daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Câu 3: Chứng minh đánh giá chính sách là cần thiết trong quy trình chính
sách? Trình bày thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở Việt Nam hiện nay
và phân tích nguyên nhân của thực trạng đó.
Đánh giá chính sách công là việc xem xét mức độ đạt được mục tiêu đề ra (hiệu
quả kinh tế, - xã hội của một chính sách) làm căn cứ cho việc lựa chọn và hoàn
thiện chính sách công. Đánh giá chính sách công có nhiệm vụ: sơ kết, tổng kết việc
thực hiện chính sách; rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết … Đánh giá chính
sách công để trả lời các câu hỏi: Chính sách đó có cần thiết hay không? Mục đích
của chính sách là gì? Chính sách đã tác động đến đối tượng ra sao?, hiệu quả thế
nào? Ai đánh giá tác động? Các phản hồi của chính sách là gì? Những tiêu chuẩn để
đánh giá chính sách? Chính sách đó nên tiếp tục duy trì, phát triển hay chấm dứt?
Đánh gia chính sách là việc xem xét, nhận định về giá trị các kết quả thu được
khi thực hiện chính sách công.
Nghiên cứu, đánh giá chính sách công thường tập trung vào 3 nhóm vấn đề:
Một là, xem xét vấn đề một cách tổng thể, trên bình diện quốc gia, liên quan
đến vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội.
Hai là, đánh giá thực hiện chương trình chính sách.
Ba là, đánh giá kết quả chính sách.
Đánh giá chính sách công là giai đoạn cuối cùng trong quy trình chính sách
nhưng trên thực tế, đánh giá chính sách công được thực hiện trong suốt quá trình
chính sách.
Đánh giá chính sách công bao gồm đánh giá kết quả thực tế triển khai chính
sách cũng như việc đánh giá về bản thân quá trình triển khai để tổng kết các kinh
nghiệm. Việc đánh giá chính sách trước và sau khi triển khai có ảnh hưởng sống
còn đối với một chính sách, không những trên phương diện vật chất mà còn cả về
uy tín và sinh mạng chính trị của các chủ thể liên quan.
Đánh giá chính sách công là công việc khó khan, phức tạp, bởi các lý do:
1


Một là, thực thi chính sách công luôn là một quá trình biến động theo những

điều kiện cụ thể trong thực tế, nên rất khó xác định được một căn cứ nhất định để
đánh giá.
Hai là, các mục tiêu ban đầu đặt ra cho chính sách công nhiều khi thiếu phân
minh, cụ thể và hiếm khi đạt được sự đồng thuận hoàn toàn từ các bên tham gia. Vì
thế, cơ sở của đánh giá chính sách công là mơ hồ.
Ba là, khó khăn để đạt đến sự thống nhất giữa người quản lý và người đánh giá
trong vấn đề xác định đầu ra.
Tóm lại: Đánh giá chính sách cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách
những kinh nghiệm, bài học trong việc ban hành chính sách; xem xét tính hợp lý
của chính sách; cung cấp cách nhìn, bài học thực tiến trong việc thực hiện chính
sách; góp phần tổng kết thực tiễn, hoàn thiện chính sách thông qua việc rút ra
những thiếu sót của các chính sách để bổ sung cho chính sách mới.
Các đặc trưng của đánh giá chính sách công:
Đánh giá chính sách công tập trung vào việc phán xét các giá trị thu được.
Đánh giá chính sách công căn cứ vào kết quả thực tế.
Tác dụng của việc đánh giá chính sách công:
Một là, nuôi dưỡng, thuc đẩy sự phát triển của chính sách.
Hai là, tăng cường tính hiệu quả của chính sách.
Ba là, xác định, đo lường các kết quả thực hiện chính sách.
Bốn là, xác định mực độ thỏa mãn của các đối tượng chính sách.
Năm là, cải tiến chính sách.
Các kiểu đánh giá chính sách: Có 3 kiểu đánh giá chính sách, đó là: Đánh giá
chính trị, đánh giá kỹ thuật và đánh giá toàn diện.
Các hính thức đánh giá chính sách công: Đánh giá theo phương pháp chuyên
môn, đánh giá dự trên cơ sở so sánh các kết quả thu được với những mục tiêu và
chỉ tiêu mà cơ quan hoạch định và thực hiện chính sách đã công bố và cuối cùng là
đánh giá thông qua thăm dò ý kiến các đối tượng của chính sách.
2


Thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở Việt Nam hiện nay và phân tích
nguyên nhân của thực trạng đó:
Cùng với hoạch định và triển khai thực hiện, thì đánh giá chính sách là một
khâu không thể thiếu của quy trình chính sách. Vì nhiều nguyên nhân khách quan
và chủ quan khác nhau, mà khâu đánh giá chính sách chưa được thực sự coi trọng
trong thực tiễn Việt Nam.
Chính sách công là một công cụ quan trọng của quản lý nhà nước. Thông qua
việc ban hành và thực thi các chính sách, những mục tiêu của Nhà nước được hiện
thực hóa.
Mỗi chính sách vận động theo một quy trình, bao gồm 3 giai đoạn cơ bản:
hoạch định chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách. Ở Việt Nam, lâu
nay Nhà nước đã chú trọng nhiều đến khâu hoạch định và thực thi chính sách, song
việc đánh giá chính sách thì dường như bị bỏ qua hay rất ít được quan tâm.
Đánh giá chính sách là xem xét, nhận định về giá trị các kết quả đạt được khi
ban hành và thực thi một chính sách công. Để có thể đi vào cuộc sống, chính sách
công được thể chế hóa thành các quy định pháp luật. Việc nhìn nhận và đánh giá
chính sách do đó thường gắn với sự đánh giá những quy định pháp luật này có phù
hợp với những yêu cầu của cuộc sống hay không và chúng được vận hành như thế
nào trên thực tế. Tuy nhiên, chính sách công không chỉ thể hiện trong các quy định
pháp luật, chúng còn nằm trong các chương trình, kế hoạch, chủ trương hoạt động
của nhà nước. Do đó, đánh giá chính sách công sẽ bao quát việc xem xét về tổng
thể các quyết định của nhà nước (chính phủ trung ương và chính quyền địa
phương) trong việc giải quyết một vấn đề cấp thiết đặt ra trong thực tiễn quản lý
nhà nước. Đánh giá chính sách cho phép xem xét, nhận định không chỉ về nội dung
chính sách, mà còn về quá trình thực thi chính sách, từ đó có biện pháp điều chỉnh
phù hợp với đòi hỏi thực tế để đạt các mục tiêu mong đợi.
Khi Việt Nam chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế, đòi hỏi ban hành các chính sách để tạo ra những nhân tố,
3


môi trường cho sự chuyển đổi trở thành cấp bách. Vì vậy, trong một thời gian khá
dài, Nhà nước tập trung cao vào việc xây dựng và ban hành các thể chế, nhằm tạo
các hành lang pháp lý cho mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Việc ban hành hàng loạt văn
bản pháp luật trong không ít trường hợp dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lắp,
thậm chí mâu thuẫn nhau giữa các quy định pháp lý, mà cuối cùng là sự chi phối
của chúng đối với các hoạt động kinh tế – xã hội theo các chiều khác nhau, khiến
cho những hoạt động này không đạt được mục tiêu mong muốn. Nói cách khác,
hàng loạt chính sách được ban hành, có hiệu lực thi hành, song việc chính sách đó
có hiệu lực thực tế như thế nào và đáp ứng mục tiêu đặt ra đến đâu thì dường như
không được quan tâm. Đôi khi chính sách được ban hành chẳng những không giải
quyết được vấn đề đặt ra, mà còn gây ra những hiệu ứng phụ làm phức tạp thêm
vấn đề. Chẳng hạn, chính sách hạn chế ùn tắc giao thông trong các thành phố lớn
đã được triển khai với nhiều giải pháp khác nhau, song thực tế vẫn chưa giải quyết
được vấn đề ùn tắc, trong khi đó một số giải pháp đưa ra, như chặn các ngã tư, thu
phí chống ùn tắc lại gây ra các hiệu ứng phụ làm rắc rối thêm hiện trạng. Hơn thế,
việc hoạch định chính sách (thông qua việc soạn thảo và ban hành hàng loạt văn
bản pháp luật) và việc tổ chức triển khai các chính sách đó trên thực tế đã tiêu tốn
tiền của của nhân dân và sức lực của không ít người, song nhiều khi các chính sách
này không đem lại lợi ích tương xứng với chi phí đã bỏ ra. Do đó, đã đến lúc cần
coi đánh giá chính sách như một khâu không thể thiếu trong quy trình chính sách.
Mặc dù là một khâu quan trọng trong quy trình chính sách, song ở nước ta,
nhiều chính sách không được quan tâm đánh giá. Tình trạng đó xuất phát từ
các lý do sau đây:
1. Nhận thức về đánh giá chính sách còn đơn giản. Điều đó được biểu hiện:
Đồng nhất chính sách với một văn bản đơn lẻ. Mặc dù chính sách được thể chế
hóa trong văn bản pháp luật, song không thể đồng nhất chính sách với một văn bản
đơn lẻ. Thậm chí có những chính sách lớn lại là tập hợp của những chính sách bộ
phận. Chẳng hạn, chính sách xóa đói, giảm cùng kiệt bao gồm chính sách hỗ trợ người
4



cùng kiệt thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách miễn giảm học phí
cho người nghèo, chính sách khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo… Do đó,
việc đánh giá chính sách thường khá phức tạp, đòi hỏi có cách nhìn tổng thể.
Coi đánh giá chính sách là việc của cơ quan ban hành chính sách, nên chờ đợi
khi cơ quan này có chủ trương hay yêu cầu cụ thể mới tổ chức triển khai đánh giá.
Tách biệt giữa đánh giá nội dung chính sách (thể hiện qua văn bản) với đánh
giá việc thực thi chính sách. Đôi khi, chúng ta rơi vào các nhận xét phiến diện: hoặc
cho rằng các chính sách ban hành là đúng đắn, thường chỉ sai phạm trong khâu thực
thi; nhưng có lúc lại che lấp các hạn chế trong thực thi chính sách bằng cách đổ lỗi
cho sự không phù hợp của các quy định pháp luật.
2.Các cơ quan chức năng thường không quan tâm tổ chức đánh giá chính
sách. Trên thực tế, rất ít chính sách được tổ chức đánh giá một cách nghiêm túc, bài
bản. Nhiều cơ quan có thẩm quyền (cơ quan ban hành chính sách hay chủ trì tổ
chức thực hiện chính sách) không đưa việc đánh giá chính sách vào chương trình
hoạt động của mình. Có thể nêu ra nhiều nguyên nhân của tình trạng này: do không
có đủ nhân lực, không có nguồn lực tài chính để đánh giá, do chính sách được thực
hiện rất “bình lặng” không gây ra vấn đề gì, do bản thân các cơ quan này không
muốn “tự phán xét” các chính sách do mình ban hành và thực thi… Đương nhiên,
việc đánh giá chính sách không chỉ do các cơ quan nhà nước tiến hành. Các đánh
giá chính sách có thể được phản ánh qua công luận, qua ý kiến của nhân dân, của
các tổ chức chính trị – xã hội. Song sự đánh giá từ bên ngoài nhà nước sẽ chỉ có giá
trị thực sự nếu được các cơ quan nhà nước tiếp nhận, tổng hợp và rút kinh nghiệm.
Trong không ít trường hợp, sự đánh giá lẻ tẻ, tự phát của nhân dân bị bỏ qua. Nếu
thiếu sự chủ trì của các cơ quan chức năng, thì việc đánh giá cũng ít có tác động
đến các nhà hoạch định và thực thi chính sách.
Thứ ba, việc xem xét lại chính sách đôi khi chỉ được thực hiện khi xuất hiện
“vấn đề”. Trong một số trường hợp, các chính sách vẫn “bình yên” trong một thời

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Trình bày lý thuyết về tuần hoàn và chu chuyển tư bản. ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý th Kiến trúc, xây dựng 0
D TRÌNH BÀY LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA MAC LENIN VỀ TIỀN CÔNG VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ Ở VIỆT NAM Môn đại cương 0
D Trình bày vị thế của đồng EURO và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu đối với Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
L Trình bày lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của tư bản, ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
H Trình bày lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của TB. ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
N Theo QĐ15 thì nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính tổng hợp thực hiện theo thông tư hướng d Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
T Báo cáo thực tập em xin trình bày một cách sơ lược nhất về các hoạt động tại Công ty Cổ phần Công Tài liệu chưa phân loại 0
C Trình bày lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của tư bản, ý nghĩa thực tiễn rút ra Tài liệu chưa phân loại 0
F Trình bày lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của tư bản - Ý nghĩa thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0
M Thực trạng việc lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top