cophuthuynho_25

New Member
Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................II
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. IV
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................V
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞLÝ LUẬN,
THỰC TIỄN CỦA VIỆC THAM GIA TPP...............................................................4
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. ..................................................4
1.1.1 Các nghiên cứu xoay quanh vấn đề Hiệp định thương mại tự do và
ngành dệt may Việt Nam. .....................................................................................4
1.1.2 Các nghiên cứu xoay quanh vấn đề tác động của Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến kinh tế Việt Nam. .........................................7
1.1.3 Các nghiên cứu xoay quanh vấn đề tác động của Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương đến ngành dệt may ......................................................11
1.1.4 Kết luận .....................................................................................................13
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THAM GIA TPP. ..........14
1.2.1 Khái quát về Hiệp định Thương mại tự do. ..........................................14
1.2.2 Khái quát về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
(TPP).………………………………………………………………………………………
…...18
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN.......26
2.1 QUY TRÌNH PHÂN TÍCH................................................................................26
2.2 CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN. ....................................28
2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu .....................................................28
2.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp............................................................29
2.2.3. Phương pháp kế thừa ...............................................................................30
2.2.4 Phương pháp nghiên cứu điển hình ..........................................................31
CHƢƠNG 3. ẢNH HƢỞNG CỦA TPP TỚI XUẤT KHẨUDỆT MAY CỦA VIỆT
NAM..........................................................................................................................33
3.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM .............33
3.1.1 Khái quát về ngành dệt may của Việt Nam. ..............................................33
3.1.2 Xuất khẩu dệt may của Việt Nam. .............................................................35
3.1.3 Tình hình xuất khẩu vào một số thị trường thuộc TPP. ............................45
3.2 ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG TPP TỚI XUẤT KHẨU
DỆT MAY CỦA VIỆT NAM ................................................................................50
3.2.1 Ảnh hưởng của điều khoản cắt giảm thuế quan........................................51
3.2.2 Ảnh hưởng của Quy định xuất xứ..............................................................57
3.2.3 Ảnh hưởng của điều khoản tự vệ...............................................................62
3.2.4 Ảnh hưởng của điều khoản về lao động. ...................................................63
3.2.5 Ảnh hưởng của điều khoản về môi trường. ...............................................67
3.2.6 Ảnh hưởng do làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.........................71
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DỆT MAY.............................................75
KHI TPP CÓ HIỆU LỰC .........................................................................................75
4.1 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TỪ TPP ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM....75
4.1.1 Cơ hội đối với ngành dệt may Việt Nam ...................................................75
4.1.2 Thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam. ...........................................76
4.2 KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM.........................78
4.3 KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ. ...................................................................82
KẾT LUẬN...............................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................88
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (Trans Pacific Strategic
Economic Partnership Agreement - TPP) bản chất là một dạng FTA nhƣng có phạm
vi các cam kết mở cửa sâu, rộng chƣa có tiền lệ, hứa hẹn sẽ tác động tích cực tới
tiến trình hội nhập và thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình
Dƣơng. Hiện nay, đàm phán TPP đang diễn ra giữa 12 nƣớc thành viên chính thức
gồm Việt Nam, Singapore, Brunei, Malayxia, Australia, New Zealand, Chile, Peru,
Canada, Mexico, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Các nƣớc thành viên đều thể hiện quyết tâm
sớm để hoàn tất đàm phán để đi kết ký kết. Sau khi hoàn thành ký kết, TPP trở
thành một khu vực kinh tế với thị trƣờng hơn 790 triệu dân, tổng GDP là 27000 tỷ
USD, đóng góp 40% GDP và chiếm khoảng 1/3 kim ngạch thƣơng mại toàn cầu.
Mặc dù hiệp định có tác động tới nhiều lĩnh vực, ngành dệt may của Việt
Nam đƣợc kỳ vọng sẽ hƣởng lợi nhiều nhất. Sản phẩm dệt may đứng thứ hai về kim
ngạch xuất khẩu chỉ sau hàng điện tử. Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai thị trƣờng xuất
khẩu dệt may lớn của Việt nam và đều thuộc khu vực TPP. Việt Nam là nƣớc xuất
khẩu dệt may sang Hoa Kỳ lớn thứ hai sau Trung Quốc, trong khi Trung Quốc
không tham gia vào TPP. Thông qua TPP, mức thuế dành cho các doanh nghiệp dệt
may xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ giảm từ 17%-20% xuống 0% nếu TPP đƣợc ký kết,
một bƣớc ngoặt có thể xay ra ngay trong năm 2015. Cơ hội để Việt Nam tăng
trƣởng xuất khẩu vào thị trƣờng các nƣớc TPP, đăc biệt là Hoa Kỳ là rất lớn.
Hiệp định TPP hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu dệt may Việt
Nam phát triển khi các rào cản thƣơng mại đƣợc dỡ bỏ. Tuy nhiên, kèm với các cơ
hội cũng tồn tại không ít những thách thứcmà doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam
cần rất nhiều nỗ lực để có thể vƣợt qua để tận dụng tối đa những cơ hội và hạn chế
các tác động tiêu cực khi Hiệp định TPP đƣợc ký kết.
Phân tích, đánh giá dự báo một cách thấu đáo những tác động của TPP tới
xuất khẩu dệt may của Việt Nam, trong điều kiện nội dung đàm phán không đƣợc
công khai là việc không dễ dàng. Nhƣng nó sẽ ý nghĩa nhất định trong việc nâng
cao hiểu biết, giúp các doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan chính quyền có những
bƣớc chuẩn bị nhất định cho việc gia nhập.
Vì vậy, việc lựa chọn Tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái
Bình Dƣơng (TPP): những ảnh hƣởng tới xuất khẩu dệt may của Việt Nam’
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của bản chính là để đi tìm câu trả lời cho
các vấn đề trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu : Thông qua việc nghiên cứu những ảnh hƣởng đối với
xuất khẩu dệt may khi Việt Nam tham gia TPP, từ đó đề xuất một số giải pháp để
ngành dệt may Việt Nam tận dụng những cơ hội và vƣợt qua thách thức khi TPP có
hiệu lực
Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Trình bày đƣợc tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, cơ sở
lý luận và thực tiễn của Hiệp định thƣơng mại tự do FTA và Hiệp định thƣơng mại
đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng TPP.
- Phân tích đƣợc các điều khoản trong TPP có ảnh hƣởng đến xuất khẩu dệt
may của Việt Nam, từ đó chỉ ra đƣợc các cơ hội và thách thức đối với ngành khi
Việt Nam ký kết TPP.
- Trên cơ sở cơ hội và thách thức của ngành dệt may khi tham gia TPP, kiến
nghị đƣợc các giải pháp dành cho doanh nghiệp dệt may và Chính phủ để tận dụng
tốt cơ hội và vƣợt qua các thách thức khi TPP có hiệu lực.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Ảnh hƣởng của TPP đến xuất khẩu dệt
may của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu :
Trong nghiên cứu này, phạm vi đối tƣợng đƣợc xem xét là xuất khẩu dệt may
của Việt Nam với các nƣớc trong TPP, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Phạm vi
thời gian nghiên cứu, phân tích là từ 2010 đến 2015 và dự báo triển vọng cho giai
đoạn 2015 – 2025.
Phạm vi lĩnh vực nghiên cứu : Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các điều khoản
chính trong TPP có ảnh hƣởng trực tiếp đến xuất khẩu dệt may bao gồm các điều
khoản có liên quan đến: cắt giảm thuế quan, quy định xuất xứ, biện pháp tự vệ, lao
động, môi trƣờng và ảnh hƣởng do làn sóng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI.
4. Câu hỏi nghiên cứu.
- Xuất khẩu dệt may của Việt Nam chịu ảnh hƣởng nhƣ thế nào khi Việt Nam
tham gia TPP ?
- Thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các nƣớc TPP trong thời
gian qua nhƣ thế nào ?
- Doanh nghiệp dệt may và chính phủ Việt Nam cần làm gì để tham gia
TPP có hiệu quả?
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào các nƣớc TPP.
- Làm rõ những ảnh hƣởng đối với xuất khẩu dệt Amay của Việt Nam khi TPP
có hiệu lực thông qua việc phân tích các điều khoản trong TPP có liên quan tới dệt
may.
- Đề xuất một số giải pháp để ngành dệt may Việt Nam tận dụng những cơ hội
và vƣợt qua thách thức khi TPP có hiệu lực.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng nhƣ sau :
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn của
việc tham gia TPP.
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn.
Chƣơng 3. Ảnh hƣởng của TPP tới xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
Chƣơng 4. Giải pháp cho ngành dệt may khi TPP có hiệu lực.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA VIỆC THAM GIA TPP.
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu.
1.1.1 Các nghiên cứu xoay quanh vấn đề Hiệp định thương mại tự do và ngành
dệt may Việt Nam.
Tác giả Bùi Thành Nam, Khoa Quốc tế học, Đại học Khoa học xã hội nhân
văn trong bài viết “Những tác động của Hiệp định thương mại tự do” trên Tạp chí
Lý luận Chính trị số 9/2014 đã phân tích tác động tích cực và tiêu cực dƣới 2 góc
độ : tác động kinh tế và thƣơng mại và tác động phi kinh tế. Đây là bài viết khá đầy
đủ và toàn diện về ảnh hƣởng của FTA tới một quốc gia nói chung.
Tác giả Trần Thị Mai Thành trong luận văn thạc sỹ „Thực trạng và xu hướng
Hiệp định Thương mại tự do (FTA) trong khu vực ASEAN”đã tóm tắt đƣợc cơ sở lý
luận về Hiệp định Thƣơng mại tự do FTA, đồng thời phân tích rất chi tiết xu hƣớng
đàm phán FTA của từng quốc gia trong ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Nghiên cứu đánh giá tác động của các FTA đối với Việt Nam có giá trị tham
khảo rất tốt cho luận văn nhƣ “Phân tích định lượng tác động tiềm ẩn của các
FTA” của David Vanzetti, Đại học Quốc gia Australia, Chuyên gia quốc tế Dự án
MUTRAP; nghiên cứu này kết hợp định tính và định lƣợng trong đó phân tích định
lƣợng sử dụng mô hình cẩn bằng tổng thể CGE và các mô hình phát triển riêng của
nó nhƣ MIRAGE.
Trong báo cáo “Việt Nam tham gia WTO và các hiệp định thƣơng mại tự do
(FTA): Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may” đƣợc thực hiện theo yêu cầu của
Dự án “Hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại và phát triển xuất khẩu tại Việt Nam –
VIE/61/94” của Cục Xúc tiến thƣơng mại Bộ Công thƣơng của 2 tác giả Nguyễn
Anh Dƣơng và Đặng Phƣơng Dung. Trong báo cáo đã chỉ ra được rất nhiều vấn đề mà
xuất khẩu dệt may Việt Nam đang gặp phải. Có thể kể ra. Thứ nhất, Hàm lƣợng giá
trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu nói chung còn hạn chế. Thứ hai, doanh nghiệp
khó tiếp cận vốn. Thứ ba, chi phí sản xuất ở Việt Nam cũng chƣa đạt mức cạnh
tranh cần thiết. Thứ tƣ, doanh nghiệp còn hiểu biết hạn chế về thị trƣờng nƣớc ngoài
và các vấn đề thƣơng mại và phi thƣơng mại quốc tế. Thứ năm, bản thân các hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng cũng chƣa đƣợc
thuận lợi hoá đáng kể. Thứ sáu, trong một chừng mực nhất định, chính sách thƣơng
mại, đặc biệt là thuế quan của Việt Nam còn hay thay đổi và khó tiên liệu trƣớc.
Thứ bảy, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt nam còn gặp vấn đề từ quy chế kinh
tế phi thị trƣờng mà các thị trƣờng xuất khẩu chính áp đặt đối với Việt nam. Thứ
tám, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu các nƣớc có
xu hƣớng thực thi bảo hộ kiểu mới. Thứ chín, hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may
của Trung Quốc sang Hoa Kỳ và EC đƣợc dỡ bỏ từ năm 2008. Thứ mƣời, doanh
nghiệp còn chƣa có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng thƣơng hiệu và bảo vệ
thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng nƣớc ngoài. Thứ mƣời một, cơ cấu bảo hộ
thực tế theo chuỗi giá trị hiện vẫn ít bảo hộ các sản phẩm dệt mà bảo hộ các sản
phẩm may nhiều hơn. Thứ 12, rào cản về đầu tƣ đối với các doanh nghiệp trong
ngành dệt may.Thứ 13, bất cập chính sách lao động và tiền lƣơng của Việt Nam.
Thứ 14, các doanh nghiệp dệt may còn gặp khó khăn do chƣa tiếp cận các dịch vụ
hỗ trợ kinh doanh. Cho đến nay, TPP có thể xem là một bƣớc ngoặt đối với ngành
dệt may Việt Nam thì cơ hội rất lớn kèm theo là không ít khó khăn. Báo cáo cũng
tổng kết lại một số khuyến nghị cho cơ quan làm chính sách, hiệp hội dệt may cũng
nhƣ doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội do mở cửa hội nhập mang lại.
Ngoài ra có nhiều nghiên cứu định lƣợng khác đánh giá tác động của FTA
đến nền kinh tế Việt Nam và khu vực. Chẳng hạn, Cassing (2011) phân tích tác
động của FTA đến cấp độ ngành của Việt Nam, còn Vanzetti (2010) xem xét tác
động của các FTA đến một số yếu tố chính của nền kinh tế Việt Nam nhƣ xuất nhập
khẩu, thu nhập quốc dân, doanh thu thuế, việc làm và thu nhập. Năm 2011 Mutrap
cũng đƣa ra đánh giá khá đầy đủ về tác động của cam kết mở cửa thị trƣờng trong
các hiệp định thƣơng mại tự do đến hoạt động sản xuất, thƣơng mại của Việt Nam.
Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh số 28
(2012) từ trang 49-59 có bài viết “Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt
Nam” của PGS.TS Hà Văn Hội, đây là bài viết đƣợc thực hiện trong khuôn khổ đề
tài “Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, kinh nghiệm của một số nƣớc châu Á
và gợi ý đối với Việt Nam” với sự tài trợ của Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu châu Á
– Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là bài viết đã phân tích một cách chi tiết chuỗi giá
trị dệt may toàn cầu, đồng thời chỉ ra các giai đoạn cụ thể của chuỗi giá trị dệt may
toàn cầu gồm các giai đoạn nhƣ sản xuất nguyên phụ liệu, kéo sợi, dệt vải, nhuộm,
in vải, cắt may và phân phối sản phẩm. Bài viết cũng dựa trên cách tiếp cận từ sản
phẩm đầu ra để phân tích và làm rõ chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may. Bài viết đã chỉ
ra đƣợc nguyên nhân giá trị gia tăng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam còn thấp
trong chuỗi giá trị xuất khẩu mặt hàng này.
Trong báo cáo “Đánh giá tác động của quy tắc xuất xứ trong các hiệp định
thƣơng mại tự do của Việt Nam của nhóm tác giả Stefano Inama, Hồ Quang Trung,
Trần Bá Cƣờng và Phan Sinh thuộc dự án hộ trợ thƣơng mại đa biên Mutrap đã có
một đánh giá khá toàn diện và chi tiết về tác động của quy tắc xuất xứ đới với sản
phẩm cụ thể từ góc độ Việt Nam. Thông qua phân tích chi tiết từng điều khoản
trong các hiệp định thƣơng mại mà Việt Nam tham gia nhƣ AFTA và Khu vực
thƣơng mại tự do ASEAN – Trung Quốc, khu vực thƣơng mại tự do Úc – New
Zealand – Việt Nam, EC – Việt Nam, Ấn Độ - Việt Nam, Hàn Quốc – Việt Nam,
Việt Nam – Nhật Bản. Nhiều mặt hàng có liên quan đến quy tắc xuất xứ nhƣ dệt
may, thuỷ sản, da giày, nông phẩm. Báo cáo đã xác định lợi ích cần đạt đƣợc khi
đàm phán, nghĩa là các quy tắc xuất xứ thuận lợi cho xuất khẩu, tính ổn định và
minh bạch về quy tắc xuất xứ trong FTA để tăng tính khả dụng. Nghiên cứu cũng
đề cập đến một số khía cạnh của các quy định thực hiện quy tắc xuất xứ. Các đề
xuất đƣa ra nhằm cải thiện quy tắc xuất xứ trong các FTA của Việt Nam với các đối
tác khác nhau. Các đề xuất này liên quan đến cách tính tỷ lệ phần trăm và quan hệ
giữa các tiêu chí chung về quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể. Đây là một báo
cáo đáng để tham khảo khi quy tắc xuất xứ đang là một trở ngại với quá trình đàm
phán gia nhập TPP của Việt Nam, ảnh hƣởng rất lớn đến ngành dệt may nƣớc ta.
Công ty cổ phần chứng khoán FPT, tháng 4/2014 đã xuất bản “Báo cáo ngành
dệt may” của chuyên viên phân tích Bùi Văn Tốt. Báo cáo đã nêu bật đƣợc tình
cao, nên các nhà điều hành doanh nghiệp thƣờng bỏ qua, điều này sẽ làm tăng nguy
cơ bị kiện bởi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và có thể sẽ không thể xuất khẩu sang các
nƣớc thành viên TPP.
Theo tin tức của trang Trung tâm WTO, ngày 15/1/2014 trang Wikileaks đã
công bố 2 tài liệu đƣợc đánh giá là tài liệu đàm phán bị rò rỉ liên quan đến Chƣơng Môi
trƣờng trong đàm phán Hiệp định TPP. Tài liệu đầu tiên là bản thảo chƣơng Môi
trƣờng đề ngày 24/11/2013 do Canada, nƣớc giữ vai trò chủ trì đàm phán về môi
trƣờng soạn thảo. Trang đầu tiên cho biết văn bản này đáp lại đề nghị của các bộ
trƣởng TPP yêu cầu Canada chuẩn bị một bản tổng hợp sau khi tiến hành tham vấn
song phƣơng với các nƣớc TPP khác để xác định những vấn đề quan ngại, giới hạn
đỏ và các giải pháp có thể có. Tài liệu thứ hai là “Báo cáo từ Ban Chủ tịch” của
nhóm đàm phán môi trƣờng đƣa ra giải thích sâu hơn về phần lời văn trong bản dự
thảo của Canada. Báo cáo này làm rõ một số điều khoản trong bản tổng hợp hiện
đang còn nhiều tranh cãi và chƣa đạt đƣợc thống nhất giữa các nƣớc TPP. Đó là các
điều khoản: Định nghĩa, Các Hiệp định Môi trƣờng đa phƣơng; tham vấn/giải quyết
tranh chấp; thƣơng mại và đa dạng sinh học; thƣơng mại và biến đổi khí hậu; đánh
bắt cá ngoài biển; bảo tồn; và hàng hoá và dịch vụ liên quan đến môi trƣờng.
Trong mục tiêu của Chƣơng Môi trƣờng hƣớng tới đó là
- Ngăn ngừa, xử lý chất thải, hay kiểm soát việc phát hành, xả hay thải các
chất gây ô nhiễm môi trƣờng.
- Kiểm soát các hoá chất độc hại với môi trƣờng.
- Bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã, các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng
Các bên đều thống nhất sẽ đảm bảo song song 2 quá trình thúc đẩy thƣơng
mại giữa các nƣớc thành viên và bảo vệ môi trƣờng.
Bản dự thảo do Canada đề xuất không đáp ứng đƣợc hai yêu cầu chính của
Hoa Kỳ là: Các nghĩa vụ liên quan đến môi trƣờng phải tuân theo các quy định về
giải quyết tranh chấp giống nhƣ các vi phạm thƣơng mại, và các nghĩa vụ mà các
bên đã cam kết trong hiệp định môi trƣờng đa phƣơng phải đƣợc thực thi theo TPP.
Tuy nhiên báo cáo của Ban Chủ tịch cũng cho biết Hoa Kỳ vẫn đang thúc ép các đối
tác thực hiện những yêu cầu của họ, mặc dù nƣớc này tiếp tục đối mặt với sự phản
đối của hầu nhƣ tất cả các nƣớc còn lại. Thay vào đó, các nƣớc còn lại chỉ muốn
thực thiện tham vấn trong trƣờng hợp tranh chấp xảy ra hơn là áp dụng các biện
pháp trừng phạt cố định nhƣ trong tranh chấp thƣơng mại.
Nhƣ một, nguyên lý chung các nƣớc cùng kiệt thƣờng khó giải quyết các vấn đề
môi trƣờng do thiếu hụt về nguồn lực và Hoa Kỳ có thể hỗ trợ về tài chính để nâng
cao năng lực cho các nƣớc nghèo. Ví dụ nhƣ Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn
trong việc đạt đƣợc các tiêu chuẩn cao về môi trƣờng do Hoa Kỳ đƣa ra cả trên
phƣơng diễn đồng thuận lẫn khung thời gian thực thi. Thêm vào đó, Hoa Kỳ có khả
năng gây ảnh hƣởng về vấn đề này. Ví dụ, nếu một vài nƣớc đối tác TPP của Hoa
Kỳ từ chối các điều khoản chống khai thác gỗ trái phép, Hoa Kỳ có thể loại bỏ các
nƣớc này ra khỏi danh mục đƣợc cắt giảm thuế áp dụng cho tất cả các sản phẩm từ
gỗ nguyên liệu đến gỗ sàn và đồ gỗ nội thất.
Đối với ngành dệt may, hiện nay có rất ít doanh nghiệp dệt may trong nƣớc
đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn môi trƣờng bền vững mà các nhà nhập khẩu nƣớc
ngoài đƣa ra. Và điều đó có thể gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu dệt may trong
thời gian tới.
Tại hội thảo về “Các vấn đề môi trường và mục tiêu phát triển và hợp tác
giữa các doanh nghiệp mục tiêu” đƣợc tổ chức bở Tập đoàn Dệt may Việt Nam
(Vinatex), phối hợp với Tập đoàn bán lẻ Target Corp của Hoa Kỳ hồi đầu tháng
5/2014, ông Đặng Vũ Hùng, Phó Tổng Giám đốc Vinatex, cho biết các nhà nhập
khẩu hàng dệt may lớn của nƣớc ngoài ngày càng đặt nặng tiêu chuẩn về môi
trƣờng bền vững đối với các nhà sản xuất. Ông Hùng cho biết: "Tiêu chuẩn về môi
trƣờng bền vững ngày càng khắt khe, đƣợc xem nhƣ "giấy thông hành" cho doanh
nghiệp dệt may muốn xuất khẩu đi các nƣớc. Tuy nhiên, còn rất ít doanh nghiệp
trong nƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu về môi trƣờng bền vững từ các nhà nhập khẩu
hàng may mặc nƣớc ngoài,"
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và nh Luận văn Kinh tế 2
Y Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Ngôi nhà Bình yên – Trung ương Hội liên hiệp phụ Văn hóa, Xã hội 2
T Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
C Vai trò tham gia quản lý nhà nước của các cấp hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 Luận văn Luật 0
N Việt Nam tham gia WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA): hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may Tài liệu chưa phân loại 0
D Tội Vi Phạm Quy Định Về Tham Gia Giao Thông Đường Bộ Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵng Luận văn Luật 0
D nghiên cứu sự tham gia của hội cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới tại huyện gia lâm, thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 2
D Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Văn hóa, Xã hội 0
D Kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội Văn hóa, Xã hội 0
Y Phân tích hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp Dược Việt Nam tham gia thị trường chứng khoán Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top