daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến
Nghị quyết số 29-NQTW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của hội nghị lần thứ 8, Ban chấp
hành Trung ương khóa XI với nội dụng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu đổi mới là:“Tạo
chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày
càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo
dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng
tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu
quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ
cấu và cách giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều
kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập
quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân
tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.
Mục tiêu của cấp THPT là: “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm
chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho
học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền
thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến


thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Để thực hiện mục tiêu của cấp học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp
giáo dục và Đào tạo theo tinh thần nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH TW Đảng khóa XI và
thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” các trường THPT đã tiến hành chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm tạo ra
những cách học hiệu quả, gắn lý thuyết với vận động với thao tác vật chất với đời
sống thực, giúp học sinh đạt được tri thức và kinh nghiệm, nhưng theo hướng tiếp cận hoàn
toàn không giống nhau, có tác dụng hỗ trợ tích cực để các em được phát triển toàn diện cả
về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà
trường.
Chính vì những lí do trên, tui chọn đề tài sáng kiến là: “Tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lý ở trường phổ thông” . Với mong muốn góp
phần vào việc đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Vật lí ở trường THPT ,
đồng thời tạo thêm niềm yêu thích hứng thú với môn học đầy tính sáng tạo này.
2. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và tổ chức thành công một hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
dạy học môn Vật lý thì sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất, tư
tưởng, ý chí và tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con
người trong xã hội hiện đại, đặc biệt là năng lực sáng tạo.
3. Mục đích của sáng kiến
Nghiên cứu xây dựng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn vật lí theo
hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh THPT. Đồng thời, đề tài được sử dụng làm
tài liệu tham khảo cho giáo viên trong khi giảng dạy vật lí trường phổ thông.

Trang 1/39


Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lý ở trường phổ thông

4. Phạm vi nghiên cứu
Sáng kiến tập trung nghiên cứu xây dựng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
chương II, Vật lí lớp 11, phần kiến thức “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng” và tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chủ đề học tập ‘Các loại máy điện – truyền tải
điện năng đi xa” của chương III, Vật lí lớp 12.
5. Phương pháp nghiên cứu
a) Nghiên cứu lý luận:
+ Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học Vật lí và giáo dục học, chương trình,
nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Vật lí lớp 11,12…
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận của hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh trong dạy
học Vật lí ở trường phổ thông.


+ Nghiên cứu cơ sở lí luận dạy học các ứng dụng kĩ thuật của Vật lí.
b) Nghiên cứu thực tiễn:
- Nghiên cứu thực tiễn việc dạy học vật lí ở trường THPT Gia Viễn B.
- Nghiên cứu hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học phổ thông hiện nay,
đặc biệt là hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các tổ nhóm bộ môn trong trường THPT Gia
Viễn B.
- Điều tra và tìm hiểu về tâm tư, mong muốn và những kĩ năng học sinh có về trải
nghiệm sáng tạo trong học tập.
c) Thực nghiệm sư phạm:
- Tổ chức dạy học dự án “sử dụng an toàn tiết kiệm điện ” tại lớp học.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo chuyên đề “Các loại máy điện. Truyền tải điện
năng” tại nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Qua việc tiến hành thực nghiệm, đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả và tính phổ dụng của
sáng kiến. Đồng thời, cũng nhằm hoàn thiện về mặt nội dung và lý luận trong sáng kiến.
6. Những điểm mới và ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến
a) Về mặt lý luận:
Theo phương pháp dạy học mới thì tác dụng của hoạt động TNST được khẳng định ở
chỗ nó gắn kết được giữa lí thuyết với thực hành, làm cho vốn kiến thức của HS được liên
kết, được mở rộng và củng cố sâu hơn (vì nguồn tư liệu sưu tầm được rất phong phú và đa
dạng, biết cách xử lí tư liệu, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề). Từng cá nhân học sinh
được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà
trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng
lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong vật lí có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức
khác nhau. Mỗi hình thức hoạt động đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định.
b) Về mặt thực tiễn:
- Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh củng cố lại những kiến thức
của mình đã học, vận dụng nó để giải thích các hiện tượng thực tế, giúp phát triển năng lực
sáng tạo, giúp học sinh có thể thiết kế, chế tạo ra các vật dụng, vật liệu liên quan đến các
kiến thức đã học.
Trang 2/39


Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lý ở trường phổ thông

- Sáng kiến đã đưa ra hai hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chương trình vật
lí lớp 11 và 12.
• Sau chương II vật lí lớp 11 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo “Sử dụng an
toàn và tiết kiệm điện năng” nhằm giúp các em củng cố lại những kiến thức đã học về phần
điện, được nguyên nhân, tác hại của tai nạn điện trong đời sống và trong kĩ thuật, từ đó đưa
ra được biện pháp an toàn trong sử dụng điện; tác hại của việc lãng phí điện, các biện pháp
cũng như lợi ích của việc tiết kiệm điện năng, tạo hứng thú học tập môn vật lý.
• Đối với khối lớp 12 thông qua hình thức trải nghiệm sáng tạo học sinh được củng
cố kiến thức về điện xoay chiều, các loại máy điện; nhận ra được vai trò của nhà máy thủy
điện và hệ thống điện lưới quốc gia trong lịch sử phát triển khoa học; nhận ra được vai trò
của sự ra đời các loại động cơ không đồng bộ trong lịch sử phát triển khoa học; nhận ra
được vai trò của máy biến áp trong quá trình truyền tải điện năng… Đặc biệt giúp học sinh
phát huy được tối đa các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; và năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ,
năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin
học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất…
- Nội dung sáng kiến này là tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên giảng dạy vật lí lớp 11
và 12.
7. Cấu trúc của sáng kiến
Sáng kiến gồm 39 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, ở phần nội dung của sáng
kiến gồm 2 chương và phần phụ lục1, phần phụ lục 2, tài liệu tham khảo.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo “Sử dụng an toàn và tiết kiệm
điện năng” và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo “Các loại máy điện – truyền tải điện
năng đi xa”
Phụ lục: Phụ lục 1 và phụ lục 2

Trang 3/39


Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lý ở trường phổ thông

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà
giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác
nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của
hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng
sáng tạo của cá nhân mình.
1.1.2. Các đặc điểm chung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo vật lí nói riêng và hoạt động trải nghiệm sáng tạo nói
chung có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động giáo dục như các môn học khác
trong chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện một cách có tổ chức trong hay ngoài
nhà trường. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được
phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân.
+ Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Nội dung giáo dục của hoạt động trải
nghiệm sáng tạo thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt
động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc
sống một cách thuận lợi.
+ Về quy mô tổ chức: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo những quy
mô khác nhau như theo nhóm, theo lớp, theo trường…
+ Về địa điểm: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác
nhau ở trong hay ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, vườn trường, công viên, viện
bảo tàng, khu di tích…
+ Lực lượng tham gia: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có khả năng thu hút sự tham
gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
+ Hình thức tổ chức: Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng hoạt động trải
nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi
và nhu cầu của học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa
phương.
1.1.3 Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong vật lí
Một số nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học vật lí mà học sinh có
thể thực hiện như sau:
-Tìm hiểu thêm các kiến thức về vật lí và kĩ thuật.
- Nghiên cứu các lĩnh vực riêng biệt của vật lí học, tìm hiểu những ứng dụng của vật
lí trong đời sống như: kĩ thuật điện, kĩ thuật vô tuyến điện, các ứng dụng sóng siêu âm…
- Thiết kế, chế tạo và sử dụng các công cụ thí nghiệm vật lí và kĩ thuật.
Để lựa chọn nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo về vật lí phù hợp thì
giáo viên cần căn cứ vào nội dung kiến thức mà học sinh đã học trên lớp và tầm quan
trọng của nội dung này trong đời sống và trong kĩ thuật cũng như mục tiêu dạy học về phần
kiến thức đó mà học sinh cần đạt được.

Trang 4/39


Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lý ở trường phổ thông

1.1.4. Một số hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học vật lí
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi
hình thức hoạt động đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Dưới đây là một số hình thức tổ
chức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông:
a. Hình thức có tính Khám phá (Hoạt động tự chủ): Như Thực địa, thực tế, thăm
quan, cắm trại, trò chơi.
b. Hình thức có tính Thể nghiệm (Hoạt động hướng nghiệp): Như diễn đàn, giao lưu,
hội thảo/xemina, sân khấu hóa.
c. Hình thức có tính Tham gia lâu dài (Hoạt động câu lạc bộ): Dự án và nghiên cứu
khoa học; câu lạc bộ.
d. Hình thức có tính Cống hiến XH (Hoạt động tình nguyện): Thực hành lao động
việc nhà, việc trường Các hoạt động xã hội, tình nguyện.
1.1.5. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Phương pháp giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề là một phương pháp giáo dục
nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề của học sinh. Các em được đặt
trong tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội tri thức,
kĩ năng và phương pháp. Trong tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phương pháp giải
quyết vấn đề thường được vận dụng khi học sinh phân tích, xem xét và đề xuất những giải
pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động. Phương pháp giải
quyết vấn đề có ý nghĩa quan trọng, phát huy tính tích cực,sáng tạo của học sinh, giúp các
em có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, cuộc
sống hàng ngày. Để phương pháp này thành công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu
hoạt động, kích thích học sinh tích cực tìm tòi cách giải quyết. Đối với tập thể lớp, khi giải
quyết vấn đề giáo viên phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, tránh gây ra căng
thẳng không có lợi khi giáo dục học sinh.
- Phương pháp làm việc nhóm: Làm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy
học - giáo dục, trong đó: giáo viên sắp xếp học sinh thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo
ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, từ đó học sinh trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và
cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
- Phương pháp dạy học dự án: Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó
người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực
hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với
tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến
việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc
nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án.
1.1.6. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo về vật lí
Quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm phải đảm bảo các bước cơ bản của học tập
trải nghiệm: Khai thác những trải nghiệm, kinh nghiệm đã có, thử nghiệm tích cực. Hình
thành kinh nghiệm mới (kiến thức, kĩ năng, thái độ, giá trị mới) cho người học.
Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Bước 2: Đặt tên cho hoạt động
Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động
Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động
Trang 5/39

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực tại Vietravel Văn hóa, Xã hội 0
D Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Luận văn Sư phạm 0
D tổ chức tiết dạy hóa học theo phương pháp hoạt động nhóm Luận văn Sư phạm 0
D Tổ Chức Và Hoạt Động Thanh Tra Chuyên Ngành Công Thương - Qua Thực Tiễn Thành Phố Đà Nẵng Văn hóa, Xã hội 0
D Sử Dụng Tư Liệu Của Làng Văn Hóa - Du Lịch Các Dân Tộc Việt Nam Để Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Luận văn Sư phạm 0
D Hoàn thiện hoạt động tổ chức thực hiện chương trình du lịch của công ty cổ phần du lịch hapro Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức quản lý hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH Tin học Công nghệ kỹ thuật số Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của bệnh xá quân dân y tại khu vực trọng điểm Y dược 0
D Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương cơ sở của nhiệt động lực học vật lí 10 Luận văn Sư phạm 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top