daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................iii
DANH MỤC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ ...............................................................vi
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ....................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn........................................ 5
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................. 6
7. Kết cấu luận văn ........................................................................................ 7
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT TRONG PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG
TỘI PHẠM CƢỚP GIẬT TÀI SẢN ................................................................ 8
1.1. Một số khái niệm .................................................................................... 8
1.2. Đặc điểm của tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu
tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản............................................. 19
1.3. Vai trò của tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh
phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản...................................................... 20
1.4. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh
phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản...................................................... 22
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng
ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản............................ 22
1.6. Các điều kiện đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa,
đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản...................................... 26
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 32
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiv
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG
PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM CƢỚP
GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................... 34
2.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội Hà Nội có ảnh hƣởng đến
tình hình phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản . 34
2.2. Tình hình tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh
phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản từ năm 2010 đến năm 2017......... 37
2.3. Đánh giá về tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh
phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội từ
năm 2010 - 2017 .......................................................................................... 52
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 70
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT TRONG PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG
TỘI PHẠM CƢỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI.................................................................................................................. 72
3.1. Phƣơng hƣớng đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng
ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn thành
phố Hà Nội................................................................................................... 72
3.2. Giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu
tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà
Nội................................................................................................................ 74
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.................................................................................. 92
KẾT LUẬN..................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 95
PHỤ LỤC........................................................................................................ 98vi
DANH MỤC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tình hình tội phạm cƣớp giật tài sản từ năm 2010 đến 2017..... 42
Biểu đồ 2.2. Số vụ và số bị cáo cƣớp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hà
Nội từ năm 2010 đến năm 2017...................................................................... 45
Bảng 2.1: Bảng thống kê số lƣợng thụ lý và giải quyết vụ án tội phạm cƣớp
giật tài sản tại thành phố Hà Nội từ năm 2010 - 2017 ..................................... 46
Bảng 2.2: Bảng thống kê số lƣợng thụ lý và giải quyết vụ án tội phạm hình sự
tại thành phố Hà Nội từ năm 2010 - 2017........................................................ 46
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống
tội phạm nói chung và tội phạm cƣớp giật tài sản nói riêng là một trong những
nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, thƣờng xuyên, liên tục và lâu dài nhằm thực
hiện Hiến pháp, pháp luật; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời,
quyền công dân, bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân. Dƣới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý,
chỉ đạo điều hành thống nhất của Nhà nƣớc, song song với công cuộc đổi mới
và xây dựng đất nƣớc, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm
là một nội dung quan trọng luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm. Thành
phố Hà Nội là trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của cả nƣớc. Với vị trí
giao thông thuận lợi cả đƣờng thủy, đƣờng hàng không và đƣờng bộ, có nhiều
khu công nghiệp với nhiều nhà máy có số lƣợng công nhân, dân cƣ rất đông
đúc. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng và xu thế hội nhập quốc
tế hiện nay Hà Nội đã thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc và
cũng đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống của ngƣời dân thủ đô. Tuy nhiên đi kèm với đó cũng làm phát sinh
nhiều mặt tiêu cực, nổi bật là vấn đề tội phạm, điển hình là tội phạm cƣớp giật
tài sản. Tình hình tội phạm cƣớp giật tài sản có những diễn biến phức tạp và
xu hƣớng ngày càng gia tăng không chỉ về số vụ mà cả về tính chất, hậu quả
thiệt hại về tài sản, về tính mạng sức khỏe và tinh thần con ngƣời ngày càng
trầm trọng, gây ảnh hƣởng xấu đến hình ảnh của Thành phố Hà Nội với tƣ
cách là Thủ đô của cả nƣớc. Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa,
đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản là một trong những yếu tố
quyết định đến chất lƣợng công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống, đẩy
lùi tội phạm cƣớp giật tài sản. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công
tác tổ thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm2
cƣớp giật tài sản nhằm giúp các nhà quản lý chủ động có các giải pháp nâng
cao hiệu quả đấu tranh phòng ngừa tội phạm, đƣa pháp luật về bảo vệ quyền
sở hữu vào cuộc sống, nâng cao chất lƣợng hoạt động thực thi công vụ, đáp
ứng yêu cầu cải cách hành chính. Trong những năm qua, pháp luật về phòng
ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn Thành
phố Hà Nội đã đƣợc quan tâm triển khai thực hiện nên đã đạt đƣợc những kết
quả tích cực. Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định. Vì vậy,
luận văn nghiên cứu về lý luận, thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật trong
phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản, trên cơ sở đó
đề xuất các giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa,
đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hà
Nội, nhằm phòng ngừa, hạn chế tội phạm cƣớp giật tài sản đem lại sự tin
tƣởng vào pháp luật cho mọi ngƣời dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đồng
thời tôn vinh hình ảnh Thủ đô trên trƣờng quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng
chống tội phạm cƣớp giật tài sản đã đƣợc đề cập, nghiên cứu ở nhiều mức độ,
khía cạnh khác nhau nhƣ: Trong các giáo trình luật hình sự; trong các tập bình
luận khoa học về luật hình sự, trong các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sĩ, trong
các bài báo và tạp chí cụ thể nhƣ sau:
- Các công trình nghiên cứu về tội phạm cƣớp giật tài sản gồm:
+ Luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn Ngọc Chí năm 2000 về “Trách
nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu”;
+ Giáo trình “Luật hình sự Việt Nam” (Phần các tội phạm), Khoa Luật
- Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2001, tái bản năm
2003 và 2007 do GS.TSKH Lê Cảm (chủ biên));
+ Giáo trình “Luật Hình sự Việt Nam” (Phần các tội phạm), Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội (2001) do GS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên);
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
+ Sách “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999” - Phần các tội
phạm, Tập II: Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí
Minh, 2006 của Ths. Đinh Văn Quế;
+ Sách “Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam - Bình luận và chú giải” Nxb Lao động, Hà Nội, 2002 của TS. Trần Minh
Hƣởng;
+ Giáo trình “Luật hình sự Việt Nam” (Phần các tội phạm), Nxb Công
an nhân dân (2010) do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), trong Chƣơng
XX - Các tội xâm phạm sở hữu đã đề cập đến tội phạm cƣớp giật tài sản;
+ Sách “Bình luận Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung năm 2009” của ThS. Đinh Thế Hƣng và
ThS. Trần Văn Biên,, Nxb Lao động, 2010 - Chƣơng XIV: Các tội xâm phạm
sở hữu.
+ Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Toàn năm 2015 về “Tội cướp
giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên”;
+ Luận văn thạc sĩ luật học của Trần Thị Hƣơng năm 2016 về “Tội
cướp giật tài sản theo luật hình sự Việt Nam”;
Các công trình trên chủ yếu đi sâu nghiên cứu về các yếu tố cấu thành
của tội phạm cƣớp giật tài sản và hình phạt đối với loại tội phạm này.
- Các công trình nghiên cứu về đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp
giật tài sản gồm:
+ Luận án tiến sĩ Luật học của Đỗ Kim Tuyến“Đấu tranh phòng, chống
tội cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội”, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2001;
+ Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Thu Hà năm 2004 về “Tội cướp giật tài
sản theo pháp luật hình sự Việt Nam một số khía cạnh và pháp lý hình sự và
tội phạm học”;
+ Luận văn thạc sĩ của Lê Tấn Hùng năm 2012 về “Tội cướp giật tài
sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”;4
+ Luận văn thạc sĩ luật học của Phan Thị Thu Lê năm 2015 về “Tội
cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội”;
Các công trình nghiên cứu này đã phân tích nguyên nhân, điều kiện của
tội phạm cƣớp giật tài sản và các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh phòng
chống tội phạm cƣớp giật tài sản.
Nhƣ vậy, trong các công trình khoa học nêu trên đã có sự nghiên cứu,
phân tích về tội cƣớp giật tài sản và phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản ở
nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chƣa có một công trình khoa học nào
nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu
tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản một cách đầy đủ, có hệ thống
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, luận văn này là công trình khoa học
đầu tiên nghiên cứu về tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu
tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản ở Hà Nội và không có sự trùng
lặp về phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu với các công trình khoa học đã đƣợc
công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật
trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa
bàn Thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất các giải pháp đảm bảo tổ chức thực
hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật
tài sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật trong
phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản.
- Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu
tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
- Đề xuất các giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật trong
phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn
Thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động tổ chức thực hiện pháp
luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên
địa bàn Thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu việc tổ chức thực hiện pháp
luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản
trong phạm vi Thành phố Hà Nội.
- Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu về tổ chức thực hiện pháp luật
trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa
bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2017.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đƣờng lối của Đảng về pháp luật, thực hiện
pháp luật, về tội phạm và đấu tranh phòng chống tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu những tài liệu lý luận, văn bản, sách báo, các công trình đã
nghiên cứu có liên quan đến đề tài để nhằm mục đích tổng quan nghiên cứu
vấn đề và xây dựng cơ sở lý luận về thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật
trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa
bàn Thành phố Hà Nội.6
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: điều tra, quan sát, tổng kết kinh
nghiệm để khảo sát đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật trong
phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn
Thành phố Hà Nội.
Ngoài ra các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn còn
bao gồm: Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng để thu thập, tổng hợp, trình
bày số liệu và tính toán các đặc trƣng của tổ chức thực hiện pháp luật trong
phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trong phạm vi
Thành phố Hà Nội.
Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, so sánh dùng để đánh giá thực
trạng và đề xuất biện pháp đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng
ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn Thành
phố Hà Nội.
Phƣơng pháp khảo sát tại các các cơ quan tiến hành tố tụng để nắm bắt
về tình hình tội phạm cũng nhƣ công tác tổ chức thực hiện pháp luật trong
phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn
Thành phố Hà Nội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học làm rõ những vấn đề lý
luận và đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu
tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội
trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2017. Trên cơ sở phân tích các thành tựu,
hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc tổ chức thực hiện pháp luật
trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa
bàn Thành phố Hà Nội. Luận văn đã đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm
đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng
chống tội phạm cƣớp giật tài sản ở Thành phố Hà Nội.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm những
vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa,
đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh
phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trong cả nƣớc nói chung và trên địa
bàn Thành phố Hà Nội nói riêng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung luận văn đƣợc chia thành 03 Chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật trong
phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản.
Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu
tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện
pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản
trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
TRONG PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG
TỘI PHẠM CƢỚP GIẬT TÀI SẢN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật
Pháp luật đƣợc hiểu là “Hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nƣớc ban
hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội,
là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội” [14, tr.30]. Để pháp luật phát huy
đƣợc vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội, các qui phạm pháp luật do nhà
nƣớc ban hành phải đƣợc thực hiện trong thực tế. Vì vậy thực hiện pháp luật
luôn là một nội dung quan trọng trong lý luận nhà nƣớc và pháp luật. Theo
đó, các giáo trình, các công trình nghiên cứu nhƣ: Giáo trình Lý luận nhà
nƣớc và pháp luật của Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình lý luận chung về nhà
nƣớc và pháp luật của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội hay cuốn sách
Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
của TS Nguyễn Thị Hồi chủ biên… đều khẳng định thực hiện pháp luật là giai
đoạn thứ hai, sau khi đã tiến hành giai đoạn xây dựng pháp luật và là giai
đoạn quan trọng, không thể thiếu vì pháp luật chỉ có thể phát huy đƣợc vai
trò, giá trị trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì trật tự và tạo điều
kiện cho xã hội phát triển khi đƣợc tôn trọng, thực hiện đầy đủ, nghiêm minh.
Theo Giáo trình Lý luận nhà nƣớc và pháp luật của Đại học Luật Hà
Nội thì “thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa
các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những
hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật” [7, tr.185]. Tƣơng tự
nhƣ vậy, Giáo trình Lý luận chung về nhà nƣớc và pháp luật của Khoa Luật -
Đại học quốc gia Hà Nội định nghĩa: “Thực hiện pháp luật là một quá trình
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc
sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật”
[20, tr.494]. Định nghĩa nêu trên nhận đƣợc sự đồng thuận của nhiều tác giả
khi nghiên cứu về thực hiện pháp luật, ví dụ nhƣ: TS Nguyễn Minh Đoan
trong cuốn Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam [8, tr.15] hay TS Ngọ
Văn Nhân trong cuốn Xã hội học pháp luật [23, tr.278]. Tuy nhiên, theo TS.
Nguyễn Thị Hồi thì các khái niệm nêu trên vẫn chƣa thể hiện đƣợc đầy đủ
nhất nội hàm của khái niệm về thực hiện pháp luật [14, tr.12-16], lý do
là: Không phải hành vi thực hiện pháp luật nào cũng phải là một quá trình
hoạt động, vì có những trƣờng hợp thực hiện pháp luật chỉ là những hành vi
đơn lẻ (ví dụ: Hành vi dừng lại trƣớc đèn đỏ khi đi đƣờng); Không phải trong
tất cả các trƣờng hợp, chủ thể thực hiện pháp luật đều nhằm mục đích đƣa
pháp luật vào cuộc sống, mà đa số các chủ thể đều nhằm thực hiện những mục
đích riêng của mình, vì những hành vi hợp pháp đƣợc thực hiện trong trƣờng
hợp chủ thể chƣa hay không nhận thức đƣợc tại sao phải làm nhƣ vậy hoặc
do kết quả của việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc hay do sợ bị
áp dụng các biện pháp đó thì không thể coi là có mục đích đƣa các quy định
của pháp luật đi vào cuộc sống. Do vậy, TS Nguyễn Thị Hồi cho rằng: “Thực
hiện pháp luật là hành vi (hành động hay không hành động) hợp pháp của
chủ thể có năng lực hành vi pháp luật”. Trong cuốn Lý luận Nhà nƣớc và
pháp luật, khi định nghĩa về thực hiện pháp luật, GS.TS Phạm Hồng Thái và
PGS.TS Đinh Văn Mậu cũng không đề cập đến yếu tố “có mục đích” của các
chủ thể pháp luật [31, tr.400]. Mặc dù có những điểm khác nhau nhất định khi
đƣa ra định nghĩa, song các tác giả, các công trình nghiên cứu nêu trên đều
nhận thấy thực hiện pháp luật có các đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản nhƣ: (i) Thực
hiện pháp luật là hành vi pháp luật (hành động hay không hành động) hợp
pháp, nghĩa là hành vi đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp
luật; (ii) Thực hiện pháp luật phải là hành vi xác định hay xử sự thực tế của10
con người và (iii) Thực hiện pháp luật là xử sự của các chủ thể nhằm hiện
thực hóa các quy định pháp luật. Ngoài ra, trên cơ sở yêu cầu của Nhà nƣớc
đối với các chủ thể đƣợc thể hiện trong các quy định của pháp luật khá đa
dạng nên cách thức thực hiện các quy định đó cũng khác nhau, có thể bằng
hành động tích cực, song cũng có thể bằng không hành động của chủ thể.
“Thực hiện pháp luật là quá trình các thành viên trong xã hội thực hiện
các hành vi xử sự theo yêu cầu của pháp luật dưới những hình thức và tính
chất thực hiện khác nhau nhưng cùng nhằm mục đích bảo đảm cho pháp luật
được thực hiện, tăng cường pháp chế trong đời sống nhà nước và xã hội” [7,
tr.227-229]
Dƣới góc độ pháp lý thì thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích
nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật làm cho chúng đi vào cuộc
sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
Từ những phân tích trên về thực hiện pháp luật, có thể đƣa ra khái niệm
về tổ chức thực hiện pháp luật nhƣ sau: Tổ chức thực hiện pháp luật là quá
trình hƣớng dẫn, chuẩn bị các nguồn lực, điều kiện đảm bảo nhƣ con ngƣời, tổ
chức bộ máy, cơ sở vật chất để nhằm đƣa pháp luật vào cuộc sống.
1.1.2. Khái niệm pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng
chống tội phạm cướp giật tài sản
Các quan điểm trong khoa học pháp lý hiện nay đều thống nhất cho
rằng: phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội tội phạm là không để cho tội
phạm xảy ra, thủ tiêu các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm...hay không
để cho tội phạm gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, thủ tiêu nguyên nhân và
kiểm soát đƣợc tội phạm, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu tranh chống
tội phạm và vi phạm pháp luật, cũng nhƣ có các biện pháp cải tạo, giáo dục
ngƣời phạm tội, đƣa họ trở thành những công dân có ích cho xã hội và cho
cộng đồng...
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
Phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm là hoạt động của tất cả
các cơ quan nhà nƣớc và tổ chức xã hội và của mọi công dân trong xã hội áp
dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau hƣớng vào thủ tiêu những
nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng nhƣ loại bỏ các yếu tố tiêu cực ảnh
hƣởng đến quá trình hình thành tội phạm, đồng thời từng bƣớc hạn chế, đẩy
lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
Đấu tranh chống tội phạm đƣợc tiến hành theo phƣơng châm nhanh
chóng và kịp thời phát hiện tội phạm, không bỏ lọt tội phạm và ngƣời phạm
tội, tránh làm oan ngƣời vô tội, trừng trị và giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội,
hình thành thói quen phản ứng tích cực và hƣởng ứng của Nhà nƣớc và xã hội
đối với tội phạm.
Tội cƣớp giật tài sản, đƣợc hiểu là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản
của ngƣời khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự phản
kháng của chủ sở hữu hay ngƣời quản lý tài sản. Hình phạt và tội danh Tội
cƣớp giật tài sản đƣợc quy định tại điều Điều 171 - Bộ luật hình sự năm 2015.
Dấu hiệu pháp lý tội cướp giật tài sản:
Khách thể: Khách thể của Tội cƣớp giật tài sản cũng tƣơng tự nhƣ tội
cƣớp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tức là cùng một lúc xâm
phạm đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhƣng chủ
yếu là quan hệ tài sản. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay nhiều vụ cƣớp giật
tài sản đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của
ngƣời bị hại nhƣ các vụ cƣớp giật của ngƣời đang điều khiển xe đạp, xe máy
làm cho những ngƣời này ngã xe gây tai nạn. Mặc dù những thiệt hại về tính
mạng, sức khoẻ không phải là đối tƣợng mà ngƣời phạm tội nhằm vào, nhƣng
trƣớc khi thực hiện hành vi cƣớp giật, ngƣời phạm tội nhận thức đƣợc tính
chất nguy hiểm của hành vi và hậu quả nguy hiểm của hành vi nhƣng vẫn
thực hiện, muốn ra sao thì ra. Cũng chính vì vậy Bộ luật hình sự năm 2015
khi quy định tội cƣớp giật tài sản đã đƣa vào trong cấu thành dấu hiệu về thiệt12
hại đến tính mạng, sức khoẻ và coi đây là những tình tiết định khung hình
phạt. Khẳng định khách thể của tội cƣớp giật tài sản là quan hệ sở hữu và
quan hệ nhân thân không chỉ đúng với lý luận mà còn phù hợp với thực tiễn
đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong tình hình hiện nay.
Chủ thể: Chủ thể của tội cƣớp giật tài sản đƣợc quy định tại Điều 12,
Điều 9, Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015. Theo đó thì chủ thể của tội cƣớp
giật tài sản là cá nhân (ngƣời) từ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình
sự không có chủ thể là pháp nhân.
Mặt khách quan:
Bất cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra
hay tồn tại bên ngoài mà con ngƣời có thể trực tiếp nhận biết đƣợc. Đó là:
hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng nhƣ mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các điều kiện bên ngoài của việc
thực hiện hành vi phạm tội. Tổng hợp những biểu hiện trên đây tạo thành mặt
khách quan của tội phạm. Nhƣ vậy, mặt khách quan của tội phạm là mặt bên
ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hay tồn
tại bên ngoài thế giới khách quan. Đối với tội cƣớp giật tài sản, dấu hiệu mặt
khách quan của tội phạm đƣợc qui định tại Điều 171 BLHS 2015 chính là
hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng.
Hành vi khách quan trong tội cƣớp giật tài sản là hành vi chiếm đoạt tài
sản của ngƣời khác. Hành vi chiếm đoạt là hành vi dịch chuyển tài sản đang
do ngƣời khác quản lý thành tài sản của mình một cách bất hợp pháp. Hành vi
chiếm đoạt bao gồm sự thống nhất giữa biểu hiện khách quan (là sự chuyển
dịch tài sản) với ý thức chủ quan (mong muốn chiếm đoạt tài sản của ngƣời
khác một cách bất hợp pháp).
Trong tội cƣớp giật tài sản, hành vi chiếm đoạt thực hiện bằng hình
thức công khai và nhanh chóng. Đây là những dấu hiệu đặc trƣng, là cơ sở để
phân biệt tội cƣớp giật tài sản với những tội phạm khác.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
Dấu hiệu công khai chiếm đoạt.
Trƣớc hết, dấu hiệu công khai đƣợc hiểu là ngƣời phạm tội không có ý
thức che giấu hành vi phạm tội của mình và khi thực hiện việc chiếm đoạt cho
phép chủ tài sản biết ngay có hành vi chiếm đoạt xảy ra. Dấu hiệu này vừa chỉ
tính khách quan của hành vi chiếm đoạt vừa thể hiện ý thức chủ quan của
ngƣời phạm tội. Về khách quan, ngƣời phạm tội không che giấu hành vi
chiếm đoạt, công khai và ngang nhiên thực hiện hành vi đó. Ngay sau khi
thực hiện hành vi, ngƣời xung quanh có thể nhận thấy ngay hành vi của ngƣời
phạm tội. Về mặt chủ quan, ngƣời phạm tội không có ý định che giấu hành vi
phạm tội của mình mà cố ý thực hiện hành vi là chiếm đoạt bằng đƣợc tài sản
của chủ tài sản.
Tính chất công khai của hành vi cƣớp giật tài sản là công khai khi thực
hiện hành vi đó đối với chủ sở hữu hay ngƣời có trách nhiệm quản lý tài sản
bị cƣớp giật. Nếu ngƣời phạm tội thực hiện hành vi vào ban đêm hay với
những thủ đoạn làm cho chủ sở hữu tài sản không nhận đƣợc ngƣời phạm tội
nhƣ: đeo mặt nạ, hóa trang công khai, chiếm đoạt tài sản thì hành vi phạm tội
vẫn bị coi là hành vi cƣớp giật tài sản.
Đặc trƣng của tội cƣớp giật tài sản là công khai và không dùng vũ lực,
đe dọa dùng vũ lực hay bất cứ thủ đoạn uy hiếp tinh thần nào đối với ngƣời
khác để chiếm đoạt tài sản. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt với các tội
phạm khác.
Tội cƣớp giật tài sản với dấu hiệu đặc trƣng là ngƣời phạm tội thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của ngƣời khác một cách công khai. Tuy
nhiên, trong một số trƣờng hợp, ngƣời phạm tội còn có thủ đoạn lừa dối để
“đánh lừa” chủ tài sản hay ngƣời khác để dễ dàng chiếm đoạt đƣợc tài sản.
Nhƣng đấy chỉ là thủ đoạn để tiếp cận tài sản, để có thể dễ dàng thực hiện
hành vi chiếm đoạn.14
Dấu hiệu công khai là dấu hiệu đặc trƣng của tội cƣớp giật tài sản,
không thể thiếu trong cấu thành tội phạm. Nhƣng chỉ công khai thôi thì chƣa
đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự một ngƣời về tội cƣớp giật tài sản.
Bởi trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu có nhiều tội mà hành vi chiếm đoạt
tài sản cũng có dấu hiệu công khai.
Dấu hiệu nhanh chóng chiếm đoạt.
“Nhanh chóng” là khái niệm nói đến sự gấp gáp, khẩn trƣơng trong
việc thực hiện hành vi phạm tội. Để thực hiện hành vi chiếm đoạt vừa nhanh
chóng vừa công khai, ngƣời phạm tội đã có thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chủ
tài sản hay ngƣời phạm tội chủ động tạo ra sơ hở này rồi nhanh chóng tiếp
cận, nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng tẩu thoát. Thủ đoạn nhanh
chóng chiếm đoạt có thể diễn ra dƣới các hình thức khác nhau, tùy thuộc vào
đặc điểm tài sản chiếm đoạt, vị trí, cách thức giữ tài sản cũng nhƣ hoàn cảnh
khác nhau. Thông thƣờng hình thức nhanh chóng có thể là giật lấy tài sản,
giằng lấy tài sản, chộp lấy tài sản và nhanh chóng tẩu thoát.
Dấu hiệu nhanh chóng tẩu thoát ở đây dùng để chỉ sự lẩn tránh khỏi sự
tìm kiếm của chủ tài sản. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà sự lẩn tránh này
có thể đƣợc thực hiện ở một trong những cách sau: chạy đi nhanh chóng hoặc
đứng im một chỗ có lợi. Thực tiễn xét xử, gặp nhiều trƣờng hợp, ngƣời cƣớp
giật tài sản nhanh chóng tẩu thoát bằng cách chạy trốn, do đó có quan điểm
cho rằng chạy trốn là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội này.
Trong tội cƣớp giật tài sản, ngƣời phạm tội không sử dụng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực hay bất cứ thủ đoạn nào khác nhằm làm tê liệt ý chí của chủ tài
sản mà chỉ lợi dụng sơ hở để chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng. Và
sau khi ngƣời phạm tội thực hiện hành vi cƣớp giật tài sản thì chủ tài sản và
ngƣời xung quanh đều biết; do đó, chủ tài sản vẫn có đủ các điều kiện để thực
hiện các biện pháp chống lại hành vi chiếm đoạt để bảo vệ tài sản của mình.
Ngƣời phạm tội nhận thức đƣợc điều đó nên để đảm bảo an toàn, để không bị
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi15
bắt giữ thì ngƣời phạm tội phải lẩn tránh hay tẩu thoát. Vì vậy, tẩu thoát chỉ
là thủ đoạn thƣờng gặp của hành vi cƣớp giật tài sản mà không phải là dấu
hiệu bắt buộc của tội này. Thực tiễn, có nhiều trƣờng hợp, ngƣời phạm tội sau
khi chiếm đoạt đƣợc tài sản họ không chạy trốn cũng nhƣ không có hành vi
nào đe dọa vũ lực hay uy hiếp tinh thần của ngƣời chủ tài sản.
Hành vi chiếm đoạt là một trong những hình thức thể hiện của hành vi
khách quan trong các tội xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên, ở từng tội phạm cụ
thể, hành vi này thể hiện một cách khác nhau. Trong tội cƣớp giật tài sản,
hành vi chiếm đoạt đƣợc thực hiện bằng hình thức: công khai và nhanh
chóng. Đây cũng là những dấu hiệu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định
tội, xác định trách nhiệm hình sự một cách đúng đắn.
Tính nguy hiểm khách quan của tội phạm là ở chỗ, tội phạm đã gây
thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự
bảo vệ. Sự gây thiệt hại này là một trong những nội dung biểu hiện của yếu tố
mặt khách quan của tội phạm. Đó là hậu quả nguy hiểm cho xã hội - hậu quả
của hành vi khách quan.
Nhƣ vậy, hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi khách quan phạm
tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Trong tội
cƣớp giật tài sản, hậu quả nguy hiểm cho xã hội trực tiếp là những thiệt hại về
vật chất nhƣng dấu hiệu này không là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội
phạm song nó có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm của tội phạm
đã thực hiện.
Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt
khách quan và chủ quan. Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của
tội phạm, mặt chủ quan là hoạt động tâm lí bên trong của ngƣời phạm tội. Với
ý nghĩa là một mặt của hiện tƣợng thống nhất, mặt chủ quan của tội phạm
không tồn tại độc lập mà luôn luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm.
Mặt khách quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của ngƣời phạm16
tội, bao gồm các nội dung: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội. Đối với tội cƣớp
giật tài sản, mặt chủ quan của tội phạm gồm dấu hiệu lỗi, động cơ và mục
đích phạm tội.
Lỗi của ngƣời phạm tội cƣớp giật tài sản là lỗi cố ý trực tiếp. Khi
thực hiện hành vi cƣớp giật tài sản, ngƣời phạm tội biết mình có hành vi công
khai, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của ngƣời khác, thấy trƣớc hậu quả
nguy hiểm do hành vi của mình gây ra nhƣng lại mong muốn hậu quả đó xảy
ra, mong muốn thực hiện trọn vẹn quá trình phạm tội. Xét về yếu tố lỗi tội
cƣớp giật tài sản chủ thể tội phạm đều phải có dấu hiệu lỗi cố ý. Đây chính là
thái độ tâm lý của ngƣời phạm tội đối với hành vi của mình và đối với hậu
quả xảy ra. Ngƣời có hành vi cƣớp giật tài sản phải có mục đích chiếm đoạt
tài sản từ trƣớc khi hành động. Họ mong muốn hậu quả xảy ra là chiếm đoạt
đƣợc tài sản của ngƣời khác (cố ý với hậu quả) và hành động tự nguyện để
thực hiện mong muốn của mình (cố ý với hành vi). Nếu ngƣời thực hiện hành
vi giật tài sản nhƣng lại không mong muốn chiếm đoạt tài sản, tức là họ đó
không có lỗi cố ý đối với hậu quả nhƣ trêu đùa giật ví của bạn…thì ngƣời đó
không thể là chủ thể của tội cƣớp giật tài sản.
Trong mặt chủ quan của tội cƣớp giật tài sản, ngoài lỗi là dấu hiệu bắt
buộc còn có động cơ và mục đích phạm tội.
Động cơ của tội cƣớp giật tài sản đƣợc hiểu là động lực bên trong
thúc đẩy ngƣời phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của ngƣời
khác một cách cố ý.
Mục đích của tội cƣớp giật tài sản là kết quả trong ý thức chủ quan mà
ngƣời phạm tội đặt ra phải đạt đƣợc khi thực hiện hành vi phạm tội.
Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội:
Mức hình phạt đối với tội này đƣợc chia thành bốn khung, cụ thể nhƣ sau:
- Khung một (khoản 1)
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về công tác tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng
ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn thành
phố Hà Nội, bƣớc đầu Luận văn đã cố gắng làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận
và thực tiễn để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
cuộc đấu tranh phòng và chống loại tội này trên địa bàn nghiên cứu. Từ quá
trình nghiên cứu luận văn đƣa ra một số kết luận chung dƣới đây:
1. Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống
tội phạm cƣớp giật tài sản là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền trong việc hƣớng dẫn, chuẩn bị các nguồn lực, điều kiện đảm bảo
các qui phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc và tổ
chức xã hội và của mọi công dân trong áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện
pháp khác nhau hƣớng vào thủ tiêu những nguyên nhân và điều kiện phạm tội,
cũng nhƣ loại bỏ các yếu tố tiêu cực ảnh hƣởng đến quá trình hình thành tội
phạm, đồng thời từng bƣớc hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm cƣớp
giật tài sản ra khỏi đời sống xã hội, đƣợc thực hiện trên thực tế.
Tình hình tội phạm cƣớp giật tài sản ở Hà Nội đã và đang diễn ra phức
tạp, tăng giảm thất thƣờng. Tuy chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số tội phạm
và là loại tội đứng thứ sáu trong nhóm tội có tính chiếm đoạt, nhƣng tính chất
mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn, hậu quả gây ra cho xã hội ngày càng
nghiêm trọng, thiệt hại cả tài sản và sức khoẻ của con ngƣời, gây tâm lý
hoang mang e sợ trong nhân dân, tác động tới trật tự an toàn xã hội ở Thủ
đô. Từ đó ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị của thành
phố. Trong tƣơng lai nó có xu hƣớng gia tăng không chỉ về số vụ mà cả về
tính chất và mức độ ngày càng trầm trọng. Để phòng chống tội phạm cƣớp
giật tài sản có hiệu quả cần tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật trong
phòng ngừa, đấu tranh phòng và chống tội phạm cƣớp giật tài sản.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực tại Vietravel Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng mô hình tổ chức kênh phân phối đại lý bảo hiểm nhân thọ tại AIA VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức một số dự án học tập gắn với thực tiễn trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại may sài gòn Luận văn Kinh tế 0
D QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CP CÀ PHÊ MÊ TRANG Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại ủy ban nhân dân Văn hóa, Xã hội 0
D Tổ Chức Và Hoạt Động Thanh Tra Chuyên Ngành Công Thương - Qua Thực Tiễn Thành Phố Đà Nẵng Văn hóa, Xã hội 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top