daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới
trong đó có Việt Nam, đều thực hiện chính sách kinh tế thị trường mở cửa. Chính
điều này đã tạo cho quá trình quốc tế hoá giao lưu thương mại, giao lưu vốn đầu tư
và hợp tác kinh tế ngày càng phát triển, đồng thời tác động trực tiếp vào nền kinh
tế của mỗi nước. Từ đó, kinh tế đối ngoại dần dần đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực nó
còn có những tác động xấu đến nền kinh tế trong nước. Chính vì vậy, vấn đề quản
lý kinh tế đối ngoại trở nên vô cùng quan trọng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển
vững mạnh và hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra.
Để có thể đề ra các chính sách quản lý kinh tế đối ngoại, các chính sách phát
triển kinh tế có hiệu quả, các nhà hoạch định chính sách luôn quan tâm đặc biệt
đến những diễn biến trong các cân thanh toán quốc tế vì nó phản ánh toàn bộ hoạt
động kinh tế đối ngoại của một nước với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, để
lập được một bảng cán cân thanh toán đầy đủ, chính xác và kịp thời là một việc
khó khăn do phạm vi thu nhập số liệu khá rộng. Mặc dù số liệu cán cân thanh toán
được thu thập bằng các phương pháp và kỹ thuật mẫu đáng tin cậy, nhưng do
nguồn cung cấp thông tin quá đa dạng nên số liệu thống kê cuối cùng chỉ là con số
ước tính về giá trị cán cân thanh toán quốc tế thực. Đồng thời để có thể phân tích,
đánh giá được những diễn biến trong cán cân thanh toán và đưa ra các biện pháp
điều chỉnh cán cân thanh toán có hiệu quả cũng là một việc rất khó. Thêm vào đó,
đối với Việt Nam, việc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế mới chỉ chính thức bắt
đầu từ năm 1990 cho nên vẫn còn nhiều hạn chế trong việc phân tích và điều chỉnh
cán cân thanh toán. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có sự nghiên cứu
một cách sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn trong việc thiết lập, phân tích và điều
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phichỉnh cán cân thanh toán quốc tế, từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp
với mục tiêu và hoàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam.
Trên cơ sở những kiến thức lý luận được học tại Học viện Ngân hàng cũng
như qua nghiên cứu tài liệu về cán cân thanh toán quốc tế, em xin mạnh dạn chọn
đề tài: “Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp
điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” cho khoá luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Phân tích cơ sở lý luận của việc xác định thặng dư hay thâm hụt cán cân thanh
toán quốc tế và việc điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế.
- Phân tích thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh tại Việt
Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay.
- Trên cơ sở các phân tích trên đề ra các biện pháp điều chỉnh các cân thanh
toán quốc tế của Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn trong
việc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế, xác định thặng dư hay thâm hụt cán cân
thanh toán quốc tế và các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
+ Về mặt lý thuyết: Phân tích cơ sở lý luận của việc xây dựng cán cân thanh toán
quốc tế, tình trạng thặng dư hay thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế và các cơ chế
điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế.
+ Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay. Từ đó đề ra các biện pháp điều chỉnh cán cân
thanh toán quốc tế thích hợp đảm bảo sự phát triển cân đối cả bên trong và bên
ngoài của nền kinh tế.
4. Phương pháp nghiên cứuKhoá luận sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích, kết hợp những
kết quả thống kê với vận dụng lý thuyết để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khoá luận
bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cán cân thanh toán quốc tế và điều chỉnh
Chương 2: Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh tại Việt Nam
Chương 3: Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng để đạt được kết quả nghiên cứu như đã trình
bày, song do trình độ có hạn và thiếu kinh nghiệm thực tế nên khoá luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và
các bạn để khoá luận được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa. Em cũng xin cảm ơn
giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hồng Hải và các thầy cô giáo trong khoa
Tiền tệ – Tín dụng Quốc tế đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiChương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC
TẾ VÀ ĐIỀU CHỈNH
1.1.Cán cân thanh toán quốc tế
1.1.1.Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế
Để phục vụ cho việc thiết lập, phân tích và điều chỉnh, theo quan điểm của
Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cán cân thanh toán quốc tế có thể được định nghĩa như
sau:
“ Cán cân thanh toán quốc tế là một bản thống kê được tổng hợp một cách
có hệ thống các giao dịch kinh tế của một nền kinh tế với phần còn lại của thế giới
trong một khoảng thời gian nhất định. Các giao dịch, chủ yếu giữa người cu trú và
người không cư trú, bao gồm các giao dịch về hàng hoá, dịch vụ và thu nhập; các
giao dịch về các tài sản và các khoản nợ tài chính đối với phần còn lại của thế giới;
và các giao dịch (như quà tặng ) được xếp loại chuyển giao, mà đòi hỏi phải có các
bút toán bù đắp để cân bằng - theo ý nghĩa kế toán- các giao dịch một chiều. Bản
thân một giao dịch được nhìn nhận như một luồng kinh tế phản ánh sự phát sinh,
sự biến đổi, sự trao đổi, sự chuyển giao, hay sự thanh toán các giá trị kinh tế và
dẫn đến những thay đổi về quyền sở hữu hàng hoá hay các tài sản tài chính, cung
cấp các dịch vụ, hay cung cấp lao động và vốn”.
Tóm lại, cán cân thanh toán quốc tế của một nước là bản ghi chép có hệ
thống tất cả các giao dịch kinh tế giữa những người cư trú của nước lập báo cáo vànhững người cư trú ở phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian nhất
định (thường là 1 năm).
Để nhất quán các nội dung phản ánh vào cán cân thanh toán quốc tế, IMF đã
quy định chỉ ghi chép vào cán cân thanh toán của mỗi quốc gia các giao dịch kinh
tế giữa “người cư trú” với “người không cư trú” của quốc gia đó. Mọi giao dịch
kinh tế giữa người cư trú với nhau của cùng một quốc gia không được phản ánh
trong cán cân thanh toán quốc tế.
Khi thống kê cán cân thanh toán, việc phân biệt giữa người cư trú và người
không cư trú là rất cần thiết do mối quan hệ giữa hệ thống tài khoản quốc gia và
cán cân thanh toán. Nhìn chung, khái niệm người cư trú và người không cư trú
được hiểu theo luật định của từng quốc gia cụ thể và nó tương đối thống nhất giữa
các quốc gia. Ở Việt Nam, vấn đề này được quy định rõ trong Nghị định số
164/NĐ-CP ngày 16/11/1999.
Người cư trú và người không cư trú ở đây bao gồm các cá nhân, các hộ gia
đình, các công ty, các cơ quan thay mặt cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế... Căn
cứ để phân biệt giữa người cư trú và người không cư trú chủ yếu dựa vào khoảng
thời gian sinh sống làm việc liên tục cần thiết phải có tại một quốc gia ( thường là
một năm trở lên).
Về nguyên tắc, tổ chức hay người nước ngoài sinh sống và làm việc ở nước
sở tại từ một năm trở lên được coi là người cư trú của nước đó. Ngược lại, tổ chức
hay người của nước sở tại sinh sống và làm việc ở nước ngoài từ một năm trở lên
được coi là người không cư trú ở nước đó. Tuy nhiên cũng có những trường hợp
đặc biệt như các công dân của nước khác đến học tập, du lịch, chữa bệnh và thăm
viếng không kể thời gian dài, ngắn bao nhiêu, đều được coi là người không cư trú
(chỉ tạm trú). Ngược lại, các công dân đi học tập, du lịch, chữa bệnh và thăm viếng
ở nước ngoài không kể thời gian dài, ngắn vẫn được coi là người cư trú. Đối với
các cơ quan thay mặt ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lực lượng vũ trang của nước sở
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1. Cán cân thanh toán quốc tế 1
1.1.1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế 1
1.1.2. Nội dung cán cân thanh toán quốc tế 3
1.1.2.1. Cán cân vãng lai 3
1.1.2.2. Cán cân vốn và tài chính (loại trừ tài sản có dự trữ) 5
1.1.2.3. Khoản mục dự trữ chính thức 6
1.1.3. Nguyên tắc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế 7
1.2. Vấn đề thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế 9
1.2.1. Khái niệm về mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế (thặng dư và thâm
hụt) 9
1.2.2. Phân tích mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế 11
1.2.2.1. Phân tích cán cân vãng lai 12
1.2.2.2. Phân tích cán cân vốn và tài chính 14
1.3. Các cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế 16
1.3.1. Cơ chế điều chỉnh tỷ giá 16
1.3.2. Cơ chế điều chỉnh thu nhập 20
1.3.3. Cơ chế điều chỉnh tiền tệ 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ VIỆC ĐIỀU
CHỈNH TẠI VIỆT NAM
2.1. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 28
2.1.1. Cơ sở pháp lý của việc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam
28
2.1.2. Cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 282.1.3. Nguyên tắc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 29
2.1.4. Trách nhiệm của các Bộ, Ngành trong việc biên lập cán cân thanh toán quốc
tế 30
2.1.5. Tình hình thu thập số liệu cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam 31
2.2. Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh của Việt Nam
32
2.2.1. Cán cân vãng lai 32
2.2.1.1. Cán cân thương mại 33
2.2.1.2. Hạng mục dịch vụ 39
2.2.1.3. Hạng mục thu nhập đầu tư 40
2.2.1.4. Hạng mục chuyển giao vãng lai một chiều 41
2.2.1.5. Thâm hụt cán cân vãng lai và chênh lệch giữa tiết kiệm - đầu tư ở Việt
Nam 42
2.2.2. Cán cân vốn và tài chính 44
2.2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 45
2.2.2.2. Các khoản vay nước ngoài và nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay
47
2.2.3. Khoản mục dự trữ chính thức (nguồn bù đắp)
49
Kết luận 49
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC
TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Định hướng điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 52
3.2. Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
56
3.2.1. Các biện pháp kiểm soát trực tiếp 56
3.2.1.1. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu 56
3.2.1.2. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu 58
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3.2.1.3. Biện pháp thu hút chuyển tiền của người Việt Nam ở nước ngoài vào trong
nước 61
3.2.2. Các biện pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài
63
3.2.3. Biện pháp tăng tiết kiệm tư nhân 67
3.2.4. Biện pháp điều chỉnh tỷ giá 68
3.2.5. Các biện pháp điều chỉnh chỉ tiêu (chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa)
70
KẾT LUẬN
NHTƯ điều hành chính sách tiền tệ thông qua các công cụ điều chỉnh như:
nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu... Chính phủ điều
hành chính sách tài khoá thông qua biện pháp tăng hay giảm chi tiêu của chính
phủ và thuế.
Khi NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng tức là tăng cung tiền bằng
cách mua vào các trái phiếu trên thị trường mở, dẫn đến giá trái phiếu tăng và mức
lãi suất giảm; lãi suất giảm kích thích đầu tư tăng; đầu tư tăng làm tăng thu nhập
quốc dân; thu nhập quốc dân tăng làm tăng nhập khẩu. Như vậy, chính sách tiền tệ
mở rộng sẽ làm cho cán cân thanh toán xấu đi.
Ngược lại, khi NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt tức là giảm cung
tiền bằng cách bán ra các trái phiếu trên thị trường mở, dẫn đến giá trái phiếu giảm
và mức lãi suất tăng: lãi suất tăng kìm hãm đầu tư; đầu tư giảm làm giảm thu nhập
quốc dân; thu nhập quốc dân giảm làm giảm nhập khẩu. Như vậy, chính sách tiền
tệ thắt chặt sẽ làm cho cán cân thanh toán được cải thiện.
Còn khi chính phủ thực hiện chính sách tài khoá mở rộng tức là tăng chi tiêu
của chính phủ bằng cách bán ra trái phiếu trên thị trường mở, dẫn đến tăng thu
nhập thông qua thừa số chi tiêu của chính phủ .Tuy nhiên, chính sách tài khoá mở
rộng cũng không hẳn làm cho cán cân thanh toán xấu đi. Do chính phủ bán trái
phiếu ra nên giá trị trái phiếu giảm và lãi suất tăng; lãi suất tăng dẫn đến giảm đầu
tư; điều này phần nào làm giảm đi hiệu ứng tăng thu nhập thông qua thừa số chi
tiêu của chính phủ; đồng thời lãi suất tăng sẽ kích thích luồng vốn chảy vào làm
cho cán cân thanh toán được cải thiện. Tương tự, khi chính phủ thực hiện chính
sách tài khoá thắt chặt cũng vậy, nó không hẳn làm cho cán cân thanh toán được
cải thiện. Do việc khó xác định được chính xác ảnh hưởng của chính sách tài khoá
lên cán cân thanh toán cho nên tuỳ từng trường hợp vào từng thời kỳ cụ thể mà các nước cần
có sự kết hài hoà giữa các chính sách tài khoá và tiền tệ.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiĐối với tình hình Việt Nam hiện nay, các chính sách tiền tệ và tài khoá cần
phải đảm bảo cả mục tiêu cân đối bên trong và mục tiêu cân đối bên ngoài. Do đó,
Chính phủ có thể áp dụng các chính sách cụ thể như sau:
Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là mở rộng tiền
tệ.Việc tăng cung tiền sẽ được thực hiện chủ yếu thông qua tăng dự trữ quốc tế (do
cán cân thanh toán thặng dư) và tăng số nhân tiền bằng cách thay đổi tỷ lệ dự trữ
bắt buộc. Kết hợp với giảm lãi suất để duy trì cung tiền bằng với cầu tiền. Cụ thể:
+ Tăng dự trữ quốc tế phù hợp với yêu cầu tăng nhập khẩu phục vụ phát triển kinh
tế, đồng thời có tác dụng hạn chế việc tăng giá đồng Việt Nam khi thu hút vốn
nước ngoài vào và hạn chế được tốc độ tăng lạm phát.
+ Giảm lãi suất để hạn chế thu hút vốn ngắn hạn và tăng vốn đầu tư trong nước.
+ Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có nghĩa là giảm thuế đánh vào hệ thống ngân hàng,
có tác dụng giảm lãi suất nội địa và giảm chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi với lãi
suất cho vay. Do đó, nó đảm bảo vừa tăng được đầu tư vừa khuyến khích được tiết
kiệm trong nước.
Chính sách tài khoá mở rộng hiện nay là: giảm thuế suất và mở rộng diện
nộp thuế; tăng chi tiêu đầu tư và xã hội để xây dựng cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm
nghèo, phát triển giáo dục, đồng thời hạn chế chi tiêu thường xuyên. Thiếu hụt
NSNN được bù đắp bằng cách Chính phủ bán công trái và trái phiếu kho bạc. Cụ
thể:
+ Mở rộng diện thu thuế là cần thiết để tăng thu ngân sách vì Việt Nam còn nhiều
nguồn thu bị bỏ qua như thu thuế, phí từ thị trường đất đai, bất động sản, thu nhập
cá nhân...
+ Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc để thuế giá trị gia tăng, thuế xuất
nhập khẩu cao là không hợp lý làm triệt tiêu động lực của sản xuất, giảm sức cạnh
tranh. Việc giảm thuế này về dài hạn sẽ đưa lại nguồn thu lớn nhờ sản xuất được
mở rộng.+ Để phát triển kinh tế bền vững lâu dài, cần tăng chi cho đầu tư phát triển cở hạ
tầng, giáo dục, xoá đói, y tế, môi trường... Đồng thời trong ngắn hạn đây cũng là
một biện pháp làm tăng tổng cầu vầ giải quyết việc làm.
+ Bán công trái và trái phiếu kho bạc sẽ có tác dụng thu hút các nguồn vốn nhàn
rỗi trong dân làm tăng tiết kiệm tư nhân.
Mặc dù tác động cải thiện cán cân vãng lai không rõ ràng nhưng chính sách
tiền tệ và tài khoá lại có tác dụng cải thiện các chỉ số kinh tế vĩ mô đảm bảo cho
khả năng chịu đựng thâm hụt của cán cân vãng lai để tránh không gây ra một cuộc
khủng hoảng bên ngoài như chỉ số: tỷ lệ xuất khẩu/GDP tăng; tỷ lệ tiết kiệm và
đầu tư nội địa/GDP tăng, tỷ giá đồng nội tệ giảm phù hợp với tỷ giá thực...
Mặt khác, chính phủ cần xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Áp dụng phương pháp so sánh và phương pháp thặng dư vào thẩm định bất động sản tại Công ty tư vấn – Tài liệu chưa phân loại 0
C Nhờ hai phát hiện vĩ đại của Mác, Anghen duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư mà chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành có tưởng Tài liệu chưa phân loại 3
N Phân tích giá trị thặng dư về mặt chất và mặt lượng. Ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu vấn đề Tài liệu chưa phân loại 0
D Máy móc, lao động và quá trình sản xuất giá trị thặng dư Tài liệu chưa phân loại 0
K Lý luận giá trị thặng dư và vận dụng vào nền kinh tế Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
F Nhờ hai phát hiện vĩ đại của MÁc, Anghen duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư mà CNXH từ không tưởng thành có tưởng Văn hóa, Xã hội 2
A Lý luận về 2 phương pháp giá trị thặng dư và giá trị thực tiễn của chúng Tài liệu chưa phân loại 0
B Lý luận về quy luật giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn trong quản lý các doanh nghiệp nước ta hiệ Tài liệu chưa phân loại 2
S Phân tích giá trị thặng dư về mặt chất và mặt lượng. Ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu vấn đề Luận văn Kinh tế 0
N Tiểu luận: Bản chất và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top