daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài............................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu...................................................................... 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 7
7. Đóng góp của khoá luận................................................................ 8
8. Bố cục của khóa luận..................................................................... 8
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái niệm........................................................................................... 9
1.1.1. Nhân vật ................................................................................. 9
1.1.2. Thế giới nhân vật .................................................................. 10
1.2.Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học ................................ 11
1.2.1. Nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực ........ 11
1.2.2. Nhân vật là phương tiện để thể hiện tư tưởng của tác phẩm... 12
1.2.3. Nhân vật có chức năng miêu tả và khái quát các loại tính
cách con người ................................................................................. 12
1.2.4. Nhân vật đóng vai trò tạo nên mối liên hệ tổng thể trong
tác phẩm........................................................................................... 13
1.3.Các yếu tố cơ bản của nhân vật....................................................... 13
1.3.1. Nhân vật và cách gọi tên........................................................ 13
1.3.2. Ngôn ngữ của nhân vật .......................................................... 14
1.3.3. Tâm lí của nhân vật ............................................................... 15
1.3.4. Hành động của nhân vật......................................................... 15
1.3.5. Số phận của nhân vật ............................................................. 15
1.4. Các loại hình nhân vật văn học..................................................... 15
1.4.1. Dựa vào vị trí, vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học... 16
1.4.2. Dựa vào phương diện tư tưởng (quan hệ thuận nghịch với
tư tưởng) ......................................................................................... 17
1.4.3. Dựa vào thể loại..................................................................... 18
1.4.4. Phân loại theo hình thức cấu trúc nhân vật ............................ 19
CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
“VỤ ÁN” CỦA FRANZ KAFKA
2.1. Quan niệm nghệ thuật của Franz Kafka về con người.................. 22
2.2. Tính khác thường của thế giới nhân vật ....................................... 24
2.2.1. Bảng khảo sát ......................................................................... 24
2.2.2. Nhân vật khác thường về ngoại hình ...................................... 28
2.2.3. Nhân vật khác thường về hành động, ứng xử ......................... 30
2.3. Phân loại thế giới nhân vật ............................................................ 32
2.3.1. Jôzep K. ................................................................................. 32
2.3.2. Những nhân vật còn lại........................................................... 39
2.4. Nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật .......................................... 42
2.4.1. Nghệ thuật tả .......................................................................... 42
2.4.2. Nghệ thuật kể ......................................................................... 49
2.4.3. Nghệ thuật đối thoại ............................................................... 53
2.4.4. Nghệ thuật độc thoại .............................................................. 56
2.4.5. Nghệ thuật huyền thoại........................................................... 57
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XX, nền văn học thế giới đã sản sinh ra một dòng văn học hết sức
độc đáo với rất nhiều đổi mới, đó là văn học phi lí. Dòng văn học này xuất
hiện vào những năm năm mươi trước tiên ở nước Pháp, rồi lan rộng ra toàn
châu Âu. Đó là thời kì chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, với những
chính sách man rợ của Hít- le, hàng chục triệu sinh linh bị hủy diệt bằng vũ
khí hiện đại. Lúc này, cảm giác về sự phi lí của cuộc sống con người được
phát triển lên tới đỉnh cao. Văn học phi lí phát triển với nhiều thể loại như:
truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kịch.... Từ những năm 60 của thế kỉ XX,
văn học phi lí bắt đầu được nghiên cứu ở cả hai miền Nam- Bắc nước ta.
Franz Kafka được đánh giá là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn, là người
đi tiên phong, đặt nền móng cho dòng văn học phi lí. Franz Kafka là một hiện
tượng đặc biệt của văn học thế kỉ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc
biệt là sau những năm sáu mươi, hiện tượng Franz Kafka mới rộ lên, tạo ra sự
chú ý của đông đảo quần chúng cũng như các nhà phê bình. Nói đến Franz
Kafka là nói đến sự phức tạp trong trong cách nhìn nhận và đánh giá với rất
nhiều ý kiến khác nhau. Các nhà hiện sinh chủ nghĩa giành ông về phía họ, các
nhà chuyên về “thân phận con người” xem ông là một bậc thầy. Một số nhà
văn Mác- xít chỉ ra được những yếu tố tích cực trong tiểu thuyết của ông. Có
lúc, ông được khen là người cổ vũ cho lương tri con người, có lúc ông bị chê
là chỉ chú tâm miêu tả thế giới tiêu cực đen.... Nhưng có lẽ hầu hết các nhà
nghiên cứu đều thống nhất khi cho rằng tác phẩm của Franz Kafka chú tâm
sâu sắc tới vấn đề thân phận con người và có rất nhiều đóng góp trong việc đổi
mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại.
Franz Kafka sáng tác không nhiều. Lúc sinh thời ông đã tự tay đốt nhiều
bản thảo của mình. Tác phẩm của ông còn lại đến nay chỉ có một số truyện
ngắn và ba cuốn tiểu thuyết còn dang dở: “Lâu đài”, “Nước Mĩ” và “Vụ án”.
Nhưng khối lượng tác phẩm ít ỏi ấy không hề hạn chế danh tiếng lẫy lừng vào
hàng số một của văn hào trong thế kỉ đầy biến động, lo âu và hoài nghi. Tác
phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Đến cuối những
năm 80 của thế kỉ XX, tác phẩm của Franz Kafka bắt đầu được dịch ra tiếng
Việt, được đánh giá ngày càng khách quan hơn, thỏa đáng hơn, thiên về những
tích cực, đóng góp của ông nhiều hơn. Tác phẩm của ông đã được đưa vào
giảng dạy ở các trường Đại học sư phạm trong giáo trình “Văn học phương
Tây”.
Với đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Vụ án” của Franz
Kafka”, chúng tui muốn tìm hiểu rõ hơn những đổi mới của nghệ thuật tiểu
thuyết phương Tây hiện đại và những sáng tạo độc đáo trong việc xây dựng
nhân vật của Franz Kafka. Mặt khác, mặc dù tác phẩm của Franz Kafka chưa
được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông nhưng có rất nhiều ảnh hưởng
đến các nhà văn hiện đại trên thế giới và Việt Nam. Là một sinh viên khoa
Ngữ văn của trường Sư phạm, sau này ra giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ
thông, để dạy tốt văn học nước ngoài, thì người giáo viên cần có những kiến
thức bổ trợ phong phú giúp cho bài giảng của mình thêm sâu sắc. Vì vậy mà
việc tìm hiểu tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka không phải là tác phẩm
được đưa vào nhà trường phổ thông nhưng góp phần trang bị cho người giáo
viên những hiểu biết sâu sắc hơn về tiểu thuyết phương Tây hiện đại.
Từ những lí do trên đây, người viết đã chọn đề tài “Thế giới nhân vật
trong tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka” để góp phần hiểu thêm về tác
phẩm này, đồng thời cũng là tích lũy thêm kiến thức cho việc giảng dạy sau
này.
2. Lịch sử vấn đề
Sinh thời, Franz Kafka chỉ in rất ít tác phẩm: trừ một vài bài in trong các
tạp chí, chỉ có tập “Chiêm ngưỡng” (1913), “Lời phán quyết” và “Người tài
xế” (chính là chương một của “Nước Mĩ” (1913), “Hóa thân” (1915 ), cuối
cùng là truyện “Nhà vô địch về nhịn đói” (1924). Nhiều tác phẩm quan trọng
của ông chỉ được in sau khi ông đã mất như: “Vụ án” (1925), “Lâu
đài”(1926), “Nước Mĩ”( 1927). Tác phẩm của Franz Kafka chỉ được giới thiệu
ở nước ngoài và dịch thuật rộng rãi nhất là từ năm 1933. Từ 1939, ông có ảnh
hưởng đặc biệt tới phương Tây, bởi như ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu:
những năm ấy, thế giới thực tại bắt đầu giống thế giới mà Franz Kafka tạo nên
trong tác phẩm của ông. Cũng chính vì thế, lịch sử phê bình Franz Kafka và
dường như chỉ phát triển sau khi ông đã mất. Đặc biệt là sau chiến tranh thế
giới lần thứ hai, khi phương Tây dấy lên một chiến dịch xét lại số phận tiểu
thuyết, Franz Kafka mới được nhắc đến và chẳng bao lâu đã trở thành nhà văn
viết bằng tiếng Đức phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới ở thế kỉ XX. Nói như
tác giả Hoàng Trinh trong cuốn “Phương Tây, Văn học và con người”:
“Cũng chính trong thời gian này, ông lại bị người ta “xâu xé” nhiều nhất”.
Tìm hiểu về Franz Kafka cũng như các tác phẩm của nhà văn này, trên
thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu. Tác giả Môrixơ Blăngsô trong tập
tiểu luận “Quyển sách sẽ đến” đã xếp Franz Kafka vào cùng hàng với Frơt,
Hutxe, Rinkơ, Hôpmanxthan, Rôbe Muzrin, cho đó là những thiên tài xuất
hiện trong xã hội Áo- Hung và “có khả năng viết những tác phẩm cách mạng”.
“Cách mạng ở chỗ nhân vật của Kafka vừa tranh luận, vừa bác bỏ. Đối với
Jôzep K. trong “Vụ án” chẳng hạn… Anh ta đấu tranh đòi hỏi công lí phải có
lôgic, nhưng mặt khác anh lại bác bỏ lôgic và công lí bằng cách nhẫn nhục
đón nhận lưỡi dao của tên đao phủ”[15, 33].
Mặt khác, chính diện mạo của những kẻ thay mặt cho pháp luật như thế thì
cũng nói lên sự méo mó của pháp luật ấy đến mức nào.
Trong tiểu thuyết “Vụ án”, Franz Kafka đã miêu tả rất độc đáo về gã
đao phủ trừng phạt hai tên thanh tra Vilem và Franz- những kẻ có nhiệm vụ
canh giữ Jôzep K.. Khi Jôzep K. hối lộ y để y đừng đánh hai tên kia nhưng
điều kì lạ với anh là tên đao phủ đã từ chối món tiền của Jôzep K.. Việc làm
này khiến anh rất ngạc nhiên: “Nếu tất cả các nhân viên cấp dưới của cái tổ
chức tư pháp kia đều là bọn vô lại thì tại sao gã đao phủ, kẻ vô nhân đạo nhất
so với tất cả, lại có thể là một ngoại lệ?”. Nhưng sự thật đã giải đáp cho nghi
hay ấy: khi “Jôzep K. nhìn thấy rõ tia chớp thèm thuồng vụt qua mắt gã khi
gã nhìn những tờ giấy bạc. Rõ ràng, hắn đánh đòn chỉ là để được tăng thêm
tiền đút lót”[5, 160]. Hình ảnh hai tên thanh tra Vilem và Franz vì lấy trộm
quần áo của Jôzep K. bị phát hiện và đánh đòn đã nực cười. Nhưng cảnh Franz
“mặc mỗi một cái quần, quỳ xuống trước mặt K., bíu cánh tay K.” cầu xin anh
cứu thoát, với một lí do còn tế nhị hơn là “trước cổng ngân hàng, cô vợ chưa
cưới của tui đang chờ đợi”[5, 158]... Những điều này cho thấy thế giới luật
pháp của Franz Kafka là cả một bộ mặt dị dạng, khôi hài, nơi hối lộ là một
hành vi diễn ra bình thường. Cái phi lí ở đây vì thế đã lên ngôi.
Giới quan toà trong “Vụ án” hiện lên vô cùng thảm hại. Về hình thức,
như hoạ sĩ Titôreli từng nói với Jôzep K.: mặc dù trong tranh vẽ trông họ oai
phong, uy nghi lẫm liệt nhưng thực ra nếu vẽ giống “thì các vị ấy bất quá cũng
chỉ tựa như mấy chú khỉ gầy mà thôi”. Những quyển sách luật ở phòng xử án
chỉ là “những quyển sách cũ nhàu nát” với những “bức tranh thô tục”. Nhà
văn khắc hoạ hình ảnh viên dự thẩm không chỉ ở giữa phiên toà “là một người
đàn ông béo lùn, đương hổn hển nói, giữa những tiếng cười ầm ĩ” mà còn ở
sau phiên toà, trong mối quan hệ với vợ viên mõ toà. Qua đây, chúng ta thấy
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top