ngo_li2507

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
Trang
Mỏ’ đầu 5
Chưong 1. Một số vấn đề về quản lý ngân sách nhà nưó’c cấp xã 7
1.1. Tổng quan về ngân sách xã 7
1.1.1. Ngân sách xã trong hệ thống ngân sách nhà nước 7
1.1.2. Ngân sách xã và vai trò của ngân sách xã 9
1.2. Nội dung quản lý ngân sách xã 18
1.2.1. Quản lý thu ngân sách xã 18
1.2.2. Quản lý chi ngân sách xã 22
1.2.3. Hạch toán kế toán và quyết toán ngân sách xã 26
1.3. Sự cần thiết đổi mói quản lý ngân sách xã 28
1.3.1. Đối mới quản lý ngân sách xã nhằm phát huy vai trò của ngân sách 28
xã trong hệ thống NSNN
1.3.2. Đổi mới quản lý ngân sách xã nhằm thực hiện mục tiêu và phù hợp 29 với tình hình kinh tế - xã hội nông thôn
1.3.3. Đối mới quản lý ngân sách xã nhằm khắc phục những hạn chế trong 31 quản lý ngân sách xã hiện nay
Chưong 2. Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh 34 Bắc Ninh
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến quản lý ngân 34
sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 34
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh 36
2.1.3. Thực trạng bộ máy quản lý ngân sách xã 39
2.2. Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 42
2.2.1. Quản lý thu ngân sách xã 42
2.2.2. Quản lý chi ngân sách xã
2.3. Nhũng kết quả và hạn chế, trỏ’ ngại trong quản lý ngân sách xã 53
2.3.1. Những kết quả đạt được trong quá trình quản lý ngân sách xã 53
2.3.2. Một số hạn chế và trở ngại trong quản lý ngân sách xã 56
2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu trong quản lý ngân sách xã 65
Chương 3. Phưong hướng, giải pháp đối mới quản lý ngân sách 68 xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
3.1. Bối cảnh hiện nay và phương hưóng đối mói quản lý ngân sách 68 xã
3.1.1. Nen kinh tế đất nước đang có những chuyến biến mạnh mẽ từ cơ chế 68 quản lý tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
3.1.2. Xu thế toàn cầu hoá và họp tác quốc tế 69
3.1.3. Chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn 69
3.1.4. Đảng và Nhà nước đang đây mạnh công tác cải cách hành chính 71
3.1.5. Định hướng phát triến kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh 74
3.2. Một số giải pháp đối mói quản lý ngân sách xã 77
3.2.1. Tiếp tục đổi mới quản lý thu 77
3.2.2. Đối mới quản lý chi ngân sách xã 81
3.2.3. Hoàn thiện khung khố pháp lý về quản lý, điều hành ngân sách nói 83
chung, ngân sách địa phương nói riêng
3.2.4. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành ngân sách 83
3.2.5. Tăng cường thanh tra, kiêm tra, giám sát các hoạt động ngân sách xã 84
3.2.6. Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đế đảm bảo cân 85
đối giừa các cấp ngân sách
3.2.7. Tăng cường quản lý tài chính thôn, khu phố 87
3.2.8. Đối mới công tác quản lý ngân sách xã qua Kho bạc nhà nước 91
Kết luận 96
Danh mục tài liệu tham khảo 97

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở gắn với xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) - cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống tổ chức chính quyền bốn cấp ở nước ta. Ngân sách xã là phương tiện vật chất đế chính quyền cấp xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn mà trong đó chính quyền cấp xã và ngân sách xã đóng vai trò hết sức quan trọng. Do vai trò quan trọng như vậy nên quản lý ngân sách xã trong cả nước được quan tâm, chú trọng, đặc biệt là từ khi Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 có hiệu lực (từ 01/01/2004) đến nay.
Là một địa phương có thu - chi ngân sách khá lớn (với tổng thu ngân sách năm 2007 là trên 2.250 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách xã gần 500 tỷ đồng), tỉnh Bắc Ninh đã chú trọng đối mới quản lý ngân sách xã trên nhiều mặt: đối mới quản lý thu - chi ngân sách, hoàn thiện bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ. Nhờ đó quản lý ngân sách xã đã thu thu được một số kết quả quan trọng: đảm bảo được nguồn thu, thu đúng, thu đủ và nuôi dưỡng nguồn thu, đồng thời đảm bảo chi ngân sách đúng nguyên tắc, đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và có hiệu quả.
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay, yêu cầu đối mới quản lý NSNN nói chung và ngân sách xã nói riêng đang đặt ra rất gay gắt. Hơn nữa, quản lý ngân sách xã ở địa phương cũng còn không ít hạn chế. Năng lực, trình độ cán bộ quản lý ngân sách xã còn yếu kém.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu tìm nhừng giải pháp đôi mới ngân sách xã có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào việc nâng cao hiệu lực quản lý ngân sách, thực hành tiết kiệm chống lãng phí và góp phần kiếm soát lạm phát - vấn đề đang nóng bỏng và gay gắt hiện nay. Đó cũng là lý do chủ yếu của việc lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”
2. Mục đích nghiên cún của đề tài
Trên CO' sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về ngân sách xã, đế đề xuất một số giải pháp đối mới quản lý ngân sách xã nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực trong thu - chi ngân sách xã ở địa phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn đề cập đến vấn đề tuy không mới nhưng phức tạp và rộng lớn. Do khuôn khố có hạn nên luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu quá trình quản lý ngân sách của chính quyền cấp xã, cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước ở địa phương.
4. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu luận văn dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lên nin, trên cơ sở quan điểm đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về NSNN và quản lý ngân sách xã. Ngoài ra, các phương pháp cụ thể như: tổng hợp, phân tích, so sánh cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Luận văn cũng sử dụng lý luận và phương pháp luận môn quản lý kinh tế và một số môn khoa học khác.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
1.1. TỎNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH XẴ
1.1.1. Ngân sách xã trong hệ thống ngân sách nhà nưóc
1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước (NSNN) ra đời cùng với sự hình thành nhà nước và sự phát triển của kinh tế hàng hoá tiền tệ. NSNN luôn gắn với bản chất của nhà nước và quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. NSNN là sự phản ánh tổng hợp các mối quan hệ về kinh tế giữa nhà nước với các chủ thế khác trong việc phân phối các đại lượng giá trị tiền tệ trong xã hội. Bằng sức mạnh quyền lực của mình, nhà nước chuyến dịch một bộ phận thu nhập của các chủ thế khác nhau thành thu nhập của nhà nước rồi phân phối, chuyến dịch khoản thu nhập đó đến đối tượng sử dụng đế thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Theo Luật NSNN: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm đế thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”. Khi hoạt động thu, chi diễn ra chính là sự vận động của các nguồn tài chính đã chứa đựng trong đó một hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chù thế trong xã hội.
NSNN gồm NSTW và NSĐP. NS địa phương bao gồm NS của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND theo quy định của Luật Tố chức Hội đồng nhân dân và úy ban nhân dân, theo quy định hiện hành, bao gồm:
- Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là NS tỉnh), bao gồm NS cấp tỉnh và của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là NS huyện), bao gồm NS cấp huyện và NS các xã, phường, thị trấn;
- Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là NS cấp xã);
Quan hệ giữa ngân sách các cấp thực hiện theo các nguyên tắc sau:
+ Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa NS các cấp và bố sung cân đối từ NS cấp trên cho NS cấp dưới để bảo đảm công bằng và phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bố sung từ NS cấp trên là khoản thu của NS cấp dưới;
+ Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ốn định từ 3 đến 5 năm (gọi chung là thời kỳ ốn định ngân sách). Chính phủ trình Quốc hội quyết định thời kỳ ốn định ngân sách giữa NSTW và NSĐP. UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định thời kỳ ổn định NS giữa các cấp ở địa phương;
+ Nhiệm vụ chi thuộc NS cấp nào do NS cấp đó bảo đảm; Trường hợp cần ban hành chính sách, chế độ mới làm tăng chi NS sau khi dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định thì phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù họp với khả năng cân đối của NS từng cấp;
Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ NS cấp trên cho NS cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó; không được dùng NS của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác.
1.1.1.2. Phân cấp quản lý ngân sách
Việc phân cấp quản lý NSNN phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;
Từ nguyên tắc này, NSNN được phân chia thành 4 cấp: NSTW, NS cấp tỉnh, NS cấp huyện, NS cấp xã.
- NSTW và NSĐP được phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thế :
+ NSTW giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia như : các dự án đầu tư phát triến kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có tác động đến cả nước hay nhiều địa phương, các chương trình, dự án quốc gia, các chính sách xã hội quan trọng, điều phối hoạt động kinh tế vĩ mô của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi NS;
+ NSĐP được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ phát triến kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý;
+ Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NS các cấp chính quyền địa phương do HĐND cấp tỉnh quyết định, thời gian thực hiện phân cấp này phải phù họp với thời kỳ ốn định ngân sách ở địa phương; cấp xã được tăng cường nguồn thu, phương tiện và cán bộ quản lý tài chính - ngân sách đế quản lý tốt, có hiệu quả các nguồn lực tài chính trên địa bàn được phân cấp;
+ Ket thúc mỗi kỳ ốn định ngân sách, căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp, Quốc hội, HĐND điều chỉnh mức bố sung cân đối từ NS cấp trên cho NS cấp dưới; ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND cấp tỉnh quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NS các cấp.
1.1.2. Ngân sách xã và vai trò của ngân sách xã
1.1.2.1. Khái niệm và đặc điếm ngân sách xã
Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khố đã được phân công, phân cấp quản lý.
Ngân sách xã là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của chính quyền cấp xã đế đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhà nước và góp phần thực hiện mục tiêu phát triến kinh tế - xã hội trên địa bàn. NS xã là một bộ phận của NSNN thống nhất, là một phương tiện vật chất đảm bảo cho chính quyền cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, phát triến kinh tế - xã hội, đảm bảo việc chấp hành pháp luật, giữ vừng an ninh trật tự, an toàn xâ hội trên địa bàn xã.
Chính quyền cấp xã có chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng phải thực hiện do đó phải thực hiện các nhiệm vụ chi đế đáp ứng, mặt khác trên mỗi địa bàn xã ở những mức độ khác nhau đều chứa đựng các nguồn tài chính để tạo ra nguồn thu NS từ các hoạt động kinh tế, từ nhiệm vụ phân giao quản lý đất đai, tài sản, tài nguyên, hơn nữa với truyền thống làng xã bao đời nay trong việc góp công, góp của để xây dựng làng xã mình khang trang hơn, giàu đẹp hơn. Tất cả những hoạt động đó chính là các hoạt động thu, chi NS. Nó phản ánh mối quan hệ giữa chính quyền cấp xã với các tố chức kinh tế, chính rị, tố chức xã hội, dân cư và các quan hệ khác với chính quyền cấp trên qua việc phân cấp NS và trợ cấp bố sung của NS cấp trên vì vậy NS xã phải là một bộ phận của N SNN với những nguồn thu được phân cấp và thực hiện các nhiệm vụ chi theo quy định nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã theo quy định của Luật NSNN.
Thực tiễn cho thấy sự phân cấp quản lý thu, chi cho xã đã tạo điều kiện cho NS xã chủ động trong việc khai thác và bồi dường nguồn thu để trang trải cho các nhiệm vụ chi của mình bao gồm: chi thường xuyên và chi đầu tu- phát triển.
I.2.2.2. Đặc điếm của ngân sách xã
Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở. Ngoài những điếm chung của NSNN, NS xã có một số đặc điếm sau:
Một là, Ngân sách xã gắn liền với chính quyền cấp xã - chính quyền cơ sở gần dân, trực tiếp giải quyết nhiều vấn đề của dân, là đầu mối quan trọng nối kết giừa người dân với chính quyền các cấp. Do vậy việc quản lý tốt NS xã có tác động rất lớn đến việc nâng cao năng lực của chính quyền cấp xã.
Hai là, Xã vừa là cấp NS hoàn chỉnh vừa là đơn vị dự toán (dưới xã không có đơn vị dự toán độc lập), xã phải đảm nhiệm đồng thời nhiệm vụ thực hiện NS (thu, phân bố NS) và sử dụng NS đã phân bố (chi tiêu cho xã) do đó hoạt động của NS xã rất phức tạp, dễ vướng mắc chồng chéo giừa hai chức năng này. Đặc biệt trong quy trình quản lý chi đầu tu- XDCB ở xã; xã vừa là người phê duyệt dự án, vừa là chủ đầu tư, đôi khi còn là người trực tiếp thi công đối với trường họp tự' thực hiện dự án hay huy động bằng lao động công ích.
Ba là, Ngân sách xã có những nguồn thu và nhiệm vụ chi tuy không lớn về quy mô nhưng rất đa dạng, phong phú về tính chất mà NS cấp tỉnh, huyện không có như: thu, chi về một số hoạt động sự nghiệp, thu tiền huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân đế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ngoài ra một số khoản chi tại địa bàn xã thuộc nhiệm vụ chi của nhiều cấp NS như: chi y tế cộng đồng, chi cho các trường phố thông, chi chương trình mục tiêu.
Bổn là, Giữa các xã có sự khác biệt về quy mô NS dẫn đến sự khác biệt trong
quan hệ giao dịch với KBNN nắm chắc và hiểu sâu những quy định về chế độ chính sách đối với các hoạt động quản lý của KBNN, quy trình, trình tự’ giao dịch tại KBNN. Những nội dung công khai trong quản lý NS xã của KBNN tại trước cửa cơ quan KBNN huyện bao gồm những nội dung sau: Sơ đồ các vị trí làm việc của KBNN huyện, Chức năng nhiệm vụ của kiêm soát viên NS xã; Quy trình, trình tự giao dịch thu, chi NS xã qua KBNN;
KBNN, cần có một cơ chế thống nhất, đơn giản thuận tiện, dễ hiếu, dễ làm, tránh sự chồng chéo, thiếu đồng bộ trong việc hướng dẫn triến khai, và tố chức thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ.
KẾT LUẬN
Ngân sách xã là ngân sách cấp cơ sở, có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và quản lý của chính quyền cấp cơ sở. Cùng với việc thực hiện công cuộc đối mới nền kinh tế, quản lý ngân sách xã trong cả nước cũng được đối mới căn bản. Nhờ đó, đã góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả sử dụng ngân sách xã.
Cùng với cả nước, ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng được đối mới căn bản. Quản lý ngân sách xã đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thu - chi ngân sách xã trên địa bàn, góp phần quan trọng vào việc phát triến kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh.
Tuy vậy, hiện còn không ít hạn chế, trở ngại trong quản lý ngân sách xã trên địa bàn. Vì thế mà tình trạng bỏ sót nguồn thu, thực hiện chi không đúng mục đích, sai quy định, lãng phí, thất thoát vẫn còn. Do đó mà làm giảm tác dụng của ngân sách cấp xã.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, cùng với chủ trương đấy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề “tam nông” hiện đang đặt ra yêu cầu cơ bản phải đối mới quản lý ngân sách xã. Đe phát huy hơn nữa vai trò ngân sách xã, cần đối mới quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo hướng:
- Tiếp tục đối mới quản lý thu;
- Tiếp tục đối mới quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn;
- Nâng cao năng lực quản lý điều hành ngân sách;
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân sách;
- Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách xã;
- Tăng cường quản lý tài chính thôn, khu phố;
- Đôi mới quản lý ngân sách xã qua KBNN.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, điều tra, khảo sát thực tế và đề xuất với lãnh đạo KBNN Bắc Ninh và các đơn vị có liên quan về các giải pháp đối mới quản lý ngân sách xã; trong quá trình thực tiễn công tác, bản thân đã có những kiến nghị và thực hiện nhiều biện pháp có hiệu quả. Tuy nhiên trong phạm vi khuôn khố luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong được sự đóng góp, bổ sung của các thày giáo, cô giáo và đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Hiền Trần

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh





Mở đầu 5

Chương 1. Một số vấn đề về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã 7

1.1. Tổng quan về ngân sách xã 7

1.1.1. Ngân sách xã trong hệ thống ngân sách nhà nước 7

1.1.2. Ngân sách xã và vai trò của ngân sách xã 9

1.2. Nội dung quản lý ngân sách xã 18

1.2.1. Quản lý thu ngân sách xã 18

1.2.2. Quản lý chi ngân sách xã 22

1.2.3. Hạch toán kế toán và quyết toán ngân sách xã 26

1.3. Sự cần thiết đổi mới quản lý ngân sách xã 28

1.3.1. Đổi mới quản lý ngân sách xã nhằm phát huy vai trò của ngân sách xã trong hệ thống NSNN 28

1.3.2. Đổi mới quản lý ngân sách xã nhằm thực hiện mục tiêu và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội nông thôn 29

1.3.3. Đổi mới quản lý ngân sách xã nhằm khắc phục những hạn chế trong quản lý ngân sách xã hiện nay 31

Chương 2. Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 34

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 34

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 34

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh 36

2.1.3. Thực trạng bộ máy quản lý ngân sách xã 39

2.2. Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 42

2.2.1. Quản lý thu ngân sách xã 42

2.2.2. Quản lý chi ngân sách xã 45

2.3. Những kết quả và hạn chế, trở ngại trong quản lý ngân sách xã 53

2.3.1. Những kết quả đạt đ¬ược trong quá trình quản lý ngân sách xã 53

2.3.2. Một số hạn chế và trở ngại trong quản lý ngân sách xã 56

2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu trong quản lý ngân sách xã 65

Chương 3. Phương hướng, giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 68

3.1. Bối cảnh hiện nay và phương hướng đổi mới quản lý ngân sách xã 68

3.1.1. Nền kinh tế đất nước đang có những chuyển biến mạnh mẽ từ cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN 68

3.1.2. Xu thế toàn cầu hoá và hợp tác quốc tế 69

3.1.3. Chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn 69

3.1.4. Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh công tác cải cách hành chính 71

3.1.5. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh 74

3.2. Một số giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã 77

3.2.1. Tiếp tục đổi mới quản lý thu 77

3.2.2. Đổi mới quản lý chi ngân sách xã 81

3.2.3. Hoàn thiện khung khổ pháp lý về quản lý, điều hành ngân sách nói chung, ngân sách địa phương nói riêng 83

3.2.4. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành ngân sách 83

3.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động ngân sách xã 84

3.2.6. Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để đảm bảo cân đối giữa các cấp ngân sách 85

3.2.7. Tăng cường quản lý tài chính thôn, khu phố 87

3.2.8. Đổi mới công tác quản lý ngân sách xã qua Kho bạc nhà nước 91

Kết luận 96

Danh mục tài liệu tham khảo 97





/tai-lieu/de-tai-thuc-trang-va-giai-phap-doi-moi-quan-ly-ngan-sach-xa-tren-dia-ban-tinh-bac-ninh-89895/


Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


c nguồn thu này mà để ở các thôn tự quản lý thu hay vì những lý do khác nhau mà xã dành lại một phần cho thôn. Thực tế cho thấy nơi nào khoản thu này xã uỷ quyền cho thôn thu càng lớn thì ở đó bộc lộ trình độ quản lý yếu kém của chính quyền xã.
- Phần lớn các xã chưa thực hiện ghi thu, ghi chi vào NS xã các khoản xã uỷ quyền cho thôn quản lý do đó đã không phản ánh hết các nguồn thu và nhiệm vụ chi của NS xã vào NSNN.
Ở một số thôn khi đấu thầu đầm, ao hồ, hay quỹ đất 5% đã thực hiện thu hết một lần cho cả thời gian đấu thầu do đó không bảo đảm được nguồn thu giữa các năm nên dẫn đến không cân đối được thu-chi của xã.
Thu từ các khoản đóng góp của dân nhiều xã còn chưa được phản ánh hết vào thu NS xã. Đặc biệt là những khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng của các tổ chức, cá nhân được giao đất đóng góp cho thôn, do nghị quyết của thôn bắt buộc hay thoả thuận với các tổ chức, các nhân được giao đất phải đóng góp cho xã, thôn. Khoản đóng góp này tương đối lớn, có thôn số tiền mặt tồn tại quỹ thôn có khi lên đến vài tỷ đồng nhất là ở những xã có nhiều đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng và những thôn được xã uỷ quyền thu hoa lợi công sản. Nhưng khoản thu này không được phản ánh vào thu NS xã đầy đủ và quản lý không được chặt chẽ, không đúng chế độ quy định. Có những thôn đã dùng khoản tiền này đứng tên cá nhân để gửi tiết kiệm ngân hàng hay cho vay, góp vốn với các tổ chức kinh tế lấy lãi để bổ xung kinh phí hoạt động của thôn. Đây là việc làm không đúng quy định của nhà nước.
Theo số liệu của Sở tài chính: tính đến 2007 toàn tỉnh có 701 thôn, tổ dân phố.
- Tổng số thu tài chính thôn 3 năm 2004-2006 trên địa bàn tỉnh là: 498.284 triệu đồng.
- Số thôn ghi thu- ghi chi các khoản NS xã uỷ quyền là 105/701 thôn. Số tiền ghi thu-ghi chi trong 3 năm 2004-2006 là: 13.448 triệu đồng (xấp xỉ 2,7% số thu của tài chính thôn trong 3 năm). Đây là một con số quá nhỏ so với số thực thu-chi của các thôn mà trách nhiệm của các xã phải quản lý.
Chính quyền xã ở một số địa phương trình độ còn yếu kém, không nắm hết nguồn thu và nội dung chi của xã; uỷ quyền cho thôn quản lý nhiều nội dung thu-chi với số tiền tương đối lớn, vượt quá khả năng quản lý của thôn, chưa quan tâm đến công tác quản lý tài chính của thôn, nhiều xã buông lỏng bộ phận này.
2.2.2. Quản lý chi ngân sách xã
Các khoản chi ngân sách xã bao gồm: Chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
Chi NS xã nhằm đảm bảo các mục tiêu cơ bản của chính quyền xã như: Đảm bảo an ninh, quốc phòng, đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo, giao thông, kiến thiết thị chính, duy trì sự hoạt động của các cơ quan, các tổ chức đoàn thể của xã và chi cho đầu tư phát triển. Trong những năm gần đây việc quản lý chi NS xã về cơ bản đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng được mục tiêu đã đề ra. Chi NS xã năm 2005 chiếm tỷ lệ 15 %; năm 2006 chi NS xã chiếm 14,14%; năm 2007 chi NS xã chiếm 12.05% trong tổng chi NS địa phương. Chi NS xã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là một trong những nguồn lực góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng và phát triển của tỉnh. Thông qua đó khơi dậy và phát huy được các tiềm lực kinh tế trong dân tham gia tích cực vào quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương, nâng cao vai trò của chính quyền cấp cơ sở trong quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương.
Bảng 2.4. Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã, 2005-2007
Nguồn: Báo cáo quyết toán chi ngân sách 2005,2006,2007 của UBND tỉnh Bắc Ninh
Để có thể nhìn nhận một cách rõ nét thực trạng trong công tác chi NS xã hiện nay chúng ta đi vào xem xét từng nội dung chi NS xã.
2.2.2.1. Chi thường xuyên của ngân sách xã
Chi thường xuyên của NS xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bình quân chiếm khoản từ 42% đến 46 % trong tổng chi NS xã. Những năm gần đây khoản chi này có xu thế tăng về số tuyệt đối nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng cho hoạt động của chính quyền xã để thực hiện các chức năng của mình năm 2006 và 2007 chi thường xuyên tăng hơn 12% so với năm 2005. Các khoản chi này tăng là do Nhà nước ban hành một số chính sách, chế độ ưu đãi với xã như tăng lương, sinh hoạt phí, trợ cấp cho cán bộ xã, chế độ đối với trưởng thôn, cán bộ an ninh, đoàn thể Đối với chi thường xuyên NS xã, các xã đã chú trọng việc chi trả chế độ cho con người như: Tiền lương, sinh hoạt phí, phụ cấp cho cán bộ hưu, cán bộ đương chức, trưởng thôn, bí thư chi bộ, đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước cấp cơ sở, hoạt động của Đảng và các đoàn thể. Công tác quản lý chi NS xã, thị trấn có tiến bộ hơn so với những năm trước, tổng thể chi NS vượt kế hoạch đề ra. Công tác quản lý chi đã được tăng cường, vai trò của HĐND, ban thanh tra nhân dân đã phát huy tác dụng trong việc kiểm tra, giám sát các khoản thu - chi tại xã. Các khoản chi về cơ bản đảm bảo đúng luật, đúng đối tượng, đúng chính sách, chế độ. Công tác hạch toán, kế toán trên máy được nhiều xã đã áp dụng thực hiện.
- Chi sự nghiệp kinh tế ở xã: mục đích chi cho duy tu, bảo dưỡng đường xá, các công trình thuỷ lợi, hỗ trợ các chương trình phát triển nông nghiệp, sửa chữa chợ, các công trình công cộng . Trong đó chi cho sự nghiệp nông, lâm, thuỷ sản luôn giữ được mức chi đều trong các năm, tuy nhiên cơ cấu chi của các sự nghiệp trong tổng chi sự nghiệp kinh tế luôn có sự biến động do ảnh hưởng của các chương trình do tỉnh và Trung ương phát động. Chi cho sự nghiệp kinh tế biến động từ khoảng 5% đến 10% trong chi thường xuyên NS xã, chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng chi thường xuyên chứng tỏ cấp xã chưa có sự quan tâm thoả đáng cho các sự nghiệp này.
- Chi sự nghiệp giáo dục: là khoản chi cho sự nghiệp giáo dục mầm non, hỗ trợ giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, bổ túc văn hoá. Khoản chi này có biến động nhưng không lớn. Chi sự nghiệp giáo dục thường chiếm tỷ trọng từ 8,2% đến 10,4% trong tổng chi thường xuyên NS xã. Đây là mức chi hợp lý đối với nhiệm vụ chi của cấp xã. Điều đó cũng thể hiện sự quan tâm của chính quyền cấp xã đến sự nghiệp giáo dục đào tạo. Tuy nhiên cấp xã trong những năm tới, nhất là trong giai đoạn Đảng và Nhà nước đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển nền kinh tế tri thức và quá trình đô thị hoá ngày càng nhanh của tỉnh Bắc Ninh thì chính quyền cấp xã cần có sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục.
- Đối với sự nghiệp y tế: tập chung chủ yếu cho hoạt động của các trạm y tế khoản chi này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi thường xuyên.
- Đối với sự nghiệp văn hoá thông tin: đây là các hoạt động chi phục vụ cho công tác truyền thanh, các hoạt động lễ hội, văn hoá nhằm tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của chính quyền các cấp; các hoạt động nhằm gìn giữ truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và các hoạt động tuyên truyền phổ biến cho nhân dân phòng ngừa các tệ nạn xã hội, hoạt độ...
ad cho em xin link tải tài liệu này với, em Thank ad ạ

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top