Link tải miễn phí Luận văn: Tham vấn cho học sinh trung học phổ thông có hành vi lệch chuẩn học đường : Luận văn ThS. Tâm lí học: 60 31 80
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2011
Chủ đề: Tham vấn học đường
Rối loạn hành vi
Học sinh
Tâm lý học
Miêu tả: 144 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Tâm lí học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Trình bày cơ sở lý luận về tham vấn học đường, vấn đề hành vi lệch chuẩn qua tham vấn tâm lý của học sinh THPT. Tìm hiểu thực trạng về hành vi lệch chuẩn của học sinh THPT, tổ chức tham vấn cá nhân và đánh giá tác động của nó cho những học sinh có hành vi lệch chuẩn trong trường học. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những khuyến nghị cho các trường học, các phòng tham vấn học đường, cho cán bộ tham vấn, cho phụ huynh… để cùng đưa ra những biện pháp giúp phòng ngừa và can thiệp khi học sinh có hành vi lệch chuẩn học đường nói riêng và hành vi lệch chuẩn xã hội nói chung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 0
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .............................................. 10
1.1. Một số nghiên cứu về tham vấn học đường...................................... 10
1.2. Các khái niệm công cụ được sử dụng trong đề tài ........................... 17
1.2.1. Chuẩn mực học đường ................................................................ 17
1.2.2. Hành vi lệch chuẩn...................................................................... 20
1.2.3. Hành vi lệch chuẩn học đường.................................................... 26
1.2.4. Tham vấn học đường................................................................... 26
1.2.5. Vấn đề điều chỉnh hành vi lệch chuẩn qua tham vấn tâm lý .... 34
1.2.6. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh trung học phổ thông........ 38
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................. 42
2.1. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................... 42
2.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lí luận....................................................... 42
2.1.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn................................................... 42
2.1.3. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu..................................................... 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 46
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu................................................. 46
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn .............................................................. 46
2.2.3. Phương pháp quan sát ................................................................. 47
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp ......................................... 47
2.2.5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi........................................... 48
2.2.6. Phương pháp xử lí số liệu ............................................................ 51
2.2.7. Phương pháp tham vấn trực tiếp.................................................. 51
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................... 55
3.1. Thực trạng hành vi lệch chuẩn học đường của học sinh THPT
X 553
3.1.1.1. Những hành vi lệch chuẩn học đường liên quan đến học
tập của học sinh THPT X ................................................................... 59
3.1.1.2. Những hành vi lệch chuẩn học đường liên quan đến ứng
xử của học sinh THPT X.................................................................... 64
3.1.1.3. Những hành vi lệch chuẩn học đường liên quan đến bạo
lực của học sinh THPT X ................................................................... 66
3.1.1.4. Những hành vi lệch chuẩn học đường liên quan đến trật tự
an toàn xã hội của học sinh THPT X ................................................. 69
3.2. Tham vấn cho học sinh có hành vi lệch chuẩn học đường trường
THPT X …………………………………………………... ………………72
3.2.1. Đôi nét về công việc tham vấn cho học sinh có hành vi lệch
chuẩn học đường trường THPT X ....................................................... 72
3.2.2. Giới thiệu một số trường hợp tham vấn cho học sinh có hành
vi lệch chuẩn học đường trường THPT X............................................ 74
3.2.2.1. Trường hợp 1 ......................................................................... 74
3.2.2.2. Trường hợp 2 ......................................................................... 93
3.2.2.3 Trường hợp 3 .........................................................................110
3.2.3. Đánh giá về quá trình tham vấn cho các trường hợp HS có
HVLCHĐ ............................................................................................128
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................132
1. Kết luận................................................................................................132
1.1 Về thực trạng hành vi lệch chuẩn của học sinh THPT.................132
2.2. Hoạt động tham vấn ở trường học ...............................................132
2. Khuyến nghị.........................................................................................133
2.1. Đối với nhà trường, giáo viên .......................................................133
2.2. Đối với gia đình..............................................................................134
2.3. Đối với cán bộ tham vấn học
đường……………………………..132
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................133
PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH.....................1396
PHỤ LỤC 2: DÀN Ý PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM.........1429
PHỤ LỤC 3: DÀN Ý PHỎNG VẤN CÁN BỘ THAM VẤN HỌC
ĐƯỜNG.................................................................................................144141
PHỤ LỤC 4: THỎA THUẬN THAM VẤN VÀ NGHIÊN CỨU...........14635
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Xin đọc là
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
HVLC Hành vi lệch chuẩn
HVLCHĐ Hành vi lệch chuẩn học đường
RLHV Rối loạn hành vi
HVBT Hành vi bất thường
HS Học sinh
GV Giáo viên
NTV Nhà tham vấn
TC Thân chủ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, khi nói đến lứa tuổi học sinh, dư luận nói
rất nhiều đến những cụm từ như: bạo lực học đường; quan hệ tình dục sớm;
vi phạm pháp luật, nghiện game/internet,... Một kết quả khảo sát của Viện
Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam năm 2011 cho thấy, tỷ lệ học
sinh nói dối cha mẹ ở bậc tiểu học là 22%, THCS: 50%, THPT: 64%. Còn
số liệu do Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD-ĐT TS Phùng
Khắc Bình cung cấp, qua cuộc điều tra 500 em học sinh THCS ở quận 6,
TP.HCM cho thấy 32,2% học sinh có thái độ vô lễ với thầy, cô giáo; nhiều
học sinh chỉ chào thầy cô khi ở trong trường còn ra ngoài thì coi như không
quen biết, 38% học sinh thường xuyên nói tục.[6]
Bên cạnh đó, theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật
tự xã hội năm 2011 thì tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ
16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ
cao nhất, khoảng 60%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và
dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa
thành niên và trẻ em thực hiện.[21]
Có thể nói rằng, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên nói chung
và của học sinh THPT nói riêng đang ngày càng gia tăng và phức tạp khiến
cho cộng đồng xã hội có những bất ổn nhất định và các bậc phụ huynh, nhà
trường có rất nhiều lo ngại.
Học sinh THPT tuổi từ 15-18 tuổi, thuộc lứa tuổi vị thành niên. Xét
về tâm lý lứa tuổi, hầu hết các học thuyết tâm lý cho rằng đây là giai đoạn
mà tâm lý con người có những biến đổi hết sức phức tạp. Các em đang ở
trong sự chuyển biến giữa trẻ con và người lớn, giữa sự phụ thuộc và độc
lập. Sự phát triển của cơ thể tuổi dậy thì, đặc biệt là sự phát triển của các
hooc môn sinh dục càng khiến các em ở độ tuổi này có thể bị mất cân bằng
tâm lý. Điều này có thể dẫn tới những rối loạn về cảm xúc, hành vi thiếu
kiểm soát ở thời kì vị thành niên.7
Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi vẫn còn cắp sách đến trường. Chuẩn
mực nhà trường có tác động rất lớn tới việc hình thành nhân cách của các
em. Những hành vi lệch chuẩn xã hội nghiêm trọng như: gây tổn thương
nghiêm trọng cho người khác, giết người, lừa đảo... hẳn là sẽ bắt đầu từ
những hành vi lệch chuẩn học đường. Hiện nay, công tác hỗ trợ những em
học sinh có hành vi lệch chuẩn (HVLC) đã và đang được trường phổ thông
quan tâm với nhiều biện pháp khác nhau nhưng không phải lúc nào những
biện pháp ấy cũng mang lại hiệu quả. Hành vi lệch chuẩn cũng là một hiện
tượng tâm lý của con người và đằng sau nó có rất nhiều thứ cần được lắng
nghe và phân tích, vì vậy, bên cạnh những biện pháp quản lý, giáo dục... thì
tham vấn tâm lí cũng là một trong những biện pháp để góp phần giải quyết
vấn đề này.
Chính vì những lí do trên đây, chúng tui chọn đề tài: “Tham vấn cho
học sinh trung học phổ thông có hành vi lệch chuẩn học đường ” làm
luận văn Thạc sĩ của mình với mục đích tìm hiểu thực trạng về hành vi lệch
chuẩn của học sinh THPT, tổ chức tham vấn cá nhân và đánh giá tác động
của nó cho những học sinh có hành vi lệch chuẩn trong trường học.
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những khuyến nghị cho các trường
học, các phòng tham vấn học đường, cho cán bộ tham vấn, cho phụ
huynh… để cùng đưa ra những biện pháp giúp phòng ngừa và can thiệp khi
học sinh có hành vi lệch chuẩn học đường nói riêng và hành vi lệch chuẩn
xã hội nói chung.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
2. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình tham vấn cho các học sinh THPT có hành vi lệch chuẩn học
đường.
3. Khách thể nghiên cứu
- 221 em học sinh trường THPT X – huyện Y – tỉnh Bắc Giang
- 03 giáo viên THPT X
- 04 người làm cán bộ tư vấn học đường
Tổng: 227 người
4. Mục đích nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu về thực trạng học sinh THPT có hành vi lệch chuẩn
học đường và sự can thiệp bằng tham vấn tâm lý cho học sinh trên địa bàn
nghiên cứu, chúng tui đưa ra kết luận và khuyến nghị cho công tác tham vấn
học đường, cũng như đối với công tác giáo dục của nhà trường và gia đình
nhằm tạo ra những thay đổi tích cực ở những em học sinh có hành vi lệch
chuẩn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận
5.1.1. Một số nghiên cứu về tham vấn cho học sinh THPT có HVLC
học đường
5.1.2. Làm rõ các khái niệm công cụ
* Khái niệm Tham vấn học đường
* Khái niệm Chuẩn mực học đường
* Khái niệm Hành vi lệch chuẩn
* Khái niệm Hành vi lệch chuẩn học đường
* Vấn đề điều chỉnh hành vi lệch chuẩn qua tham vấn tâm lí
* Một số đặc điểm tâm lí của học sinh THPT9
5.2. Nghiên cứu thực trạng học sinh THPT có HVLC học đường
5.3. Tiến hành tham vấn và đánh giá hiệu quả tham vấn cho một
số trường hợp học sinh có hành vi lệch chuẩn
5.4. Kết luận và khuyến nghị
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu
- Phỏng vấn sâu
- Sử dụng bảng hỏi
- Xử lí số liệu định lượng bằng phần mềm SPSS
- Quan sát
- Tham vấn trực tiếp
- Nghiên cứu trường hợp
7. Giả thuyết nghiên cứu
Hầu hết các em có hành vi lệch chuẩn học đường khi được tham vấn
tâm lí đều có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công tác tham vấn cho
những đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.
8. Giới hạn của đề tài nghiên cứu
8.1. Chúng tui chỉ tiến hành nghiên cứu trên khách thể chính là học
sinh trường THPT X, huyện Y, tỉnh Bắc Giang.
8.2. Trong phần thực trạng HVLC học đường của học sinh, chúng tôi
chỉ đi sâu phân tích những hành vi có mức độ vi phạm cao ở 4 nhóm HVLC.
8.3. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tui chỉ tiến hành tham vấn
với một số trường hợp nhất định (6 trường hợp). Việc lựa chọn thân chủ
tham vấn sẽ do giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, mỗi lớp 1 em. Trong đề tài
của mình, chúng tui chỉ mô tả 3 trường hợp.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số nghiên cứu về tham vấn học đường
Trên thế giới, tham vấn học đường được nghiên cứu và xây dựng mô
hình tham vấn tại trường học đã hơn một trăm năm. Tuy nhiên, vào đầu thế
kỷ 20, các nhà tham vấn học đường đầu tiên phải đương đầu với nhu cầu
hướng nghiệp gia tăng trong cuộc cách mạng công nghiệp. Nhận thấy nhu
cầu đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực hướng nghiệp, Frank Parsons đã
tổ chức ra khoa nghề nghiệp ở Boston vào năm 1908, nơi đào tạo ra các giáo
viên và những người khác có chức năng tiến hành hướng nghiệp [36]. Từ sự
khởi đầu này cũng như cuốn tài liệu “Người sáng lập các hướng dẫn nghề
nghiệp” được công nhận rộng rãi, nỗ lực đầu tiên của Parsons giúp xác định
và khởi đầu một lĩnh vực mới, đó là tham vấn hướng dẫn. Công việc của
ông có ảnh hưởng to lớn đến nền giáo dục Mỹ và thúc đẩy sự lan rộng của
định hướng nghề nghiệp trong hệ thống trường học ở nước Mỹ (Aubrey,
1977). Như vậy, có thể nói công tác hướng nghiệp được thực hiện bởi các
giáo viên với tư cách nhà tham vấn hướng nghiệp. Đó là sự khởi đầu của
tham vấn học đường ở Mỹ và sau này được phát triển rộng khắp trong toàn
xã hội. Mới đầu, các giáo viên chỉ đảm nhận công việc tham vấn nghề
nghiệp nhưng do sự phát triển của xã hội, họ đã đảm nhận nhiều vai trò hơn
bao gồm tham vấn sức khỏe tâm thần, tư vấn, sắp đặt các dịch vụ…
Khi tham vấn học đường phát triển thì các cuốn sách, công trình
nghiên cứu về tham vấn học đường cũng ngày một xuất hiện nhiều hơn.
Trong số những tác phẩm đó có thể kể đến Gerald Caplan người đã công bố
cuốn sách có tính bước ngoặt gợi mở và đề cập đến việc sử dụng tham vấn
vào trong học đường qua cuốn sách mang tên Lý thuyết và thực hành tư vấn
ức khỏe tâm thần (The Theory and Practice of Mental Health Consultation
năm 1970) [36]. Nội dung cuốn sách có đề cập đến các vấn đề tư vấn về sức
khỏe tâm thần và tạo ra nhiều cảm hứng cho những người quan tâm đến11
tham vấn, đặc biệt là các nhà nghiên cứu có cơ hội phát triển lý thuyết và
ứng dụng các quan điểm của Gerald Caplan vào các hoạt động tham vấn sức
khỏe cộng động trong nhiều tổ chức khác nhau như doanh nghiệp, bệnh
viện, trường học,… Gần đây, Gerald Caplan (1993) đã đề cập đến sự hợp
tác trong tham vấn. Ông cho rằng, một người làm tư vấn chuyên nghiệp
trong một tổ chức (ví dụ như những nhà tham vấn học đường hay các nhân
viên công tác xã hội) sẽ ít có cơ hội phát huy các chức năng, nhiệm vụ nếu
không có sự hợp tác với tổ chức nơi mình đang làm việc vì họ vẫn phải chịu
sự quản lý của tổ chức nên tính độc lập trong hoạt động sẽ bị chi phối và vai
trò hiện hiện của người chuyên nghiệp sẽ giảm đi.
Meyers và các đồng nghiệp của ông (Meyers, 1981, 1986, 1989;
Meyers et al.,1993; Meyers & kundert, 1988; Meyers et al..1979; Meyers &
Parsons, 1984) đã viết một cách bao quát về làm thế nào mà các phạm trù
của tư vấn sức khỏe tâm thần có thể được sử dụng trong thiết chế nhà
trường. Meyers đã thay thế bốn loại tư vấn của Caplan bằng một loại hình
học mà có tính đặc thù trong bối cảnh trường học. Trong kiểu điển hình này,
có ba mức độ phục vụ khác nhau ở chỗ các dịch vụ được nhà tư vấn cung
cấp cho các học sinh trực tiếp như thế nào (Meyers, 1989; Meyers et
al.,1988). Mức độ I tập trung vào bọn trẻ, mức độ II tập trung vào cá nhà
giáo, và mức độ III tập trung vào hệ thống. Ví dụ, ở mức độ I, nhà tư vấn có
thể làm việc với một giáo viên để phát triển một chiến lược đối phó với vấn
đề khó khăn khi đọc bài của một đứa trẻ cụ thể. Tạo cấp độ II, nhà tư vấn
làm việc với thầy giáo để thay đổi sự phân nhóm trong lớp và các chiến lược
dạy học để từ đó mọi trẻ em có khó khăn về việc đọc trong lớp nhận được
sự hướng dẫn nhiều hơn. Tại cấp độ III, nhà tư vấn có thể giúp phát triển
việc phục vụ và những hoạt động phát triển cho các nhân viên khác để cải
thiện tính hiệu quả của toàn bộ khoa đó trong việc giúp đỡ những học sinh
đang gặp khó khăn với việc đọc…
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
Theo Hiệp hội tham vấn học đường Mỹ (ASCA, 1990): Tham vấn
học đường là công việc giúp đỡ tất cả các học sinh trong học tập, trong quan
hệ xã hội, trong công việc, trong việc nâng cao năng lực cá nhân và giúp họ
trở thành người có trách nhiệm và hữu ích. Nhà tham vấn học đường trợ
giúp hình thành và tổ chức tất cả những chương trình này, cũng như cung
cấp các hoạt động can thiệp tham vấn thích hợp.
Một số tác giả (Adelman & Taylor , 2003; Nastasi, 2000) và Hiệp
hội các nhà tư vấn tâm lý học đường Mỹ (ASCA, 2003) khi nghiên cứu về
tham vấn học đường đã cho rằng cần điều tra quan điểm của các nhóm
hưởng lợi không trong ngành (học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục)
để giúp việc định hình dịch vụ tham vấn ở mức độ vĩ mô.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm đọc tài liệu chúng tui nhận thấy tham
vấn học đường của các nước trên thế giới đều tập trung đề cập tới vấn đề
chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh là chủ yếu.
Ở Mỹ, trong các trường phổ thông luôn có cán bộ tâm lý học đường.
Thêm vào đó, hiện nay ở một số trường ở các tiểu ban còn có chương trình
chăm sóc SKTT dựa vào trường học (school-based mental health services)
chú trọng nhiều vào công tác chăm sóc SKTT. Các cán bộ phụ trách chương
trình này thường là nhà tâm lý học lâm sàng.
Ở Pháp, chỉ tồn tại công tác tâm lý học đường hay tư vấn hướng
nghiệp. Nghề tâm lý học đường ra đời tại Pháp từ năm 1944-1947 từ nhu
cầu đòi hỏi cải cách học đường mang tính dân chủ hơn. Nhà tâm lý học
đường làm việc trong khuôn khổ mạng lưới hỗ trợ đặc biệt (RASED), cùng
với giáo viên phụ trách việc giáo dục lại, nhà giáo dục đặc biệt, nhà chỉnh
âm. Nhiệm vụ của họ là đóng góp vào việc ngăn ngừa và can thiệp các khó
khăn học đường mà trong đó có thể có các vấn đề về SKTT. Phần lớn các
nhà tâm lý học đường hay những nhà tham vấn/tư vấn định hướng sẽ can
thiệp đến các vấn đề về SKTT khi vấn đề đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra
những khó khăn trong học tập hay định hướng/hướng nghiệp. Ví dụ như13
một em học sinh có kết quả học tập giảm sút và được gửi đến chuyên gia
tâm lý. Sau khi tiếp xúc, đánh giá thân chủ, chuyên gia tâm lý xác định
nguyên nhân chính gây ra sự giảm sút học tập của em là do em đang bị trầm
cảm. Như vậy, chuyên gia tâm lý sẽ phải tiến hành trị liệu/can thiệp đễ trợ
giúp em. Nếu như các vấn đề SKTT chỉ là nguyên nhân phát sinh, nguyên
nhân thứ phát, các nhà tâm lý học đường sẽ không thực hiện can thiệp/trị
liệu mà gửi học sinh đến các Trung tâm Y tế-Tâm lý-Giáo dục. Nhiệm vụ
của họ, do đó cũng là tìm kiếm và liên lạc với các dịch vụ bên ngoài khi cần
thiết.
Ở Việt Nam một vài năm trở lại đây, tham vấn học đường đang là
một vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu tâm lý cũng như làm thực hành tâm lý
quan tâm.
Hội thảo khoa học quốc tế “Nhu cầu đinh hướng và đào tạo tâm lý
học đường tại Việt Nam” lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội ngày 3-4 tháng 8
năm 2009 được coi là hoạt động đầu tiên có tính chất tổ chức quy mô, quy
tụ sự quan tâm của tất cả các tổ chức, cá nhân làm việc về tâm lý học và tâm
lý học đường. Trong kỷ yếu của hội thảo này đã tập hợp được hơn 70 bài
viết của các nhà khoa học, người làm tham vấn học đường ở một số nước và
Việt Nam. Trong số đó có khoảng 20 bài viết là tóm tắt lại các kết quả
nghiên cứu có liên quan đến tham vấn học đường. Nhưng nhìn chung các
bài viết và báo cáo tóm tắt nghiên cứu này thường liên quan đến các chủ đề
như: “Xác định nhu cầu tham vấn học đường…” “xây dựng mô hình tham
vấn học đường”, “hỗ trợ tâm lý cho học sinh có khó khăn học tập..”. Chỉ có
duy nhất một bài viết tóm tắt nghiên cứu trên cơ sở luận án tiến sĩ tâm lý
học của tác giả Lưu Song Hà – Viện Tâm lý học với đề tài: “Một số giải
pháp tâm lý nhằm hạn chế và khắc phục hành vi lệch chuẩn của học sinh
trung học cơ sở”. Nghiên cứu này chỉ ra rằng: “Những hành vi lệch chuẩn
nào được học sinh trung học cơ sở nhìn nhận là có thể chấp nhận được khi
mắc phải thì sẽ có nhiều emvi phạm. Khi cha mẹ có kiểu bàng quang – xa
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi14
cách trong quan hệ với con, cảm nhận của con về cha mẹ và những trải
nghiệm xúc cảm của con trong quan hệ đó có chiều hướng tiêu cực thì các
em sẽ có nhiều hành vi lệch chuẩn” [7]. Nghiên cứu này không đưa ra cách
thức tham vấn đối với học sinh có các hành vi lệch chuẩn mà chủ yếu đưa ra
các biện pháp tác động tâm lý đến nhận thức và hình thành các kĩ năng cho
trẻ, cho phụ huynh học sinh. Như vậy, có thể thấy các nghiên cứu có liên
quan đến tham vấn học đường, nhất là tham vấn cho học sinh lệch chuẩn ở
trường THPT lại càng hiếm.
Hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam đều mới quan tâm đến đánh giá
nhu cầu từ phía học sinh về các nội dung tư vấn, hình thức tư vấn, lực lượng
tư vấn. Các kết quả chỉ ra học sinh ở những địa bàn khác nhau đều có nhu
cầu tư vấn về các vấn đề định hướng nghề nghiệp, quan hệ bạn bè, quan hệ
với thầy cô, học tập nhưng ở các thứ tự ưu tiên khác nhau (Dương Diệu Hoa
và cs, 2009, Nguyễn Thị Mùi và cs, 2009, Nguyễn Minh Hằng và cs, 2009).
Nghiên cứu “Nghiên cứu các mô hình tham vấn học đường trên thế
giới và đề xuất mô hình ở Việt Nam” . Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ,
ĐHQG Hà Nội. Đề tài cấp ĐHQG, 2008 chỉ ra rằng chỉ có 03% học sinh
thường xuyên đến phòng tham vấn, trong khi đó có đến 935% các em chưa
bao giờ đến phòng tham vấn. Số lượng học sinh đến tham vấn ở mức độ
thỉnh thoảng và thường xuyên chiếm chưa đến 7%, thực trạng này phản ánh
có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc các em học sinh tìm đến các nhà tham
vấn học đường. Theo tâm lý thông thường, khi các em phạm lỗi và được các
cô giáo yêu cầu các em mới tìm đến tư vấn tâm lý. Có thể tâm lý e ngại làm
cho các em chưa thực sự mạnh dạn đến với phòng tham vấn khi gặp những
vướng mắc trong học tập và cuộc sống? Đó là câu hỏi đặt ra khiến cho các
nhà nghiên cứu cần tìm hiểu các nhu cầu tham vấn và xây dựng mô hình
tham vấn tại trường học sao cho có thể thu hút được các em đến với phòng
tham vấn ngày một nhiều hơn nữa.
Về sự hợp tác của HS có HVLCHĐ:
Đến khoảng hơn nửa số em có hành vi lệch chuẩn học đường có tâm
lý phòng vệ khá cao khi đến gặp nhà tham vấn. Tâm lý này có thể do các em
lần đầu tiên tiếp xúc với nhà tham vấn, các em chưa hiểu về hoạt động này
và có thể cho rằng nhà tham vấn sẽ đứng về phía nhà trường, giáo viên hoặc
cha mẹ các em để “tấn công” mình. Một số em khác thì lại cảm giác “vấn đề
của mình cực kỳ nghiêm trọng hay đặc biệt” và nhà tham vấn không thể
giải quyết được… NTV đã ý thức rất rõ về điều này nên cố gắng tối đa để
tạo ra “sự đồng minh” với các em và cho các em thấy rằng NTV không đánh
giá hay đối đầu với các em.
Về cách tiếp cận khi tham vấn cho HS có HVLCHĐ
Chúng tui đã sử dụng đa dạng các cách tiếp cận khác nhau trong quá
trình tham vấn cho HS và mỗi cách tiếp cận khác nhau cho mang lại những
tác động khác nhau.
- Cách tiếp cận thân chủ trọng tâm giúp NTV có thể thiết lập mối quan
hệ với thân chủ dựa trên sự thấu hiểu, cảm thông.
- Cách tiếp cận cấu trúc giúp TC tăng cường nhận thức để có thể cân
bằng hơn trong cách nhìn nhận, đánh giá về con người và cuộc sống.
- Cách tiếp cận nhận thức hành vi giúp TC đối đầu với những mâu
thuẫn của chính mình, giữa nhận thức – hành vi, giữa nhận thức –
nhận thức.
- Các tiếp cận Phân tâm giúp chúng tui phân tích và liên tưởng vấn đề
của TC với các yếu tố về gia đình và giới tính.
Trong các cách tiếp cận trên, có lẽ cách tiếp cận cấu trúc và cách tiếp cận
nhận thức hành vi là hai cách tiếp cận chủ đạo được chuyển hóa thành
những kĩ năng cụ thể trong quá trình tham vấn.
Về kết quả tham vấn cho học sinh có HVLCHĐ
Nếu xét về mục tiêu: điều chỉnh HVLCHĐ thì tất cả các em có những
chuyển biến tích cực sau quá trình tham vấn, dù ít hay nhiều.131
Nếu xét về mục tiêu: giúp cho TC có được một chiến lược thích nghi và
làm chủ cuộc sống của mình thì chúng tui nhận định rằng khoảng 3/6 em có
được một chiến lược sống tốt, 2/6 em chưa được rõ ràng và 1 em gần như
không có chiến lược mới.
Nếu xét về mục tiêu chia sẻ, giải tỏa cảm xúc của các em thì có thể nói
rằng 5/6 em có được sự giải tỏa và cảm giác hài lòng về quá trình tham vấn.
1 em (case D), bỏ ngang giữa chừng và dường như em không hài lòng khi
được tham vấn.
Về khó khăn của người làm công tác tham vấn cho HS có HVLCHĐ
- Thời gian và không gian giành cho hoạt động tham vấn khá nhiều so
với những phương pháp tiếp cận khác. Cho nên số lượng những ca tham vấn
còn hạn chế và việc chọn ca cũng chưa được phong phú. Việc giám sát tham
vấn và đánh giá kết quả còn chưa được thực hiện bài bản.
- Trong quá trình tham vấn, đôi khi NTV có cảm giác bị xung đột. Vì
tham vấn không phải là dẫn dắt, không phải là gợi ý hay cho lời khuyên.
Nhưng với đối tượng là học sinh THPT, NTV nhận thấy ở thân chủ của
mình có những nguyên tắc/giá trị không phù hợp với chuẩn mực truyền
thống hay đạo đức (Ví dụ: trang điểm rất đậm khi đến trường hay sử dụng
điện thoại đắt tiền…). Do đó, đôi khi NTV đóng vai trò làm giáo dục cho
các em về nhân cách. Cách này khiến cho học sinh có cảm giác NTV đang
đứng ở phía đối lập với các em.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: case tham vấn tâm lý pdf, kế hoach can thiep hành vi của học sinh, can thiệp hành vi học sinh, Thực trạng và giải pháp hạn chế hành vi lệch chuẩn cho học sinh, biện pháp tăng khả năng tập trung cho học sinh trưng học cơ sở, kich bản tham vấn cá nhân học sinh thcs, tình huống hành vi lệch chuẩn của học sinh thcs, kế hoạch tham vấn cho học sinh có hành vi lệch chuẩn, bài nghiên cứu khoa học hành vi lệch chuẩn học sinh thpt, hành vi lệch chuẩn của học sinh tiểu học hiện nay, phân tích case tư vấn học đường, ví dụ về hành vi lệch chuẩn của học sinh, giáo viên làm gì trước hành vi lệch chuẩn của học sinh, tư vấn tâm lý cho học sinh bị rối loạn hành vi, tư vấn học sinh có hành vi lệch chuẩn, tư vấn tâm lý học đường 17 cách ứng dụng, khối lượng chuẩn của hs thcs violet, kế hoạch tư vấn học sinh có hanh vi lệch chuẩn, Hãy xác định những vấn đề tâm lý cần tiến hành tham vấn - tư vấn cho học sinh THCS, kỹ năng tư vấn hành vi lệch chuẩn cho hs thcs violet, giải pháp giáo dục hành vi lech chuan cho hs thcs mới nhất, nghien cứu hành vi lẹch chuan cua hs thcs, định hình trường hợp tham vấn cho học đường, tai lieu tham khao tham ván hoc sinh, tư vấn hành vi lệch chuẩn thcs violet, các tác động tích cực từ công tác tư vân học đường ở bậc thpt, KẾT LUẬN BÁO CÁO THỰC HÀNH THAM VẤN, TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ TƯ VẤN TÂM LÍ CHO HS THPT, skkn tư vấn tâm lý sức khỏe tâm thần.violet, các trường hợp tư vấn cho học sinh THPT, nguyễn duy hiệp hành vi lệch chuẩn, nghiên cứu về thực trạng tham vấn nghề nghiệp cho học sinh hiện nay.pdf, vận dụng tiếp cận nhận thức - hành vi vào tư vấn học đường, skkn tu van tam li hs, đè tài nghiên cứu về cảm xúc tiêu cực và hành vi đối phó của hS, chương 12 hành vi cá nhân và sự lệch chuẩn, quy trình tư vấn cho học sinh có hành vi lệch chuẩn, đối tượng nghiên cứu của tâm lý học lệch, biểu hiện của hành vi lệch chuẩn của học sinh trung học phổ thông, Đề tài: Phòng ngừa tư vấn THCS về sức khỏe tâm thần, tóm tắt nghiên cứu đề tài tư vấn học sinh thpt, cach tiep can lieu phap than chu trong tam trong tu van hs thpt, Tư vấn tâm lý học đường cho học sinh rụt rè, ngại giao tiếp, SKKN kĩ năng tư vấn tâm lý cho HS có hành vi lệch chuẩn, kế hoạch TƯ VẤN HỌC SINH CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN, KẾ HOẠCH TƯ VẤN HỌC SINH CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN, nguyên nhân học sinh có hành vi lệch chuẩn, ập kế hoạch can thiệp, tham vấn cho học sinh có hành vi lệch chuẩn, hành vi lệch chuẩn của học sinh thpt, kế hoạch tư vấn cho học sinh có hành vi lệch chuẩn
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top