daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Phần 1: Phần mở đầu
1.

Lý do chọn đề tài:

Ngày nay toàn thế giới đang hướng đến xây dựng một cộng đồng văn minh văn
hóa. Là một thanh thiếu niên đang ngồi trên ghế nhà trường, ngày ngày chúng ta
vẫn không ngừng tiếp thu những tri thức để hoàn thiện nhân cách, phẩm chất và vốn
văn hóa cho bản thân. Văn hóa không đơn thuần chỉ hiểu là những kiến thức về văn
học nghệ thuật, mà nó còn mang nội hàm rộng hơn rất nhiều. Văn hóa có thể được
hiểu là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần của con người làm ra. Và dĩ nhiên
trong phạm trù văn hóa rộng rãi như thế có hàm chứa cả giao thông và văn hóa giao
thông.
Trong nhiều năm gần đây, an toàn giao thông là vấn đề quan trọng được cả xã hội
quan tâm. Đi khắp các nẻo đường, đâu đâu bạn cũng thấy các khẩu hiệu “an toàn
giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như một lời nhắc nhở cũng như một lời cảnh
báo đến tất cả những ai đang tham gia giao thông.
Hàng năm tai nạn giao thông và số người bị chết và mang thương tật vì tai nạn
giao thông là vô cùng to lớn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông,
song có lẽ ý thức và văn hóa của người tham gia giao thông còn hạn chế chính là
nguyên nhân lớn để làm gia tăng số lượng cũng như “chất lượng” của các vụ tai nạn
giao thông ở nước ta cao hơn so với các nước khu vực và trên thế giới.
Để duy trì nếp văn hóa giao thông là công việc của toàn xã hội trong đó vai trò
của giới trẻ như chúng ta là rất lớn. Vậy tuổi trẻ chúng ta cần làm gì để tham

1

gia giao thông có văn hóa? Phải làm gì để góp phần vào việc xây dựng văn hóa giao

thông của đất nước. Chính vì những điều này nên em quyết định chọn đề tài “Văn
hóa giao thông của giới trẻ TP.HCM hiện nay”
2. Mục đích nghiên cứu:
• Nghiên cứu hiện trạng giao thông đường bộ tại TPHCM, văn hóa giao thông

của người dân và đặc biệt là giới trẻ thành hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu:
• Thời gian: Hiện nay
• Không gian: Khu vực thành phố Hồ Chí Minh các quận Tân Bình, Tân Phú,

Phú Nhuận.
4. Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tài

liệu.

******************************************************************

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.

Khái niệm Văn hoá giao thông

Khái niệm Văn hoá giao thông tất nhiên là một biểu hiện cụ thể của khái niệm
Văn hoá nói chung. Do vậy nó cũng phải được nhìn nhận ở khía cạnh vật thể và phi
vật thể, ở việc thể hiện trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc…Văn
hoá giao thông là một khái niệm khá mơí mẻ với nhiều cách hiểu khác nhau: có
người bảo thực hiện tốt luật lệ giao thông là Văn hoá giao thông, có người lại bảo
nội dung Văn hoá giao thông rộng hơn nhiều nội dung luật lệ giao thông, người
khác thì nói Văn hoá giao thông là cách ứng xử của mọi người khi tham gia giao

thông…
Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được biểu hiện
bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái

2

đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm
tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp
luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đửc truyền thống
và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”. Cũng
theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, trong Văn hoá giao thông có ba tiêu chí:
một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các
quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hai là: có trách nhiệm
với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; ba là, có
thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng
tôn pháp luật.

Theo báo Văn hoá: “ Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn
giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông,
tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp
hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao
thông an toàn, thân thiện”.

Theo TS. Nguyễn Thị Hồng: Văn hoá giao thông hiểu theo nghĩa hẹp là cách
ứng xử có văn hoá của mọi người khi tham gia giao thông. Đó chính là sự tôn trọng
và chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, có trách nhiệm với bản thân và cộng
đồng, biết nhường nhịn và giúp đỡ người khác, có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự
khi xảy ra va chạm…

Theo TS. Phạm Ngọc Trung: “ Văn hoá giao thông cần được hiểu là: sự ứng xử
một cách có ý thức và có trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội khi tham gia
giao thông hay tham gia vào những hoạt động có liên quan đến giao thông để tạo

3

lập nên một môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân thiện và hiệu quả”. Khái
niệm của TS. Phạm Ngọc Trung đã nhấn mạnh đến sự ứng xử một cách có ý thức và
có trách nhiệm của mọi người trên bình diện xã hội chứ không phải chỉ nói đến ý
thức tự giác của người trực tiếp tham gia giao thông. Khái niệm này phản ánh được
tính tự giác mang tính cá nhân và tính xã hội mang tính cộng đồng, đó là hai yêu
cầu cơ bản tạo nên hành vi ứng xử có văn hoá của người tham gia giao thông.

Theo GS.VS Hồ Sĩ Vịnh: “ Văn hoá giao thông là một thành tố của lối sống đô
thị, của văn hoá thẩm mỹ, là gương mặt của đô thị. Khi ta nói người Hà Nội văn
minh thanh lịch, hiện đại thì tín hiệu đầu tiên gây ấn tượng mạnh đối với khách
công vụ hay khách du lịch là Văn hoá giao thông”.

Như vậy, trong khái niệm văn hóa giao thông, văn hóa của người tham gia giao
thông, việc chấp hành luật giao thông dù là một nội dung rất quan trọng chính yếu
nhưng không thể coi là nội dung duy nhất và bao trùm như quan niệm phổ biến hiện
nay.
Cần đề cập đầy đủ và sâu sắc đến văn hóa của người quy hoạch, xây dựng các
chính sách pháp luật về giao thông, hạ tầng giao thông, người sản xuất các phương
tiện giao thông, người xây dựng các công trình giao thông, người điều hành và thực
thi pháp luật giao thông…
Trên thực tế hiện nay, ở nước ta, tình trạng rối loạn, ùn tắc giao thông tại các
đô thị lớn, tai nạn giao thông gia tăng gây thiệt hại lớn cho xã hội, làm ảnh hưởng
nặng nề tới sự nghiệp đổi mới phát triển giao lưu hội nhập của đất nước không chỉ

do ý thức văn hóa, tinh thần thượng tôn pháp luật của người tham gia giao thông
còn kém và bất cập, mà còn do sự yếu kém và bấp cập trong ý thức văn hóa của các

4

cơ quan quy hoạch về giao thông, của người xây dựng hạ tầng giao thông, người
xây dựng, điều hành và thực thi chính sách pháp luật giao thông.
Việc xây dựng văn hóa giao thông trước mắt sẽ có tác dụng góp phần hạn chế
ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước, nhất là ở
các đô thị lớn và các tuyến quốc lộ chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội. Về lâu
dài, việc xây dựng văn hóa giao thông sẽ tạo nên cơ sở vững chắc cho một nền giao
thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện,
cho con người, vì con người.
2. Tiêu chí của Văn
2.1 Tiêu chí chung:

hóa giao thông


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top