daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
Lời Mở Đầu....................................................................................................................... 1
1 : Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2 : Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ..................................................................................... 2
3 : Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài............................................................. 2
5. Đóng góp mới của đề tài .............................................................................................. 4
6. Cấu trúc luận văn.......................................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...................................... 5
1. Cơ sở lý luận................................................................................................................. 5
1.1 Các khái niệm ........................................................................................................ 5
1.2 Vai trò của du lịch .................................................................................................... 8
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch .......................... 9
1.3.1 Tài nguyên du lịch ................................................................................................. 9
1.3.2 Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................... 14
1.3.3 Dân cư, nguồn lao động....................................................................................... 15
1.3.4 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội ..................................................................... 15
1.3.5 Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch ................................................................................... 15
1.3.6 Xu thế hội nhập khu vực, quốc tế........................................................................ 16
1.3.7 Các nhân tố khác.................................................................................................. 16
1.4 Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch cho cấp tỉnh........................................... 17
1.4.1 Điểm du lịch......................................................................................................... 17
1.4.2 Khu du lịch........................................................................................................... 18
1.4.3 Tuyến du lịch ....................................................................................................... 18
1.5 Cơ sở thực tiễn..................................................................................................... 19
1.5.1 Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở Việt Nam..................................... 19
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................... 20
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH.......... 21
2.1. Khái quát về tỉnh Ninh Bình................................................................................ 21
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình........................... 22
2.2.1. Tài nguyên du lịch ............................................................................................... 22
2.2.2 Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................... 27
2.2.3 Dân cư, nguồn lao động....................................................................................... 31
2.2.4 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội ..................................................................... 32
2.2.5 Chính sách phát triển kinh tế và du lịch.............................................................. 35
2.2.6 Các nhân tố khác.................................................................................................. 39
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2.3. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình...................................................... 42
2.3.1.Vai trò của du lịch trong nền kinh tế của tỉnh....................................................... 42
2.3.2 Thực trạng phát triển theo ngành ........................................................................ 43
2.3.3 Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch................................................................ 48
2.3.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình........................ 57
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................... 59
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
NINH BÌNH................................................................................................................... 60
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm
2020, tầm nhìn 2030 ....................................................................................................... 60
3.1.1. Quan điểm............................................................................................................ 60
3.1.2. Mục tiêu ............................................................................................................... 61
3.1.3. Định hướng .......................................................................................................... 62
3.2. Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình ................................................. 71
3.2.1. Giải pháp về công tác tổ chức quản lí ................................................................. 71
3.2.2. Giải pháp về tổ chức quy hoạch và công tác thực hiện quy hoạch..................... 72
3.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................................... 74
3.2.4. Giải pháp về vốn đầu tư....................................................................................... 75
3.2.5. Giải pháp về nguồn nhân lực............................................................................... 77
3.2.6. Giải pháp về thị trường, xúc tiến và quảng bá du lịch........................................ 78
3.2.7. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch........................................... 79
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................... 80
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 84
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 85Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên Lê Thị Bích Phương 1 Lớp: VH1801
Lời Mở Đầu
1 : Lí do chọn đề tài
Được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói”, du lịch ra đời và
nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế. Nó trở thành một ngành có thế mạnh đặc
biệt, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển du lịch
không chỉ tận dụng triệt để tài nguyên, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống
nhân dân mà quan trọng hơn, du lịch đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế, xã hội. Ngành du lịch đang thực sự trở thành “con gà đẻ trứng
vàng” của nền kinh tế.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch thế giới, trong những năm
gần đây, du lịch Việt Nam đang từng bước tỏa sáng và khẳng định thương hiệu
của mình trên trường quốc tế. Điều này được minh chứng bằng rất nhiều sự kiện
nổi bật như các lễ hội du lịch theo chủ đề được tổ chức tại các vùng miền như
Festival Hoa Đà Lạt, Festival Huế, Lễ hội bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (được
tổ chức hàng năm), Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội (2010), Vịnh Hạ
Long (Quảng Ninh) được công nhận là một trong bảy Kì quan Thiên nhiên thế
giới (2012), Festival Đờn ca tài tử Bạc Liêu (2014) …
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam của Đồng bằng sông Hồng, được
đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng về du lịch như vị trí địa lí thuận lợi, điều
kiện tự nhiên phong phú, là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với bề dày lịch sử lâu
đời, là Kinh đô xưa của các triều đại Đinh và Tiền Lê. Chính thiên nhiên, lịch
sử, con người nơi đây đã tạo cho Ninh Bình những cảnh quan cực kì hấp dẫn cả
về tự nhiên lẫn văn hóa, xã hội, không chỉ mang ý nghĩa địa phương mà còn có ý
nghĩa mang tầm quốc gia và quốc tế như: Tam Cốc – Bích Động, được mệnh
danh là” Nam Thiên Đệ Nhị Động”, khu du lịch Tràng An, được ví như “ Hạ
Long trên cạn “. Ninh Bình còn hấp dẫn du khách bởi các quần thể Du lịch kỳ
thú và những địa danh như: Vườn quốc gia Cúc Phương, Suối nước nóng Kênh
Gà, khu Du lịch sinh thái ngập nước Vân Long, động Vân Trình, nhà thờ đá Phát
Diệm, Động Mã Tiên, chùa Bái Đính…
Mặc dù tiềm năng phát triển du lịch to lớn như vậy, nhưng trong những
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTrường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên Lê Thị Bích Phương 2 Lớp: VH1801
năm qua, việc phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình nhìn chung vẫn chưa thực sự
tương xứng với tiềm năng hiện có. Điều này thể hiện qua tỉ trọng đóng góp của
ngành du lịch còn khá thấp trong cơ cấu kinh tế, hiện tượng sử dụng lãng phí tài
nguyên vẫn đang diễn ra. Do đó, muốn du lịch Ninh Bình đi vào quỹ đạo chung
của sự phát triển, cần khai thác triệt để tài nguyên và thế mạnh trong vùng
để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng hấp dẫn.
Vì những lí do trên, tác giả đã chọn đề tài “ Tiềm năng và giải pháp khai
thác các điểm du lịch tại Ninh Bình” nhằm góp phần tìm ra lời giải đáp cho bài
toán phát triển du lịch một cách bền vững ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới,
tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có.
2 : Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Mục tiêu:
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu đã có về lí luận cũng như thực tiễn
và vận dụng vào địa bàn tỉnh Ninh Bình, mục tiêu chủ yếu của đề tài là tìm hiểu
tình hình phát triển du lịch của Ninh Bình để từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể
nhằm khai thác ngành này có hiệu quả và bền vững ở vùng đất cố đô.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu tổng quan về du lịch và tài nguyên du lịch (vị trí địa lí, tài
nguyên du lịch, dân cư lao động…vv…)
+ Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình
+ Đề xuất các giải pháp để phát triển hơn nữa ngành du lịch tỉnh Ninh
Bình trong thời gian tới.
3 : Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, phân
tích về tài nguyên du lịch, thực trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, cũng
như về số khách, doanh thu và lao động ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển hiệu quả hơn du lịch của
tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
- Đối tượng : Tiềm năng du lịch và giải pháp khai thácTrường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên Lê Thị Bích Phương 3 Lớp: VH1801
4 : Phương pháp nghiên cứu
4.1 : Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Đối với hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học nói chung, phương
pháp thu thập, tổng hợp, phân tich tài liệu, xử lí số liệu thống kê được coi là
phương pháp phổ biến và cực kì quan trọng. Việc vận dụng phương pháp này
nhằm đảm bảo tính kế thừa những nghiên cứu trước đó.
Bên cạnh việc thu thập các dữ liệu từ các nguồn như sách, giáo trình, báo,
tạp chí chuyên ngành, các báo cáo, các đề tài nghiên cứu khoa học của tỉnh Ninh
Bình, Tổng Cục Du lịch, Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, các thông in trên
mạng internet … Các tài liệu có được trong quá trình thu thập phục vụ đề tài này
hầu hết từ các nguồn chính thống như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Ninh Bình, Cục Thống kê Ninh Bình …
Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết, tác giả tiến hành phân tích,
tổng hợp các tài liệu phục vụ cho việc đánh giá thực trạng phát triển du lịch của
tỉnh Ninh Bình, từ đó đề xuất những giải pháp cần thiết góp phần thúc đẩy du
lịch Ninh Bình phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
4.2 :phương pháp phân tích, so sánh
Đây cũng là một trong những phương pháp rất quan trọng, không thể
thiếu được trong quá trình làm đề tài. Trong khi thực hiện đề tài về phát triển du
lịch của tỉnh Ninh Bình, phương pháp này đã phát huy rất rõ vai trò của mình,
nó giúp cho việc nhận định, đánh giá, dự báo trên cơ sở phân tích các số liệu
thống kê và phép đối chiếu so sánh khoa học đạt được những kết quả nhất định.
Qua việc các số liệu, các thông tin được đưa vào xử lí, phân tích, so sánh đã giúp
cho việc đưa ra những kết luận, những nhận định có giá trị thực tiễn cao.
4.3 :phương pháp bản đồ
Trong quá trình nghiên cứu của bất kì một đề tài khoa học nào về mặt
không gian lãnh thổ lại không sử dụng phương pháp bản đồ. Đặc biệt là với các
đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực địa lí, phương pháp bản đồ càng trở
nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bằng một thứ “ngôn ngữ” tổng hợp , trực quan,
bản đồ trở thành một loại tư liệu cần thiết khi đánh giá tiềm năng, phân tích thực
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTrường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên Lê Thị Bích Phương 4 Lớp: VH1801
trạng phát triển du lịch của một lãnh thổ nào đó.
Trong quá trình thực hiện đề tài “Tiềm năng và giải pháp khai thác các
điểm du lịch tại Ninh Bình”, tác giả đã sử dụng phương pháp bản đồ trên cơ sở
bản đồ nền là các bản đồ đã được quét dạng ảnh (bản đồ hành chính, bản đồ giao
thông…) để xây dựng nên các bản đồ tổng quan, tài nguyên du lịch và hiện trạng
phát triển du lịch ở Ninh Bình.
4.4 Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa là phương pháp nghiên cứu truyền thống nhưng lại là
công việc bắt buộc đối với mỗi đề tài nghiên cứu. Việc có mặt tại thực địa, quan
sát trực tiếp và phỏng vấn những người có trách nhiệm các vấn đề có liên quan
tới đề tài là rất cần thiêt. Để từ đó bổ xung cho lý luận được hoàn chỉnh. Là cơ
sở đánh giá ban đầu và thẩm định lại trong quá trình nghiên cứu. Trên cơ sở đó
giúp đề ra các giải pháp hợp lý và khả thi.
5. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài luận văn có những đóng góp chủ yếu sau đây:
- Góp phần làm sáng tỏ được cơ sở lí luận, thực tiễn theo hướng đề tài từ
việc tổng quan các nghiên cứu đã có và vận dụng vào địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
du lịch của tỉnh Ninh Bình, phát hiện được những thế mạnh và những hạn chế
cần khắc phục.
- Trình bày được thực trạng phát triển du lịch ở địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất được định hướng và một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển
mạnh hơn, bền vững hơn ngành này ở Ninh Bình.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển du lịch.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh BìnhTrường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên Lê Thị Bích Phương 5 Lớp: VH1801
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Cơ sở lý luận
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Du lịch
Du lịch không phải là một khái niệm mới lạ. Tuy nhiên, dưới mỗi góc độ
nghiên cứu và tiếp cận khác nhau sẽ có những cách hiểu khác nhau về du lịch. Điều
này thật đúng với nhận định của GS.TS. Berneker - một trong những chuyên gia hàng
đầu về du lịch thế giới - rằng: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có
bấy nhiêu định nghĩa”. ”. Điều đó cho thấy, việc thống nhất thành một khái niệm
chung là một việc làm đặc biệt khó khăn.
Dưới góc độ địa lý du lịch, I.I.Pirogionic (1985) cho rằng: “Du lịch là một dạng
hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm
thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất
và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hay thể thao kèm theo việc tiêu
thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả các
hoạt động của một cá nhân đi đến và lưu trú tại những điểm ngoài nơi ở thường xuyên
của họ trong thời gian không dài hơn một năm với mục đích nghỉ ngơi, công vụ và
mục đích khác”
Ở Việt Nam, thuật ngữ du lịch được định nghĩa tại Điều 4 của Luật Du lịch
(2005) như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Tuy tồn tại nhiều khái niệm khác nhau, nhưng nhìn chung mọi khái niệm
đều có điểm giống nhau. Và “du lịch” có thể được hiểu là:
+Một hiện tượng Xã hội: nghĩa là: Du lịch là sự di chuyển và lưu trú qua
đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú
nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung
quanh,có hay không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn
hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTrường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên Lê Thị Bích Phương 6 Lớp: VH1801
+ Một hiện tượng kinh tế, một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm nhu
cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời
gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích: phục hồi
sức, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp
phần thúc đẩy sự phát triển của Du lịch. Cho đến nay không ít người, thậm chí
cả cán bộ nhân viên đang làm việc trong nghành Du lịch chỉ cho rằng: “ Du lịch
là một nghành Kinh tế”. Do đó,mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại
hiệu quả kinh tế. điều đó đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài
nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, Du lịch còn là một hiện tượng
Xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục
lòng yêu nước, tình đoàn kết. Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm
đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho Du lịch phát triển như với giáo dục, thể thao hoặc
một lĩnh vực Văn hóa khác.
1.1.2 Sản phẩm du lịch
Luật Du lịch Việt Nam (2005) nêu rõ: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ
cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”
Sản phẩm du lịch là một quá trình "trực tiếp" cho phép các doanh nghiệp và các
cơ quan du lịch xác định khách hàng hiện tại và tiềm năng, ảnh hưởng đến ý
nguyện và sáng kiến khách hàng ở cấp độ địa phương, khu vực, quốc gia và
quốc tế để các đơn vị này có thể thiết kế và tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm nâng cao
sự hài lòng của khách và đạt được mục tiêu đề ra.
Sản phẩm du lịch bao gồm cả những sản phẩm vô hình và hữu hình. Nó là sự
kết hợp của những thành phần tạo nên sự hấp dẫn và lực hút đối với du khách (như
những cảnh quan, kỳ quan thiên nhiên, các di sản văn hóa, các di tích lịch sử …) với
các dịch vụ du lịch (lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, mua sắm, thông tin …) và
cơ sở du lịch (phương tiện vật chất, kỹ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch) trên cơ sở khai
thác các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) để đáp ứng nhu cầu của khách du
lịch.
1.1.3 Khách du lịch
Thực tế ở Việt Nam và trên thế giới có khá nhiều quan niệm, nhiều định nghĩaTrường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên Lê Thị Bích Phương 7 Lớp: VH1801
khác nhau về khách du lịch.
Ở Việt Nam, tại Điều 4 của Luật Du lịch năm 2005 nêu rõ: “Khách du lịch là
người đi du lịch hay kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hay hành
nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Cũng trong Luật này, tại Điều 34, quy định: ”1.
Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. 2. Khách du lịch
nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch
trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 3. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước
ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”
Nhà Xã hội học người Canada Leonard Norman Cohen quan niệm: “Khách du
lịch là một người tự nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ
những điều mới lạ và thay đổi thu nhận từ một chuyến đi tương đối xa và không
thường xuyên”
Ngày 04/3/1993, theo đề nghị của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Hội
đồng Thống kê Liên hợp quốc đã công nhận những thuật ngữ để thống nhất soạn thảo
thống kê du lịch như sau:
- Khách du lịch quốc tế (International Tourist) bao gồm :
+ Khách du lịch quốc tế đến (Inbound Tourist): Gồm những người từ nước
ngoài đến du lịch một quốc gia.
+ Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound Tourist): Gồm những người
đang sống trong một quốc gia đi du lịch ra nước ngoài.
- Khách du lịch trong nước (Internal Tourist): Gồm những người là công dân
của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó
đi du lịch trong nước.
- Khách du lịch nội địa (Domestic Tourist): Gồm khách du lịch trong nước và
khách du lịch quốc tế đến.
- Khách du lịch quốc gia (National Tourist): Gồm khách du lịch trong nước và
khách du lịch quốc tế ra nước ngoài.
1.1.4 Tài nguyên du lịch
“Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”(
GS.TS Berneker). Đối với tài nguyên du lịch cũng vậy, dưới mỗi góc nhìn, mỗi góc độ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTrường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên Lê Thị Bích Phương 8 Lớp: VH1801
nghiên cứu khác nhau người ta lại đưa ra những khái niệm khác nhau về tài nguyên du
lịch.
Theo I.I Pirojinik (1985): “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn
hóa – lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thể
lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng
trực tiếp hay gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện
tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kĩ thuật cho phép”
Theo Nguyễn Minh Tuệ: “Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự
nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể
được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế
- xã hội và môi trường”
Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan
thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của
con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu
du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô
thị du lịch”
Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 còn phân chia tài nguyên du lịch làm hai loại
“gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác
và chưa được khai thác”. Trong đó quy định rõ:
“Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục
đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn
nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động
sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử
dụng phục vụ mục đích du lịch”
1.2 Vai trò của du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời
sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những
ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Việc phát triển du
lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang
tính liên ngành có quan bệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi một khu vựcTrường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên Lê Thị Bích Phương 9 Lớp: VH1801
nào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi
hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể. Hơn nữa, các hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi
phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn. Do đó nó đòi
hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá.
Để làm được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại,
tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Ngành du lịch ngày nay còn được gọi bằng cái tên không chính thức là ngành
Công nghiệp không khói, nó giữ một vị trí cực kì quan trọng trong nền kinh tế toàn
cầu. Theo tài liệu Chỉ số Cạnh tranh Du lịch năm 2009 (TTCI 2009) của Diễn đàn
Kinh tế Thế giới (WEF) thì ngành du lịch và lữ hành hiện chiếm khoảng 9,9 % GDP,
10,9 % xuất khẩu, và 9,4 % đầu tư của thế giới
Du lịch đã nộp hàng ngàn tỷ đồng vào ngân sách nhà nước mỗi năm. Ngoài ra
cùng với sự phát triển của du lịch cũng dễ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác
cùng phát triển. Với những thuận lợi, những mặt tích cực mà phát triển du lịch đem lại
thì du lịch thực sự có khả năng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nước ta.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch
1.3.1 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, có tính linh hoạt cao. Do đó, khi
đánh giá tài nguyên du lịch và xác định hướng khai thác, cần tính đến những thay
đổi trong tương lai về nhu cầu cũng như khả năng kinh tế, kĩ thuật để khai thác các loại
tài nguyên mới sao cho đạt hiệu quả cao nhất về mọi mặt.
1.3.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật là những thành phần tự nhiên tác động
mạnh mẽ nhất đến hoạt động du lịch.
- Địa hình
Mỗi đặc điểm hình thái của địa hình và các dạng địa hình đặc biệt sẽ có sức hấp
dẫn đối với du khách.
Địa hình vùng núi là nơi có tiềm năng lớn nhất trong việc tổ chức các hoạt động
du lịch. Khu vực này ở những độ cao nhất định thường có khí hậu ôn hòa, không khí
trong lành thuận lợi cho nghỉ ngơi, an dưỡng, tổ chức các hoạt động thể thao. Miền núi
còn là nơi tập trung nhiều loài động - thực vật, với những cảnh quan địa hình đa dạng
tạo nên một nguồn tài nguyên du lịch tổng hợp có giá trị cao cho việc khai thác phát
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTrường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên Lê Thị Bích Phương 10 Lớp: VH1801
triển du lịch.
Ở địa hình đồi, thường là nơi có không gian thoáng đãng thích hợp cho các hoạt
động dã ngoại, cắm trại, tham quan … Nơi đây dân cư thường tập trung đông đúc, có
truyền thống sản xuất phong phú, đa dạng, lâu đời; thường là nơi có nhiều di tích khảo
cổ, tài nguyên văn hóa lịch sử độc đáo thuận lợi cho việc khai thác phát triển du lịch
đặc biệt là các loại hình du lịch theo chuyên đề.
Còn ở dạng địa hình đồng bằng, đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất, lâu
đời nhất, kinh tế - xã hội phát triển nhất do đó có nền sản xuất phong phú, đa dạng
nhất. Chính những yếu tố đó đã ẩn chứa một tiềm năng du lịch rất lớn.
Trong số các kiểu địa hình thì kiểu địa hình các xtơ và các kiểu địa hình ven bờ
(ven biển, ven sông, ven hồ …) có giá trị đặc biệt lớn, thu hút mạnh mẽ sự quan tâm
của du khách.
- Địa hình các xtơ là kiểu địa hình được thành tạo do sự lưu thông của nước
trong các đá dễ hòa tan (đá vôi, đá phấn, thạch cao …). Các kiểu các xtơ có thể được
tạo thành từ sự hòa tan của nước trên mặt cũng như của nước ngầm. Một trong những
dạng địa hình karst được quan tâm nhất là các hang động các xtơ. Cảnh quan trong
hang động các xtơ thường rất đa dạng, kì vĩ, có giá trị cao trong việc khai thác phát
triển du lịch.
-Địa hình ven bờ các đại dương, biển, hồ, sông … có ý nghĩa quan trọng đối với
du lịch, đặc biệt là địa hình ven biển. Người ta có nhiều tiêu chí để đánh giá mức độ
thuận lợi cho du lịch của các bãi biển như: dài, rộng, bằng phẳng, độ mặn, độ trong,
sạch của nước … kết hợp với phong cảnh đẹp, hấp dẫn.
- Khí hậu
Khí hậu là một trong những thành phần tự nhiên quan trọng, có vai trò to lớn
trong việc tổ chức các hoạt động du lịch, trong đó nhiệt độ và độ ẩm không khí là hai
yếu tố quan trọng nhất. Ngoài ra, đánh giá tài nguyên khí hậu cho mục đích phát triển
du lịch còn dựa vào các yếu tố khác như gió, số giờ nắng, sự phân mùa và các hiện
tượng thời tiết đặc biệt (bão, giông, lốc, lũ lụt, …) bởi vì chúng có tác động lớn đến
việc tổ chức du lịch. Sự phân mùa của khí hậu dẫn đến các hoạt động du lịch cũng có
tính mùa rõ rệt. Ở các vùng, các đới khí hậu khác nhau sẽ có những mùa du lịch khác
nhau. Do tác động của yếu tố khí hậu mà tùy nơi, hoạt động du lịch có thể diễn ra
quanh năm hay chỉ một vài tháng trong năm.Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên Lê Thị Bích Phương 11 Lớp: VH1801
-Nguồn nước
Nguồn tài nguyên nước có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động du lịch. Nó bao
gồm nước trên bề mặt và nước trong lòng đất. Dù là ngọt hay mặn thì mỗi loại đều có
những giá trị sử dụng phục vụ du lịch khác nhau.
Tài nguyên nước trên bề mặt, ngoài nguồn nước dồi dào trong các biển và đại
dương bao la còn có trong các mạng lưới sông suối, ao, hồ… Các vùng nước ven bờ
(biển, sông, hồ …) kết hợp với các tài nguyên khác như núi non, các hệ sinh thái …
tạo ra những phong cảnh đẹp, hùng vĩ, nên thơ hấp dẫn khách du lịch.
Trên các vùng địa hình núi đồi, nguồn nước trong các sông suối có thể tạo ra
các thác nước đẹp. Nơi đây có thể triển khai các hoạt động du lịch tham quan hay thể
thao mạo hiểm.
Trong nguồn tài nguyên nước có thể khai thác phục vụ du lịch không thể không
kể đến nguồn nước khoáng thiên nhiên. Trong nước khoáng thiên nhiên có chứa một
số thành phần vật chất đặc biệt có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Do đó nó
có giá trị cao đối với việc phát triển loại hình du lịch an dưỡng, chữa bệnh.
- Sinh vật
Tài nguyên sinh vật nói chung rất phong phú, đa dạng.
Tài nguyên sinh vật kết hợp với các loại tài nguyên khác (địa hình, khí hậu,
nguồn nước …) vừa tạo nên phong cảnh đẹp, hấp dẫn thuận lợi cho du lịch phát triển,
lại vừa có ý nghĩa bảo vệ môi trường.
Loại hình du lịch sinh thái được tạo ra dựa trên cơ sở các hệ động - thực vật. Có
những hệ sinh thái phục vụ cho tham quan du lịch như: các thảm thực vật phong phú,
đa dạng, độc đáo, điển hình (rừng nhiệt đới ẩm, rừng ngập mặn, rừng cây lá kim, …)
các loại động vật quí hiếm, hay các loài phổ biến, đặc sản được phép săn bắn, khai
thác phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách. Và sinh vật không chỉ là đối tượng để
khai thác phục vụ du lịch một cách thuần túy mà chúng còn phục vụ cho mục đích
chuyên sâu như nghiên cứu khoa học. Những nơi đó thường là các khu bảo tồn thiên
nhiên, vườn quốc gia.
Nguồn sinh vật phong phú góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu du
lịch ngày càng đa dạng của con người nhất là du lịch hướng về thiên nhiên.
1.3.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTrường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên Lê Thị Bích Phương 12 Lớp: VH1801
trong suốt quá trình lịch sử và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. Tài nguyên du
lịch nhân văn có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,
với các điều kiện kinh tế - xã hội, chịu sự chi phối của qui luật tự nhiên, qui luật phát
triển văn hóa của con người. Do vậy ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia thường có một
nguồn tài nguyên du lịch nhân văn nhất định, mang bản sắc riêng, độc đáo, lạ lẫm, thu
hút du khách.
- Di tích lịch sử, văn hóa
Di tích lịch sử, văn hóa là những di sản, những không gian vật chất cụ thể,
khách quan, trong đó chứa đựng những giá trị điển hình về lịch sử, văn hóa do con
người sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Nó không những là tài sản quí giá mà còn là
bằng chứng xác thực nhất, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa, truyền thống tốt đẹp, tinh
hoa, trí tuệ, tài năng của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và của cả nhân
loại.
Hiện nay, các di tích lịch sử, văn hóa được chia thành bốn nhóm chính, trong
đó:
+ Di tích văn hóa khảo cổ: Là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn
hóa thuộc về thời kì xa xưa và thường nằm dưới lòng đất, trong các hang động
hay dưới đáy biển, đại dương …
+ Di tích lịch sử: Là các di tích gắn với đặc điểm và quá trình phát triển của mỗi
dân tộc, mỗi quốc gia. Nó bao gồm các di tích ghi dấu về dân tộc học (sự ăn ở, sinh
hoạt, sản xuất … của các tộc người), các sự kiện chính trị quan trọng hay các chiến
công chống xâm lược hay tội ác của các thế lực phản động …
+ Di tích văn hóa nghệ thuật: Là các di tích gắn liền với các công trình kiến trúc
có giá trị; các công trình văn hóa thuộc các lĩnh vực âm nhạc, văn học, nghệ thuật
(điêu khắc, tranh vẽ, gốm sứ …).
+ Danh lam thắng cảnh: Là những nơi có phong cảnh đẹp hòa quyện với các
công trình mang tính chất văn hóa, lịch sử, nghệ thuật.
- Lễ hội
Lễ hội là một dạng tài nguyên nhân văn quan trọng. Đây là một loại hình sinh
hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của
người dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hay là một dịp để mọi người hướng về
một sự kiện lịch sử trọng đại: hướng về tổ tiên, ông bà, ôn lại truyền thống, hay là đểTrường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên Lê Thị Bích Phương 13 Lớp: VH1801
giải quyết những nỗi lo âu, những khát khao, mơ ước mà cuộc sống hiện tại chưa thể
giải quyết được.
Lễ hội gồm hai phần là phần nghi lễ và phần hội.
Hầu hết trong các lễ hội thì hai phần lễ và hội thường hòa quyện với nhau, tuy
nhiên trọng tâm vẫn là phần hội. Và thực tế thì trong bản thân phần hội đã bao hàm ý
nghĩa tâm linh của phần lễ. Lễ hội thường diễn ra vào thời điểm được đánh giá là linh
thiêng, đánh dấu sự kết thúc và bắt đầu của một chu kì lao động sản xuất.
- Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
Các sản phẩm ra đời từ các làng nghề thủ công cổ truyền luôn mang những giá
trị nhất định. Nó không chỉ có giá trị sử dụng cao mà còn có rất nhiều những giá trị
khác như: giá trị nghệ thuật, giá trị tâm linh, giá trị triết học … thể hiện tài nghệ, ước
vọng của những người làm ra chúng. Chính vì vậy, nghề, làng nghề thủ công truyền
thống và các sản phẩm độc đáo của nó luôn có một sức hút mạnh mẽ đối với khách du
lịch và các nhà làm du lịch.
- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Hầu hết trong mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều có những dân tộc
sinh sống cùng nhau. Tuy nhiên, mỗi dân tộc khác nhau lại có những điều kiện sống,
đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán (sinh hoạt, sản xuất) khác nhau và có địa bàn cư
trú nhất định. Những đặc thù của mỗi dân tộc tạo nên một sức hấp dẫn riêng đối với du
khách. Tính đặc thù đó có thể là các tập tục lạ về cư trú, tổ chức xã hội, thói quen ăn
uống, sinh hoạt, hay các nét truyền thống trong xây dựng, kiến trúc cũng như thiết kế
các trang phục dân tộc.
- Các tài nguyên du lịch nhân văn khác
+ Văn hóa ẩm thực:
Nghệ thuật ẩm thực là giá trị văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền được
con người sáng tạo, bảo tồn và phát huy qua thời gian, là dấu ấn đặc biệt đối với khách
du lịch.
+ Văn học dân gian:
Lịch sử phát triển văn học của mỗi quốc gia luôn gắn liền với lịch sử dựng nước
và giữ nước. Những bài thơ hay, những tác phẩm văn học nổi tiếng sẽ là những chứng
cứ tôn vinh cũng như tuyên truyền quảng bá những giá trị đặc sắc cho các thắng cảnh,
các di sản văn hóa của các địa phương, các quốc gia. Vì vậy, nhiều địa phương, nhiều
- Tuyến du lịch đường sông
Ninh Bình có một tuyến du lịch đường sông duy nhất là tuyến sông Đáy – sông
Hoàng Long. Tuyến này bước đầu đi vào hoạt động và đã mang lại những dấu hiệu
tích cực cho du lịch. Các điểm tham quan chính trên tuyến là: bảo tàng Ninh Bình, đền
Trương Hán Siêu, núi chùa Non Nước; sau đó xuống thuyền đi dọc sông Đáy lên sôngTrường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên Lê Thị Bích Phương 71 Lớp: VH1801
Hoàng Long tham quan núi Thần Thiệu, đền Đức Thánh Nguyễn, hang Sinh Dược, núi
chùa Bái Đính, suối nước khoáng nóng Kênh Gà, động Vân Trình. Định hướng chung
cho phát triển tuyến du lịch này là tiếp tục đầu tư nạo vét, mở rộng lòng sông, giữ gìn
cảnh quan sinh thái và môi trường.
3.2. Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
3.2.1. Giải pháp về công tác tổ chức quản lí
Trong những năm gần đây, do tình hình đầu tư khai thác du lịch ở Ninh Bình
ngày càng mạnh mẽ, nguồn vốn, nguồn nhân lực … đổ vào lĩnh vực du lịch ngày càng
nhiều, do đó, công tác tổ chức, quản lí càng được các cấp, các ngành quan tâm đặc biệt
hơn bao giờ hết để đảm bảo cho các hoạt động diễn ra một cách bài bản, đúng kế
hoạch; các dự án đầu tư du lịch được triển khai đúng tiến độ. Tuy vậy, trên thực tế,
công tác quản lí và điều hành trong lĩnh vực này hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều bất
cập.
Cho nên, trong thời điểm hiện tại, các cấp các ngành địa phương mà đầu tàu là
Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Ninh Bình cần có sự phối hợp chặt chẽ với các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư (nhất là các nhà đầu tư lớn) để cùng nhau đưa ra được
những giải pháp thiết thực nhằm mục đích điều hành, quản lí mọi hoạt động khai thác
du lịch trên địa bàn một cách hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất nhưng vẫn đảm
bảo các yếu tố về môi trường cũng như các quyền lợi của người dân nơi có tài nguyên
du lịch.
Với phương châm đó phải kiện toàn bộ máy của các cấp các ngành, đặc biệt là
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính,
hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lí nhà nước về du lịch từ tỉnh đến các
địa phương có tài nguyên du lịch; hoàn chỉnh hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp
Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân tỉnh thuận tiện trong quản lí quy hoạch và phát
triển du lịch.
Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo về phát triển du lịch tỉnh
Ninh Bình tại các điểm, khu du lịch trên toàn tỉnh. Để làm tốt công tác này cần thiết
phải tăng cường hiệu lực của Ban chỉ đạo thống nhất, phối hợp chương trình hành
động với các ban ngành trong các việc sau:
- Phối hợp với các địa phương trong việc quản lý khai thác và bảo vệ tài
nguyên môi trường du lịch. Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước ở cấp tỉnh về
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTrường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên Lê Thị Bích Phương 72 Lớp: VH1801
Du lịch để giải quyết các vấn đề thực tế có liên quan đến quản lý phát triển ở các khu
du lịch tại các địa bàn cấp huyện, xã như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá
du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ
tầng…
- Lồng ghép quy hoạch, dự án phát triển khu du lịch với các ngành có liên
quan như quy hoạch giao thông, phát triển đô thị, bảo tồn và phát triển văn hóa, trồng
rừng, xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu lao động, cơ cấu
ngành kinh tế… để tháo gỡ những khó khăn hiện nay về nguồn vốn ngân sách nhằm
đảm bảo chất lượng và tính khả thi của đồ án quy hoạch phát triển du lịch.
Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý phát triển du lịch.
Xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có năng lực phù hợp với nhu cầu quản lý và
phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế.
Trong thời gian tới, các cấp các ngành địa phương đặc biệt là Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Ninh Bình phải cùng với các chủ dự án thực hiện công tác quản lí
chung về du lịch cho đến khi dự án xây dựng hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn
thành và sau đó bàn giao lại cho cơ quan quản lí nhà nước. Trong thời gian này, tích
cực nghiên cứu thực tiễn và lí luận phát triển du lịch tại các điểm, khu du lịch qua đó
xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết cụ thể cho sự phát triển du lịch trên
địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình.
3.2.2. Giải pháp về tổ chức quy hoạch và công tác thực hiện quy hoạch
Quy hoạch khu du lịch là một công việc không đơn giản bao gồm quá trình
nghiên cứu tổng hợp về các điều kiện địa lý tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế
- Xã hội, môi trường, luật pháp, các chủ trương chính sách phát triển kinh tế -
xã hội nói chung và của du lịch nói riêng nhằm xây dựng được hệ thống quan điểm,
mục tiêu phát triển du lịch một cách toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi
trường. Bên cạnh đó, đưa ra các chỉ tiêu cụ thể, các định hướng và giải pháp phát triển
du lịch làm cơ sở để lập ra các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, đảm bảo tính
khả thi, cân đối cung – cầu, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch đặc thù, độc đáo,
thu hút khách.
Việc lập quy hoạch phát triển du lịch là cần thiết và quan trọng nhưng phải đảm
bảo tính thống nhất của các yếu tố trong du lịch, đồng thời phải được đặt trong quy
hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh. Quy hoạch phát triển du lịch phải đảmTrường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên Lê Thị Bích Phương 73 Lớp: VH1801
bảo tính bền vững, bởi vì sự phát triển du lịch chủ yếu phụ thuộc vào các điểm hấp dẫn
và các hoạt động có liên quan đến môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa của địa
phương. Khi lập quy hoạch phải xem xét đến tất cả các yếu tố về môi trường và tính
đến những lợi ích thiết thực cho cộng đồng địa phương khi tham gia vào hoạt động du
lịch.
Xây dựng quy hoạch du lịch cần được diễn ra trước khi các điểm, các khu
du lịch đi vào hoạt động. Có như thế mới phát huy được vai trò là định hướng cho sự
phát triển. Sau đó, trong quá trình hoạt động, tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà có
các điều chỉnh phù hợp với tình hình mới, phù hợp với xu thế phát triển du lịch của
vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, cả nước và thế giới.
Công tác thực hiện quy hoạch diễn ra trong sự phối hợp giữa nhiều cơ quan
chức năng cả về lĩnh vực chuyên môn và điều hành quản lý hành chính nhà nước. Cụ
thể như sau:
-Tiến hành việc xác định rõ ranh giới quy hoạch du lịch của các khu du lịch trên
các địa bàn (huyện, thị, thành phố) đã được cấp phép, sau khi đã có sự bàn bạc thống
nhất với các cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh về quản lý quy hoạch, xây dựng như
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, các ban ngành và chính quyền các địa
phương có liên quan.
- UBND tỉnh chỉ đạo các chính quyền các cấp quản lý chặt chẽ lãnh thổ được
quy hoạch. Trước mắt nghiêm cấm việc xây dựng mới hay cơ nới cải tạo các công
trình trên phạm vi lãnh thổ được quy hoạch để phát triển du lịch.
- UBND tỉnh chỉ đạo và có các biện pháp thích hợp để ngăn chặn tình trạng
“chia ô” trong đầu tư xây dựng tại các khu, điểm du lịch mới phát triển nhất là các
điểm, khu du lịch có vai trò quan trọng đối với toàn tỉnh chẳng hạn như khu Quần thể
danh thắng Tràng An.
- Ninh Bình cần nhanh chóng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với các
địa phương trong vùng và cả nước để không ngừng tạo ra những sản phẩm du lịch mới
có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, tạo động lực thúc đẩy tương hỗ nhằm phát triển
du lịch của tỉnh nhà nói riêng, của vùng và cả nước nói chung.
- UBND tỉnh chỉ đạo sắp xếp lại các doanh nghiệp du lịch (khách sạn, lữ hành,
vận chuyển …) theo hướng chuyên môn hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp này.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top