Coman

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Phần i:
yêu cầu cơ bản đối với
máy sản xuất thực phẩm
Đối với máy sản xuất thực phẩm, khi thiết kế, chế tạo và sử dụng chúng, ngoài những yêu cầu chung (độ cứng, sức bền,độ bền dung động) còn phải đáp ứng những yêu cầu sau:
1. Khả năng thực hiện quá trình công nghệ tiên tiến. Nói cách khác máy và thiết bị muốn đạt năng suất đầy đủ phải có tác động của công nghệ thích hợp nhất lên sản phẩm gia công. Trong trường hợp này, những tổn thất khôngthể tránh khỏi phải là nhỏ nhất. Do đó khi thiết kế mới hay cải tiến máy đang dùng, cùng với quá trình tốt nhất của quá tình công nghệ cần đảm bảo sự tương ứng của tốc độ và quĩ đạo chuyển động của các bộ phận làm việc, tính chất cơ lý,hoá học và sinh học của sản phẩm ban đầu,sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng.
2. Hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao. Nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật suy cho cùng là biểu thị ở năng suất lao động xã hội, nghĩa là giảm chi phí cho một đơn vị sản phâm trên những máy thông thường và những máy tự động đã chỉ dẫn. Nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật là nguyên nhân chủ yếu của những thông số thuộc năng suất máy như kích thước, diện tích chiếm chỗ, tiêu thụ năng lượng, nước, hơi,giá thành chế tạo, lắp ráp sửa chữa và sử dụng thiết bị.
Nên hiểu diện tích chiếm chỗ không chỉ là diện tích bản thân máy chiếm chỗ mà là diện tích cần để duy trì tự do cho kỹ thuật sử dụng máy.
3. Tính chống mòn cao của các bộ phận làm việc của máy và thiết bị sản xuất thực phẩm. Đó là một yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với thiết bị, vì các vật liệu dùng chế tạo máy khi pha lẫn vào sản phẩm có thể làm cho thực phẩm và thức ăn gia súc trở thành vô dụng.
4. Khả năng truyền chuyển động cho máy trực tiếp từ động cơ riêng hay từng nhóm động cơ trong nhiều trường hợp cải tiến được kết cấu máy và nâng cao được chỉ tiêu sử dụng chúng.
5. Độ bịt kín tốt và sự di chuyển hợp lý thể tích không khí cần hút ra tránh được bụi toả ra trong nhà sản xuất.
Những yêu cầu đó đặc bịêt quan trọng bởi vì đã có sự nổ nguy hiểm của bụi các hạt, tinh bột, đường và bụi hột ở nồng độ nhất định của nó trong không khí và khi có những nguồn nhiệt đủ mạnh.
6. Tính công nghệ của máy và thiết bị tức là sự tương hợp của kết cấu của chúng và phương pháp chế tạo tối ưu theo qui mô sản xuất đã biết với mọi cách tiết kiệm vật liệu.
Tính công nghệ của kết cấu máy hay thiết bị có quan hệ đến toàn bộ quá trình sản xuất bắt đầu từ khâu chế taqọ phôi chi tiết và kết thúc khi hoàn thành chạy thử máy bằng thí nghiệm.
Để đánh giá tính công nghệ người ta dùng các chỉ tiêu:khối lượng lao động chung và khối lượng máy hay thiết bị. Ngoài ra có thể dùng những chỉ tiêu khác, ví dụ: mức độ thống nhất hoá kết cấu tính thừa kế của kết cấu, thời gian của chu trình sản xuất v.v...
7. Sự thống nhất hoá và qui chuẩn hoá các chi tiết và cụm máy, mức sử dụng rộng tối đa của các chi tiết và sản phẩm đã tiêu chuẩn hoá, điều đó nâng cao tính hàng loạt và tính công nghệ của máy, do đó nâng cao năng suất và hạ giá thành sản xuất, làm đơn giản và tăng nhanh quá trình thiết kế, giảm được những phức tạp sửa chữa máy, rút bớt được danh mục chi tiết dự chữ cần thiết.
áp dụng các biện pháp tiết kiệm kim loại định hình trong thiết kế và chế tạo máy để giảm khối lượng vật liệu của máy.
Trong nhiều trường hợp sử dụng những phôi định hình rỗng nhưng không gây tác hại đến độ bền và độ cứng của cụm và chi tiết sẽ giảm được chi phí kim loại từ 2 đến 3 lần. Để giảm trọng lượng chi tiết, tốt nhất là chọn vật liệu có tính cơ học cao, trong nhiều trường hợp nên dập và hàn những phần riêng biệt.
Cần áp dụng rộng rãi những phương pháp tăng bền kim loại tiên tiến hiện đại các phương pháp này là tán đinh, lăn bằng con lăn v.v... gia công cơ nhiệt, tui bề mặt, thấm cacbon, thấm nitơ, xianua hoá, crôm hoá, sun phua hoá, hàn đắp và che bụi cho những vật liệu đặc biệt trên bộ phận làm việc đặc biệt của máy.
8. Sử dụng những vật liệu tôngr hợp (chất dẻo) trong chế tạo và sửa chữa máy. Những vật liệu ấy khối lượng riêng nhỏ mà lại đủ độ bền cơ học, tính đàn hồi và tính chống mòn cao.
Sử dụng những vật liệu tổng hợp, trong nhiều trường hợp không những chỉ giảm khối lượng máy, tăng độ tin cậy và tuổi thọ của máy, mà còn giảm lượng lao động và giá thành chế tạo. Hiệu quả kinh tế do thay kim loại bằng chất dẻo rất lớn, nhưng với điều kiện là khi tính toán chi tiết bằng những vật liệu mới này phải được nghiên cứu cẩn thận về tính chất cơ lý của chúng.
9. Máy và thiết bị phải bao gồm những khối riêng biệt ghép với nhau một cách không phức tạp. Thực hiện được yêu cầu đó sẽ làm dễ dàng cho việc tháo dỡ, di chuyển và lắp ráp máy khi lắp đặt và sửa chữa chúng.
10. Những yêu cầu đối với máy và thiết bị trình bày trong qui tắc kỹ thụât an toàn và vệ sinh sản xuất. Nói chung máy phải có mặt ngoài nhẵn và dạng xuyên dòng để dễ dàng đáp ứng yêu cầu vệ sinh sản xuất.
11. Sự tương quan chặt chẽ của dung sai vật liệu và của chi tiết theo tiêu chuẩn nhà nước.Đó là điều kiện cần thiết cho việc lặp lẫn cụm và chi tiết.
12. Trong thời gian làm việc, tiếng ồn phát sinh từ máy ra không được vượt quá quy chuẩn cho phép theo mức độ chung cũng như theo thành phần phổ.

ỉ Cánh khuấy mái chèo: Để khuấy trộn chất lỏng có độ nhớt nhỏ. Thường dùng để hoà tan chất rắn, có khối lượng riêng không lớn lắm.
ỉ Cánh khuấy chân vịt (chong chóng): Dùng để điều chế dung dịch huyền phù, nhũ tương. Không thể dùng cánh khuấy chân vịt để khuấy chất lỏng có độ nhớt cao hay khuấy chất lỏng trong đó có các hạt rắn có khối lượng riêng lớn.
ỉ Cánh khuấy tuyếc bin: Dùng để khuấy chất llỏng có độ nhớt cao đến 5.105cp, để điều chế huyền phù mịn, để hoà tan các chất rắn nhanh hay để khuấy động các hạt rắn đã lắng cặn có nòng độ pha rắn đến 60%
ỉ Cánh khuấy đặc biệt: dùng trong trường hợp không thể dùngdùng được cánh khuấy mái chèo, chong chóng, tuyếc bin.Thường dùng để khuấy bùn nhão hay chất lỏng có độ nhớt rất cao.
ã Đặc trưng của quá trình khuấy trộn là cường độ khuấy và năng lượng tiêu hao.
ỉ Cường độ khuấy trộn là chất lượng của kết quả khuấy theo thời gian.Cường độ khuấy trộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cho đến nay vẫn chưa có phương pháp tính toán nào có thể tin cậy để xác định cường độ khuấy trộn.
ỉ Pờrăngnốpski và Nicôlaiep cường độ khuấy trộn có thể xác định bằng năng lượng tiêu hao của một đơn vị chất lỏng khuấy trộn trong một đơn vị thời gian.
ỉ Cường độ khuấy trộn được đặc trưng bởi chế độ chuyển động của chất lỏng nghĩa là đặc trưng bởi chuẩn số Re.
ỉ Nếu ứng dụng khuấy trộn để tạo thành huyền phù thì hiệu suất khuâý được đặc trưng bởi sự phân bố đồng đều của các pha.
ỉ Hình mô tả cánh khuấy chưa làm việc,các hạt còn nằm ở dưới đáy thiết bị tạo thành một lớp có bề dày không đổi.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top