daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
TÌM HIỂU TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CỦA NƯỚC NGỌT CÓ GAS
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, ngành công nghệ thực phẩm đã và đang đóng góp cho nền kinh tế quốc dân. Trong đó không thể thiếu lĩnh vực chế biến đồ uống.
Nước ta nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, là thị trường tiêu thụ đồ uống lớn. Uống là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Nhất là dưới sức nóng oi bức và cái nắng chói chang của mùa hè như hiện nay, thì không có gì có thể thay thế cho một ly nước mát giúp làm con người trở nên sảng khoái. Đó là vấn đề thiết yếu của con người. Vì thế, nhu cầu giải khác cũng là mục tiêu cần đặt lên hàng đầu. Các loại thức uống ngày nay rất đa dạng và phong phú. Thế nhưng loại nước giải khát có gas sẽ giúp con người được giải khác triệt để khi ta uống. Do vậy để đáp ứng nhu cầu của thị trường đã cho ra nhiều sản phẩm nước giải khát có gas đa dạng phong phú với nhiều chủng loại khác nhau, phù hợp với sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng.
Vậy nước giải khát có gas mà chúng ta yêu thích và tiêu thụ mỗi ngày có được đả bảo về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm hay không, và để có một ly nước giải khát thơm ngon đến tay chúng ta thì nó cần đạt các tiêu chuẩn chất lượng ra sao. Sau đây em xin tìm hiểu các tiêu chuẩn chất lượng của nước giải khát có gas.
Trong quá trình tìm hiểu và thu nhận thông tin chắc chắn sẽ có những sai sót. Do đó em mong nhận được những ý kiến đóng góp của Cô để có thể hoàn thiện đề tài này.
MỤC LỤC
Contents
1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GAS 4
1.1. Vai trò của nước đối với cơ thể con người 4
1.1.1. Các nguồn cung cấp nước cho cơ thể 4
1.1.2. Các đường đào thải nước của cơ thể 4
1.1.3. Nhu cầu nước của cơ thể 4
1.2. Khái niệm về nước giải khát có gas 7
1.3. Lịch sử của nước giải khát 7
1.4. Sơ lược về các loại bao bì 9
1.4.1. Bao bì thủy tinh 9
1.4.2. Bao bì kim loại 11
1.4.2.1. Đặc điểm bao bì nhôm: 11
1.4.2.2. Tính chất bao bì nhôm: 12
1.4.3. Bao bì plastic 12
1.4.4. Bao bì vận chuyển: 14
1.5. Ảnh hưởng của nước giải khát có gas đối với sức khỏe 14
1.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nước giải khát có gas tại Việt Nam 17
1.6.1. Tình hình sản xuất bước giải khát trong nước 17
1.6.2. Tình hình tiêu thụ trong nước 19
1.7. Định hướng và chính sách phát triển ngành nước giải khát tại Việt Nam 24
2. TCVN và QCVN cho nước giải khát có gas 26
2.1. QCVN 6-2: 2010/BYT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với đồ uống không cồn. 26
2.1.1. Giới hạn tối đa các chất nhiễm bẩn. 26
2.1.2. Các chỉ tiêu vi sinh vật. 27
2.2. TCVN 7041: 2009. Đồ uống không cồn. 28
2.2.1. Yêu cầu cảm quan 28
2.2.2. Chỉ tiêu hóa học 28
2.2.3. Phụ gia thực phẩm 28
2.2.4. Yêu cầu vệ sinh 28
2.2.5. Chỉ tiêu vi sinh vật 28
2.3. TCVN 5042: 1994. Nước giải khát yêu cầu, vệ sinh, phương pháp thử. 28
2.3.1. Yêu cầu vệ sinh 29
2.3.2. Các chỉ tiêu vi sinh vật 29
2.3.3. Yêu cầu cho một số nguyên, vật liệu sản xuất nước giải khát có gas 30
3. Phương pháp kiểm tra một số chỉ tiêu cho nước giải khát có gas 44
3.1. Xác định độ chua 44
3.2. Phân tích hàm lượng đường 46
3.2.1. Định lượng đường tổng 47
3.2.2. Định lượng đường khử 48
3.3. Phân tích một số phụ gia thực phẩm 50
3.3.1. Xác định chất bảo quản Natri Benzoat – Kali Sorbate bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao áp 50
4. Xác định phẩm màu hữu cơ tổng hợp tan trong nước 54
4.1. Phương pháp sắc ký giấy 54
4.2. Phương pháp chiết bằng dung môi 55
4.3. Định tính phẩm màu bằng phương pháp sắc ký giấy 56
NỘI DUNG
1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GAS
1.1. Vai trò của nước đối với cơ thể con người
1.1.1. Các nguồn cung cấp nước cho cơ thể
Cơ thể được cung cấp nước từ thức ăn và nước uống. Nước cũng được cung cấp bằng cách oxy hoá các chất dinh dưỡng như glucid, protid và lipid.
Lượng nước cần thiết hằng ngày cho cơ thể phụ thuộc vào mức độ và tính chất lao động, khí hậu và trọng lượng của mỗi người. Trung bình mỗi người cần khoảng 2-3 lít/ngày (35kg thể trọng/ngày).
1.1.2. Các đường đào thải nước của cơ thể
Với một cơ thể mỗi ngày cần 2,6 lít nước thì cơ thể cũng thải ra một lượng nước tương đương và phân bố như sau: trung bình cơ thể thải nước qua đường đại tiểu tiện 1,5lít, mồ hôi 0,6lít, hô hấp 0,5lít. Đối với những lao động nóng và nặng nhọc lượng nước thải ra do mồ hôi thường nhiều hơn.
1.1.3. Nhu cầu nước của cơ thể
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước.
Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt… Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít). Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi
không thấp hơn 35cm. Phía cuối của giấy sắc ký, cách mép giấy khoảng 3cm, kẻ 1 đường thẳng bút chì, chia đường thẳng đó thành những đoạn bằng nhau, cách nhau 2 - 3cm, hai đầu cách mép giấy 2 - 3cm.
- Chuẩn bị bình sắc ký
Bình thủy tinh có nắp đậy kín được, kích thước của bình phụ thuộc vào kích thước của giấy. Nếu các chất giá trị Rf gần bằng nhau thì cần giấy dài hơn nên bình phải cao. Chiều cao của bình thường là 40 - 50cm, còn chiều ngang của bình thường là 20cm để có thể làm nhiều mẫu cùng một lúc.
Đổ dung môi vào bình sắc ký một lớp dày 15mm, sau đó đậy nắp bình. Sau 2 giờ tạo được trạng thái bão hòa hơi dung môi trong bình.
- Chấm chất thử lên giấy
Chấm trên cùng đường thẳng đã chia ở trên 2 chấm dung dịch cần thử, xen vào giữa là những chấm dung dịch phẩm màu chuẩn. Lượng dung dịch hút để chấm lên giấy sao cho xuất hiện những vết có đường kính 2 - 4 mm. Chú ý chấm những chấm nhỏ để khô, rồi mới chấm tiếp giọt sau để đảm bảo vết chấm cuối cùng có đường kính nhỏ nhưng chứa được đủ thể tích yêu cầu và chú ý lượng dung dịch mẫu thử và lượng dung dịch phẩm màu chuẩn phải gần tương đương nhau. Sau khi các vết chấm đã khô, cố định giấy sắc ký (cuộn lại thành hình trụ) sao cho 2 mép giấy còn cách nhau một khoảng là 1cm. Trường hợp các vết chấm trên giấy chưa khô hoàn toàn, thì có thể dùng máy sấy tóc hay để ra ngoài không khí 1 giờ để độ ẩm ở các điểm trên giấy trở lên như nhau.
- Cho chạy dung môi và phát hiện vết
Đặt cuộn giấy vào bình sắc ký đã chuẩn bị trước chú ý đừng để chạm vào thành bình. Trong thời gian này dung môi lan truyền từ từ trên giấy. Việc chạy sắc ký hoàn toàn khi đường mức của dung môi đã truyền gần tới đầu phía đối lập của tờ giấy khoảng 25cm. Thời gian cần thiết khoảng từ 1 - 12 giờ phụ thuộc vào từng loại phẩm màu và từng loại hệ dung môi.
Kết thúc quá trình sắc ký lấy cuộn giấy ra. Vạch vị trí của đường mức dung môi và làm khô trong tủ hốt. Sau khi giấy khô có thể đọc kết quả bằng mắt hay soi ở ánh sáng đèn tử ngoại.
Để tính giá trị Rf của các phẩm màu đã được phân chia, đánh dấu vị trí trung bình của các vết và đường mức của dung môi, rồi đo khoảng cách từ đó tới đường xuất phát. Nếu ký hiệu a bằng khoảng cách từ đường xuất phát tới tâm của vết chấm đã được phân chia b bằng khoảng cách từ đường xuất phát tới mức của dung môi thì giá trị của Rf được tính theo công thức sau:



• Đánh giá kết quả sắc ký đồ

Giá trị tuyệt đối của Rf rất khó xác định vì phải làm trong những điều kiện thật giống nhau. Tuy vậy có thể định tính bằng cách làm sắc ký so sánh với một chất phẩm màu chuẩn. Sau khi chạy sắc ký ta so sánh vị trí của các vết (mẫu thử và phẩm màu chuẩn). Nếu ta thu được:
- Màu của các vết giống nhau
- Giá trị Rf gần giống nhau
Sau khi làm sắc ký ít nhất với hai hệ dung môi thì có kết luận là hai chất như nhau.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Y Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9002 tại Công ty da giày Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty cổ phần ô t Luận văn Kinh tế 0
E Tìm hiểu việc quản lý chất lượng malt và bia thành phẩm theo tiêu chuẩn 8.2.4 của hệ thống ISO 9001: Khoa học Tự nhiên 0
Y Giải pháp thực hiện việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9002:1994 sang i Khoa học Tự nhiên 0
A Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO - 9002 ở Công ty da giày Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
H Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO - 9000, việc áp dụng nó vào trong các doanh nghiệp Việt Nam Công nghệ thông tin 2
P Những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình áp dụng phương pháp quản lý chất lượng bằng tiêu chuẩn ISO 9 Luận văn Kinh tế 1
K Tiêu chuẩn hoá công ty với việc nâng cao chất lượng sản phẩm Luận văn Kinh tế 0
R Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 tại công ty CNHH thương mại Đại Đồng Luận văn Kinh tế 0
G Một số vấn đề về việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản 1994 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top