luuduchung_hero

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối



Mục lục
Trang
* Lời nói đầu 1
* Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán 2
I. Sơ lược lịch sử phát triển của kiểm toán: 2
II. Khái niệm về kiểm toán: 2
III. Phân loại kiểm toán: 3
1. Theo chức năng: 3
2. Phân loại theo chủ thể kiểm toán: 4
IV. Các phương pháp kiểm toán: 5
1. Phương pháp kiểm toán cơ bản: 5
2. Phương pháp kiểm toán tuân thủ: 6
3. Phương pháp đối chiếu: 6
4. Phương pháp theo dấu hiệu chỉ dẫn: 7
* Phần II: Thực trạng công tác kiểm toán ở Việt Nam và một số
ý kiến đề xuất 8
I. Thực trạng về kiểm toán Việt nam hiện nay: 8
1. Hành lang pháp lý của các hoạt động kiểm toán: 8
2. Kiểm toán viên: 9
3. Những kết quả ban đầu: 10
4. Những thuận lợi và khó khăn của ngành kiểm toán Việt nam: 19
II. Những ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kiểm toán VN: 20
* Kết luận 23
* Tài liệu tham khảo 24



được bổ nhiệm để thực hiện những công việc theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định
có liên quan”.
Còn các chuyên gia kiểm toán Hoa Kỳ lại cho rằng: Kiểm toán là một quá trình
qua đó một người độc lập có nghiệp vụ tập hợp và đánh giá rõ ràng về thông tin có thể
lượng hóa liên quan đến một thực thể kinh tế riêng biệt nhằm mục đích xác định và
báo cáo mức độ giữa thông tin có thể lượng hóa với những tiêu chuẩn đã được thiết
lập.
Theo quan điểm của Việt nam: Kiểm toán được hiểu là việc các kiểm toán viên
độc lập có thẩm quyền kinh tế và đưa ra nhận xét các báo cáo tài chính của doanh
nghiệp.
Những khái niệm trên chỉ có tính chất tương đối, nó không phải là chuẩn mực duy
nhất, thông qua nó người ta có thể hiểu về bản chất của kiểm toán nhưng để diễn đạt
thì có nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước và phạm vi
hoạt động của nó.
III. Phân loại kiểm toán:
Theo những tiêu thức khác nhau, kiểm toán cũng được phân loại theo các cách
khác nhau:
1. Theo chức năng:
Kiểm toán được phân thành 3 loại:
a) Kiểm toán hoạt động:
Kiểm toán hoạt động là loại kiểm toán để xem xét, đánh giá tính hiệu lực và tính
hiệu quả trong hoạt động của một đơn vị.
Tính hiệu lực là khả năng hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu của đơn vị.
Tính hiệu quả là việc đạt được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất.
b) Kiểm toán tuân thủ:
Kiểm toán tuân thủ là loại kiểm toán xem xét đơn vị có tuân theo các thủ tục, các
nguyên tắc, quy chế mà các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan chức năng của Nhà
nước đã đề ra. Vì vậy, kiểm toán tuân thủ còn gọi là kiểm toán tính quy tắc nhằm xác
nhận việc chấp hành những chính sách, chế độ và cơ chế quản lý tài chính.
c) Kiểm toán báo cáo tài chính:
Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kinh tế và xác nhận tính trung thực và tính hợp
lý của các báo cáo tài chính.
2. Phân loại theo chủ thể kiểm toán:
Kiểm toán được phân thành 3 loại:
a) Kiểm toán nội bộ:
Kiểm toán nội bộ là loại kiểm toán do các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến
hành nhằm rà soát lại hệ thống kế toán và quy chế. Kiểm tra những thông tin tác
nghiệp và thông tin tài chính, soát, xét lại việc tính toán và phân loại những thông tin
này, thẩm định lại những khoản định cá biệt.
Về mặt tổ chức, kiểm toán nội bộ thường trực thuộc giám đốc và báo cáo trực tiếp
cho giám đốc. ở những đơn vị quy mô lớn có thể trực thuộc hội đồng quản trị.
b) Kiểm toán Nhà nước:
Kiểm toán Nhà nước là công việc kiểm toán do các cơ quan quản lý chức năng
của Nhà nước và cơ quan kiểm toán Nhà nước chuyên trách tiến hành nhằm xem xét
việc chấp hành những chính sách, chế độ của Nhà nước ở những đơn vị có sử dụng
vốn và kinh phí do Nhà nước cấp... Ngoài ra còn thực hiện kiểm toán hoạt động để
đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của đơn vị đó.
Kiểm toán Nhà nước nhận xét, đánh giá và xác nhận việc chấp hành những chính
sách, chế độ kế toán tài chính. Đồng thời có quyền góp ý với đơn vị được kiểm toán,
sửa chữa những sai phạm, kiến nghị với những cấp có thẩm quyền xử lý những sai
phạm. Kiểm toán Nhà nước thực hiện các cuộc kiểm toán theo lệnh của Thủ tướng
ăn chân chính, đúng chính sách, pháp luật, làm giàu bằng trí tuệ, sức lức của mình để
xây dựng một xã hội lành mạnh, công bằng, văn minh.
Bốn là: Để nâng cao tính pháp lý của công tác kiểm toán, ngay từ bây giờ kiểm
toán Nhà nước cần bố trí một bộ phận chuẩn bị dần việc xây dựng luật kiểm toán và
các văn bản pháp quy. Cần tích cực tiếp tục tập trung hoàn thiện dự thảo Pháp lệnh
kiểm toán Nhà nước trình Chính phủ xem xét để Chính phủ trình ủy ban thường vụ
Quốc hội ban hành. Có kế hoạch chuẩn bị các điều quy định về vị trí pháp lý, chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, ngân sách hoạt động của kiểm toán... để có cơ sở bảo
đảm điều kiện công tác của kiểm toán và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Về kiểm toán Nhà nước ngoài việc chú trọng tổng kết đúc rút kinh nghiệm thực
tiễn cần đẩy mạnh quan hệ với nước ngoài, với các tổ chức kiểm toán độc lập để học
tập thêm kinh nghiệm. Trên thế giới kiểm toán có vài trăm năm, họ có những kinh
nghiệm ta có thể học tập được, nhưng việc vận dụng cần chú ý phải phù hợp với điều
kiện thực tiễn của nước ta.
Kết luận
Trong suốt chặng đường hơn năm năm qua của mình, ngành kiểm toán Việt nam
đã từng bước khẳng định được mình, tỏ rõ vai trò quan trọng thiết yếu đối với hệ
thống công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước. Nhiều thành công nhưng cũng lắm gian
nan, kiểm toán Việt nam vẫn không ngừng học hỏi để tự hoàn thiện mình, mở rộng
diện quy mô phục vụ các chủ thể kinh tế, để trở thành người bạn đường của công tác
quản lý kinh tế.
Bài viết trên đây đã trình bày tóm lược về tình hình và thực trạng của ngành kiểm
toán Việt nam hiện nay. Qua đó rút ra những bài học và kinh nghiệm để xác định
phương hướng cho sự nghiệp phát triển của ngành kiểm toán phù hợp với thực tiễn
của Việt nam trong thời đại hiện nay.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top