Rexley

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU

Nhật Bản - Một xứ sở huyền bí của Thần đạo với vô số các tập tục và nghi lễ, với vẻ đẹp lãng mạn của những cánh hoa anh đào nở rộ như những đám mây hoa, với những thiếu nữ duyên dáng trong tà áo kimono. Bên cạnh đó đây còn là xứ sở dũng mãnh của “truyền thống võ sĩ đạo” và “kiếm đạo”, của những môn phái võ thuật nổi tiếng như: sumo, akido, karate, judo… Không những thế, Nhật Bản còn là xứ sở thâm trầm của Thiền đạo và Trà đạo gắn liền với những bài thơ haiku ngắn đến mức tưởng chừng như không thể ngắn hơn được nữa nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Thiên nhiên là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho văn học Nhật, đặc biệt là trong lĩnh vực thơ ca. Thơ ca Nhật là nơi thiên nhiên sống trầm lặng với bao ý nghĩa sâu lắng. Thơ haiku Basho đã ngâm mình trong thiên nhiên và đưa vẻ đẹp của thiên nhiên đến với con người Nhật và cả thế giới. Từ những cái nhỏ bé đơn sơ, làm rung động từng cảm giác tinh vi nhất của con người. Đó là những giá trị thẩm mỹ tuyệt vời của thiên nhiên mà Basho đã đưa vào thơ. Con người cũng nhờ đó mà nối gần nhau hơn bằng những xúc cảm qua “thiên nhiên”.









NỘI DUNG
I. Đôi nét về thơ Haiku và nhà thơ Basho
1.1. Đặc điểm thơ Haiku
Haiku âm theo lối chữ Kanji ( gốc chữ Nho) là bài cú, có nghĩa là câu nói để trình bày. Haiku là loại thơ rất thịnh hành của Nhật Bản, xuất phát từ ba câu đầu hokku (phát cú) của những bài renga (liên ca) có tính trào phúng gọi là haikai norenga mà sau gọi tắt là haikai (bài hài) và là loại thơ ngắn nhất trên thế giới.
Một bài thơ theo thể thơ haiku có ba dòng, dòng đầu và dòng cuối mỗi dòng có 5 âm, dòng giữa có 7 âm, có dạng 5-7-5, tổng cộng là 17 âm (17 âm tiết tiếng Nhật có khi chỉ vài ba từ ít ỏi). Nội dung thơ cô đọng trong cái cực ngắn nhưng lại rất hàm súc và tinh tế.
Thơ haiku khi dịch ra tiếng nước ngoài thường được xếp thành ba dòng, còn trong chữ Nhật thì một bài haiku thường nằm gọn trên một dòng. Đây là nét riêng biệt của thơ haiku không thể lẫn với bất cứ thể thơ nào khác.
Trong thơ Haiku, các cảm thức thẩm mỹ như Sabi (tịch), Wabi (đà), Aware (bi ai) và Karumi (khinh) được thể hiện rất rõ nhằm diễn đạt những yếu tố tâm linh, bởi thơ haiku là thơ của “kinh nghiệm của cảm thức, của trực giác tâm linh”.
Thơ Haiku nổi bật yếu tố “mùa”. Vì thế người ta ví thơ haiku là khúc ca của bốn mùa. Mỗi bài thơ haiku đều có quí ngữ (kigo hay từ ngữ báo hiệu mùa) nghĩa là từ miêu tả một mùa nào đó trong năm. Sự luân chuyển của “mùa” thể hiện nhịp điệu của thế giới thiên nhiên và đời sống con người và đó là sự vận động của thời gian. Mỗi bài thơ là một bức tranh hương sắc bốn mùa rực rỡ với những nét vẽ tươi đẹp hồn nhiên, trữ tình nồng thắm.
Thơ haiku là một sản phẩm tinh thần quý giá của đời sống văn hoá đất nước Phù Tang. Thơ haiku được xem là thơ thiền chưa quí ngữ, đó là sự kết hợp thâm sâu một tinh thần Thiền với mỹ cảm Nhật Bản. Mỗi bài thơ như một chiếc gương soi rọi thiên nhiên của bốn mùa và tâm hồn của nghìn đời.
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ Basho
1.2.1. Cuộc đời
Basho được coi là đỉnh cao của thể loại thơ haiku Nhật Bản. Ông đã tự nói về mình như sau:
“Tên tui trên đời
một người lữ khách
mưa mùa thu ơi”…
Ông chính là “một người lữ khách”, cuộc đời ông đã trải qua bao nhiêu mùa gió bụi. Có người bảo rằng ông đi trong im lặng “như ngày đi, như đêm đi, như mùa đi”. Cuộc đời thiền sư, nhà thơ Basho là như thế đấy.
Matsuo Basho tên thật là Matsuo Munefusa sinh ngày 15/11/1644, trong một gia đình thuộc dòng dõi võ sĩ đạo samurai cấp thấp, ở thị trấn Ueno xứ Iga.
Basho theo thiền tông, thích thơ văn, hội họa từ nhỏ. Lớn lên ông hiểu biết sâu rộng về thơ văn cổ Nhật Bản và Trung Hoa. Sau thời gian thực hành dưới sự chỉ dẫn của thiền sư ButCho, ông đã dâng hiến cả đời mình cho thơ ca và thưởng ngoạn đời sống qua những chuyến du hành khắp đất nước Nhật Bản.
Những năm cuối đời, để nuôi dưỡng tinh thần và cảm hứng thơ của mình. Basho làm cuộc du hành khắp đất nước. Ông vừa đi vừa viết du kí và sáng tác thơ haiku. Cuộc đời thi hào Basho có thể chia ra các giai đọan gắn với mỗi sự kiện sau:

3.3.2. Thơ haiku thấm đẫm chất Thiền
Văn hóa Nhật Bản thấm đẫm tinh thần Thiền tông. Văn học Nhật cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều của thiền, có thể nói theo một khía cạnh nào đó thì văn học Nhật Bản dựa trên trực ngôn cảm tính của thiền. Nó không nhấn vào văn tự như một công cụ nên nhiều khi cũng không cần trau chuốt mà cái đẹp toát lên rất tự nhiên.
Văn học Nhật Bản dựa trên nền của thiền nên rất khó đối với người cảm nhận. Đôi lúc đối diện với tác phẩm người ta có thể cảm nhận mà không thể giải thích được. Văn học Nhật Bản cũng thấm đẫm mỹ cảm Nhật Bản nên đòi hỏi người cảm thụ đôi lúc phải vượt ra khỏi bản ngã của mình, thoát khỏi tư duy lý tính, tiếp nhận bằng cái tâm cảm hóa tinh tế sâu sắc và lòng rộng lượng.
Thơ Basho là một sản phẩm tinh thần quý giá của đời sống văn hóa xứ Phù tang, là một thể thơ đặc biệt trong thơ cổ truyền Nhật Bản, trong nó chứa đựng sự kết hợp của truyền thống Thần đạo và Thiền tông thông qua mỹ cảm Nhật Bản. Thơ Haiku được xem là thơ thiền chứa “quý ngữ”. Các hình ảnh thiên nhiên trong thơ Basho nhuốm màu Thiền đậm nét nên thoáng đôi lúc ta thấy nó toát lên vẻ đẹp tự nhiên không ngờ.
Phần lớn các nhà thơ Haiku đều là các Thiền sư. Chính những nhà thơ Thiền sư này đã đưa Thiền vào thơ. Vì thế, họ nhìn đời với con mắt nhà sư nhưng bằng tâm hồn của người nghệ sĩ. Cho nên đối với họ, thơ với đời, đời với thiên nhiên là một, trong sự gắn kết mật thiết. Họ luôn thể hiện một tinh thần Thiền kết hợp thâm sâu với mỹ cảm Nhật Bản trong từng bài thơ haiku. Đây là điểm xuất phát để giải thích vì sao thơ Haiku thấm đẫm chất Thiền. Chính điều này góp phần tạo nên tính đặc sắc của thơ Haiku và khiến nó trở thành một thể thơ độc đáo mang phong vị Thiền. Mỗi bài thơ được ví như một chiếc gương soi rọi thiên nhiên của bốn mùa và tâm hồn của nghìn đời.



KẾT LUẬN

Đảo quốc Nhật Bản với nền văn hóa độc đáo có thể làm ngạc nhiên và hấp dẫn đặc biệt người xứ khác. Những tác phẩm Văn học Nhật Bản thâm trầm sâu lắng như tính cách người Nhật nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao mang tính nhân loại. Basho là một thiên tài lỗi lạc của dân tộc Nhật Bản, người đưa thơ haiku lên đỉnh cao thi ca dân tộc và vươn mình ra thế giới: “haiku đã vươn xa ra ngoài biên giới Nhật, trở thành một dòng thơ của thế giới, ảnh hưởng đến thơ ca hiện đại”.
Băng qua hàng vạn dặm không gian, hàng thế kỉ thời gian, Haiku ngày nay không chỉ là “quốc hồn”, “quốc túy” của Nhật Bản mà còn là một thể thơ mang tính quốc tế. Vượt qua những dào cản về ngôn ngữ, văn hóa, Haiku đã chạm đến vỉa tầng sâu kín nhất của hồn người, bởi cuộc sống hiện đại dù ồn ào, náo nhiệt đến đâu di chăng nữa con người ta cũng cần những khoảng lặng, những thời khắc bình yên. Và thơ Haiku đã gợi ta nhớ lại nhịp rung của vũ trụ vô hình mà chúng ta thường lãng quên.
Bên cạnh đó Thơ Basho còn mang một giá trị thẩm mỹ rất cao và độc đáo, nó ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Thơ ông chứa đựng tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu con người và cuộc sống sâu sắc. Thiên nhiên trong thơ ông là những bức tranh văn hóa độc đáo và mang đậm tính dân tộc, trong nhịp sống hối hả, xô bồ hiện nay chúng ta rất cần những khúc ca trữ tình sâu lắng, những bài ca đẹp có xen lẫn những nốt nhạc buồn để xua tan đi những mệt nhoài và âu lo. Đọc thơ Basho ta cảm giác tâm hồn mình như thanh thản, yêu đời và yêu cuộc sống hơn, để mở rộng lòng mình, để thấy cuộc đời thật đẹp.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top