MCM_MCM

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam VINARE 2000-2006VINARE 2000-2006
LỜI NÓI ĐẦU
Có thể nói, sự ra đời của Nghị định 100CP là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự chấm dứt của cơ chế độc quyền nhà nước, tạo ra môi trường pháp lý cho việc phát triển một thị trường bảo hiểm mang tính cạnh tranh. Bên cạnh đó với sự phát triển ổn định của nền kinh tế cùng với các chính sách đầu tư trong và nước ngoài tạo ra một lượng tích lũy đáng kể về tài sản đã mang lại những cơ hội không nhỏ cho sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng. Bảo hiểm hàng hải là một trong những lĩnh vực bảo hiểm ra đời sớm nhất không những đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngành vận tải biển mà còn thúc đẩy mối quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới.
Cùng với sự phát triển đó thì tái bảo hiểm ra đời như một tất yếu khách quan nhằm đảm bảo khả năng tài chính cho các công ty bảo hiểm. Mặc dù mới được triển khai không lâu nhưng cho đến nay nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng hải đã có những bước đi dài, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Trong thời gian thực tập tại Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải của Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam,với những kiến thức đã được tích lũy và được sự giúp đỡ của các anh chị Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải em đã hoàn thành luận văn với đề tài:
“Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) (2000-2006)”.
Nội dung luận văn gồm 3 chương, ngoài lời nói đầu và phần kết luận:
Chương I: Tổng quan về tái bảo hiểm và tái bảo hiểm vật chất thân tàu
Chương II: Phân tích tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Chương III: Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE.

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TÁI BẢO HIỂM VÀ
TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU

I. TỔNG QUAN VỀ TÁI BẢO HIỂM
1.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÁI BẢO HIỂM
1.1.1. Bản chất của tái bảo hiểm
Bảo hiểm là một phạm trù kinh tế, nó bao gồm các quá trình phân phối lại nhằm đáp ứng nhu cầu đảm bảo của xã hội. Đặc trưng của nó là việc thành lập mang tính chất tập thể một quỹ dự trữ tài chính thông qua sự vận động của các quy luật thống kê và các nguyên tắc cân đối cũng như việc phân phối mang tính chất riêng rẽ quỹ đó để có thể đáp ứng những nhu cầu có thể đoán được trong tương lai phát sinh ra từ những sự cố bất ngờ gây thiệt hại hay xẩy ra.
Do những đặc thù trên nên bảo hiểm có sự đóng góp nhất định vào việc đảm bảo tính liên tục, sự ổn định và hiệu quả của quá trình sản xuất,lưu thông và tiêu dùng của xã hội. Dựa vào các rủi ro được bảo hiểm, các ngành kinh tế khác nhau và các quá trình tiến hành bảo hiểm được chia thành nhiều loại và được tổ chức thành một hệ thống độc lập của nền kinh tế quốc dân (ở nhiều nước còn được gọi là ngành kinh tế bảo hiểm). Một trong loại hình đó là tái bảo hiểm.
Về khái niệm, tái bảo hiểm là một hình thức bảo hiểm lại những rủi ro đã được bảo hiểm (công ty bảo hiểm). Hay nói cách khác, tái bảo hiểm là bảo hiểm cho người bảo hiểm. Nhiệm vụ chủ yếu của tái bảo hiểm là phân chia các rủi ro đã được bảo hiểm của các công ty bảo hiểm gốc cho một tập thể các công ty tái bảo hiểm và thông qua đó sẽ tận dụng một cách tối ưu các quy luật thống kê quá. Với nhiệm vụ trên tái bảo hiểm ổn định kinh doanh cho các công ty bảo hiểm gốc và tạo điều kiện cho các công ty này có thể nhận bảo hiểm cho những rủi ro vượt quá khả năng tài chính của mình.
Nhưng cho dù định nghĩa thế nào đi nữa thì bản chất của tái bảo hiểm cũng được thể hiện ở những nội dung sau:
+ Tái bảo hiểm là sự phân tán rủi ro cho nhà bảo hiểm, thay vì một nhà bảo hiểm phải gánh chịu tất cả tổn thất xảy ra với đối tượng bảo hiểm thì sẽ có nhiều nhà bảo hiểm khác cùng chia sẻ tổn thất đó với họ.Vì vậy giá trị tổn thất mà mỗi nhà bảo hiểm phải gánh chịu được giảm đi nhiều lần.
+ Tái bảo hiểm hoạt động trên cơ sở số lớn nhằm phân chia rủi ro giữa những nhà bảo hiểm với nhau.
+ Hoạt động tái bảo hiểm có tính chất quốc tế cao: Một hợp đồng bảo hiểm gốc trong nước có thể được tái bảo hiểm sang các công ty bảo hiểm khác ở nước ngoài.
Cơ chế hoạt động tái bảo hiểm:
Khách hàng ---> công ty BH gốc (công ty nhượng TBH) ---(nhượng tái)--> công ty nhận TBH
+ Khách hàng đến tham gia bảo hiểm ký hợp đồng trực tiếp với công ty bảo hiểm: nộp phí và nhận chi trả, bồi thường trực tiếp tại công ty bảo hiểm đó khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra hay đến kì đáo hạn.
+ Công ty bảo hiểm gốc sau khi hoàn tất hợp đồng với khách hàng nếu nhận thấy rủi ro cao có thể đi bảo hiểm lại rủi ro đó cho công ty bảo hiểm khác với một tỷ lệ nhất định. Khi đó công ty bảo hiểm gốc ban đầu được gọi là công ty nhượng tái bảo hiểm, công ty nhận bảo hiểm cho công ty bảo hiểm gốc gọi là công ty nhận tái bảo hiểm, phí công ty nhận tái thu gọi là phí nhượng tái. Sau này khi đáo hạn hay có sự kiện bảo hiểm xảy ra công ty bảo hiểm gốc sẽ chi trả cho khách hàng 100% số tiền bảo hiểm như đã ký trong hợp đồng bảo hiểm gốc, sau đó sẽ thu lại số tiền bồi thường nhượng tái bảo hiểm từ công ty nhận tái bảo hiểm theo đúng tỷ lệ đã cam kết trong hợp đồng tái bảo hiểm.
1.1.2. Vai trò của tái bảo hiểm
Tái bảo hiểm có tác dụng sau:
• Phân tán rủi ro, góp phần ổn định tài chính cho công ty bảo hiểm gốc, đặc biệt là trong những trường hợp xảy ra các sự cố thảm họa hay tích lũy rủi ro;
• Tăng cường khả năng nhận bảo hiểm của công ty bảo hiểm gốc đối với những rủi ro vượt quá khả năng tài chính của nó: Các công ty bảo hiểm đặc biệt là những công ty nhỏ thông qua tái bảo hiểm có thể nhận được những hợp đồng bảo hiểm lớn, vừa đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về biên khả năng thanh toán, vừa không phải từ chối khách hàng;
• Giúp các công ty bảo hiểm nhỏ, mới thành lập ổn định và phát triển nhờ tư vấn về nghiệp vụ từ các công ty tái bảo hiểm;
• Giúp các công ty bảo hiểm sửa chữa tính bất thường, đột biến của rủi ro - khả năng sai lệch giữa thực tế và đoán mà người bảo hiểm có được nhờ số liệu thống kê từ quá khứ;
• Tái bảo hiểm là một công cụ quản trị rủi ro của chính những nhà bảo hiểm;
• Góp phần thúc đẩy, phát triển quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước bởi tái bảo hiểm là hoạt động mang tính chất quốc tế: Các hoạt động nhận tái và nhượng tái diễn ra giữa các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm trong và ngoài nước nhằm san sẻ rủi ro và lợi nhuận;
• Đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên làm việc trong các công ty bảo hiểm gốc, góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động xã hội (tạo chỗ làm tại các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm, công ty môi giới tái bảo hiểm, ...): Tái bảo hiểm là một trong những nhiệm vụ của các công ty kinh doanh bảo hiểm gốc vì vậy nó góp phần làm tăng quy mô và doanh thu cho doanh nghiệp. Còn đối với các công ty chuyên về tái bảo hiểm, nhận tái bảo hiểm là nhiệm vụ quan trọng và là hoạt động chính tạo nên doanh thu và lợi nhuận;
• Tạo điều kiện cho công ty bảo hiểm khi muốn rút lui khỏi thị trường nào đó (khi nhận thấy không còn đủ khả năng để thực hiện một nghiệp vụ bảo hiểm nào đó hay khi muốn tập trung vào các nghiệp vụ khác mà công ty có thế mạnh..., công ty bảo hiểm này có thể nhượng tái bảo hiểm các đơn bảo hiểm thuộc loại nghiệp vụ này cho các công ty khác).
• Đối với khách hàng tham gia bảo hiểm: Do bảo hiểm là một dịch vụ đặc thù cung cấp sự cam kết bồi thường trên cơ sở phí bảo hiểm đóng trước nên có thể nói tái bảo hiểm là công cụ giúp cho khách hàng yên tâm hơn trong việc bảo đảm khả năng thanh toán của các công ty bảo hiểm gốc. Nhờ có tái bảo hiểm mà khách hàng có thể nhận được bồi thường chính xác, đầy đủ và kịp thời;
• Đối với Nhà nước: Góp phần ổn định thu chi của ngân sách Nhà nước, giữ lại tới mức tối đa lượng nội tệ và tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước nhờ các hoạt động nhận và nhượng tái;
• Đối với xã hội và nền kinh tế: Tái bảo hiểm không chỉ là sự phân tán rủi ro cho những nhà bảo hiểm mà còn là sự phân tán rủi ro giữa các quốc gia với nhau vì vậy những tổn thất lớn hoàn toàn có thể được chia sẻ với số lượng đông người tham gia bảo hiểm.
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TÁI BẢO HIỂM
Thực tế cho thấy cũng như các ngành nghể khác, bảo hiểm và tái bảo hiểm ra đời luôn gắn liền trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Sự ra đời và phát triển của tái bảo hiểm có thể chia thành 4 giai đoạn sau:

1.2.1. Giai đoạn đầu phát triển của tái bảo hiểm
Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu, Italia là nước đầu tiên chứng kiến sự ra đời và phát triển của tái bảo hiểm. Bản giao ước cổ nhất được biết đến có tính chất pháp lý như một hợp đồng tái bảo hiểm được kí kết vào năm 1370 tại thành phố Genes. Đó là hợp đồng tái bảo hiểm hàng hải, liên quan tới chuyến hành trình bằng đường biển từ Cadiz (Tây Ban Nha) đến Sluys (Hà Lan). Sau này với sự phát triển rộng rãi của những quan hệ thương mại giữa các thành phố của Italia cũng như các nước Bắc Âu, đặc biệt là nước Anh dịch vụ tái bảo hiểm cũng phát triển theo. Tuy nhiên, sau khi có sự xuất hiện của những vụ lạm dụng có tính chất con buôn gây ra nhiều phản ứng chống lại bản chất của tái bảo hiểm đã dẫn đến việc ra đời của đạo luật cấm các hoạt động tái bảo hiểm hàng hải ở nước Anh. Trong một thời gian dài (1746-1864) đạo luật này vô hình chung đã tạo điều kiện cho tổ chức LLOYD’S phát huy ảnh hưởng của mình bằng đồng bảo hiểm. Sau năm 1864, nó trở thành thị trường tái bảo hiểm quan trọng nhất trên thế giới. Thời gian này cũng đã chứng kiến sự xuất hiện của các nghiệp vụ tái bảo hiểm khác như tái bảo hiểm cháy, ... với hình thức tái bảo hiểm duy nhất được áp dụng trong thời kỳ này là tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn cho từng rủi ro riêng biệt.
1.2.2. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỉ XX
Trong giai đoạn này, những thành tựu khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng vào sản xuất làm nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa đã có những bước tiến nhảy vọt,quan hệ giao lưu hàng hóa giữa các nước ngày càng được mở rộng. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho thị trường tái bảo hiểm trưởng thành và phát triển. Tuy nhiên các công ty bảo hiểm vừa hoạt động bảo hiểm gốc, vừa hoạt động tái bảo hiểm tạo ra những hạn chế nhất định, đặt ra yêu cầu cần có công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp. Năm 1843, công ty tái bảo hiểm nội bộ đầu tiên ra đời là Weceler Re (Đức). Tuy nhiên, nó chỉ là công ty con của một công ty bảo hiểm địa phương, chủ yếu nhận các phần dôi của công ty mẹ.
Năm 1846 công ty tái bảo hiểm độc lập đầu tiên được thành lập tại Đức mang tên Cologe Re. Sau đó là sự ra đời hàng loạt của các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp có tên tuổi như:
- Swiss Re – công ty tái bảo hiểm đầu tiên của Thụy Sỹ, thành lập năm 1863;
- London Gurantee Reinsurance Co.Ltd (Luân Đôn) năm 1869;
- Munich Re (Đức), thành lập năm 1880.
Ở Anh, công ty tái bảo hiểm đầu tiên là The Reinsurance Company Ltd, thành lập năm 1867 và vào thời gian đó, trên thế giới mới chỉ tồn tại 10 công ty tái bảo hiểm. Tuy nhiên, công ty này đã đóng cửa vì phá sản vào năm 1871. Một số công ty tái bảo hiểm khác đã được thành lập nhưng không tồn tại được lâu. Năm 1907, công ty tái bảo hiểm Vương quốc Anh thành lập, mang tên Mercantile & General Reinsurance. Một năm sau, năm 1908, công ty tái bảo hiểm Bristish & European ra đời.
Ở Mỹ, công ty tái bảo hiểm đầu tiên được thành lập năm 1912 với tên The First Reinsurance Company of Hartford khi mà các công ty tái bảo hiểm nước ngoài đã hoạt động tại Mỹ một số năm trước đó.
Vào những năm 1920, người ta cũng chứng kiến sự ra đời của các tập đoàn tái bảo hiểm địa phương như Uruguay, Chiles, Banco del Estado, ... Ban đầu, những công ty này không tìm kiếm dịch vụ ngoài những dịch vụ của địa phương bị bắt buộc nhượng cho họ.
Cùng với sự phát triển của thị trường tái trong giai đoạn này nhiều hình thức và phương pháp tái bảo hiểm được xây dựng như tái bảo hiểm số thành, tái bảo hiểm mức dôi ...
Tuy nhiên, chiến tranh thế giới thứ II đã làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và tái bảo hiểm nói riêng. Trên thực tế hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm bị ngừng trệ, thậm chí một số nước các nhà cầm quyền còn trưng dụng cả quỹ bảo hiểm để phục vụ chiến tranh gây ra tổn thất lớn cho các nhà bảo hiểm đặc biệt là các công ty ở những nước Châu Âu.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÁI BẢO HIỂM VÀ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU 2
I. TỔNG QUAN VỀ TÁI BẢO HIỂM 2
1.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÁI BẢO HIỂM 2
1.1.1. Bản chất của tái bảo hiểm 2
1.1.2. Vai trò của tái bảo hiểm 4
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TÁI BẢO HIỂM 5
1.2.1. Giai đoạn đầu phát triển của tái bảo hiểm 6
1.2.2. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỉ XX 6
1.2.3. Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến năm 1990 8
1.2.4. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay 8
1.3. CÁC HÌNH THỨC TÁI BẢO HIỂM 9
1.3.1. Tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn 9
1.3.2. Tái bảo hiểm bắt buộc 11
1.3.3. Tái bảo hiểm kết hợp tùy ý lựa chọn - bắt buộc 12
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁI BẢO HIỂM 13
1.4.1. Tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm 14
1.4.1.1. Tái bảo hiểm số thành 14
1.4.1.2. Tái bảo hiểm mức dôi 16
1.4.1.3. Tái bảo hiểm kết hợp số thành - mức dôi 17
1.4.2. Tái bảo hiểm theo số tiền bồi thường 18
1.4.2.1. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ 19
1.4.2.2.Tái bảo hiểm vượt quá tỷ lệ bồi thường 20
1.4.2.3. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo tai họa khốc liệt 21
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU 21
2.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM THÂN TÀU 21
2.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU 22
2.2.1. Đối tượng bảo hiểm 22
2.2.2. Phạm vi bảo hiểm 23
2.2.3. Các điều kiện bảo hiểm 23
2.2.3.1. Điều kiện bảo hiểm tổn thất toàn bộ (TLO) 23
2.2.3.2. Điều kiện bảo hiểm loại trừ tổn thất bộ phận thân tàu (FOD) 24
2.2.3.3. Điều kiện bảo hiểm loại trừ tổn thất riêng về thân tàu (FPA) 25
2.2.3.4. Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (ITC) 25
2.2.4. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm 26
2.2.4.1. Giá trị bảo hiểm 26
2.2.4.2. Số tiền bảo hiểm 26
2.2.5. Phí bảo hiểm thân tàu 27
2.2.5.1. Phí bảo hiểm 27
2.2.5.2. Tỷ lệ phí bảo hiểm 28
2.2.6. Những quy tắc bồi thường trong bảo hiểm thân tàu 29
2.2.6.1. Quy tắc bồi thường theo rủi ro đầu tiên 29
2.2.6.2. Quy tắc áp dụng mức miễn thường 29
III. TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU 30
3.1. LÝ DO 30
3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁI BẢO HIỂM ÁP DỤNG 30
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE (2000-2006) 32
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VINARE 32
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINARE (2000-2006) 35
2.1. HOẠT ĐỘNG NHẬN VÀ NHƯỢNG TÁI BẢO HIỂM 35
2.1.1. Hoạt động nhận tái bảo hiểm 35
2.1.2.Hoạt động nhượng tái bảo hiểm 37
2.2. CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC 38
2.2.1 Hoạt động đầu mối cung cấp thông tin bảo hiểm và tái bảo hiểm cho thị trường trong nước và nước ngoài 38
2.2.2 Hoạt động tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng tham gia bảo hiểm 39
2.2.3 Hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi 39
III. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE (2000-2006) 40
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU VÀ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU Ở VIỆT NAM 40
3.1.1. Tình hình đội tàu 43
3.1.2. Tình hình khai thác và kinh doanh bảo hiểm thân tàu 45
3.1.3. Tình hình tổn thất và bồi thường 47
3.2. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE (2000-2006) 49
3.2.1. Hợp đồng nhận và nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 49
3.2.1.1 Hợp đồng nhận tái bảo hiểm 49
3.2.1.2. Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu 51
3.2.2. Tình hình nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu ( 2000-2006 ) 52
3.2.3. Tình hình chuyển nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006) 56
3.2.4. Tình hình tổn thất nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006) 63
3.2.4.1. Tình hình tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái bảo hiểm 63
3.2.4.2. Tình hình tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng nhượng tái 65
3.2.5. Kết quả thu- chi nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006) 66
3.2.5.1. Thu nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006) 66
3.2.5.2. Chi nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006) 68
3.2.5.3. Kết quả thu - chi nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006) 69
3.3. Đánh giá chung 71
3.3.1. Những mặt đạt được 71
3.3.2. Những mặt còn hạn chế 72
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẲM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE 75
I. MỤC TIÊU CỦA VINARE TRONG THỜI GIAN TỚI 75
II. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE TRONG THỜI GIAN TỚI 77
2.1. CƠ HỘI 77
2.1.1. Từ thị trường bảo hiểm 77
2.1.2. Từ phía tổng công ty 78
2.2. THÁCH THỨC 79
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE 80
3.1. ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 80
3.2. ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM 84
3.2.1. Hoàn thiện các sản phẩm bảo hiểm 85
3.2.2. Phát triển dịch vụ khách hàng và chính sách khách hàng 86
3.2.3. Thực hiện chính sách mở rộng thị trường nhận tái bảo hiểm 87
3.2.4. Tiếp tục tăng thêm nguồn vốn kinh doanh 87
3.2.5. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên 89
3.2.6. Nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống thông tin 89
3.2.7. Xây dựng thương hiệu VINARE 90
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả Luận văn Kinh tế 0
B Tình hình triển khai bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (1999-2003) Luận văn Kinh tế 0
R Nghiên cứu thống kê tình hình phát triển Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Ngh Luận văn Kinh tế 0
H Tình hình huy động và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước Luận văn Kinh tế 0
K Tình hình đầu tư phát triển ở công ty cổ phần đầu tư và XNK Đoàn Minh Giang Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu thống kê về tình hình phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta giai đoạn 1996-20 Luận văn Kinh tế 0
C Tình hình phát triển và các phương hướng, giải pháp nhằm phát triển toàn diện ngành du lịch huyện Tị Kiến trúc, xây dựng 0
H Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Kiến trúc, xây dựng 0
N Tình hình hoạt động tại công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Hà Minh Anh Luận văn Kinh tế 0
M Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm ở Công ty Xây Dựng và Phát Triển Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top