daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................v
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................2
4. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
6. Cấu trúc bài nghiên cứu......................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VẬN
TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ ................................................................................4
1.1.Vận tải hàng hoá đường bộ trong hệ thống vận tải ..........................................4
1.1.1.Hệ thống vận tải.......................................................................................4
1.1.2.Vai trò, tác dụng của vận tải trong nền kinh tế quốc dân ........................7
1.1.3.Tính chất của vận tải..............................................................................10
1.1.4.Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải........................................................11
1.2.Vai trò vận tải hàng hoá đường bộ trong hệ thống vận tải ............................12
1.3.Chi phí trong vận tải hàng hoá đường bộ.......................................................13
1.3.1.Phân loại chi phí ....................................................................................13
1.3.2.Chi phí vận tải hàng hoá đường bộ.......................................................15
1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải hàng hoá đường bộ .................16
1.4.Tình hình nghiên cứu ......................................................................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN TẢI HÀNG HOÁ ĐƯỜNG BỘ VÀ PHÂN
TÍCH CẤU THÀNH CHI PHÍ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM.................27
2.1.Thực trạng vận tải hàng hóa đường bộ Việt Nam...........................................27
2.1.1. Chi phí vận tải hàng hóa đường bộ.......................................................27
2.1.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng đường bộ .......................................................29
2.2.Phân tích cấu thành chi phí vận chuyển đường bộ ở Việt Nam......................33
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ VẬN
TẢI ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM............................................................................38
3.1.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................38
3.2.Mô tả dữ liệu ...................................................................................................40
3.3.Phân tích dữ liệu và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải đường
bộ ...........................................................................................................................42
CHƯƠNG 4: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP
CẮT GIẢM CHI PHÍ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM ..49
4.1.Kinh nghiệm cắt giảm chi phí vận tải đường bộ trên thế giới ........................49
4.1.1.Kinh nghiệm ở thành phố Stockholm, Thụy Điển.................................49
4.1.2.Kinh nghiệm ở Paris, Pháp – Hệ thống vận tải đa cách trong
việc phân phối hàng hóa .................................................................................49
4.1.3.Kinh nghiệm ở Amsterdam, Hà Lan......................................................50
4.1.4.Kinh nghiệm của Mexico.......................................................................51
4.2.Gợi ý giải pháp cắt giảm chi phí vận tải đường bộ ở Việt Nam .....................52
4.2.1.Gợi ý giải pháp cho Chính phủ..............................................................52
4.2.2.Gợi ý giải pháp cho doanh nghiệp .........................................................56
KẾT LUẬN...............................................................................................................61
1. Đóng góp đề tài.................................................................................................61
2. Hạn chế đề tài ...................................................................................................61
3. Hướng phát triển đề tài.....................................................................................61
4. Kết luận .............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................63
A. TIẾNG VIỆT......................................................................................................63
B. TIẾNG ANH ......................................................................................................64
PHỤ LỤC..................................................................................................................66
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 30 năm đổi mới nền kinh tế, Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hội
nhập ngày càng sâu và rộng khi tích cực tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế lớn hay
kí kết nhiều hiệp định thương mại tự do như tổ chức thương mại quốc tế WTO, Hiệp
định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), … Kinh tế càng phát triển, lưu
thông hàng hoá hiệu quả giữa các vùng miền và giữa các quốc gia trên thế giới càng
trở nên cần thiết. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hoạt động logistics trong nền
kinh tế của mỗi quốc gia hiện nay. Chi phí logistics càng nhỏ, chất lượng dịch vụ càng
cao góp phần tích cực vào việc thuận lợi hóa thương mại, tạo giá trị gia tăng và nâng
cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ xuất nhập khẩu. Những nước phát triển
như Nhật Bản và Mỹ, dịch vụ logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Còn đối với Việt
Nam, dịch vụ logistics chiếm khoảng từ 15 - 20% GDP. Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với
các quốc gia cùng khu vực như Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và Thái Lan.
Trong dịch vụ logistics, khâu quan trọng nhất là vận tải chiếm từ 40 - 60% chi
phí như vậy, vận tải cũng là một thị trường dịch vụ khổng lồ. Theo thống kê của Bộ
giao thông vận tải (2015), thị trường vận tải hàng hóa Việt Nam bị chi phối bởi loại
hình đường bộ (65%) và vận tải thủy nội địa. Do đó, số lượng phương tiện tham gia
vận chuyển hàng hóa tập trung quá nhiều vào đường bộ dẫn đến tình trạng quá tải và
chi phí cao. Vận tải hàng hoá đường thủy nội địa mới ở mức 30,28% thị phần vận
chuyển hàng hoá mặc dù tiềm năng này rất lớn còn vận tải bằng các hình thức khác
cũng đang còn rất thấp: đường sắt chỉ khoảng 2%; hàng không 0,02%...
Hơn nữa, chi phí vận tải hàng hóa liên tỉnh bằng đường bộ cao hơn hẳn so với
các cách khác, giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ hiện đang cao
nhất, từ 1.200 - 3.500 đồng/km so với vận tải đường sắt chỉ 220 - 780 đồng/km; đường
thủy 207 - 3.500 đồng/km... Như vậy, vận tải hàng hoá đường bộ tuy đóng góp một
phần lớn vào vận tải hàng hoá của Việt Nam nhưng chi phí và cước phí vận tải hàng
hoá đường bộ tại Việt Nam lại quá cao, dẫn đến giảm năng lực cạnh trang của hàng
hoá.
Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến chi phí vận tải hàng hoá đường bộ ở Việt Nam
cao, tuy nhiên cần xác định được nhân tố quyết định từ đó đưa ra hướng giải pháp kịp
thời để cải thiện chi phí vận tải đường bộ, qua đó giảm một phần chi phí của hàng hoá
là một thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam đang ngày
càng hội nhập. Trong khi đó, cho tới nay, việc phân tích cước phí và chi phí vận tải
hàng hoá ở Việt Nam vẫn là một chủ đề mới, thể hiện qua số lượng học giả và công
trình nghiên cứu còn rất hạn chế.
Từ thực tế đó, việc nghiên cứu về đề tài “Phân tích cước phí, chi phí vận tải
hàng hoá đường bộ và một số gợi ý giải pháp cắt giảm áp dụng cho Việt Nam” trong
thời điểm hiện nay là rất cần thiết. Nhóm nghiên cứu kì vọng kết quả nghiên cứu cung
cấp thêm nguồn tài liệu học thuật cũng như tài liệu có giá trị tham khảo thực tiễn,
nhằm giúp hàng hoá Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và
quốc tế.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích cước phí, chi phí vận tải hàng hóa đường bộ và
đề ra các giải pháp cắt giảm cho Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục tiêu thứ nhất là tìm hiểu những thành tố cấu thành và các yếu tố ảnh
hưởng tới cước phí, chi phí vận tải hàng hoá đường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của
những yếu tố đó.
- Mục tiêu thứ hai là từ những kết quả nghiên cứu, đưa ra được những khuyến
nghị có tính ứng dụng thực tiễn trong quản trị vận tải cho những nhà quản trị logistics
của các doanh nghiệp Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà bài nghiên cứu hướng tới: các thành tố cấu thành và nhân tố ảnh
hưởng đến cước phí, chi phí vận tải hàng hoá đường bộ Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: bài nghiên cứu sử dụng số liệu từ năm 2006 đến 2015.
Về phạm vi không gian: do hạn chế về thời gian và nguồn lực, bài nghiên cứu
tiến hành kiểm định tại Hà Nội.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã được đưa ra, câu hỏi nghiên cứu của đề tài
là: “Những thành tố cấu thành, các yếu tố ảnh hưởng cước phí, chi phí vận tải
hàng hoá đường bộ Việt Nam, và mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó?”
5. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp: nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định
tính được thực hiện thông qua tìm đọc tài liệu nghiên cứu, các tạp chí khoa học trong
và ngoài nước, trên cơ sở đó, tìm hiểu các nhân tố và đánh giá tác động của các nhân
tố đó đến chi phí và cước phí vận tải hàng hoá đường bộ Việt Nam. Ngoài ra, nhóm
nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với các tài xế vận tải hàng hoá tại Hà
Nội để có được những thông tin khách quan nhằm phân tích được thực trạng, nguyên
nhân dẫn đến chi phí, cước phí vận tải hàng hoá đường bộ Việt Nam.
6. Cấu trúc bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu có bố cục 4 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và tổng quan nghiên cứu về vận tải hàng hóa đường
bộ: Chương này cung cấp khái niệm sơ lược, vai trò của vận tải hàng hóa đường bộ
trong hệ thống vận tải, các yếu tố cấu thành chi phí, cước phí vận tải hàng hóa đường
bộ và giới thiệu tình hình nghiên cứu về yếu tố cấu thành và tác động đến chi phí, cước
phí vận tải hàng hóa đường bộ trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Chương 2 Thực trạng vận tải hàng hoá đường bộ và phân tích cấu thành chi
phí vận tải đường bộ Việt Nam: Chương này nêu thực trạng chi phí vận tải đường bộ
và hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Đồng thời, chương 2 cũng xem xét và đánh
giá sơ bộ các yếu tố cấu thành chi phí vận tải hàng hóa đường bộ Việt Nam.
Chương 3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải đường bộ ở
Việt Nam: Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1, chương này đưa ra kết quả khảo sát các
nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải hàng hóa đường bộ ở Việt Nam. Qua kết quả
trên, nhóm đi đến kết luận về các yếu tố và mức độ ảnh hưởng tới chi phí vận tải hàng
hóa đường bộ Việt Nam; đưa ra nhận xét, bàn luận về các kết luận trên.
Chương 4 Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý một số giải pháp cắt giảm chi phí
vận tải đường bộ áp dụng cho Việt Nam: Từ kết quả nhận được ở chương 3 và việc
phân tích kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về việc cắt giảm chi phí vận tải
hàng hóa đường bộ, nhóm nghiên cứu đưa ra các gợi ý giải pháp thực tế cho Chính
phủ và các Doanh nghiệp trong ngành dựa trên bối cảnh phát triển hiện nay.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ
1.1. Vận tải hàng hoá đường bộ trong hệ thống vận tải
1.1.1. Hệ thống vận tải
1.1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến vận tải
a. Vận tải
Nhu cầu đi lại và vận tải hàng hoá là nhu cầu thiết yếu của đời sống con người,
có ý nghĩa quan trọng cho sự giao lưu kinh tế, văn hoá, thúc đẩy xã hội phát triển. Vì
vậy, ngành giao thông vận tải luôn phải đi trước một bước trong kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội của một đất nước.
Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đáp ứng nhu
cầu di chuyển vị trí của đối tượng vận chuyển, đối tượng vận chuyển gồm con người
(hành khách) và vật phẩm (hàng hoá). Sự di chuyển vị trí của con người và vật phẩm
trong không gian rất đa dạng, phong phú và không phải mọi di chuyển đều là vận tải.
Vận tải chỉ bao gồm những di chuyển do con người tạo ra nhằm mục đích kinh tế
(lợi nhuận) để đáp ứng yêu cầu về sự di chuyển đó mà thôi. Tất cả của cải, vật chất chủ
yếu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội loài người được tạo ra ở 4 ngành sản
xuất vật chất cơ bản: công nghiệp khai khoáng; công nghiệp chế biến; nông nghiệp và
vận tải. Đối với một ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp... trong
quá trình sản xuất đều có sự kết hợp của 3 yếu tố, đó là công cụ lao động, đối tượng
lao động và sức lao động. Vận tải cũng là một ngành sản xuất vật chất vì trong quá
trình sản xuất của ngành vận tải cũng có sự kết hợp của 3 yếu tố trên.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng đã tiêu thụ một lượng
vật chất nhất định như: vật liệu, nhiên liệu, hao mòn phương tiện vận tải... Hơn nữa,
đối tượng lao động (hàng hoá, hành khách vận chuyển) trong quá trình sản xuất vận tải
cũng trải qua sự thay đổi nhất định.
Theo giáo trình nhập môn vận tải đường bộ của trường Đại học giao thông vận
tải, vận tải là sự di chuyển vị trí của hàng hoá và hành khách trong không gian và thời
gian để nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
KẾT LUẬN
1. Đóng góp đề tài
- Đề tài nghiên cứu đã nghiên cứu về cấu thành chi phí vận tải đường bộ và các
yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải đường bộ trên phạm vi Hà Nội, góp phần làm tài
liệu tham khảo cho các bài nghiên cứu sau.
- Bài nghiên cứu đã đưa ra kết luận có 5 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải
đường bộ trên địa bàn Hà Nội là: hệ thống đường bộ kém chất lượng, quy định và giấy
phép, chi phí về nhiên liệu, tham nhũng và chiều về xe trống hàng.
- Bài nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị cho chính phủ và doanh nghiệp
vận tải đường bộ có hướng phát triển để giảm chi phí vận tải đường bộ.
2. Hạn chế đề tài
- Đề tài nghiên cứu thực hiện với quy mô tương đối nhỏ, mặt khác do hạn chế
về mặt thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu nên tính khái quát và chính xác trên phạm
vị diện rộng là chưa cao.
- Trong quá trình nghiên cứu đi khảo sát có gặp nhiều khó khăn vì không nhận
được nhiều sự hợp tác, đa số các lái xe đều không muốn dành nhiều thời gian, hoặc
không có thời gian sẵn sàng trả lời những câu hỏi liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
- Đề tài chỉ tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải thông
qua quan điểm của người lái xe mà chưa đánh giá trên cả quan điểm của phía doanh
nghiệp. Nghiên cứu chưa đánh giá được toàn diện và đầy đủ toàn bộ các nhân tố có
ảnh hưởng đến chi phí vận tải đường bộ mà chỉ trên một khía cạnh nào đó.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ đánh giá thông qua phương pháp thống kê mô tả,
chưa tìm được mô hình lý thuyết tin cậy để đánh giá bằng định lượng để đưa ra những
kết quả chính xác cao hơn.
3. Hướng phát triển đề tài
- Đề tài cần khảo sát nghiên cứu với quy mô lớn, và trên phạm vi lớn hơn.
- Đề tài cần mở rộng đối tượng đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
- Đề tài cần mở rộng đánh giá thêm các nhân tố khác ảnh hưởng đến chi phí vận
tải đường bộ.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ CỦA BAN DÂN VẬN TỈNH ỦY THÀNH PHỐ CAO BẰNG Văn hóa, Xã hội 0
D Vận tải đa phương thức Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Khoa học kỹ thuật 0
D Thực trạng vận tải đa phương tiện tại Việt Nam Khoa học kỹ thuật 0
D Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng đầu tư và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của tổng công ty hàng khôn Luận văn Kinh tế 0
N Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội giai đoạn 200 Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội giai đoạn 200 Luận văn Kinh tế 0
C Công ty Vận tải biển Nam Triệu, thực trạng và giải pháp nhằm phát triển kinh doanh (kinh doanh vận t Luận văn Kinh tế 0
V Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải tại Vosco Công nghệ thông tin 0
B Thực trạng về việc tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải và d Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top