Adriyel

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

I. Tranh chấp quốc tế 4
1. Khái niệm 4
2. Chủ thể của tranh chấp quốc tế 4
3. Phân loại 4
4. Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế 6
II. Tòa án công lý quốc tế - ICJ 11
1. Cơ sở pháp lý 11
2. Lịch sử hình thành 11
3. Cơ cấu tổ chức 12
4. Nguyên tắc hoạt động 12
5. Thẩm quyền 14
III. Kết luận 19
Danh mục tài liệu tham khảo 20
I. Tranh chấp quốc tế
1. Khái niệm
Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về tranh chấp quốc tế trong các văn bản pháp lý.
Theo quan niệm của Pháp viện thường trực quốc tế - cơ quan giải quyết tranh chấp của Hội quốc liên (tổ chức tiền thân của Liên Hợp Quốc): tranh chấp là sự bất đồng về một quy phạm pháp luật hay sự kiện nào đó giữa các chủ thể nhất định (trường hợp này là giữa các quốc gia) khi một trong các bên đưa ra yêu sách, đòi hỏi đối với bên kia nhưng bên đó không chấp nhận hay chỉ chấp nhận một phần.
Căn cứ vào thực tế, có thể hiểu theo cách chung nhất, tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó, các chủ thể tham gia có những quan điểm trái ngược hay mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau.
Đó là sự không thỏa thuận được với nhau về quyền hay sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lý hay quyền giữa các bên chủ thể luật quốc tế với nhau.
2. Chủ thể của tranh chấp quốc tế
Các chủ thể của tranh chấp quốc tế là chủ thể của luật quốc tế bao gồm các quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, các tổ chức quốc tế liên chính phủ (tổ chức Asean, EU, WTO…), và các chủ thể đặc biệt khác (Vatican, công quốc Monaco…). Trong đó, các quốc gia là chủ thể cơ bản của tranh chấp quốc tế.
Xung đột giữa các chủ thể khác chủ thể của luật quốc tế không thể là tranh chấp quốc tế. Do đó, cần tránh nhầm lẫn tranh chấp quốc tế với tranh chấp khác. Ví dụ, tranh chấp giữa các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá basa và hiệp hội chống bán phá giá của Mỹ không phải là tranh chấp quốc tế.
3. Phân loại
Hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều tranh chấp quốc tế mà tính chất các tranh chấp này ngày một đa dạng nhưng nhìn chung ta có các cách phân loại tranh chấp quốc tế như sau, và mỗi cách phân loại đều có các tiêu chí nhất định.
a. Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia
-Tranh chấp song phương: tranh chấp giữa hai bên
-Tranh chấp đa phương: tranh chấp giữa nhiều bên bao gồm tranh chấp có tính khu vực và tranh chấp có tính toàn cầu.
Ví dụ: Sau hội thảo “Biển Đông hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, các học giả phương Tây nhất trí rằng tranh chấp ở biển Đông bao gồm tranh chấp song phương và đa phương.
b. Căn cứ vào tính chất của vụ việc
-Tranh chấp có tính chính trị: thường là tranh chấp về chủ quyền quốc gia đối với dân cư, lãnh thổ, về lợi ích giữa các bên… liên quan đến các đòi hỏi phải thay đổi các quy định hiện hành, gắn liền với quyền và nghĩa vụ của các bên. Tranh chấp thuộc loại này thường rất nguy hiểm, do tính chất phức tạp và có thể tiềm ẩn khả năng bùng phát các cuộc xung đột, đe dọa hòa bình, ổn định của khu vực cũng như của thế giới.
Ví dụ: Căng thẳng giữa Nicaragua và Costa Rica bùng nổ xung quanh hòn đảo Calero trên sông San Juan mà Nicaragua đang xúc tiến việc đào một con kênh và đốn hạ cây trên vùng lãnh thổ tranh chấp. Nicaragua bác bỏ việc binh lính của họ xâm nhập lãnh thổ Costa Rica trong khi nước này khẳng định lãnh thổ của họ bị xâm phạm
-Tranh chấp có tính pháp lý: là những tranh chấp giữa các bên liên quan đến sự bất đồng trong việc giải thích hay áp dụng các quy định hiện hành, như những tranh chấp về giải thích điều ước quốc tế, về các sự kiện vi phạm nghĩa vụ quốc tế. Đây là những tranh chấp tương đối phổ biến trong quan hệ quốc tế.
c. Căn cứ vào đối tượng tranh chấp
-Tranh chấp về kinh tế.
-Tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế hay tổ chức quốc tế.
Nhìn chung các cách phân loại kể trên chỉ có tính chất tương đối, vì trên thực tế có tranh chấp xảy ra, muốn phân biệt chúng thuộc loại tranh chấp nào đều không dễ dàng. Không ít vụ việc tranh chấp vừa mang tính pháp lý lại vừa mang tính chính trị. Do vậy các giải pháp cho mỗi vụ tranh chấp cụ thể cũng cần tính tới những yếu tố này.
Ví dụ như tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia nếu xét về tiêu chí chủ thể đây là tranh chấp song phương, nhưng xét về mặt tính chất thì đây lại là tranh chấp có tính chính trị.
4. Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế
Các tranh chấp ngày một gia tăng vì vậy vấn đề đặt ra là các phương cách giải quyết nhằm bảo đảm quyền lợi của các bên đồng thời cũng phù hợp với từng loại tranh chấp.
Dù lựa chọn phương cách nào thì nền tảng đặt ra trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế đó là giải quyết trên cơ sở nguyên tắc hòa bình. Giải quyết tranh chấp bằng cách hòa bình là hệ quả trực tiếp được rút ra từ nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Nguyên tắc dùng phương pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp lần đầu tiên được nêu trong Hiệp ước Braind-Kellog năm 1928. Sau đó được ghi nhận trong khoản 3 điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc: “Hội viên Liên Hợp Quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng các biện pháp hòa bình làm thế nào để khỏi nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế cũng như công lý”. Ghi nhận này được nhấn mạnh trong Tuyên ngôn 1970 của Liên Hợp Quốc và được cụ thể trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương khác. Theo nguyên tắc này, việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình có các biện pháp sau:
Phương pháp đàm phán trực tiếp
cách giải quyết tranh chấp này được thực hiện thông qua việc đàm phán trực tiếp giữa các bên tranh chấp. Trong số các biện pháp giải quyết tranh chấp, đàm phán được áp dụng rất phổ biến và được biết đến từ rất sớm trong lịch sử quan hệ quốc tế và luôn chiếm vị trí hàng đầu trong số danh mục các biện pháp mà các chủ thể luật quốc tế áp dụng.
Đàm phán trực tiếp là sự trao đổi có tính chất đề xuất, thương lượng, bàn bạc, theo hình thức song phương, đa phương về các vấn đề nảy sinh tranh chấp diễn ra giữa các bên liên quan, trong khuôn khổ một hội nghị hay các cuộc gặp song phương.
Ví dụ: Tranh chấp biên giới đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cuộc đàm phán sáu bên tại Cộng hòa nhân dân Triều Tiên…
Trên thực tế đàm phán trực tiếp không chỉ được sử dụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên chủ thể luật quốc tế mà còn là phương tiện được sử dụng để trao đổi thông tin, ý kiến về các vấn đề khác nhau, thống nhất quan điểm, đường lối, ký kết các điều ước quốc tế. Đàm phán có thể được tiến hành bởi thay mặt chính thức của các bên hữu quan ở các cấp độ khác nhau, chẳng hạn như ở cấp cao nhất – nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ hay không chính thức.
Ưu điểm: một trong những ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là bên thứ ba (thậm chí cả cộng đồng quốc tế) cũng khó gây áp lực và can thiệp vào quá trình giải quyết tranh chấp, do đó các bên tự do thể hiện ý chí của mình, dẫn đến nếu đàm phán thành công thì việc áp dụng rất khả thi. Ngoài ra còn các ưu điểm như: các bên chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết, đảm bảo được bí mật và không chịu sự tác động của bên thứ ba, uy tín, vị thế trên trường quốc tế được đảm bảo.
Nhược điểm: tỷ lệ thành công không cao xuất phát từ tự do thể hiện ý chí khi quyền lợi các bên không đạt đến sự thỏa thuận chung.
Nhóm biện pháp thông qua bên thứ ba
- Biện pháp trung gian: được quy định trong công ước Lahaye 1899 và 1907 như là một trong các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Bên thứ ba là chủ thể có uy tín trên trường quốc tế, khuyến khích các bên tranh chấp ngồi vào bàn đàm phán. Bên trung gian không tham gia vào đàm phán và không đưa ra các điều kiện giải quyết tranh chấp. Giải quyết tranh chấp thông qua trung gian thực chất là các bên chấp nhận sự tham gia của bên thứ ba. Bên thứ ba có thể là một hay một số quốc gia; một hay một số cá nhân có uy tín và cũng có thể là thông qua cơ quan của tổ chức quốc tế.
Với nguyên tắc, cơ quan trung gian phải tôn trọng ý chí tự quyết của các bên tranh chấp. Các đề nghị khuyến cáo của cơ quan trung gian liên quan đến vụ tranh chấp chỉ có thể là cơ sở cho các cuộc đàm phán và thỏa thuận giữa các bên tranh chấp mà không thể có giá trị pháp lý ràng buộc.
Ưu điểm: Các bên nỗ lực giải quyết tranh chấp do sự tác động của bên thứ ba, tỷ lệ thành công trong giải quyết tranh chấp cao hơn trong đàm phán trực tiếp, có tính khả thi cao mà vẫn giữ được bí mật. Ngoài ra còn chủ động được thời gian, địa điểm và không tốn kém chi phí nhiều.
Nhược điểm: Các bên tranh chấp chịu sự tác động của bên thứ ba và uy tín trên trường quốc tế sụt giảm.
Ví dụ: Mỹ và Trung quốc kêu gọi Hàn quốc và Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán giải quyết tranh chấp xung quanh đảo Yeon Peong
- Biện pháp hòa giải: Bên thứ ba có uy tín trên trường quốc tế khuyến khích các bên ngồi vào bàn đàm phán và bên thứ ba tham gia trực tiếp vào bàn đàm phán bằng cách đưa ra dự thảo giải quyết tranh chấp để các bên tham khảo.
Với tư các tham gia tích cực vào đàm phán giữa các bên tranh chấp, bên hòa giải có phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ rộng lớn hơn, thể hiện ở việc tham gia đàm phán từ đầu cho đến khi kết thúc, thậm chí có thể điều khiển cả cuộc đàm phán, đưa ra kiến nghị hay đưa ra đề nghị thay đổi yêu sách của các bên tranh chấp nhằm làm cho các bên xích lại gần nhau hơn, dung hòa các yêu sách của các bên nhưng kiến nghị của họ không có tính chất bắt buộc đối với các bên. Bên thứ ba có thể là một hay một số quốc gia, cá nhân hay tổ chức quốc tế, không tham gia vào vụ tranh chấp.
Hòa giải được coi là kết thúc trong các trường hợp sau:
- Vụ tranh chấp đã kết thúc
- Các bên tranh chấp chấp nhận các kết luận, khuyến nghị… của bên hòa giải
- Các bên hay một bên tranh chấp bác bỏ các kết luận hay khuyến nghị đó.
Ưu điểm: có tính hiệu quả cao, các bên nỗ lực giải quyết tranh chấp và nỗ lực thực hiện thỏa thuận.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Vananh26051999

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế tại tòa án công lý quốc tế

:grin: Bài viết rất hay
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế tại tòa án công lý quốc tế

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ebook Tranh chấp biển Đông: Luật pháp, Địa Chính trị và Hợp tác Quốc tế (Phần 2) - Đặng Đình Quý (ch Luận văn Luật 0
N Thực hiện hợp đồng và các phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Bài giảng Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế Luận văn Luật 0
H Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp thương mại Luận văn Kinh tế 0
W Tìm hiều về tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa Công ty CP thương mại và dịch vụ Quốc tế An Thịnh và Cô Luận văn Kinh tế 0
D Pháp Luật Quốc Tế Và Việc Giải Quyết Tranh Chấp Hai Quần Đảo Hoàng Sa, Trường Sa Văn hóa, Xã hội 0
T Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông dưới góc độ luật pháp quốc tế Văn hóa, Xã hội 0
K Cơ chế giải quyết tranh chấp trong tư pháp quốc tế và thực tiễn Việt Nam : Luận án TS. Luật: 62 38 6 Luận văn Luật 0
K Áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và vấn đề tranh chấp ở biển Đông Luận văn Luật 2
F Áp dụng Điều 33 Hiến chương của Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế : Luận văn Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top