Luận văn luật: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 03
Nhà xuất bản: Khoa Luật
Ngày: 2014
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂM PHẠM
QUYỀN TÁC GIẢ VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM
PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ....................................................................5
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ........... 5
1.1.1. Khái quát chung về quyền tác giả ...................................................... 5
1.1.2. Khái niệm hành vi xâm phạm quyền tác giả....................................... 7
1.1.3. Đặc điểm hành vi xâm phạm quyền tác giả........................................ 7
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM
PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ................................................................ 8
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm dân sự............................................................ 8
1.2.2. Khái niệm trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả.............. 12
1.2.3. Đặc điểm trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả............... 13
1.3. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM PHẠM QUYỀN TÁC
GIẢ THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA............................. 15
1.3.1. Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật
Nhật Bản.......................................................................................... 15
1.3.2. Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật
Hoa Kỳ ............................................................................................ 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................. 25
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiChương 2: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO
XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ.................................................. 26
2.1. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH
NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ................ 26
2.1.1. Chủ thể áp dụng trách nhiệm dân sự ................................................ 26
2.1.2. Điều kiện áp dụng trách nhiệm dân sự ............................................. 29
2.1.3. Các dạng hành vi xâm phạm quyền tác giả ...................................... 33
2.1.4. Các dạng chế tài............................................................................... 42
2.2. ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH
NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ................ 65
2.2.1. Những mặt tích cực.......................................................................... 65
2.2.2. Những mặt còn tồn tại...................................................................... 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................. 73
Chương 3: THỰC TIỄN XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ VÀ
NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT................... 74
3.1. THỰC TIỄN XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM....... 74
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ...................................... 82
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện xây dựng quy định của pháp luật .................... 82
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện áp dụng pháp luật ........................................... 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................. 87
KẾT LUẬN................................................................................................. 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 89DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS : Bộ luật Dân sự
SHTT : Sở hữu trí tuệ
TAND : Tòa án nhân dân
TNDS : Trách nhiệm dân sự
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình
sáng tạo ra hay sở hữu. Quyền này được Nhà nước bảo hộ; do đó, pháp luật
đã quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền này khi có hành vi xâm
phạm. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có hành vi xâm phạm quyền tác giả đều
phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do pháp luật quy định. Chủ thể xâm
phạm có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm dân sự, thậm
chí là trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc chủ thể xâm phạm phải chịu trách
nhiệm pháp lý nào còn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của chủ thể quyền. Nếu
chủ thể quyền có đơn khởi kiện chủ thể có hành vi xâm phạm quyền tác giả
thì khi đó, Tòa án sẽ áp dụng các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân
có hành vi xâm phạm quyền tác giả như: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
buộc xin lỗi cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi
thường thiệt hại… Trên thế giới, hầu hết các nước khi phát hiện có các hành
vi xâm phạm quyền tác giả, chủ thể quyền thông thường khởi kiện ra Tòa án
để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, ở
Việt Nam, thực trạng xâm phạm quyền tác giả ngày càng có xu hướng gia
tăng, tính chất vi phạm ngày càng tinh vi hơn, nhưng số vụ án về quyền tác
giả được tòa án thụ lý và giải quyết còn rất khiêm tốn, mặc dù so với biện
pháp hành chính và biện pháp hình sự thì biện pháp dân sự có ưu thế hơn. Tại
sao vậy? Nguyên nhân là do tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chưa coi việc khởi
kiện ra tòa là chuyện bình thường; cộng với năng lực, trình độ chuyên môn
của cán bộ, công chức ngành Tòa án còn yếu, hiểu biết chưa sâu về lĩnh vực
sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng; do cơ chế giải quyết tranh
chấp tại tòa án còn nhiều bất cập…2
Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hiện nay
Việt Nam đã tham gia công ước Berne (24/10/2006) và trở thành thành viên
chính thức của Tổ chức thương mại thế giới –WTO (11/01/2007) thì vấn đề
bảo vệ quyền tác giả phải được quan tâm thực hiện hơn nữa. Với mong muốn
cung cấp cho chủ thể quyền thêm một tài liệu tham khảo trước khi lựa chọn
cách bảo vệ quyền tác giả của mình; đồng thời mong muốn hoàn thiện
hơn nữa quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác
giả, để việc bảo vệ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự trở thành cơ chế bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ phổ biến và hữu hiệu nhất, tui quyết định lựa chọn đề tài
“Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam”
làm Luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến thời điểm tác giả nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm dân sự do
xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam”, đã có một số bài nghiên
cứu về vấn đề này như “Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ở Việt
Nam hiện nay” của tác giả Hoàng Minh Thái, luận văn thạc sĩ luật học năm
2001; “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” của tác giả Ngô Văn Giang,
luận văn thạc sĩ luật học năm 2007; “Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” của tác giả
Đinh Thị Thúy Vân, khóa luận tốt nghiệp năm 2011; “Bồi thường thiệt hại do
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
của tác giả Ngô Thị Thu Huyền, khóa luận tốt nghiệp năm 2012; “Nội dung
quyền tác giả theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” của tác giả Ngô Thị
Lam, khóa luận tốt nghiệp năm 2012; “Xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam –
Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Hồng Oanh, khóa luận tốt
nghiệp năm 2012… và một số bài báo, tạp chí như “Thực trạng giải quyết
tranh chấp về quyền tác giả tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 và một số đề
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật và thực thi về sở hữu trí tuệ” của nhóm tác
giả TS. Nguyễn Hợp Toàn, PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy, PGS.TS. Trần
Văn Nam; “Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự tại
Việt Nam – Thực tiễn pháp luật và đề xuất hoàn thiện” của tác giả Phạm Văn
Toàn (nguyên Phó Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ) đăng trên
trang web của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 15/10/2013… Tuy nhiên, các
công trình này chỉ đề cập tới một số khía cạnh về trách nhiệm dân sự do xâm
phạm quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung; chưa có công
trình nghiên cứu khoa học nào tập trung phân tích một cách toàn diện, có hệ
thống và chuyên sâu những vấn đề về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm dân
sự do xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một Luận văn thạc sỹ, Luận văn này chủ yếu tập
trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về trách nhiệm dân sự ngoài hợp
đồng của cá nhân, tổ chức đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của Luận văn này là dựa trên phương pháp
luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học. Đồng thời, Luận văn sử dụng thêm một số phương pháp khác như
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, tổng hợp.
5. Mục đích nghiên cứu
Xác định rõ các hành vi xâm phạm quyền tác giả; xem xét thực trạng
xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam; tìm hiểu và nghiên cứu các quy định
về trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam;
qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về
trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả, để việc bảo vệ quyền tác giả4
bằng biện pháp dân sự trở thành cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phổ biến
và hữu hiệu nhất.
6. Những kết quả nghiên cứu mới
Phân tích một số vấn đề lý luận về trách nhiệm dân sự và các hành vi
xâm phạm quyền tác giả, làm rõ các quy định về trách nhiệm dân sự do xâm
phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam.
Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật, những mặt tích cực và những
mặt còn tồn tại, từ đó tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy
định của pháp luật về trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả nói
riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn
được bố cục theo 3 chương trong phần nội dung, như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về xâm phạm quyền tác giả
và TNDS do xâm phạm quyền tác giả.
Chương 2: Các quy định pháp luật và đánh giá việc áp dụng pháp luật
về TNDS do xâm phạm quyền tác giả.
Chương 3: Thực tiễn xâm phạm quyền tác giả và những giải pháp
hoàn thiện pháp luật.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂM PHẠM
QUYỀN TÁC GIẢ VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM PHẠM
QUYỀN TÁC GIẢ
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ
1.1.1. Khái quát chung về quyền tác giả
* Khái niệm quyền tác giả: Theo nghĩa rộng, quyền tác giả là một chế
định pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, xác định và bảo hộ các
quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm văn học,
nghệ thuật, khoa học; quy định việc bảo vệ, khôi phục các quyền đó khi có
hành vi xâm phạm. Còn theo nghĩa hẹp, quyền tác giả bao gồm tổng thể các
quyền của tác giả đối với tác phẩm mà mình sáng tạo ra; quyền tác giả bao
gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
đối với tác phẩm [37, tr.34].
* Đặc điểm quyền tác giả: Giống như các đối tượng của quyền sở hữu
trí tuệ khác (quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng),
quyền tác giả cũng có tính vô hình và chỉ được bảo hộ trong một thời hạn nhất
định. Ngoài ra, quyền tác giả còn có các đặc điểm riêng như sau [37, tr.35]:
+ Thứ nhất, đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo được
bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật: Tác phẩm
phải là thành quả lao động sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới một hình
thức nhất định. Tuy nhiên, những nội dung thể hiện trong tác phẩm đi ngược
lại lợi ích dân tộc, bôi nhọ vĩ nhân, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người
khác, có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội thì không được bảo hộ.
+ Thứ hai, quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác
phẩm: Pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam chỉ bảo hộ hình thức chứa6
đựng tác phẩm khi nó được tạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định mà
không bảo hộ nội dung sáng tạo tác phẩm. Vì vậy, trên thực tế có nhiều tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có cùng nội dung, nhưng có sự sáng tạo
trong hình thức thể hiện đều được pháp luật công nhận và bảo vệ.
+ Thứ ba, quyền tác giả được bảo hộ tự động: Đặc điểm này của quyền
tác giả khác hoàn toàn so với quyền sở hữu công nghiệp. Nếu như quyền tác
giả được bảo hộ tự động kể từ thời điểm tác giả sáng tạo ra tác phẩm thì
quyền sở hữu công nghiệp được xác lập dựa trên quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền qua việc xét và cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu các
đối tượng sở hữu công nghiệp. Pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam
không quy định bắt buộc nghĩa vụ đăng ký và nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền
tác giả, hay nói cách khác, việc đăng ký quyền tác giả không phải là căn cứ
làm phát sinh quyền tác giả mà chỉ có giá trị là chứng cứ chứng minh cho chủ
thể quyền khi phát sinh tranh chấp.
+ Thứ tư, quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối: Đối với
các tác phẩm đã được công bố, phổ biến và tác phẩm không bị cấm sao chụp
thì trong một số trường hợp, cá nhân, tổ chức được sử dụng tác phẩm không
phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao và một số trường hợp
không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao.
* Nội dung quyền tác giả: Cũng giống như các quyền dân sự khác,
khái niệm nội dung quyền tác giả có nội hàm hẹp hơn so với khái niệm quyền
tác giả. Nội dung quyền tác giả chỉ nhằm xác định các quyền nhân thân và
quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
Quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm là các quyền mang yếu tố
tinh thần của chủ thể đối với tác phẩm, thông thường, về bản chất, các quyền
nhân thân luôn gắn liền với chủ thể nhất định và không thể chuyển dịch được
(trừ quyền công bố hay cho người khác công bố tác phẩm).
Quyền tài sản của chủ thể quyền đối với tác phẩm là các lợi ích vật
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
chất có được từ tác phẩm mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền
được hưởng, như: được hưởng nhuận bút, thù lao hay hưởng các lợi ích
vật chất khác khi tác phẩm được sử dụng (làm tác phẩm phái sinh, biểu
diễn tác phẩm, sao chép tác phẩm…). Các quyền nhân thân và quyền tài
sản này được Nhà nước và pháp luật bảo hộ.
1.1.2. Khái niệm hành vi xâm phạm quyền tác giả
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành không có khái niệm
chung để chỉ các hành vi xâm phạm quyền tác giả mà các hành vi này được
liệt kê tại Điều 28 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Tuy nhiên,
như đã phân tích ở trên, các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả
được Nhà nước và pháp luật bảo hộ; vì vậy, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có
hành vi vi phạm bất cứ một quyền nào thuộc quyền của tác giả và chủ sở hữu
quyền tác giả khi không có sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
đều phải chịu những trách nhiệm pháp lý nhất định (xử phạt hành chính, bồi
thường thiệt hại, thậm chí là bị xử lý hình sự).
Như vậy, cũng giống như các hành vi xâm phạm quyền khác, các hành
vi xâm phạm quyền tác giả được hiểu là những hành vi cố ý hay vô ý của các
cá nhân, tổ chức vi phạm bất kỳ một quyền nào thuộc quyền tác giả đang
được pháp luật bảo hộ và phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi.
1.1.3. Đặc điểm hành vi xâm phạm quyền tác giả
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và hành vi xâm
phạm quyền tác giả nói riêng là một loại của hành vi vi phạm pháp luật. Do
vậy, hành vi xâm phạm quyền tác giả mang các đặc điểm chung của hành vi
vi phạm pháp luật, đồng thời mang những đặc điểm riêng có.
Chủ thể có hành vi xâm phạm quyền tác giả phải gánh chịu trách nhiệm
pháp lý đối với hành vi xâm phạm của mình, trừ trường hợp chủ thể này
không có năng lực trách nhiệm pháp lý (người bị mất năng lực hành vi dân8
sự). Đây là đặc điểm của tất cả các hành vi vi phạm pháp luật nói chung; cá
nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền tác giả phải chịu trách nhiệm hành
chính, trách nhiệm dân sự, thậm chí là trách nhiệm hình sự đối với hành vi
xâm phạm của mình.
Hành vi xâm phạm quyền tác giả phải là xử sự thực tế (cố ý hay vô ý)
của các cá nhân, tổ chức xâm phạm các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ của
quyền tác giả. Các hành vi này là xử sự thực tế, cụ thể của các cá nhân, tổ
chức nhất định. Ví dụ cá nhân (hay tổ chức) sử dụng tác phẩm mà không
được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao,
quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu (trừ các trường hợp sử dụng tác phẩm
đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo
quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT).
Một đặc điểm nữa của hành vi xâm phạm quyền tác giả là một hành vi
xâm phạm quyền tác giả không chỉ gây tổn hại cho chủ thể quyền đối với đối
tượng sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, mà còn có thể gây tổn hại cho lợi ích của
toàn xã hội. Hành vi xâm phạm quyền tác giả tác động tiêu cực tới các quyền
của tác giả, làm suy giảm một phần hay hoàn toàn cơ hội của tác giả để khai
thác tác phẩm nhằm mục đích kinh tế. Hơn nữa, các hành vi xâm phạm quyền
tác giả xảy ra không nằm trong sự kiểm soát của tác giả, dẫn đến triệt tiêu
mục đích khuyến khích sáng tạo mà pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ nói
chung và quyền tác giả nói riêng đặt ra.
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM
PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm dân sự
* Khái niệm TNDS
BLDS 2005 không có một điều khoản cụ thể nào quy định về khái niệm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
TNDS mà chỉ quy định các loại TNDS được áp dụng trong những trường hợp
cụ thể tại các Điều 303, Điều 304, Điều 305, Điều 306 và Điều 307. Hiện nay,
một số học giả đưa ra khái niệm về TNDS như sau:
Trong cuốn sách “Những vấn đề cơ bản và thuật ngữ của BLDS”,
TNDS được hiểu theo nghĩa rộng “ là các biện pháp có tính cưỡng chế được
áp dụng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị vi
phạm”; còn theo nghĩa hẹp, TNDS được hiểu:
Là các biện pháp có tính cưỡng chế áp dụng đối với người có
hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác, người
gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc phục những hậu quả xấu
xảy ra bằng tài sản của mình (trong đó có bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng hay ngoài hợp đồng) [8, tr.168].
Trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ luật học” của Trường Đại học
Luật Hà Nội đưa ra khái niệm: “TNDS là trách nhiệm pháp lý mang tính tài
sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về
tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị thiệt hại” [36, tr.128].
Nhìn chung, các khái niệm về TNDS mà các học giả đã xây dựng đều
phản ánh được những đặc điểm cơ bản của TNDS như: Là một loại trách
nhiệm pháp lý, được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân
sự; nhằm mục đích bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần cho người
bị thiệt hại. Tuy nhiên, trong các khái niệm này các học giả chưa làm rõ được
đặc điểm quan trọng về mặt chủ thể của TNDS. Do vậy, theo quan điểm của
tác giả luận văn, khái niệm về TNDS có thể được hiểu như sau: TNDS là
trách nhiệm pháp lý do Tòa án hay chủ thể khác được phép áp dụng đối với
các chủ thể vi phạm nghĩa vụ dân sự, buộc các chủ thể này phải tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ và phải bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần cho
người bị thiệt hại.10
* Đặc điểm của TNDS
TNDS cũng là một loại trách nhiệm pháp lý cho nên TNDS cũng mang
các đặc điểm nói chung của trách nhiệm pháp lý; đồng thời TNDS cũng có
các đặc điểm riêng có. Một số đặc điểm cơ bản của TNDS như [17].
Thứ nhất, TNDS là một biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hay các chủ thể khác áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp
luật dân sự.
Thứ hai, TNDS chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm. Hành vi vi
phạm ở đây có thể là: Gây thiệt hại cho người khác bằng hành vi trái pháp
luật; chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; hủy
hoại tài sản của người khác; vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng đã được
ký kết và có hiệu lực pháp luật.
Thứ ba, khi TNDS được áp dụng bao giờ nó cũng mang lại những hậu
quả bất lợi đối với bên vi phạm, đó là những hậu quả bất lợi về mặt tài sản đối
với bên vi phạm. Bởi vì, khi có hành vi vi phạm pháp luật dân sự, thiệt hại
gây ra thường là những thiệt hại về tài sản. Ngay cả khi thiệt hại gây ra là
thiệt hại về tinh thần thì để bù đắp cho những tổn thất tinh thần đó, cũng chỉ
có thể được thực hiện bằng việc bù đắp về mặt tài sản. Việc áp dụng TNDS
nhằm bù đắp những tổn thất mà người bị vi phạm phải gánh chịu do hành vi
vi phạm pháp luật của người có hành vi vi phạm gây ra.
Thứ tư, chủ thể chịu TNDS có thể là người thực hiện hành vi vi phạm
hay không phải là người thực hiện hành vi vi phạm. Thông thường người
thực hiện hành vi vi phạm sẽ phải tự mình gánh chịu TNDS. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp đặc biệt người gánh chịu TNDS lại không phải là người
thực hiện hành vi vi phạm. Đó là một trong các trường hợp: Người của pháp
nhân thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân mà gây ra thiệt hại thì pháp nhân sẽ
là người phải bồi thường; trường hợp người thay mặt theo pháp luật của người
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
chưa thành niên phải bồi thường khi người chưa thành niên gây thiệt hại mà
người thay mặt theo pháp luật có lỗi trong việc quản lý.
* Phân loại TNDS
TNDS được chia thành hai loại, TNDS trong hợp đồng và TNDS ngoài
hợp đồng. TNDS trong hợp đồng là trách nhiệm pháp lý phát sinh giữa các
bên có quan hệ hợp đồng và hành vi vi phạm, là hành vi không thực hiện,
hay thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng; còn TNDS
ngoài hợp đồng là trách nhiệm pháp lý phát sinh giữa các bên không có quan
hệ hợp đồng và hành vi của chủ thể vi phạm là hành vi xâm phạm đến tài sản
và các quyền nhân thân của chủ thể khác. Một số điểm khác nhau giữa TNDS
trong hợp đồng và TNDS ngoài hợp đồng như [2]:
- Về việc xác định thiệt hại: Thiệt hại xảy ra đối với TNDS trong hợp
đồng chỉ có thể là thiệt hại về vật chất và chế tài áp dụng chủ yếu không chỉ
có bồi thường thiệt hại mà còn có hình thức phạt do vi phạm hợp đồng. Riêng
TNDS ngoài hợp đồng thì ngoài thiệt hại về vật chất còn có thiệt hại về tinh
thần, chế tài thông thường áp dụng là bồi thường thiệt hại.
- Về thời điểm xác định trách nhiệm bồi thường: Một trong những nội
dung quan trọng để có thể xác định được đúng mức bồi thường thiệt hại của
bên vi phạm là xác định thời điểm chịu TNDS, TNDS sẽ phát sinh tại thời
điểm xảy ra thiệt hại hay tại thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
bị vi phạm, điều này tùy thuộc vào tính chất của TNDS. Đối với TNDS trong
hợp đồng, thời điểm TNDS phát sinh kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và
có bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; còn với TNDS ngoài hợp đồng, TNDS
phát sinh kể từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại.
- Căn cứ xác định TNDS: Đối với TNDS trong hợp đồng thì căn cứ làm
phát sinh trách nhiệm không chỉ do pháp luật quy định mà các bên có thể thỏa
thuận trong hợp đồng các căn cứ khác. Bởi vậy, chế tài bồi thường thiệt hại có12
thể được áp dụng ngay cả khi chủ thể vi phạm không có lỗi, còn TNDS ngoài
hợp đồng được dựa trên các căn cứ do pháp luật quy định sẽ không phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu chủ thể vi phạm chứng minh được mình
không có lỗi (trừ trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ; cha mẹ bồi thường
thiệt hại cho con chưa thành niên và trường hợp ô nhiễm môi trường).
- Các biện pháp bảo đảm: TNDS trong hợp đồng do phát sinh giữa các
bên trong quan hệ trong hợp đồng nên trên thực tế, để đảm bảo thực hiện hợp
đồng các bên thường có thỏa thuận các biện pháp bảo đảm kèm theo hợp
đồng, còn đối với TNDS ngoài hợp đồng không áp dụng biện pháp bảo đảm.
1.2.2. Khái niệm trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả
TNDS do xâm phạm quyền tác giả có thể phát sinh giữa các bên có
quan hệ hợp đồng hay không có quan hệ hợp đồng, nhưng trên thực tế hầu
hết các tranh chấp về quyền tác giả phát sinh giữa các bên không có quan
hệ hợp đồng. Do đó, TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả
được áp dụng phổ biến hơn. Đây cũng chính là loại TNDS mà luận văn này
tập trung nghiên cứu.
Trường hợp bên vi phạm và bên bị vi phạm quyền tác giả đã ký hợp
đồng liên quan đến quyền tác giả và hợp đồng này đã có hiệu lực pháp luật thì
trách nhiệm của bên vi phạm khi không thực hiện hợp đồng, hay có thực
hiện nhưng không đúng, không đầy đủ là TNDS trong hợp đồng.
Trường hợp hai bên, bên vi phạm và bên bị vi phạm không có quan
hệ hợp đồng liên quan đến quyền tác giả thì TNDS mà bên vi phạm phải
gánh chịu là TNDS ngoài hợp đồng; hay có thể các bên này có ký hợp
đồng nhưng hành vi vi phạm không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ
trong hợp đồng; hay nếu hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra tổn thất
về tinh thần cho chủ thể quyền tác giả thì dù các bên có quan hệ hợp đồng
hay không có quan hệ hợp đồng thì TNDS được áp dụng đối với bên vi
phạm luôn là TNDS ngoài hợp đồng.
KẾT LUẬN
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tình
trạng xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng vẫn diễn
ra ngày càng phổ biến và có tính chất ngày càng tinh vi. Thực trạng này
không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà nó đã trở thành vấn nạn của cả thế giới. Ở
Việt Nam, chúng ta đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết thực trạng này.
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn bị coi là quốc gia có hệ thống bảo vệ
quyền SHTT chưa tốt, hoạt động thực thi quyền tác giả còn nhiều bất cập,
chưa có hiệu quả.
Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành về TNDS do xâm phạm quyền tác giả có ý nghĩa quan trọng trong
việc xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật, nâng cao hoạt động thực thi
quyền tác giả, đặc biệt là thực thi thông qua việc áp dụng biện pháp dân sự -
một biện pháp có tính ưu việt cao.
Tác giả hy vọng Luận văn này là một tài liệu tham khảo hữu ích không
chỉ với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, mà còn hữu ích với các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong việc hoàn thiện và thực thi quyền tác giả.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba- Kiến nghị nhằm thực h Luận văn Kinh tế 0
T Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex Luận văn Kinh tế 2
P Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba- Kiến nghị nhằm thực h Luận văn Kinh tế 0
P Tư tưởng Nguyễn Trãi về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân Kinh tế chính trị 2
D Ôn tập Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng Luận văn Luật 0
V Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang Luận văn Luật 2
B Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu 1992 và việc tổ chức thực hiện Luận văn Luật 0
C Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu trong lĩnh vực hàng hải Luận văn Luật 2
C Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình: Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 03 Luận văn Luật 0
D Pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay : Luận văn Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top