kumatri185

New Member

Download Tiểu luận Nghiên cứu lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển tuần hoàn đối với việc quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN miễn phí





 
Mục lục
Trang
Lời nói đầu 3
Nội dung 5
I. Tuần hoàn và chu chuyển tư bản 5
1. Tư bản: 5
a. Sự chuyển hoá tiền thành tư bản 5
b. Hàng hoá sức lao động 6
2. Lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản 7
a. Tuần hoàn tư bản 7
b. Chu chuyển tư bản 8
II. ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển tuần hoàn đối với việc quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 11
1. ý nghĩa thực tiễn của học thuyết 11
a. ứng dụng thực tế của học thuyết 11
b. Vai trò của việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả 12
2. Huy động, quản lý và sử dụng vốn ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta 14
a. Thực trạng của việc huy động quản lý và sử dụng vốn ở nước ta 14
b. Biện pháp huy động vốn và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư 15
Kết luận 18
 

 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

oá tiền thành Tư bản.
- Công thức chung của tư bản : Mọi tư bản lúc đầu biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định, nhưng bản thân tiền không phải là tư bản , tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.
Trong lưu thông tiền vận động theo công thức H-T-H, còn với tư cách là tư bản, tiền vận động theo công thức T-H-T;
Điểm giống nhau giữa 2 công thức này là đều chứa đựng hai nhân tố hàng và tiền, đều bao gồm hai hành vi mua và bán, phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán.
Điểm khác nhau cơ bản giữa 2 công thức này là trong công thức vận động của tiền trong lưu thông hàng hoá bắt đầu bằng hành vi bán ( H-T) và kết thúc bằng hành vi mua( T-H) , điểm bắt đầu và kết thúc đều là hàng hoá ; và mục đích là giá trị sử dụng. Còn trong công thức vận động của tư bản, bắt đầu bằng hành vi mua (T-H') và kết thúc bằng hành vi bán ( H-T), Điểm bắt đầu và kết thúc đều là tiền và mục đích là đem lại giá trị, làm thoả mãn người chủ của nó, mà người chủ của nó khôg thể chấp nhận việc trao đổi không đem lại giá trị cho mình vì thế giá trị sau khi trao đổi sẽ là T'>T, tức là số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra và số tiền dôi ra này chính là giá trị thặng dư (m) . Vậy công thức vận động đầy đủ của tư bản là : T-H-T' trong đó T'= T+ DT ( với DT là giá trị thặng dư)
- Mâu thuẫn của công thức chung của Tư bản :
Tiền ứng trước, tức là tiền bỏ vào lưu thông khi trở về tay người chủ của nó thì thêm một lương nhất định (DT) , Từ đó có thể kết luận lưu thông tạo ra giá trị thặng dư hay không.?
Như ta đã biết lưu thông là quá trình mà trong đó xẩy ra hai hành vi mua và bán. Nếu hàng hoá được trao đổi ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị con tổng số gía trị, cũng như phần giá trị thuộc về mỗi bên trao đổi thì trước sau không thay đổi. Nếu trao đổi không ngang giá thì nếu người có hàng bán với giá cao hơn giá trị thì kết quả người bán được lãi , còn nếu bán thấp hơn giá trị thì người mua được lãi . Nhưng trong nền kinh tế hàng hoá mỗi người vua mua vừa là người bán, vì thế phần lời trong khi mua sẽ bù lại phần thiệt khi bán và ngược lại. Trường hợp giá trị thặng dư do thương nhân chuyên mua rẽ và bán đắt nhờ mánh lời mà có chí giải thích được sự làm giầu của những thương nhân cá biệt vì tổng giá trị trước và sau trao đổi không thay đổi. Theo C Mác toàn bộ giai cấp các nhà tư bản của 1 nước không thể làm giàu trên lưng của giai cấp mình.
Như vậy lưu thông không tạo ra giá trị thặng dư . Nhưng nếu tiền không tham gia vào lưu thông thì cũng không tạo ra giá trị thặng dư.
Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện bên ngoài lưu thông , và phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông "(1). Đó là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản .
b, Hàng hoá sức lao động ( sự chuyển hoá sức lao động thành hàng hoá )
Để giải quyết mâu thuẫn của công thức của tư bản. CMac cho rằng trên thị trường có một loại hàng hoá đặc biệt đó là hàng hoá sức lao động .
- Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cở thể con người duoc sử dụng vào sản xuất hàng hoá. Sức lao động biến thành hàng.hoá là điều kiện chủ yếu quyết định sự chuyển hoá tiền thành tư bản.
- Trong bất cứ xã hội nào sức lao động cũng là điều kiện cần thiết để sản xuất, song nó chỉ trở thành hàng hoá trong những điều kiện lịch sử nhất định.
Một là người lao động phải được tự do về thân thể , tự do sở hữu năng lực của mình.
Hai là người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, chỉ trong điều kiện ấy người lao động mới bán sức lao động của mình.
- Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động : cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng
Gía trị của hàng hoá sức lao động do lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định . Vì thế nó chính bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho người công nhân và gia đình anh ta.
Giá trị sử dụng cuả hàng hoá sức lao động cũng chỉ thể hiện trong quá trình tiêu dùng sức lao động. Quá trình đó là quá trình sản xuất ra hàng hoá và đồng thời là quá trình tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân giá trị sức lao động, tức là tạo ra giá trị thặng dư. Đó là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động.
* Tóm lại: Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là : tư bản không thể xuất hiện cả trong và ngoài lưu thông nhưng nó lại phải xuất hiện trong lưu thông và không phải trong lưu thông. Bằng việc chỉ ra hàng hoá sức lao động C.Mác đã giải quyết được mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.
2. Lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản.
a. Tuần hoàn tư bản:
- Sự vận động liên tục của tư bản từ hình thái chức năng này qua hình thái chức năng khác cho tới khi nó quay trở lại hình thái ban đầu của nó thì gọi là tuần hoàn tư bản.
- Nghiên cứu về tuần hoàn tư bản tức là nghiên cứu về sự vận động của tư bản qua 3 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn tư bản có một hình thức nhất định và một chức năng riêng biệt.
Quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp có thể khái quát như sau:
TLSX
T - H …..sx……H' - T'
SLĐ
+ Giai đoạn I: (T - H)
Giai đoạn này nhà tư bản xuất 1 số tiền ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động.
TLSX
T - H
SLĐ
Tư liệu sản xuất và sức lao động phải phù hợp với nhau cả về chất và lượng, với chức năng là phương tiện mua tư liệu sản xuất và sức lao động trong giai đoạn này tiền mang hình thái tư bản tiền tệ.
* Giai đoạn II:
TLSX
H …..sx……H' - T'
SLĐ
Giai đoạn này nhà tư bản sử dụng TLSX và sức lao động để sản xuất ra hàng hoá. Bộ phận tư bản công nghiệp nằm trong giai đoạn II gọi là TBSX.
*. Giai đoạn III.
( H' - T')
Giai đoạn này tư bản lại nhảy vào lưu thông với tư cách là tư bản tiền tệ, có chức năng mang lại giá trị thặng dư và giá trị.
Sự vận động của tư bản theo công thức trên là sự vận động có tính chất tuần hoàn. Sự vận động này chỉ diễn ra bình thường khi các giai đoạn của nó được diễn ra liên tục, kế tiếp nhau, mặt khác tư bản phải tồn tại dưới cả ba hình thức là tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hoá.
*. Tóm lại: Tuần hoàn của tư bản là sự biến chuyển liên tiếp của tư bản qua 3 giai đoạn, trải qua 3 hình thái, thực hiện 3 chức năng tương ứng, để trở về hình thái ban đầu với lượng giá trị lớn hơn.
b. Chu chuyển tư bản.
- sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới và lắp đi, lắp lại, chứ không phải là một quá trình cô lập, riêng lẻ, thì gọi là chu chuyển của tư bản.
Nghiên cứu chu chuyển của tư bản là nghiên cứu tốc độ vận động của tư bản nhanh hay chậm và ngh...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top