daigai

Well-Known Member
Link tải miễn phí luận văn
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong vòng 5 năm trở lại đây, công nghiệp đồ gỗ nội thất đã trở thành một trong 10 ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tính lũy kế đến ngày 15/11/2010 đạt trên 2,89 tỉ đô la Mỹ, tăng đến 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo các chuyên gia, kim ngạch xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng và dự báo sẽ đạt 3,2 tỉ đô la Mỹ trong năm tới. Thống kê của Vietrade cho thấy các nước châu Âu (28%), Nhật Bản (24%), và Hoa Kỳ (20%) vẫn là các thị trường xuất khẩu chính trong số 120 quốc gia và vùng lãnh thổ có mặt sản phẩm đồ nội thất Việt Nam. Xu hướng hàng nội thất bằng các loại gỗ rừng trồng như cao su, keo, tràm có ở mức giá trung bình vẫn tiếp tục được ưa chuộng.
Tuy nhiên, tiềm năng phát triển của ngành đồ nội thất Việt Nam còn rất lớn bởi khối lượng xuất khẩu hiện tại mới chỉ thỏa mãn được chưa đến 1% nhu cầu thực tế của thị trường thế giới. Hiện nay các vấn đề tồn đọng như tỉ lệ nhập khẩu nguyên liệu của Việt Nam vẫn còn cao (chiếm khoảng 1/3 so với kim ngạch xuất khẩu), tỷ lệ hao hụt cao trong chế biến, tỷ giá tăng đã và đang làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu và nguy cơ có thể đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá của các doanh nghiệp nước ngoài gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu của Việt Nam, khiến cho họ phải “đi bằng 2 chân”, vừa xuất khẩu và vừa quay về thị trường trong nước. Bên cạnh đó, tiềm năng tiêu thụ trong nước cũng rất lớn, có khả năng mang lại doanh thu không kém xuất khẩu (trên 3 tỉ đô la Mỹ). Mặc dù vậy, nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm trong ngành công nghiệp đã song hành với nhau từ lâu nhưng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung để cùng thúc đẩy tiêu dùng đồ nội địa phát triển. Thị phần nội địa được các doanh nghiệp chế biến phân ra mảng công trình và phân phối bán lẻ. Trong đó, mảng thi công lắp đặt nội thất cho các công trình được đánh giá là có nhiều tương đồng với sản xuất xuất khẩu và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Mảng còn lại, hướng đến đối tượng người tiêu dùng nhỏ lẻ tuy có nhiều tiềm năng nhưng doanh nghiệp “ngán” vì buộc phải có vốn mạnh để xây dựng hệ thống phân phối, bán lẻ, và trữ hàng tồn kho.
Như vậy tiềm năng phát triển của ngành thì lớn song tiềm lực phát triển ngành vẫn còn nhiều hạn chế như đã phân tích ở trên, vì thế mà việc chuyển đổi sản phẩm từ chất liệu này sang chất liệu khác như gỗ sang thép và sợi nhựa là một trong những yêu cầu để phát triển sâu hơn cho loại hình sản phẩm này.
Nhận thấy cơ hội đó công ty cổ phần phước hiệp thành đã đầu tư dây chuyền công nghệ để phát triển mạnh sản phầm. Và củng như bấc cứ sản phẩm nào thì việc tìm đầu ra cho nó là vấn đề cần quan trọng. Do đó để hiểu thêm về nghiệp vụ xuất khẩu của công ty chúng em thực hiện đề tài “ nghiên cứu quy trình xuất khẩu sản phẩm nội ngoại thất của công ty cổ phần phước hiệp thành”.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu theo tình tự sau
· Phương pháp khảo sát tại công ty bằng cách tìm hiểu các chứng từ hồ sơ về quy trình xuất nhập khẩu. số liệu được thu thập tại phòng kế toán của công ty
· Phương pháp kết hợp trên các phương tiện thông tin để biết về cách thức nhập khẩu
· Phương pháp mô tả nghiệp vụ chung đưa ra từ tổng quát đến cụ thể.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
· Tìm hiểu quy trình xuất nhập khẩu, các chứng từ và các bộ phận liên quan
· Tìm hiểu các thủ tục hành chính cần có trong nghiệp vụ nhập khẩu
Mục tiêu cụ thể
· Xây dựng cơ sở kiến thức lý thuyết về các loại chứng từ
· Vận dụng vào thực tế từng công việc cụ thể
· Đánh giá công tác và đưa ra kiến nghị
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top