daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của khóa luận
7. Bố cục của khóa luận
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ MỸ HỌC TIẾP NHẬN.
1.1. Vài nét về lý thuyết mỹ học tiếp nhận
1.2. Sự giới thiệu và vận dụng lý luận tiếp nhận trọng văn học Việt Nam
CHƯƠNG 2. TIẾP NHẬN TÁC PHẨM SỐ ĐỎ Ở VIỆT NAM.
2.1. Thái độ hoài nghi ban đầu
2.1.1. Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn lịch sử, xã hội
2.1.2. Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn phân tâm học
2.2. Thái độ phủ nhận triệt để trong những năm 1960 – 1970
2.2.1. Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn chính trị
2.2.2. Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn xã hội học dung tục
2.3. Thái độ khẳng định hiện nay
2.3.1. Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn phong cách học và dáng học
2.3.2. Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn thi pháp học.
hùng lớn thời Phục hưng như trong tác phẩm Gácgăngchuya và Păn tagruyen của Rabole, mà nhào nên một anh hùng tự xưng hùng tên là Xuân tóc đỏ. Nghịch lí đó là biểu hiện thiên tài của Vũ Trọng Phụng.
Số đỏ thường được gọi là tiểu thuyết hoạt kê. Bước đường công danh của Xuân tóc đỏ đầy những sự ngẫu nhiên, bất ngờ, vượt ra ngoài mọi sự tính đoán của cả nhân vật và đọc giả, luôn luôn phời bày ra những trạng huống cười. Tiềng cười ở đây do chính bản thân tình thế của nhân vật gây nên, nhưng nó lại là công cụ để nhà văn biến nhân vật của mình thành nhân vật tiểu thuyết. Tiếng cười đưa ra một động thái mới vào hình tượng con người trong tiểu thuyết, kéo nó ra xa thế giới sử thi. Đó là động thái của sự không tương xứng và sự không ăn khớp giữa các yếu tố khác nhau của hình tượng này. Nhờ đó, con người thôi trùng khít với bản thân mình, và do vậy, cốt truyện thôi rút cạn con người. Số đỏ dừng lại ở nấc thang Xuân tóc đỏ đã tạo một bước lên địa vị bậc anh hùng cứu quốc, nhưng câu chuyện vẫn còn có thể kéo dài ra được mãi bởi vì nhân vật đã tụ dồn, đã sống cái đời sống của riêng nó.
Tiếng cười trong Số đỏ còn tạo được một lợi thế này cho nhà văn: hại các tầng lớp thượng lưu xuống mức “bình dân hóa” và nâng nên một mức “thượng lưu hóa” các tầng lớp bình dân để đạt mục đích châm biếm, trào phúng. Nói cách khác, tiếng cười dân chủ hóa ý thức nghệ thuật, giúp Vũ Trọng Phụng cho phép Xuân tóc đỏ dễ dàng bỏ qua những mặc cảm ngăn cách các giai tầng xã hội để mà nhìn giai tầng xã hội để mà nhìn người, nhìn người theo cái nhãn quan riêng rất “bình dân” của mình. Con đường đòi của Xuân tóc đỏ từ một đứa bé nhặt ban quần, được thêu là đứa chào hàng ở tiệm may, rồi được ngộ nhận là tóc đỏ, là giáo sư quần vợt, đến tột đỉnh là anh hùng cứu quốc trên sân quần – những may mắn tình cò này của một kẻ hạ lưu trong đám thượng lưu được kể ra như đùa cợt, chọc bỡn, rất khó tin mà chấp nhận được là nhờ vào hiệu quả của hài hước của nó mà ra. Có một cái gì đó tuong tự nhau trong số phận của Xuân tóc đỏ và Trạng Lợn, cả hai cùng gây cười do cái vẻ bất nhất trong ngoài của mình. Cố nhiên Vũ Trọng Phụng viết tiểu thuyết nên những tình thế hài hước của Xuân tóc đỏ lâm vào đã tạo điều kiện cho ông dựng lên được những chân dung, những tính cách khác không kém phần sắc sảo và điển hình. Trước con mắt của Xuân tóc đỏ là một xã hội điên đảo, nhố nhăng, không còn gì thiêng liêng đáng quý, cái xã hội như thế ngang tầm với bản chất nó và nó cũng là sản phẩm của cái xã hội đó. Đấy là cái nhìn tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng đối với hiện thực đương thời và ông đã lấy cái cười xếp ngang hàng mọi người với nhau để xem hiện thực ấy nhào nặn con người của nó như thế nào. Kết quả: một điển hình bất hủ hiện ra và lừng lững tồn tại – Xuân tóc đỏ.
Sự xuất hiện của Số đỏ trong văn học công khai giai đoạn 1930 – 1945 vừa có tính đồng loại vừa có tính riêng biệt so với các tác phẩm khác. Đồng loại ở việc khai thác những mâu thuẫn của cái xã hội tuộc địa nửa phong kiến: nông dân – địa chủ, tri thức – tư sản, nông thôn – thành thị. Riêng biệt ở chỗ Sổ đỏ tập trung cao dộ thể hiện sự dị dạng của con người trong xã hội đang tư sản hóa cuối mùa. Và Vũ Trọng Phụng đã thành công xuất sắc, đã để lại một sự cách thân thể loại qua trọng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Tiếc thay, sự cách tân này chưa được tiếp tục phát triển. Tiểu thuyết của ta còn “sử thi hóa” nhiều hơn là “tiểu thuyết hóa” xét cả về phương diện tư duy và thể loại.










KẾT LUẬN
Tuổi đời không dài, tuổi văn ngắn ngủi nhưng với những tác phẩm để lại, Vũ Trọng Phụng đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc và được coi là một hiện tượng độc đáo của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Chỉ với chín năm cầm bút ngắn ngủi, Vũ Trọng Phụng đã để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ cho dân tộc trên nhiều thể loại như: phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch... Nhưng có lẽ giữa sự phong phú và đa dạng của nhiều thể loại ông thành công nhất là tiểu thuyết. Tiểu thuyết của ông luôn đề cập đến những vẫn đề của xã hội, khái quát được một phạm vi đời sống hết sức rộng lớn mà ta không thể tìm thấy ở sáng tác khác của những nhà văn cùng thời.
Số đỏ là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu trong hệ thống sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Tác phẩm đã phần nào tái hiện và phản ánh một cách độc đáo, sắc nét, chân thực bức tranh cuộc sống đương thời. Nó không chỉ có gí trị như một nhân chứng, vật chứng của thời đại ông, mà còn là bản cáo trạng đối với chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Tuy nhiên, ngay từ khi mới ra đời nó đã nếm trải nhiều sóng gió dư luận khác nhau, ở mỗi giai đoạn nó lại được độc giả tiếp nhận với những thái độ riêng. Việc nghiên cứu đề tài: “Tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam” nhằm mục đích khái quát lại sự tiếp nhận tác phẩm Số đỏ ở Việt Nam trong suốt quá trình từ khi nó ra đời cho đến nay, cũng như giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về tác phẩm.
Lý thuyết tiếp nhận thừa nhận vai trò quan trọng của bạn đọc trong việc làm phong phú những giá trị của tác phẩm văn học, khiến cho tác phẩm sống cùng mọi thời đại. Trong lịch sử văn học Việt Nam, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng được coi là một kiệt tác văn học, nên sự tiếp nhận rất đa dạng, phong phú và có thể nói là phức tạp. Viết về Vũ Trọng Phụng – một trong những khuôn mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, tính đến nay đã có 3 tập chuyên luận và hơn 200 bài báo. Trong đó, có nhiều ý kiến trái ngược nhau, một số bài hoàn toàn phủ định, nhiều bài lại hết sức ca ngợi thành tựu của ông qua tiểu thuyết Số đỏ. Mỗi nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu lại dựa trên những góc nhìn khác nhau, điều này dẫn tới tình trạng độc giả khó nắm bắt tác phẩm.
Đề tài “Tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam” khái quát một cách đầy đủ quá trình tiếp nhận tác phẩm. Có thể nói, trong lịch sử văn chương Việt Nam có không ít những hiện tượng phức tạp, nhưng gây tranh cãi nhiều như Số đỏ của Vũ Trọng Phụng thì thật hiếm có. Sự nghiệp văn chương của nhà văn trẻ này có số phận lạ thường. Ít có nhà văn nào gây được sự chú ý đặc biệt của giới giáo dục, giới lãnh đạo rộng rãi hơn hết nhà văn trẻ cùng thời nào. Và cũng có lúc Số đỏ vị vùi sâu dưới đất đen, như chưa có tác phẩm nào bị vùi dập như thế. Cũng có lúc nó lại được đưa lên một vị trí đỉnh cao.
Qua việc khái quát quá trình tiếp nhận Số đỏ, chúng ta sẽ thấy được trước 1945, dư luận tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn lịch sử và góc nhìn phân tâm học, họ nhìn nhận và phê phán việc miêu tả "cái dâm" trong văn chương Vũ Trọng Phụng, trong khi tác giả tự bảo vệ mình đã nhấn mạnh định hướng "tả chân xã hội", định hướng tố cáo xã hội của ngòi bút mình. Những năm 1960 - 1970 ở miền Bắc, dư luận chính thống ngả về phía cho rằng di sản văn học của Vũ Trọng Phụng bênh vực tầng lớp trên, mạt sát tầng lớp dưới, nói xấu cách mạng và người cách mạng. Nhưng đến hiện nay, hướng tiếp cận đã thay đổi. Từ góc nhìn thi pháp học, giới ngiên cứu thấy rằng Số đỏ là “tác phẩm độc nhất vô nhị trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại xét về mặt thể loại” [9; 60], có cấu trúc tự sự và cách tân thể loại độc đáo.
Đề tài nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến sự “Tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam”. Chúng tui hy vọng rằng, trong thời gian tới sẽ tiếp tục có những tìm tòi mới, toàn diện hơn trong lĩnh vực này, ở tất cả các tiểu thuyết của nhà văn.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Vũ Trọng Phụng là một trong những tên tuổi nổi bật hàng đầu trong nền văn xuôi Việt Nam trước cách mạng. Dư luận coi ông là kiện tướng xuất sắc của khuynh hướng “tả chân” đương thời. Xung quanh Vũ Trọng Phụng đã từng có những cuộc tranh luận nảy lửa và diễn ra trong nhiều năm, ông trở thành một “vụ án văn học” nghiêm trọng kéo dài. Từ khi có công cuộc “đổi mới” trên đất nước, “vụ án” đó mới chính thức được giải tỏa và vị trí xứng đáng của nhà văn trong sự nghiệp văn học dân tộc được khẳng định dứt khoát. Người xưa từng nói “các cuốn sách có số phận của mình”. Rất nhiều tác phẩm vừa ra đời đã “cộm lên” trong dư luận người đọc vài ba năm hay vài mươi năm, rồi sau đó chìm hẳn vào quên lãng dưới lớp bụi của thời gian. Với tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, tác phẩm vừa buổi đầu ra mắt đã gặp phải những búa rìu của dư luận. Sự “quan tâm” ấy thể hiện thái độ tiếp nhận của độc giả, là thước đo tài năng của người nghệ sĩ.
Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng độc đáo của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Chỉ với chín năm cầm bút ngắn ngủi, Vũ Trọng Phụng đã để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ cho dân tộc trên nhiều thể loại như: phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch... Nhưng có lẽ giữa sự phong phú và đa dạng của nhiều thể loại ông thành công nhất là tiểu thuyết. Tiểu thuyết của ông luôn đề cập đến những vẫn đề của xã hội, khái quát được một phạm của đời sống hết sức rộng lớn mà ta không thể tìm thấy ở những sáng tác khác của những nhà văn cùng thời.
Số đỏ là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu trong hệ thống sáng tác của Vũ Trọng Phụng, đã nếm trải nhiều sóng gió dư luận khác nhau, ở mỗi giai đoạn nó lại được độc giả tiếp nhận với những thái độ riêng.
Nếu như ở giai đoạn 1934 – 1945, Nhất chi Mai có bài Ý kiến của một người đọc “Dâm hay không dâm?” và đưa ra nhận xét của mình về tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nói chung và tiểu thuyết Số đỏ nói riêng như sau: “Đọc văn VTP, thực không bao giờ tui thấy một tia hy vọng, một tư tưởng lạc quan. Đọc xong tui phải tưởng tượng nhân gian là một địa ngục và nhân gian toàn là những kẻ giết người, là đĩ, ăn tục, nói càn, một thế giới khốn nạn vô cùng.
Phải chăng đó là một tấm gương phản chiếu tính tình, tư tưởng của nhà văn, một nhà văn nhìn thế giới qua cặp kình đen, có một bộ óc cũng đen và một nguồn văn càng đen hơn nữa?” [2; 138]
Đối với Vũ Ngọc Phan, ông xem “Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là quyển tiểu thuyết hoạt kê, nhưng lối hoạt kê không lấy gì làm cao cho lắm... Cái lối khôi hài của ông trong Số đỏ là một lối khôi hài nông nổi, tuy nhạo đời. Nhưng không căn cứ. Nó giống như lối khôi hài ở một rạp chèo; hay “văn minh” hơn, nó giống như lối khôi hài của mấy vai hề trên màn bạc.
Đọc Số đỏ không ai nhịn được cười, người ta cũng phải cười như nghe mấy ai bông lơn trong một đám chèo hay xem mấy tay tài tử pha trò trong một phim chớp bóng, nhưng không phải cái cười thú vị thấm thía như ta đọc một hài kịch của Molierc.” [2; 174]
Trái ngược với những ý kiến trên, Trần Đăng Suyền lại đề cao cá tính sáng tạo của Vũ Trọng Phụng. Trong cuốn Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, ông từng có nhận xét: “Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, Vũ Trọng Phụng là một trong số ít những nhà văn có cá tính sáng tạo độc đáo. Đây chính là cơ sở của phong cách nghệ thuật Vũ Trọng Phụng. Cá tính sáng tạo của ông trước hết được thể hiện ở sự độc đáo trong cách nhìn nhận hiện thực đời sống. Cái nhìn độc đáo của Vũ Trọng Phụng thể hiện khả năng nắm bắt tinh nhạy, chính xác, khả năng nhìn thấy cái mà người khác không nhìn thấy được. Đó không chỉ là cái gì của cuộc sống thu hút sự chú ý của Vũ Trọng Phụng mà còn ở chỗ ông coi cái gì là quan trọng, là nổi bật, là tiêu biểu nhất của xã hội đương thời. Với Vũ Trọng Phụng; “tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Và sự thực ở đời, qua cái nhìn rất riêng, đầy ấn tượng của ông chỉ tràn những cái xấu xa, tồi tệ xã hội Việt Nam trước cách mạng, trong quan niệm của ông, là môi trường tụ tập những “hội chứng” của cái ác, cái dâm, cái đểu, cái rởm, bịp bợm và giả dối. Đó là cái xã hội “khốn nạn”, “chó đểu” theo cách gọi của ông.” [1; 223]
Năm 1997, trong một bài trả lời phỏng vấn, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã từng nhận định về Số đỏ: “Số đỏ, đấy là một tác phẩm tuyệt vời. Nó chứng minh khả năng tưởng tượng rất phong phú của nhà văn mà là nhà văn trẻ. Sở dĩ Vũ Trọng Phụng có được trí tưởng tượng ghê gớm như vậy là do ông viết Số đỏ khi còn rất trẻ. Trí tưởng tượng là ưu thế của tuổi trẻ”. [8; 9]
Có thể thấy rằng, tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn họ Vũ ở mỗi thời điểm khác nhau và với mỗi đọc giả khác nhau lại có cách tiếp nhận riêng. Dựa trên những thái độ tiếp nhận đó, chúng tui chọn đề tài: “Tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam”. Với mục đích khái quát lại sự tiếp nhận tác phẩm Số đỏ ở Việt Nam trong suốt quá trình từ khi nó ra đời cho đến nay, cũng như giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về nó. Đồng thời qua đề tài này, chúng tui hy vọng sẽ góp một phần công sức vào việc khẳng định vị trí của chuyên ngành Lý luận văn học và ứng dụng của chuyên ngành này trong trong thực tiễn nghiên cứu văn học hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề.
Vũ Trọng Phụng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Cuộc đời ông tuy ngắn ngủi (1912 – 1939) nhưng khối lượng tác phẩm của ông để lại khá phong phú: hơn 50 tác phẩm trong đó có 28 truyện ngắn, 9 tiểu thuyết, 8 phóng sự, 6 kịch bản, 1 dịch thuật. Ngoài ra còn có một số bài viết tranh luận, phê bình văn học và hàng trăm bài báo về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa... Nghiên cứu về vũ Trọng Phụng đã có rất nhiều, nhưng mỗi đề tài lại có những hướng nghiên cứu, tiếp cận khác nhau.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tui đã tiếp cận được một số bài viết và công trình nghiên cứu về Số đỏ và Vũ Trọng Phụng đáng lưu ý như:
Về cuộc đời sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng có: Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác phẩm (2000) biên tập các bài viết của nhiều tác giả. Chuyên luận Vũ Trọng Phụng nhà văn hiện thực (1957) của Văn Tâm. Hay Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng của Gs Đỗ Đức Hiểu.
Nghiên cứu về tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng có các công trình: Nhà văn tư tưởng và phong cách (1976) của Gs Nguyễn Đăng Mạnh, Số đỏ (2000) của Trần Đăng Suyền, Vũ Trọng Phụng (1912 – 1930) (1988) của Nguyễn Hoành Khung.
Trong cuốn Nhà văn Vũ Trọng Phụng với chúng ta (Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1999) do Gs Trần Hữu Tá sưu tầm – biên soạn – giới thiệu ra mắt nhân dịp 60 năm Ngày Vũ Trọng Phụng qua đời là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu nhằm “xem xét sơ lược vấn đề Vũ Trọng Phụng trong non 70 năm qua” với hướng thể hiện “sự trân trọng đúng mức của chúng ta hôm nay đối với thành quả sáng tạo của ông cho nền văn học Việt Nam hiện đại”.
Nhà nghiên cứu văn học Vương Trí Nhàn cũng đã dày công nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng: “... Stefan Zweig nói rằng trong Banzac “có cả một thời đại, cả một vũ trụ, cả một thế hệ”. Đôi lúc đọc những Cơm thầy cơm cô, kỹ nghệ lấy Tây, Số đỏ, Giông tố... người đọc bất chợt nghĩ rằng cũng có thể nói về Vũ Trọng Phụng bằng một câu tương tự”.
Nói về sáng tác của Vũ Trọng Phụng, trong cuốn Nhà văn hiện thực đời sống và các tính sáng tạo Trần Đăng Suyền có viết: “Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, Vũ Trọng Phụng là một trong số ít những nhà văn có cá tính sáng tạo độc đáo. Đây chính là cơ sở của phong cách nghệ thuật Vũ Trọng Phụng. Cá tính sáng tạo của ông trước hết được thể hiện ở sự độc đáo trong cách nhìn nhận hiện thực đời sống. Cái nhìn độc đáo của Vũ Trọng Phụng thể hiện khả năng nắm bắt tinh nhạy, chính xác, khả năng nhìn thấy cái mà người khác không nhìn thấy được. Đó không chỉ là cái gì của cuộc sống thu hút sự chú ý của Vũ Trọng Phụng mà còn ở chỗ ông coi cái gì là quan trọng, là nổi bật, là tiêu biểu nhất của xã hội đương thời.” [1; 225].
Còn có rất nhiều các công trình khác nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng cũng như tác phẩm Số đỏ, dù trực tiếp hay gián tiếp thì vấn đề tiếp nhận tác phẩm của ông qua các thời kí vẫn ít nhiều được đề cập đến và được xem như một phần quan trọng.
Về đề tài nghiên cứu “Tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam” thực sự chưa có. Các nghiên cứu thường nói đến thái độ tiếp nhận tác phẩm trên một phương diện cụ thể nào đó mà chưa thực sự có một nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu, khảo sát thái độ tiếp nhận của độc giả từ khi tác phẩm ra đời cho đến nay. Qua việc nghiên cứu và tiếp nhận các ý kiến của những tác giả đi trước, chúng tui nhận thấy các tác giả đã nghiên cứu khá toàn diện về tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, tiếp nối những thành tựu đó chúng tui chọn đề tài: “Tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam”.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Kế thừa và tiếp nhận những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước vào việc nghiên cứu đề tài: “Tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam” giúp chúng ta đánh giá đúng được vị trí cũng như giá trị của tác phẩm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Đọc cuốn Lý luận văn học tập 1, đặc biệt là các chương: Chương mười “Bạn đọc, chủ thể tiếp nhận văn học”; Chương mười một “quá trình tiếp nhận” của Phương Lựu (chủ biên) để nắm được lý thuyết về mỹ học tiếp nhận.
Tìm hiểu các bài phê bình, các công trình nghiên cứu Vũ Trọng Phụng nói chung và tiểu thuyết Số đỏ của ông nói riêng. Tiếp nhận những ý kiến đó để khái quát lại sự tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Tìm hiểu về quá trình tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ ở Việt Nam qua các thời kì.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Tư liệu mà chúng tui nghiên cứu là tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện bài khóa luận này, chúng tui thực hiện một số phương pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp hệ thống.
6. Đóng góp của khóa luận.
Từ lý thuyết mỹ học tiếp nhận, vận dụng để tìm hiểu sự tiếp nhận nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam. Từ đó góp phần đánh giá đúng về tác phẩm.
7. Bố cục của khóa luận.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương như sau:
Chương 1: Khái quát chung về mĩ học tiếp nhận.
Chương 2: Tiếp nhận tác phẩm Số đỏ ở Việt Nam.
NỘI DUNG
Chương 1. Khái quát chung về mỹ học tiếp nhận.
1.1 Vài nét về lý thuyết mỹ học tiếp nhận.
Mỹ học tiếp nhận là khuynh hướng trong phê bình nghiên cứu văn học, xuất phát từ ý tưởng cho rằng, tác phẩm văn học chỉ ra đời trong quá trình gặp gỡ tiếp xúc giữa văn bản tác phẩm với độc giả.
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của mỹ học tiếp nhận là sự tiếp nhận, tức sự cảm nhận văn học của độc giả.
Xét về nguồn gốc, mỹ học tiếp nhận là sự phản ứng với mỹ học nội quan, đối với tư tưởng về tính tự trị của nghệ thuật. “Mỹ học tiếp nhận đoạn tuyệt với những ý niệm về tính độc lập của nghệ thuật khỏi văn cảnh xã hội lịch sử, nó gia nhập lĩnh vực nghiên cứu độc giả và xã hội”. Do vậy mỹ học tiếp nhận đặc biệt quan tâm tới các hiện tượng của văn hóa đại chúng (văn chương giải trí, các loại ấn phẩm báo chí), nó có mối liên hệ với các nghiên cứu xã hội học, khoa học xã hội, khoa học sư phạm, các bộ môn nghiên cứu văn học ứng dụng.
Trong quá khứ, lí luận tiếp nhận đã được đề cập ở những mức độ nhất định. Tuy nhiện, ngọn nguồn của mỹ học tiếp nhận là Giải thích học, chủ nghĩa cấu trúc
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Tiếp nhận văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Nguyền Bình Phương Văn học 0
P [Free] Tiểu luận Tự do ý chí và sự tiếp nhận ý chí trong pháp luật Việt Nam hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Giáo trình Tiếp nhận nguyên liệu - Chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh Khoa học Tự nhiên 0
B Quy trình nhận đặt buồng trực tiếp của khách lẻ nội địa tại khách sạn Phương Đông Luận văn Kinh tế 0
N Quy trình đón tiếp và làm thủ tục nhận phòng cho khách đoàn nội địa tại khách sạn Phương Đông Luận văn Kinh tế 3
P Quy trình đón tiếp và làm thủ tục nhận phòng cho khách lẻ nội địa tại khách sạn Thanh Long Luận văn Kinh tế 4
N Hoàn thiện quy trình đón tiếp, làm thủ tục nhận buồng đối với khách tại khách sạn Làng quê Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
P Quy trình đón tiếp và làm thủ tục nhận phòng cho khách đoàn quốc tế đã đăng ký phòng trước tại khách sạn Hải Âu Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top