daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ HỢP
NHẤT DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và hình thức sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp…………………………………3
1.1.2. Các hình thức sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp……………………………… 4
1.2. Các vấn đề pháp lý cơ bản trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp
ở Việt Nam:
1.2.1. Trình tự, thủ tục sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp 7
1.2.2. Một số vấn đề pháp lý mà nhà ĐTNN gặp phải khi thực hiện việc sáp nhập, hợp
nhất doanh nghiệp tại VN………………………………………………………… 9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, HỢP NHẤT CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1. Tình hình về hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp ở VN hiện nay:
2.1.1. Tình hình chung……………………………………………………………………12
2.1.2. Xu hướng chung trong giai đoạn 2011-2015………………………………………15
2.2 Một số lĩnh vực trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp
2.2.1 Sáp nhập, hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng…………………………………….18
2.2.2. Sáp nhập, hợp nhất trong các tổ chức kinh doanh chứng khoán:…………………22
CHƯƠNG III: LỢI ÍCH – RỦI RO CỦA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ HỢP
NHẤT DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT
3.1 Những lợi ích và rủi ro trong hoạt động sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp……25
3.2. Hướng hoàn thiện pháp luật……………………………………………………….29
KẾT LUẬN…………………………………………………………………… ……….30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
1
Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

M&A Merge & Acquisition
LDN Luật Doanh nghiệp
LCT Luật cạnh tranh
LCK Luật Chứng khoán
LĐT Luật Đầu tư
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
TCTD Tổ chức tín dụng
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng Nhà nước
TTCK Thị trường chứng khoán
CTCK Công ty chứng khoán
VN Việt Nam
CHƯƠNG I
2
Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SÁP NHẬP VÀ HỢP NHẤT DOANH
NGHIỆP
1.1. Khái niệm và hình thức sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
Khi nói đến vấn đề sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, người ta hay đề cập đến hoạt động
M&A. Đây là từ viết tắt của “Merge and Acquisition”, nghĩa là “mua bán và sáp nhập”
hay “thâu tóm hợp nhất” công ty, để chỉ hoạt động kinh doanh và quản trị rất phổ biến ở
các nền kinh tế phát triển . Tuy nhiên, M&A mới chỉ được biết đến ở Việt Nam trong
vòng khoảng 10 năm trở lại đây (từ sau năm 2000, thông qua việc thực thi Luật Doanh
nghiệp 1999).
Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có một khái niệm chung về M&A mà chỉ có
những quy định được ban hành rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau. Khái niệm
“sáp nhập” và “mua lại" doanh nghiệp chỉ được quy định như hai quy trình độc lập trong
các giao dịch kinh tế liên quan. Tựu chung, hoạt động M&A được pháp luật Việt Nam

điều chỉnh bởi hai nhóm chính: Nhóm quy định về thủ tục (quy trình thủ tục, hồ sơ, thẩm
quyền giải quyết) và nhóm quy định về nội dung (các điều kiện, hạn chế, các nghiệp vụ
trong việc tiến hàng M&A).
1
Trong bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 chỉ quy định thế nào là “hợp nhất pháp nhân”, “sáp
nhập pháp nhân” (Điều 94 BLDS 2005). Bên cạnh đó, trong Luật doanh nghiệp 2005 –
dưới góc độ là đạo luật điều chỉnh trực tiếp các hoạt động của doanh nghiệp, cũng chỉ có
những quy định liên quan đến M&A như một cách tổ chức lại doanh nghiệp.
Trong đó có thể kể đến các hoạt động như “hợp nhất” (Điều 152); “sáp nhập” (Điều 153);
“mua lại cổ phần” (Điều 89,90);…. Các quy định liên quan đến M&A cũng được nêu ra
trong một số Luật chuyên ngành khác như Luật cạnh tranh, Luật đầu tư …
Nói như vậy để thấy sáp nhập và hợp nhất thực ra là một trong những hình thức của M&A
mà pháp luật Việt Nam đã cố gắng quy định để phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thế
giới và hoàn thiện hơn hệ thống pháp lý của mình.
1 Vũ Bá Phú (2011), Tập Trung kinh tế và môi trường cạnh tranh, Đặc san báo Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Vietnam M&A Outlook 2011), tr.6.
3
Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp
Trong Luật Doanh nghiệp 2005, thuật ngữ “sáp nhập” và “hợp nhất” được quy định khá
cụ thể, chúng được xem là một trong những hình thức cơ bản của việc tổ chức lại doanh
nghiệp. Theo đó,:
• Sáp nhập là việc một hay một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty
khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty
nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
2
• Hợp nhất là việc hai hay một số công ty cùng loại có thể hợp nhất thành một công ty
mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty
hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
3
1.1.2. Các hình thức sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp:

a. Sáp nhập:
Việc phân loại các hình thức sáp nhập sẽ được căn cứ theo các tiêu chí sau đây:
• Dựa theo mối quan hệ cạnh tranh giữa các bên, có 3 hình thức sáp nhập: sáp nhập
ngang, sáp nhập dọc và sáp nhập tổ hợp
4
:
- Sáp nhập theo chiều ngang là sự sáp nhập hay hợp nhất giữa hai công ty kinh doanh và
cạnh tranh trên cùng một dòng sản phẩm, trong cùng một thị trường. Kết quả từ những vụ
sáp nhập kiểu này sẽ đem lại cho bên sáp nhập cơ hội mở rộng thị trường, kết hợp thương
hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả của hệ thống phân phối và hậu cần.
- Sáp nhập theo chiều dọc là sự sáp nhập hay hợp nhất giữa hai công ty nằm trên cùng một
chuỗi giá trị, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hay phía sau của công ty sáp nhập trên
chuỗi giá trị đó. Sáp nhập theo chiều dọc đem lại cho công ty tiến hành sáp nhập lợi thế
về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hay đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung
gian, khống chế nguồn hàng hay đầu ra của đối thủ cạnh tranh.
- Sáp nhập tổ hợp bao gồm tất cả các loại sáp nhập khác (thường hiếm khi có hình thức hợp
nhất). Sáp nhập tổ hợp được phân thành 3 nhóm:
2 Khoản 1, điều 153, Luật Doanh nghiệp 2005
3 Khoản 1, điều 152 Luật doanh nghiệp 2005
4 Nguyễn Đình Cung – Lưu Minh Đức (2008), “Thâu tóm và hợp nhật nhìn từ khía cạnh quản trị công ty: Lý luận,
kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (Số 7+8)
4
Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp
+ Sáp nhập tổ hợp thuần túy: hai bên không hề có mối quan hệ nào với nhau, như một
công ty thực phẩm mua công ty thời trang.
+ Sáp nhập bành trướng về địa lý là hai công ty sản xuất cùng một loại sản phẩm nhưng
tiêu thụ trên hai thị trường hoàn toàn cách biệt về địa lý.
+ Sáp nhập đa dạng hóa sản phẩm: hai công ty sản xuất hai loại sản phẩm khác nhau
nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất hay tiếp thị gần giống nhau, ví dụ một
công ty sản xuất bột giặt mua lại một công ty sản xuất chất tẩy rửa vệ sinh. Sáp nhập tổ

hợp không phổ biến bằng hai loại hình trước.
• Dựa vào cấu trúc doanh nghiệp thì có khá nhiều hình thức sáp nhập khác nhau. Tuy
nhiên, nếu dựa vào mối quan hệ giữa hai công ty tiến hành sáp nhập
5
thì có những hình
thức chủ yếu sau:
- Sáp nhập cùng ngành (hay sáp nhập theo chiều ngang): diễn ra đối với hai công ty cùng
cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và thị trường.
- Sáp nhập dọc: diễn ra đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng như giữa một công
ty với khách hàng hay nhà cung cấp của công ty đó.
- Sáp nhập mở rộng thị trường: diễn ra đối với hai công ty bán cùng loại sản phẩm, nhưng
ở những thị trường khác nhau.
- Sáp nhập mở rộng sản phẩm: diễn ra với hai công ty bán những sản phẩm khác nhau,
nhưng có liên quan với nhau trong cùng một thị trường.
- Sáp nhập kiểu tập đoàn: diễn ra khi hai công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh,
nhưng muốn đa dạng hóa hoạt đọng kinh doanh đa ngành đa nghề.
• Dựa trên cách thức cơ cấu tài chính, có hai hình thức sáp nhập là
6
:
- Sáp nhập mua: loại hình này xảy ra khi một công ty mua lại một công ty khác. Việc mua
công ty được tiến hành bằng tiền mặt hay thông qua một số công cụ tài chính.
- Sáp nhập hợp nhất: cả hai công ty được hợp nhất dưới một pháp nhân mới và một thương
hiệu công ty mới được hình thành. Tài chính của hai công ty sẽ được hợp nhất trong công
ty mới.
b. Hợp nhất:
Dựa vào quan hệ cạnh tranh giữa các bên liên quan thì hợp nhất gồm 3 loại:
5 Nguyễn Thường Lạng – Nguyễn Thị Quỳnh Thư (2008), “Một số vấn đề về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp và tình
hình Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, tr.15
6 Nguyễn Thường Lạng – Nguyễn Thị Quỳnh Thư (2008), “Một số vấn đề về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp và tình
hình Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, tr.15


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
R Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Tài liệu chưa phân loại 0
D Thực trạng công tác Kiểm Tra Sau Thông Quan Luận văn Luật 0
D Thực trạng chất lượng tín dụng tại eximbank chi nhánh hà nội Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top