adminxen

Administrator
Staff member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mục lục
Trang
Mở đầu 3
Chương 1. Tổng quan về nhựa phenolic. 4
1.Lịch sử phát triển 4
2.Nguyên liệu 6
2.1.Phenol 6
2.2.Andehyt 9
3. Phản ứng tổng hợp 11
3.1. Phản ứng tạo nhựa rerolic 11
3.2.Phản ứng tạo nhựa novolac 12
1.3.3. Điều kiện ngưng tụ nhựa 13
4.ứng dụng 17
5.Sản xuất nhựa novolac 19
Chương 2. Tính toán kĩ thuật 23
2.1.Tính phối liệu và cân bằng vật chất 23
2.2.Tính toán thiết bị. 25
2.2.1.Tính toán thiết bị chính. 26
2.2.2.Tính cánh khuấy. 30
2.2.3.Tính bảo ôn thiết bị phản ứng. 33
2.2.4. Tính thiết bị đỡ. 36
2.3.Tính thiết bị phụ 38
2.3.1.Tính thiết bị ngưng tụ. 38
2.3.2.Thùng chứa và thùng lường. 41
2.3.3.Tính bơm chất lỏng. 45
2.3.4.Tính cân bằng nhiệt lượng. 48

Chương 3 Xây dựng 56
3.1.Yêu cầu về lựa chọn địa điểm xây dựng. 57
3.2.Thiết kế tổng mặt bằng. 58
3.3.Giải pháp cấu tạo nhà. 63
3.4.Giải pháp thông gió. 63
Chương 4 Tính toán điện nước. 65
4.1.Điện dùng trong sản xuất. 65
4.2. Nước dùng trong sản xuất. 66
Chương 5 Tính toán kinh tế. 68
5.1.Tóm tắt dự án. 68
5.2.Thị trường và kế hoạch sản xuất. 68
5.3.Tính toán kinh tế. 69
Chương 6 An toàn lao động. 76
6.1.An toàn lao động trong nhà máy. 76
6.2.Nguyên nhân gây mất an toàn lao động. 77
6.3.Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động 77












Mở đầu
Công nghệ vật liệu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong khoa học và trong đời sống xã hội. Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học và kĩ thuật, ngành công nghệ vật liệu nói chung và công nghệ vật liệu polyme nói riêng ngày càng có nhiều tiến bộ vượt bậc, tạo ra nhiều loại vật liệu có tính chất ưu việt được ứng dụng rộng rãi trong khoa học và trong đời sống.
Vật liệu polyme được sử dụng rất rộng rãi, các sản phẩm từ polyme gắn liền với đời sống con người, chúng đem lại nhiều tính chất tốt và hiệu quả kinh tế cao. Nhựa phenolic hay phenolfomandehit nói riêng là loại nhựa tổng hợp đầu tiên được ứng dụng trong thương mại. Mặc dù được tổng hợp muộn hơn nhiều loại nhựa khác và chỉ đưa vào sản xuất công nghiệp ở những năm đầu của thế kỷ 20 nhưng cho đến nay nhựa phenolic không ngừng phất triển cả về số lựơng và chất lượng. Sản lượng tiêu thụ nhựa phenolic hàng năm tăng lên đáng kể. Trên cơ sở đó việc: “Thiết kế dây chuyền sản xuất nhựa phenolfomandehit dạng novolac theo phương pháp gián đoạn với năng suất 300 tấn/năm” mang tính thực tế và cần thiết.










Chương 1 tổng quan về nhựa phenolic
1. Lịch sử phát triển.
Phenol là nhựa tông hợp, sản phẩm của quá trình trùng ngưng giữa phenol và fomandehit. Nhựa phenolic là loại nhựa tổng hợp đàu tiên được sản xuất thương mại.
Năm 1872 Bayer là người đầu tiên phát hiện phản ứng giữa phenol và aldehit. Sau đó vào cuối thế kỉ 19 được các nhà khoa học Klecbegr, Tollens, Abel nghiên cứu, tuy nhiên sản phẩm của họ chỉ là nhựa không nóng chảy, không hoà tan ít thu hút được sự quan tâm. Cùng thời gian đó hai nhà hoá học Leaderer và Manasse đã chỉ ra rằng O-, P- hydro benzyl alcol (phenol alcol) có thể nhận được từ phenol và fomadehit trong môi trường kiềm.Quá trình tổng hợp nhựa phenolic tiếp tục được nhiều nhà hoá học nghiên cứu trong những năm cuối của thế kỉ 19 và Thus, Claus, Trainer đã tổng hợp được nhựa phenolictừ phenol và axetandehit trong môi trường axit (HCl)
Vào những năm đầu của thế kỉ 20 rất nhiều nhà hoá học nghiên cứu về quá trình tạo nhựa phenolic bằng việc sử dụng các loại xúc tác khác nhau. Blumer đã ngưng tụ phenol và fomandehit khi có mặt hỗn hợp các axít, thu được nhựa hoà tan trong rượu và chúng được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vecni.
Smith tổng hợp phenolic từ phenol và axetandehit với sự có mặt của axít HCl. Sản phẩm thu được có tính cách điện tốt.[1]
Story lại cho phenol phản ứng với aldehit trong thời gian dài mà không sử dụng xúc tác, nhựa thu được có đặc điểm là đóng rắn chậm, thích ứng với các sản phẩm khuôn đúc.
Năm 1907 1909 Leo Backeland công bố những nghiên cứu của mình về loại nhựa phenolfomandehit với xúc tác kiềm có tên thương mại là Bakelite và trong môi trường axit tạo nhựa nhiệt dẻo Novolac với tỷ lệ cấu tử phenol/fomandehit >1.Tuy nhiên nhựa tạo thành chưa được sử dụng trực tiếp như nhiều loại nhựa khác. Backerland đã nghiên cứu cấu trúc nhựa và đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình gia công sản phẩm. Ngay sau đó hãng Bakelite lần đầu tiên đưa vào sản xuất nhựa phenolic đẫ đánh dấu bước phát triển của nhựa phenolic.
Các năm sau đó nhựa phenolic không ngừng được phát triển cả về số lượng và chất lượng:[11]
Năm 1935 nhựa phenolic được sản xuất nhiều nhất so với các loại nhựa khác.
Năm 1954 nhựa phenolic được sản xuất 20.000 tấn.
Năm 1965 nhựa phenolic được sản xuất 65.000 tấn.
Năm 1987 nhựa phenolic lên tới 2,3 triệu tấn
Năm 1993 là 2,8 triệu tấn.
Năm 1998 lượng nhựa phenolic được sản xuất là 3,4 triệu tấn.
ở Việt Nam nhựa phenolic được sử dụng muộn hơn chủ yếu ở dạng bán thành phẩm và nguyên liệu cho một số loại vật liệu như : bột ép, ván ép, sợi ép, keo dán, sơn từ nhựa phenolic biến tính,…
Năm 19581960 Trung tâm nghiên cứu vật liệu polyme trường đại học Bách Khoa Hà Nội ( ngày đó là bộ môn cao phân tử ) đã giúp đỡ xây dựng phân xưởng sản xuất keo dán tại nhà máy gỗ Cầu Đuống.
Năm 1975 Nam Tư giúp xây dựng nhà máy ván dăm ở khu công nghiệp Việt trì.
Sau đó miền Nam xây dựng các nhà máy ván dăm, gỗ ép Đồng Nai,Sài Gòn.
Tình hình phát triển nhựa phenolic ở Việt Nam 20002003:[
Giai đoan 1: Xây dựng và lắp đặt 6 nhà máy ván ép nâng công suất lên22.000 tấn.
Giai đoạn 2: Xây dựng và đầu tư chiều sâu cho 108 nhà máy chế biến lâm nghiệp.
Giai đoạn 3: Xây dựng và hoàn thiện xong 108 nhà máy nâng công suất lên 85.000 tấn đáp ứng một phần nhu cầu trong nước.


Chương 6 an toàn lao động

An toàn cho người lao động là một vấn đề được qua tâm hàng đầu trong sản xuất. Hiện nay an toàn cho người lao động được các tổ chức đứng ra bảo vệ và có những quy định cụ thể cho các nghành sản xuất khác nhau. Đối với công nghệ hoá học có những đặc chưng riêng như độ độc hại của hoá chất, ảnh hưởng của chúng tới sức khoẻ con người. Mức độ ảnh hưởng của các loại hoá chất tuỳ từng trường hợp liều lượng, thời gian tác dụng,…Để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Đảm bảo an toàn xã hội, hạn chế thiệt hại về tài sản cho cá nhân và cho nhà nước ngoài ra còn tránh được ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nội dung của vấn đề an toàn lao động bao gồm các vấn đề chính sau.
6.1.An toàn lao động trong nhà máy.
Tổ chức hành chính của nhà máy phải có ban an toàn lao động, có nhiệm vụ nghiên cứu soạn thảo nội quy về an toàn lao động. Nôi quy an toàn lao động bao gồm những yêu cầu chung của nghành và những yêu cầu riêng của nhà máy, xí nghiệp.
Để đảm bảo an toàn trong sản xuất cán bộ công nhân viên của nhà máy phải học tập nội quy về an toàn lao động của nhà máy.
Từng bộ phận cụ thể trong nhà máy có những yêu cầu riêng về an toàn lao động, an toàn khi vận hành máy móc thiết bị.
Ban an toàn lao động của nhà mấy có trách nhiệm thường xuyên theo dõi kiểm tra việc thực hiện nội quy an toàn lao động. Theo định kì có tổ chức lớp học an toàn lao động cho toàn bộ cán bộ công nhân viên nhà máy, có hình thức khen thưởng kịp thời các cá nhân, các bộ phận thực hiện tốt an toàn lao động đồng thời có hình thức kỉ luật đích đáng đối với các cá nhân, đơn vị vi phạm nội quy an toàn lao động cũng như gây mất an toàn lao động.

6.2.Nguyên nhân gây mất an toàn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Do đặc điểm của nghành công nghệ hoá chất mà có thể gây ra tai nạn hay các bệnh nghề nghiệp chủ yếu do các nguyên nhân sau:
+ Thiết bị để hở do các công đoạn thao tác thủ công như lấy mẫu và kiểm tra sản phẩm.
+ Do việc che, bít các đầu thiết bị, các hệ thống truyền tải kém, gioăng các đầu nối bơm, ống nối thiết bị,..
+ Do mở cửa, mở nắp các đường ống để đo mức cột liệu tạo nên lỗ hở,..
+ Thiết bị, đường ống bị hoá chất ăn mòn gây ra rò rỉ.
Để khắc phục những nguyên nhân trên phải nắp đặt thiết bị thật kín, tự động hoá công nghệ, tình trạng thoát hơi, khí độc trong điều kiện áp suất dương khắc phục bằng cách chuyển sang làm việc trong chân không.
Ngoài ra trong phân xưởng còn bố trí nhiều loại thiết bị xen kẽ nhau trên mặt bằng phân xưởng: thiết bị điện, đường ống, bể chứa,…do đó dễ gây va chạm, nhầm lẫn gây tai nạn lao động. Bởi vậy thiết bị phải tuân theo quy định chung của nghành và có biển báo ở những nơi quan trọng, khoảng cách giữa các thiết bị đúng tiêu chuẩn.
Với những phân xưởng có hoá chất dễ bay hơi, dễ ăn mòn, gây bỏng,..có thể dẫn đến tai nạn, ngộ độc, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Thiết bị phản ứng có gia nhiệt trong quá trình sản xuất làm tăng nhiệt độ trong phân xưởng gây ảnh hưởng đến điều kiện làm việc. Vì vậy cần có các biện pháp khắc phục, phòng chống các tác hại của hoá chất cải thiện điều kiện làm việc.
6.3.Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động.
Đặc điểm của nguyên liệu trong phân xưởng:
• Phenol:
Có khả năng bay hơi ở nhiệt độ thường, dễ bị bốc hơi, ngưng tụ nên rất dễ gây nhiễm độc. Phenol là chất kích ứng và ăn da, thường gây những vết loét bỏng trên da, tiếp xúc lâu có tác hại đến hệ thần kinh. Trong trường hợp bị bỏng phenol phải rửa bằng rượu metylic sau đó trung hoà bằng nước vôi hay dung dịch sữa của oxit magie (MgO).
Giới hạn nồng độ hơi cho phép trong nhà sản xuất là 0,005mg/l. do vậy chống ngộ độc phải bố trí hệ thống thông gió phù hợp cho nhà sản xuất, tránh để phenol trong các thùng chứa hở, đường ống tránh rò rỉ.
• Focmalin: nồng độ cho phép trong môi trường là 0,001mg/l.
• HCl: là axit gây ăn mòn rất mạnh, nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ con người. Thiết bị và đường ống phải được làm bằng vật liệu chịu axit và đặc biệt là phải kín.
Các phương pháp đẩm bảo điều kiện môi trường làm việc:
+ Cường độ bức xạ nhiệt 0,25 _1,0Kcal/cm2.giây.
+ Tốc độ chuyển động của không khí 0,3m/s thông gió chung 0,7- 2,0 m/s thông gió bộ phận.
+ Nhiệt độ thích hợp của không khí 20- 25oC.
+ Độ ẩm tương dối không quá 80%.
+ Thiết bị điện: thiết bị điện bố trí ở vị trí ít người qua lại nhưng thuận tiện khi có sự cố xảy ra, tránh những nơi ẩm ướt, dây điện phải được kiểm tra thường xuyên tránh hiện tượng rò rỉ. Đóng cắt nguồn điện đúng quy định không sử dụng làm việc riêng. Khi sửa chữa các thiết bị điện, hệ thống dây dẫn, đèn chiếu sáng phải do thợ điện của nhà máy có trang bị bảo hộ lao động đảm nhận.
+ Hệ thống chiếu sáng: cần bố trí một cách khoa học, đủ ánh sáng trong quá trình thao tác và đi lại trong nơi sản xuất, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiện.
+ Thông gió: là một khâu quan trong trọng để tạo khí hậu bình thường trong phân xưởng, là biện pháp cơ bản giảm nhiệt độ nơi làm việc. Hai biện pháp thông gió là: thông gió tự nhiên và thông gió nhân tạo. Biện pháp thông gió ngài tác dụng làm giảm nhiệt độ trong phân xưởng còn có tác dụng làm giảm nồng độ hoá chất tạo không khí trong sạch hợn.


Kêt luận

Trên cơ sở lý thuyết về tổng hợp nhựa Phenolfocmandehyt kết hợp với khảo sát thị trường sản xuất và tiêu thụ trong nước, thiết kế phân xưởng sản xuất nhựa Novolac là hoàn toàn hợp lý. Với năng suất ban đầu là 300 tấn/năm là có thể tiêu thụ được.
Trong phạm vi đồ án này đẫ tính toán và xác định các thông số kĩ thuật về thiết bị và máy móc. Phần tính toán xây dựng công nghiệp đã xác định được kích thước nhà xưởng và bố trí thiết bị trong nhà sản xuất chính. Phần tính toán kính tế đã tính được vốn đầu tư cần thiết toàn nhà máy, giá thành phân xưởng sản xuất, giá thành một đơn vị sản phẩm.
Trong quá trình tính toán được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS Hoàng Nam, thầy giáo Nguyễn Mạnh Hậu và thầy giáo Trần Trọng Phúc. Mặc dù đã có cố gắng hoàn thành tốt đồ án nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu xót rất mong sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên.

Thiết kế dây chuyền sản xuất nhựa PHENOLFOMANDEHIT dạng NOVOLAC theo P.pháp gián đoạn với năng suất 300 tấn​

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top