cua_pnl

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lí luận văn học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu quan niệm thơ Du Tử Lê, thế giới nghệ thuật thơ Du Tử Lê để tìm hiểu tư duy thơ của tác giả, từ đó nhận diện những thay đổi đó đã tác động nên nội dung cái tui trữ tình, biểu tượng cũng như hình thức sáng tạo nghệ thuật trong thơ ông như thế nào. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thơ Du Tử Lê trước năm 1975, đặt trong dòng chảy của văn học dân tộc, trong sự so sánh, đối chiếu với những nhà thơ khác (cùng thời), sự nghiệp sáng tác của Du Tử Lê rất đa dạng, bao gồm cả truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, hồi kí, truyện thiếu nhi và thơ. Tập trung nghiên cứu đặc điểm tư duy thơ Du Tử Lê trong những sáng tác của ông trước năm 1975. Cụ thể là 5 tập thơ đã xuất bản trong nước: Thơ Du Tử Lê (1964); Tình khúc tháng 11 (1965); Tay gõ cửa đời (1967); Thơ Du Tử Lê (1967-1972); Đời mãi ở phương Đông (1974)
NỘI DUNG ................................................................................................. 11
Chƣơng1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀTƢ DUY NGHỆ THUẬT ............. 11
VÀ QUAN NIỆM THƠ CỦA DU TỬ LÊ................................................. 11
1.1. Một số vấn đề lý luận về tƣ duy nghệ thuật ................................... 11
1.1.1. Quan niệm về tư duy.................................................................. 11
1.1.2. Quan niệm về tư duy nghệ thuật, tư duy thơ ............................. 14
1.2. Nhà thơ Du Tử Lê............................................................................ 20
1.3. Quan niệm nghệ thuật của Du Tử Lê ............................................. 23
Tiểu kết chương 1........................................................................................ 34
Chƣơng 2: CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ MỘT SỐ BIỂU TƢỢNG.............. 35
ĐẶC SẮC TRONG THƠ DU TỬ LÊ........................................................ 35
2.1. Cái tui trữ tình trong thơ Du Tử Lê ............................................... 35
2.1.1. Khái niệm cái tôi, cái tui trữ tình trong thơ ............................... 35
2.1.2. Nội dung cái tui trữ tình trong thơ Du Tử Lê............................ 37
2.2. Biểu tƣợng trong thơ Du Tử Lê ...................................................... 50
2.2.1. Biểu tượng trong tư duy thơ ...................................................... 50
2.2.2. Những biểu tượng đặc sắc trong thơ Du Tử Lê ........................ 53
Tiểu kết chương 2........................................................................................ 70
Chƣơng 3: NGÔN NGỮ THƠ DU TỬ LÊ................................................ 71
3.1. Ngôn ngữ trong tƣ duy thơ.............................................................. 71
3.2. Ngôn ngữ thơ Du Tử Lê .................................................................. 74
3.3. Nhạc tính trong thơ Du Tử Lê ........................................................ 82
Tiểu kết chương 3........................................................................................ 93
KẾT LUẬN................................................................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 98
1. Lý do chọn đề tài
Nổi tiếng với lĩnh vực thơ tình ở miền Nam từ trước giải phóng, Du Tử
Lê còn được xem là một trong những tác giả có thơ được phổ nhạc nhiều
nhất. Những bài hát như Ơn em, Trên ngọn tình sầu (Từ Công Phụng), Khúc
Thụy Du (Anh Bằng), Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau, Tình sầu Du Tử Lê
(Phạm Duy)... đã đi vào lòng người yêu nhạc nhiều thế hệ.
Sau giải phóng, Du Tử Lê định cư ở nước ngoài (Mỹ). Trong thời gian
này, thơ Du Tử Lê đã được giới thiệu rải rác trở lại trong nước qua các bài
viết đặc sắc của các nhà phê bình như Thanh Thảo, Phạm Xuân Nguyên, Trần
Mạnh Hảo... gây được chú ý trong công luận.
Du Tử Lê sống giữa thời kì đất nước có nhiều biến động, cùng với
những biến cố xảy ra trong cuộc sống cá nhân đã tác động mạnh mẽ đến con
người, hành động và nhất là tâm lí nhà thơ. Du Tử Lê là một hiện tượng thơ
tương đối phức tạp, những đặc trưng cho thi ca của người nghệ sĩ đặc biệt này
cho đến nay vẫn còn là một ẩn số. Đương thời, con người Du Tử Lê và những
đóng góp của Du Tử Lê về thơ đã chịu không ít sự từ chối, từ phía người đọc
và cả giới phê bình thơ. Suốt hai giai đoạn văn học, miền Nam 1954-1975 và
hải ngoại, Du Tử Lê đã có những đóng góp trong việc cách tân, thử nghiệm
làm mới thi ca qua chính sáng tác của mình, nhưng sự đón nhận hình như
không được đồng đều và không được giới làm văn học nói đến một cách công
bằng. Trước 1975, ông được giải Văn học nghệ thuật toàn quốc năm 1973 ở
bộ môn thơ. Tuy nhiên, tên tuổi Du Tử Lê không được nhắc tới nhiều. Bộ Văn
học miền Nam của Võ Phiến chỉ nhắc qua loa tên của Du Tử Lê hai lần, trong
khi một bài thơ của một nữ sinh đăng báo Tết của trường trung học cao
nguyên đã được Võ Phiến ghi nhận như một đóng góp đáng ghi vào văn học sử. Bù lại, từ hai thập niên trở lại đây, đã có những nghiên cứu, trình bày và
giới thiệu thơ ông.
Hiện nay, dưới ánh sáng của thành tựu lí luận văn học đã dần mở ra
những cách đọc, cách hiểu mới, khả dĩ tiếp cận thơ Du Tử Lê. Qua đó, những
luận điểm quan trọng trong quan niệm và quá trình sáng tạo của nhà thơ đã
được nhìn nhận một cách khách quan, khoa học. Tuy nhiên, việc xem xét,
đánh giá đầy đủ giá trị thơ văn và vị trí của tác giả này trong tiến trình phát
triển văn học Việt Nam nói chung vẫn chưa nhiều so với tài sản thơ ca mà
ông sáng tác. Thiếu những công trình nghiên cứu thật sự công phu, toàn diện,
đánh giá đầy đủ những thành tựu, đóng góp của Du Tử Lê cho thơ ca dân tộc.
Hơn nữa, văn học miền Nam là một bộ phận không thể tách rời của nền
văn học dân tộc. Tuy nhiên, nghiên cứu về mảng văn học nhiều vấn đề này
hiện nay còn yếu và thiếu những công trình tầm cỡ, chuyên sâu. Thơ Du Tử
Lê nói riêng và Văn học đô thị miền Nam 1954 - 1975 nói chung cần có được
những công trình nghiên cứu với cái nhìn thỏa đáng, đúng đắn và khách quan.
Một cách biệt lập, các nhà nghiên cứu văn học miền Nam giai đoạn 1954 -
1975 và các cây bút nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam ở nước ngoài từ
sau 1975 đến nay đã có những đóng góp không nhỏ vào nền văn học nước
nhà. Những công trình nghiên cứu giàu tính khoa học sẽ giúp người đọc có
cái nhìn xuyên suốt, thấu đáo về bộ phận văn học này cũng như toàn bộ lịch
sử văn học Việt Nam nói chung.
Từ những hấp dẫn và cả thách thức khi tiếp cận thơ Du Tử Lê, người
viết quyết định lựa chọn đề tài: Thơ Du Tử Lê dƣới góc nhìn tƣ duy nghệ
thuật, mong đóng góp một phần vào những công trình nghiên cứu về thơ ông.
2. Lịch sử vấn đề
Du Tử Lê là một hiện tượng phức tạp, có nhiều tranh cãi trái chiều cả
trong và ngoài nước về con người đời thường cũng như con người thơ ca. Tại hải ngoại, Du Tử Lê đã và đang có những thành công nhất định:
Cho tới hôm nay, ông là nhà thơ châu Á duy nhất được phỏng vấn và
có thơ đăng trên hai nhật báo lớn của Hoa Kỳ: Los Angeles Times (1983) và
New York Times(1996). Thơ ông cũng đã và đang được đưa vào giảng dạy,
làm tài liệu nghiên cứu, đọc thêm tại một số trường đại học Hoa Kỳ và châu
Âu.
Năm 1998, nhà xuất bản W. W. Norton, New York đã chọn Du Tử Lê
vào một trong năm tác giả Việt Nam để in vào phần "Thế kỉ 20: thi ca Việt
Nam" khi tái bản tuyển tập World Poetry An Anthology of Verse From
Antiquity to Our Present Time (Tuyển tập Thi ca thế giới từ xưa đến nay).
Trong cuốn Understanding Vietnam, tác giả, giáo sư Neil L. Jamieson
đã chọn dịch một bài thơ của Du Tử Lê viết từ năm 1964. Cuốn sách này sau
trở thành tài liệu giáo khoa, dùng để giảng dạy tại các đại học Berkeley,
UCLA, và Cambridge, London.
Giới nghiên cứu tại hải ngoại đã có nhiều bài phê bình khá sắc sảo, cho
thấy sự quan tâm đối với thơ Du Tử Lê, đáng chú ý có các bài viết:
- Du Tử Lê, màu-xanh-vàng-phai (Đặng Phú Phong)
- Du Tử Lê - Người tình thủy chung với văn chương (Thái Tú Hạp)
- Hứng nhạc trong thơ Du Tử Lê (Lê Văn)
- Một thoáng bâng khuâng với thơ Du Tử Lê (LM Trần Cao Tường)
- Phỏng vấn nhà thơ Du Tử Lê (Trường Đinh)
- Thơ Du Tử Lê: Hiện tượng và Thể loại (Nguyễn Vy Khanh)
- Tính vỡ vụn của thời đại trong lục bát Du Tử Lê (Vương Thành)
Những bài viết này đã đưa ra những đánh giá khoa học về con người
cũng như thơ ca Du Tử Lê. Thái Tú Hạp trong bài viết Du Tử Lê - Ngƣời tình
thủy chung với văn chƣơng đã ca ngợi: “Du Tử Lê, chàng lãng tử đã ăn ở thủy
chung với văn chương Việt Nam lâu dài nhất. Với văn chương, Du Tử Lê
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top