tctuvan

New Member
Link tải miễn phí đồ án
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay khi kinh tế đất nước ngày càng phát triển, đi cùng với đó là đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu của người dân giờ đây với thực phẩm không chỉ là tươi ngon, giàu chất dinh dưỡng mà trên hết là phải an toàn, tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy mà hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sữa thơm ngon bổ dưỡng trong đó sữa đậu nành được rất nhiều người ưa dùng, vì nó có nguồn gốc thực vật, tốt cho sức khỏe và có giá cả phù hợp.
Sữa đậu nành là 1 trong 6 loại đồ uống tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Sữa đậu nành được chế biến từ hạt đậu nành có chứa các loại protein tốt nhất trong các loại protein từ thực vật. Nhìn từ góc độ dinh dưỡng, nếu ăn hạt đậu nành luộc, nấu cả hạt ta chỉ có thể hấp thụ 65%, ăn đậu phụ 93%, còn uống sữa đậu nành có thể hấp thụ được trên 95%.
Khi mùa hè đến khi cũng là lúc các loại nước giải khát được tiêu thụ nhiều hơn, sữa đậu nành không chỉ là loại nước giải khát tốt mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Uống sữa đậu nành đều đặn rất tốt cho sức khỏe, sữa đậu nành còn giúp hạn chế được rất nhiều bệnh tật. Thành phần axit amin trong protein sữa đậu nành gần bằng với sữa bò, và các loại axit béo chưa no có lợi cho việc hạ thấp cholesterol trong máu, giảm nguy cơ gây ung thư và loãng xương, ngăn ngừa hay giảm bớt các triệu chứng của bệnh tim mạch và gia tăng chức năng của hệ miễn dịch. Tác dụng của nó dễ thấy nhất khi hàng loạt các nhà sản xuất trên thế giới bắt tay sản xuất loại thức uống bổ ích này. Ở Việt Nam có nhiều loại sản phẩm sữa đậu nành đóng hộp như Fami, Soya, sữa đậu nành mè đen của VinaSoy, vị trứng của Uni -President, vị dưa gang của Vinamilk...
Do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sữa của người dân rất lớn nên có nhiều cơ sở sản xuất vì lợi nhuận trước mắt đã sản xuất ra sữa đậu nành không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy cần có một sản phẩm sữa đậu nành hương vị thơm ngon, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, giá cả phải chăng cung cấp tới người tiêu dùng.
Việc xây dựng một xưởng thực nghiệm sản xuất sữa đậu nành trong khuôn viên trường đại học sẽ góp phần đáp ứng được phần nào nhu cầu sử dụng sữa đậu nành thơm ngon, hợp vệ sinh; đồng thời là nơi giải quyết nhu cầu thực tập của sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thực tế và là nơi nghiên cứu của giảng viên.
Mặt khác, khi xưởng sản xuất sữa đậu nành xây dựng sẽ có nhiều thuận lợi hơn như: cố vấn về công nghệ sản xuất là các giảng viên của khoa công nghệ thực phẩm của trường, nguồn nhân lực có thể sử dụng sinh viên trong trường…
Vì vậy em xin trình bày đề tài luận văn của em là “ Thiết kế phân xưởng sản xuất sữa đậu nành năng suất 5 triệu lit/ năm”
Nội dung luận văn gồm các phần chính sau:
• Chương 1: Lập luận kinh tế kỹ thuật
• Chương 2: Chọn và thuyết minh quy trình công nghệ
• Chương 3: Tính cân bằng vật liệu
• Chương 4: Tính và chọn thiết bị
• Chương 5: chức năng lượng và tính nước
• Chương 6: Thiết kế kiến trúc xây dựng
• Chương 7: Tính toán kinh tế
• Chương 8: Vệ sinh an toàn lao động
Bản vẽ:
• Bản vẽ thiết bị tách vỏ
• Bản vẽ thiết bị nấu, phối trộn
• Bản vẽ thiết bị tiệt trùng UHT dạng tấm
• Bản vẽ sơ đồ dây chuyền công nghệ
• Bản vẽ mặt bằng phân xưởng

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. CÂY VÀ HẠT ĐẬU NÀNH
1.1.1. Cây đậu nành
Đậu nành là một loại cây họ đậu (đậu tương) có tên khoa học là Glycine max (L) Merr thuộc chi Glycine họ đậu Leguminosae, họ phụ cánh bướm Papilionoideae và bộ Phaseoleae.









Ảnh 1.1. Cây đậu tương
Hệ thống phân loại căn cứ vào đặc điểm hình thái, phân bố địa lý và số nhiễm sắc thể do Hymowit và Newell (1984) xây dựng. Theo hệ thống này ngoài chi Glycine còn có thêm chi phụ Soja. Chi Glycine được chia ra thành 7 loài hoang dại lâu năm, và chi phụ Soja được chia làm 2 loài: loài đậu tương tương trồng Glycine (L) Merr và loài hoang dại hàng năm G.Soja Sieb và Zucc [6].
Đậu nành là cây á nhiệt đới nên có đặc điểm sinh thái thích nghi với biên độ rộng về nhiều mặt như ưa sáng, ưa nhiệt, chịu hạn.
Đậu nành có thể trồng quanh năm nhưng với mỗi thời vụ canh tác khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng cây trồng, tình hình sâu bệnh, năng suất, phẩm chất hạt, chi phí sản xuất.
Thời vụ canh tác: vụ đông xuân, vụ xuân hè, vụ hè thu,vụ thu đông. Tùy theo đăc điểm thời tiết khí hậu, đặc điểm địa lý…để lựa chọn thời điểm canh tác thích hợp. Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long nơi có nhiều diện tích trồng cây đậu nành thời vụ canh tác thích hợp nhất là đông xuân và xuân hè, các tỉnh vùng núi phía bắc đậu nành được gieo trồng chính trong vụ hè thu…
Cây đậu nành là một cây trồng cạn ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Khó có thể tìm thấy một cây trồng nào có tác dụng nhiều mặt như cây đậu nành. Sản phẩm của nó làm thực phẩm cho con người, thức ăn gia súc nguyên liệu cho công nghiệp, hàng xuất khẩu và là cây cải tạo đất tốt. Vì thế cây đậu nành được gọi là “Ông hoàng trong các loại cây họ đậu”.
Cây đậu nành có giá trị rất toàn diện:
• Giá trị về mặt thực phẩm: hạt đậu nành có thành phần dinh dưỡng cao, hạt đậu nành là loại thực phẩm duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời cả protid và lipid. Hiện nay từ hạt đậu nành người ta đã chế biến ra được trên 600 sản phẩm khác nhau, trong đó có hơn 300 loại làm thực phẩm được chế biến bằng phương pháp cổ truyền, thủ công và hiện đại dưới dạng tươi, khô và lên men… như giá, đậu phụ, tương, xì dầu… đến các sản phẩm cao cấp khác như: cà phê đậu tương, bánh kẹo, ...đậu nành còn là vị thuốc để chữa bệnh, đặc biệt là hạt đậu nành đen.
• Giá trị về mặt công nghiệp: đậu nành là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: chế biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, xà phòng, tơ nhân tạo, chất đốt lỏng, dầu bôi trơn trong ngành hàng không, nhưng chủ yếu đậu nành được dùng để ép dầu. Hiện nay trên thế giới đậu nành là cây đứng đầu về cung cấp nguyên liệu cho ép dầu, dầu đậu nành chiếm 50 % tổng lượng dầu thực vật.
• Giá trị về mặt nông nghiệp:
 Làm thức ăn cho gia súc: đậu nành là nguồn thức ăn tốt cho gia súc; 1kg hạt đậu nành tương đương với 1,38 đơn vị thức ăn chăn nuôi. Toàn cây đậu nành (thân, lá, quả, hạt) có hàm lượng đạm khá cao cho nên các sản phẩm phụ như thân lá tươi có thể làm thức ăn cho gia súc rất tốt, hay nghiền khô làm thức ăn tổng hợp của gia súc.
 Cải tạo đất: đậu nành là cây luân canh cải tạo đất tôt. 1ha trồng đậu nành nếu sinh trưởng phát triển tôt để lại trong đất 30- 60 kg N [4]. Thân lá đậu nành dung bón ruộng thay phân hữu cơ rất tôt bởi hàm lượng N trong thân chiếm 0,05 %, trong lá 0,19%.
Trên thế giới đậu nành được trồng rộng rãi ở Trung Quốc, Mỹ, Brazil. Ở nước ta đậu nành được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

tctuvan

New Member
link đó, bấm vào rồi bạn sẽ thấy cái mũi tên, bấm vào đó để tải
 

gaconhamnam

New Member
ad giúp mình với ạ:
Khảo sát nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sữa thanh trùng và đánh giá khả năng phân phối sản phẩm của hợp tác xã Thương mại – Dịch vụ Thuận Thành trên địa bàn thành phố Huế
 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top