệu chung và khi có trục trặc trong hệ thống thì cũng có thể được khôi phục nhanh chóng. Trong trường hợp bị trục trặc trên một trạm làm việc thì người ta có thể dùng trạm khác thay thế.
Nâng cao chất lượng hiệu quả khai thác thông tin: Khi thông tin có thể được sử dụng chung thì nó mang lại cho những người sử dụng khả năng tổ chức lại các công việc với những thay đổi về chất như:
- Đáp ứng nhu cầu của hệ thống ứng dụng kinh doanh hiện đại.
- Cung cấp sự thống nhất giữa các dữ liệu.
- Tăng cường năng lực xử lý nhờ kết hợp các bộ phận phân tán.
- Tăng cường truy nhập tới các dịch vụ mạng khác nhau đang được cung cấp trên thế giới.
Đường truyền là một hệ thống các thiết bị truyền dẫn có dây hay không dây để chuyển các tín hiệu điện tử từ máy này sang máy khác. Các tín hiệu điện tử đó biểu thị các giá trị dữ liệu dưới dạng các xung nhị phân (on – off). Tất cả các tín hiệu được truyền giữa các máy tính đều thuộc một dạng sóng điện tử. Tuỳ theo tần số của sóng điện từ có thể dùng các đường truyền vật lý khác nhau để truyền các tín hiệu. ở đây đường truyền được kết nối có thể là dây cáp đồng trục, cáp xoắn, cáp quang, dây điện thoại, sóng vô tuyến… Các đường truyền dữ liệu tạo nên cấu trúc của mạng. Hai khái niệm đường truyền và cấu trúc là những đặc trưng cơ bản của mạng máy tính.
Với sự trao đổi qua lại giữa máy tính này với máy tính khác đã phân biệt mạng máy tính với các hệ thống thu phát một chiều như truyền hình, phát thông tin từ vệ tinh xuống các trạm thu tự động… vì tại đây chỉ có thông tin một chiều từ nơi phát đến nơi thu mà không quan tâm đến có bao nơi thu. Có đảm bao chất lượng thu hay không.
Đặc trưng cơ bản của đường truyền vật lý là giải thông. Giải thông của một đường truyền chính là độ đo phạm vi tần số mà nó có thể đáp ứng được. Tốc độ truyền dữ liệu trên đường truyền còn được gọi là thông lượng của đường truyền, thường được tính bằng số lượng bit được truyền đi trong một giây (Bps). Thông lượng còn được đo bằng đơn vị khác là Baud (lấy từ tên nhà bác học –Emaile Baudot). Baud biểu thị số lượng thay đổi tín hiệu trong một giây.
ở đây Baud và Bps không phải bao giờ cũng đồng nhất. Ví dụ: nếu trên đường dây có 8 mức tín hiệu khác nhau thì mỗi mức tín hiệu tương ứng với 3 bit hay 1 Baud tương ứng với 3 bit. Chỉ khi có 2 mức tín hiệu trong đó mỗi mức tín hiệu tương ứng với 1 bit thì 1 Baud mới tương ứng với 1 bit.


1.2. Giới thiệu một số mô hình mạng phổ biến hiện nay.
1.2.1. Kiến trúc mạng SNA của IBM.
IBM giới thiệu SNA (Systems Network Architecture) vào tháng 9/1973 như là kiến trúc mạng máy tính của hãng. Đến 1977 đã có 350 trạm SNA được cài đặt. Cuối năm 1978, số lượng đó tăng lên 1250, rồi cứ thế theo đà phát triển đó đến nay đã có hơn 20000 trạm SNA đang hoạt động. Cho dù không dùng SNA thì cũng nên tìm hiểu các đặc trưng của nó vì nó đã khá phổ biến trong công nghiệp.
Mạng SNA dựa trên cơ chế phân tầng, trước đây thì hai hệ thống ngang hàng không được trao đổi trực tiếp. Sau này phát triển thành SNA mở rộng: Lúc này hai tầng ngang hàng nhau có thể trao đổi trực tiếp. Với 6 tầng có tên gọi và chức năng tất như sau:
- Tầng quản trị chức năng SNA (SNA Function Manegement): tầng này thật ra có thể chia tầng này làm hai tầng như sau:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top