dotavn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG 4: Tính Toán Thiết Kế Hoán Cải
Cơ Cấu Di Chuyển Xe Tời

4.1 Giới thiệu về cơ cấu di chuyển – cơ cấu di chuyển xe tời:
 Cơ cấu di chuyển nói chung là một phần không thể thiếu đối với phần lớn các máy trục, được dùng để dịch chuyển máy hay một bộ phận của máy trong mặt phẳng ngang hay nghiêng, giúp cho máy trục có thể linh hoạt hơn trong quá trình làm việc góp phần làm tăng năng suất của máy trục.
 Cơ cấu di chuyển bao gồm một hay nhiều cụm bánh xe, được dẫn động bởi động cơ thông qua hệ thống truyền động cơ khí như: hộp giảm tốc, khớp nối, trong nhiều trường hợp còn có cả bộ truyền bánh răng hở.
 Để dừng xe chính xác, cơ cấu được trang bị phanh. Theo đặc điểm của đường bộ và bộ phận di chuyển ta phân ra các loại như: cơ cấu di chuyển trên rail, cơ cấu di chuyển bánh lốp, cơ cấu di chuyển bánh xích....
 Đối với cơ cấu di chuyển trên rail, thì đường ray cơ cấu di chuyển được đặt trên kết cấu thép của máy trục, công trình hay được gắn cố định trên nền, và sự khác biệt của cơ cấu di chuyển trên rail phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Kết cấu đường rail di chuyển.
+ Cách truyền lực.
+ Cách truyền moment xoắn lên bánh xe.
+ Kết cấu hệ thống truyền động.
+ Cách dẫn động.
 Cơ cấu di chuyển xe tời được dùng để dịch chuyển xe tời dọc theo kết cấu thép của dầm chính, giúp đưa xe tời tới vị trí cần thiết để phục vụ công tác làm hàng hay sửa chữa, bảo trì…
 Cơ cấu di chuyển xe tời cổng trục gồm có 4 cụm bánh xe, mỗi cụm có 1 bánh xe, trong đó có 2 cụm bánh xe dẫn động, và 2 cụm bánh xe bị động. Rail của cơ cấu di chuyển xe tời được lắp đặt ngay trên kết cấu thép của cổng trục.
 Dựa theo các phương án dẫn động, cơ cấu di chuyển xe tời cổng trục có thể được thực hiện theo 2 phương án: dẫn động chung và dẫn động riêng.
 Phương án dẫn động chung:
Phương án dẫn động chung, động cơ dẫn động được đặt ở khoảng giữa dầm xe tời và truyền động tới các bánh xe chủ động ở hai bên ray nhờ các trục truyền. Dựa vào mục dích sử dụng cổng trục cũng như kết cấu của xe tời, người ta có thể sử dụng:
+ Cơ cấu di chuyển dẫn động chung với trục truyền quay chậm.
+ Cơ cấu di chuyển dẫn động chung với trục truyền quay trung bình: cơ cấu di chuyển kiểu này có moment xoắn được truyền từ động cơ tới bánh xe thông qua trục truyền và cặp bánh răng hở, vì vậy moment xoắn trên trục truyền nhỏ hơn so với trục truyền quay chậm, và kích thước của nó cũng nhỏ hơn.
+ Cơ cấu di chuyển dẫn động chung với trục truyền quay nhanh: cơ cấu di chuyển loại này có trục truyền được gắn trục tiếp với động cơ. Vì vậy đường kính của trục nhỏ hơn 2-3 lần và trọng lượng nhỏ hơn 4-6 lần so với trục truyền chậm.
 Phương án dẫn động riêng:
Cơ cấu di chuyển xe tời dẫn động riêng gồm hai cơ cấu như nhau dẫn động cho các bánh xe chủ động ở mỗi bên rail riêng biệt. Công suất mỗi động cơ dẫn động thường lấy bằng 60% tổng công suất yêu cầu. Phương án này có sự xô lệch của dầm xe con (sự di chuyển lệch) khi di chuyển do lực cản ở hai bên ray không đều. Tuy nhiên trong hệ thống như vậy có hiện tượng tự động san tải giữa các động cơ điện, hay có thể dùng PLC điều khiển để đạt được độ chính xác giữa 2 động cơ dẫn động. Do kết cấu gọn nhẹ, dễ lắp đặt, sử dụng và bảo dưỡng nên ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong các cơ cấu di chuyển xe tời, cơ cấu di chuyển cầu trục, đặc biệt là trong các câàu trục, cổng trục có khẩu độ lớn…

4.2 Lựa chọn phương án dẫn động:
Trước hoán cải, cơ cấu di chuyển cầu trục được dẫn động bằng phương pháp dẫn động chung.
Sau hoán cải, ta chọn phương án dẫn động riêng, mục đích để cơ cấu gọn nhẹ, bố trí gọn gàng, tạo nhiều không gian cho việc bố trí cơ cấu nâng sau hoán cải.
Tính toán, thiết kế hoán cải, lập quy trình lắp dựng, thử nghiệm cổng trục di chuyển trên Rail RMG tại Tổng công ty tân cảng Sài Gòn
Lịch sử phát triển của ngành vận tải gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người, nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường và là ngành sản xuất đặc biệt. Nhờ có vận tải, con người đã chinh phục được không gian và tạo ra khả năng sử dụng rộng rãi giá trị sử dụng của hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu đi lại của con người. Vận tải là một ngành sản xuất đặc biệt, nó có mối quan hệ mật thiết với các ngàng kinh tế khác và đó là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy việc nâng cao qui mô hoạt động của ngành vận tải là cần thiết.
Trong tình hình phát triển kinh tế như hiện nay thì ở các cảng nói riêng và các đầu mối giao thông vận tải nói chung việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào công tác cơ giới hóa xếp dỡ là rất quan trọng và cần thiết vì nó có thể nâng cao năng suất lao động và giảm nhẹ sức lao động. Bất cứ hoạt động nào muốn có hiệu quả và có thể tồn tại lâu dài trên thương trường thì phải không ngừng cải tiến chất lượng sản xuất kinh doanh. Do đó, ngoài công tác quản lý, tổ chức sản xuất hợp lý còn đòi hỏi phải đầu tư trang thiết bị, máy móc vận chuyển và xếp dỡ tốt.
Để đáp ứng được yêu cầu đó Khoa Cơ Khí trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho các sinh viên trong khoa những kiến thức cơ bản về trang thiết bị máy xếp dỡ và vận tải, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với các công tác xếp dỡ và bố trí các trang thiết bị xếp dỡ.
Là một sinh viên của khoa, tui đã được trang bị những kiến thức cơ bản về công tác tổ chức cơ giới hóa xếp dỡ và kiến thức về máy vận chuyển để trở thành một kỹ sư trong tương lai. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, tui xin chân thành Thank nhà trường, khoa, cùng các giảng viên đã chỉ dạy tận tình, tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tui học tập và nghiên cứu tốt hơn. Và trong kì thực tập tốt nghiệp này, tui xin chân thành Thank sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy cô, giảng viên trong khoa, cùng với sự chỉ bảo tận tình của lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong các phòng ban thuộc Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn, đã giúp tui hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Đây là bài báo cáo kết quả sau 5 năm học tập và hơn hai tháng thực tập tốt nghiệp tại Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn. Do trình độ chuyên môn của tui còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. tui rất mong thầy cô, giảng viên trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong các phòng ban thuộc Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn, các anh chị đi trước đóng góp ý kiến cho bài báo cáo của tui được tốt hơn.
MỤC LỤC
Trang
Lời Mở Đầu
Phần I: Giới thiệu chung
Chương 1: Giới thiệu về Công Ty Tân Cảng Sài Gòn
4
Chương 2: Phân tích lựa chọn phương án thiết kế 8
2.1 Sơ lược về Cảng Trung Chuyển Cái Mép 8
2.2 Lựa chọn phương án thiết kế 9
Phần II: Tính Toán Thiết Kế Hoán Cải Cổng Trục
Chương 1: Giới thiệu cổng trục hoán cải RMG 13+1: 18
1.1 Giới thiệu chung về các loại cổng trục 18
1.2 Cổng trục hoán cải RMG 13+1 20
1.2.1 Giới thiệu chung 20
1.2.2 Thông số kĩ thuật của cổng trục trước hoán cải 21
1.2.3 Thông số kĩ thuật của cổng trục sau hoán cải 21
Chương 2: Tính toán thiết kế và gia cường kết cấu thép 22
2.1 Các thông số cơ bản để tính toán kết cấu thép 22
2.2 Các trường hợp tải trọng và tổ hợp tải trọng 24
2.3 Xác định các thành phần trong bảng THTT 25
2.4 Tính toán các đặc trưng hình học tiết diện 28
2.5 Xác định nội lực trong kết cấu 38
2.6 Phương pháp bố trí gân tăng cứng 56
2.7 Kiểm tra theo điều kiện ổn định 57
2.8 Tính toán và kiểm tra mối hàn 58
2.9 Kết luận 59
Chương 3: Tính toán thiết kế cơ cấu nâng 60
3.1 Giới thiệu về cơ cấu nâng 60
3.2 Sơ đồ truyền động cơ cấu nâng 60
3.3 Các dữ liệu ban đầu để tính toán hoán cải cơ cấu nâng 61
3.4 Xác định chế độ làm việc của cơ cấu 61
3.5 Tính toán chọn cáp nâng hàng 63
3.6 Tính toán chọn puly cáp 65
3.7 Tính toán các kích thước cơ bản của tang 66
3.8 Tính chọn động cơ điện dẫn động của cơ cấu nâng 69
3.9 Tính chọn bộ truyền cho cơ cấu nâng 71
3.10 Tính chọn khớp nối cho cơ cấu nâng 71
3.11 Kiểm tra động cơ điện 73
3.12 Tính toán kiểm tra bền trục tang 75
3.13 Tính chọn và kiểm tra bền ổ lăn 81
3.14 Tính chọn và kiểm tra phanh 85
Chương 4: Tính toán thiết kế hoán cải cơ cấu di chuyển xe con 89
4.1 Giới thiệu chung về cơ cấu di chyển, phương án dẫn động 89
4.2 Lựa chọn phương án dẫn động, sơ đồ truyền động 91
4.3 Các dữ liệu ban đầu để tính toán hoán cải cơ cấu 92
4.4 Tính toán chọn bánh xe 93
4.5 Tính chọn rail và con lăn dẫn hướng 95
4.6 Tính toán chọn động cơ điện 96
4.7 Tính toán chọn bộ truyền 99
4.8 Chọn thiết bị 100
4.9 Kiểm tra động cơ điện 101
4.10 Kiểm tra phanh 103
4.11 Kiểm tra trục bánh xe 104
4.12 Kiểm nghiệm then 107
4.13 Tính chọn và kiểm tra ổ lăn 108
Chương 5: Kiểm tra điều kiện ổn định 111
Phần III: Quy Trình Lắp Ráp Và Thử Nghiệm Cổng Trục
Chương 1: Thiết bị và nhân lực phục vụ cho quy trình lắp dựng 116
1.1 Chuẩn bị mặt bằng cho quy trình lắp dựng 116
1.2 Chuẩn bị cho quá trình lắp dựng 118
1.3 Các yêu cầu kỹ thuật 119
1.4 Các nguyên công 121
Chương 2: Thử nghiệm cổng trục 129
2.1 Trình tự thử nghiệm cổng trục theo TCVN 4244 – 2005 129
2.2 Quan sát tình trạng kỹ thuật của các bộ phận và cơ cấu 130
Chương 3: Kết luận và kiến nghị 132
Tài liệu tham khảo


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top