daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Granitoid Phanerozoi khối nâng Phan Si Pan và triển vọng khoáng sản liên quan

MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
Tính cấp thiết..........................................................................................................................1
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:..........................................................................................2
Mục tiêu nghiên cứu:..............................................................................................................3
Nội dung nghiên cứu chính: ...................................................................................................3
Các luận điểm bảo vệ: ............................................................................................................3
Các điểm mới của luận án: .....................................................................................................4
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:...............................................................................................5
Cơ sở tài liệu của luận án: ......................................................................................................5
Cấu trúc của luận án: ..............................................................................................................6
Lời cảm ơn:.............................................................................................................................6
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU...................................................8
1.1. Khái quát về đặc điểm cấu trúc địa chất khối nâng Phan Si Pan ...................................8
1.2. Tình hình nghiên cứu về hoạt động magma khối nâng Phan Si Pan và khoáng sản liên
quan. .....................................................................................................................................10
1.2.1. Các hoạt động magma: ..........................................................................................10
1.2.2. Khoáng sản:............................................................................................................16
1.3. Cơ sở phân chia hoạt động magma granitoid Phanerozoi khối nâng Phan Si Pan......18
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................19
2.1. Cơ sở lý thuyết...............................................................................................................19
2.1.1. Hệ thống phân loại các đá granitoid theo nguồn gốc: ............................................19
2.1.1.1. Phân loại granitoid theo các kiểu I, S, A và M................................................19
2.1.1.2. Phân loại granit theo vị trí kiến tạo..................................................................21
2.1.2. Lý thuyết plume manti và các tỉnh magma lớn (LIP).............................................22
2.1.2.1. Lý thuyết plume manti.....................................................................................22
2.1.2.2. Tỉnh magma lớn...............................................................................................24
2.1.3. Hoạt động magma liên quan đến đới trượt Sông Hồng..........................................26
2.1.4. Lý thuyết về hệ magma - quặng và các hệ magma - quặng nhiệt dịch:..................27
2.2. Các phương pháp nghiên cứu........................................................................................30
2.2.1. Phương pháp luận chủ đạo. ....................................................................................30
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu. ................................................................................30
2.2.2.1. Tổng hợp và xử lý tài liệu................................................................................31
2.2.2.2. Các lộ trình khảo sát địa chất chi tiết: .............................................................31
2.2.2.3. Phương pháp phân tích thạch học dưới kính hiển vi phân cực........................31
2.2.2.4. Phương pháp phân tích khoáng tướng.............................................................31
2.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu thành phần khoáng vật............................................31
2.2.2.6. Phương pháp nghiên cứu thạch địa hoá:..........................................................31
2.2.2.7. Phương pháp định tuổi tuyệt đối LA-ICP-MS U – Pb trên zircon ..................32
2.2.2.8. Phương pháp nghiên cứu mối liên quan quặng hóa với ..thành tạo magma....33
2.2.2.9. Xử lý kết quả phân tích: ..................................................................................33
Chương 3. THẠCH LUẬN CÁC ĐÁ GRANITOID PERMI.............................................34
3.1. Đặc điểm địa chất..........................................................................................................34
3.1.1. Tổ hợp granosyenit - granit arfvedsonit-aegirin kiểu Mường Hum .......................34
3.1.2. Tổ hợp syenit-granosyenit-granit riebeckit – aegirin Phu Sa Phìn.........................37
3.1.3. Tổ hợp granosyenit - granit biotit – amphibol Phan Si Pan ...................................39
3.2. Đặc điểm thạch học-khoáng vật ....................................................................................42
3.2.1. Granitoid Mường Hum:..........................................................................................42
3.2.2. Granitoid kiểu Phu Sa Phìn: ...................................................................................51
3.2.3. Granitoid Phan Si Pan: ...........................................................................................52
3.3. Đặc điểm địa hóa...........................................................................................................55
3.3.1. Granitoid Mường Hum...........................................................................................55
3.3.2. Granitoid kiểu Phu Sa Phìn ....................................................................................57
3.3.3. Granitoid kiểu Phan Si Pan.....................................................................................58
3.4. Tuổi thành tạo................................................................................................................71
3.4.1. Granitoid Mường Hum...........................................................................................71
3.4.2. Granit kiềm Phu Sa Phìn ........................................................................................72
3.4.3. Granitoid Phan Si Pan ............................................................................................73
3.5. Nguồn gốc, điều kiện thành tạo và bối cảnh địa động lực ............................................83
3.5.1. Quá trình kết tinh phân dị.......................................................................................83
3.5.2. Nguồn magma của granitoid Permi........................................................................84
3.5.2. Bối cảnh địa động lực.............................................................................................89
Nhận định chung chương 3: .................................................................................................93
Chương 4. THẠCH LUẬN CÁC ĐÁ GRANITOID KAINOZOI .....................................94
4.1. Đặc điểm địa chất..........................................................................................................94
4.2. Đặc điểm thạch học-khoáng vật ....................................................................................98
Ghi chú các ký hiệu trên ảnh lát mỏng: Pl-Plagioclas; K-Fls – Feldspar kali; Qtz - Thạch
anh; Bi – Biotit ...................................................................................................................101
4.3. Đặc điểm địa hóa.........................................................................................................102
4.4. Tuổi thành tạo..............................................................................................................109
4.5. Nguồn gốc và bối cảnh địa động lực...........................................................................117
4.5.1. Tuổi Kainozoi và thành phần đá của phức hệ Yê Yên Sun..................................117
4.5.2. Nguồn magma của granit Kainozoi Yê Yên Sun .................................................118
4.5.3. Mối liên quan về không gian và thời gian với đới trượt Sông Hồng....................121
Nhận định chung chương 4: ...............................................................................................123
Chương 5. TRIỂN VỌNG QUẶNG HÓA VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI HOẠT ĐỘNG
MAGMA GRANITOID PHANEROZOI KHỐI NÂNG PHAN SI PAN........................125
5.1. Quặng Mo đa kim (Cu-Au-W) .....................................................................................128
5.1.1. Biểu hiện quặng hóa Mo-(Cu-Au):.......................................................................129
5.1.1.1. Biểu hiện khoáng hóa Mo-(Cu-Au) Ô Quy Hồ. ............................................130
5.1.1.2. Biểu hiện quặng hóa Suối Lạnh (Bản Khoang):............................................131
5.1.2. Một số đặc điểm khoáng vật, địa hóa và đồng vị: ................................................133
5.1.3. Mối liên quan với hoạt động magma và triển vọng khoáng sản:..........................135
5.2. Quặng đất hiếm ...........................................................................................................137
5.2.1. Quặng đất hiếm trong mỏ đồng Sin Quyền ..........................................................137
5.2.1.1. Sơ lược về đặc điểm địa chất và quặng hóa. .................................................137
5.2.1.2. Đặc điểm khoáng vật và các đặc trưng về địa hóa quặng..............................139
5.2.1.3. Mối liên quan của REE với hoạt động magma và triển vọng khoáng sản.....142
5.2.2. Đất hiếm và phóng xạ (TR-U-Ba):.......................................................................144
Nhận định chung chương 5: ...............................................................................................148
KẾT LUẬN ...........................................................................................................................149
Danh mục những công trình đã công bố liên quan đến luận án của tác giả:..................151
I. Các Tạp chí chuyên ngành liên quan đến luận án:......................................................151
II. Sách chuyên khảo liên quan đến luận án ...................................................................151
III. Tuyển tập Hội nghị, hội thảo liên quan đến luận án.................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................153
4.5. Nguồn gốc và bối cảnh địa động lực
4.5.1. Tuổi Kainozoi và thành phần đá của phức hệ Yê Yên Sun
Từ trước đến nay, granitoid phức hệ Yên Sun vẫn được xếp vào giai đoạn hoạt
động magma - kiến tạo Kainozoi [Izokh E.P trong Dovjikov và nnk, 1965; Trần Văn
Trị, 1977; Đào Đình Thục và Huỳnh Trung, 1995]. Các kết quả phân tích tuổi thành
tạo của granit biotit và granit sáng màu, ít hay không bị biến dạng trong khối Yê Yên
Sun (dãy Phan Si Pan) bằng phương pháp U-Pb (zircon, LA-ICP-MS) nêu trên tái
khẳng định sự sắp xếp này và làm sáng tỏ rằng, tuổi thành tạo của chúng chỉ nằm trong
khoảng 35-30 tr.n. Diện phân bố của các granit này khá rộng, theo kết quả khảo sát
ban đầu có thể cho rằng chúng chiếm phần lớn diện tích tây bắc khối Yê Yên Sun “cũ”
theo phạm vi được thể hiện trước đây trên các bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 500.000 hay 1:
200.000 (tờ Lào Cai – Kim Bình). Tuy nhiên, điều cần xác định ở đây là, ngoại trừ
dạng đai mạch, các granit Kainozoi biểu hiện dưới dạng các khối nhỏ phân bố trong
các thực thể địa chất khác, hay chúng là một thể “batholit” với diện tích của phần tây
bắc khối Yê Yên Sun cũ có thể ước tính đến 500 km2. Trong khuôn khổ đề tài luận án
này NCS chưa thể giải quyết được câu hỏi đặt ra. Vì thế, để khoanh định cụ thể hơn
diện phân bố của granit Yê Yên Sun, cần có công tác đo vẽ bản đồ địa chất chi tiết.
Kết quả phân tích thành phần hóa học và hàm lượng các nguyên tố vết của granit sáng
màu trên đèo Hoàng Liên cho thấy chúng thuộc loại khá cao kiềm, cùng kiệt Nb, Ta và Zr
tương tự như các granit kiểu hỗn hợp I - S [Trần Tuấn Anh et al., 2002]. Như trên đã
nêu, các số liệu phân tích mới đối với granit porphyr dạng đai mạch ở khu vực Sa Pa –
Bình Lư (mặt cắt i), cũng như granit biotit ở ba khu vực Tung Qua Lìn – Sì Lờ Lầu
(mặt cắt iii), Nậm Xe – Sìn Suối Hồ (mặt cắt ii) và Trung Lèng Hồ (mặt cắt iv) cũng
khẳng định các đặc điểm địa hóa này của granit Yê Yên Sun [Phạm Thị Dung và nnk,
2012]. Phần đông nam của khối Yê Yên Sun ”cũ”, như kết quả nghiên cứu trình bày
trên, chủ yếu sẽ bao gồm granit kiềm chứa arfvedsonit – riebeckit kiểu Phu Sa Phìn và
granit biotit – hornblend cao kiềm kali tuổi Permi; chúng tui kiến nghị gọi granit biotit
và granit biotit – hornblend này là kiểu Phan Si Pan.
Như vậy, granitoid Yê Yên Sun, về mặt tuổi thành tạo, không có gì thay đổi so
với trước đây – Kainozoi (chỉ chính xác hóa lại khoảng thời gian hình thành), song về
thành phần đá có sự thay đổi nhiều. Theo các mô tả trước đây, “phức hệ Yê Yên Sun”
có thành phần khá phức tạp: granosyenit, monzodiorit, granit biotit – amphibol, granit
biotit, granit sáng màu [Đào Đình Thục, Huỳnh Trung (chủ biên), 1995]. Với các tài
liệu mới về thành phần và tuổi đồng vị trình bày trên, có thể cho rằng, thành phần đá
chủ yếu của granit Eocen muộn-Oligocen sớm “phức hệ Yê Yên Sun” bao gồm: granit
biotit, hay granit biotit – amphibol và granit sáng màu hạt nhỏ, biến dạng yếu hoặc
không bị biến dạng, granit porphyr dạng đai mạch; chúng có các đặc trưng địa hóa pha
trộn giữa kiểu I và kiểu S, khác với các granit Permi có đặc trưng của granit kiểu A
điển hình.
4.5.2. Nguồn magma của granit Kainozoi Yê Yên Sun
Với các đặc trưng địa hóa khá cao Al, K, chỉ số Lacroix - LI đa phần >0,6, khá
giàu các nguyên tố có bán kính ion lớn (LILE) và nhóm đất hiếm nhẹ (LREE), các đá
granit Kainozoi trên khối nâng Phan Si Pan tương ứng với granitoid kiềm-vôi cao kali
là sản phẩm kết tinh từ dung thể có nguồn gốc hỗn hợp manti - vỏ. Kiểu này thường
xuất hiện trong thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ nén ép sang chế độ tách giãn [Bonin B,
1990; Ludwig, K.R., 2003]. Mặt khác, tỷ lệ (Yb/Lu)N = 0,8-1,28 gần như không đổi,
trong khi đó tỷ lệ (La/Yb)N = 5,45-162,42 biến động khá lớn chứng tỏ chúng có nguồn
gốc nóng chảy từ vật liệu trộn lẫn manti-vỏ. Xét theo đặc điểm cùng kiệt Nb, Ta, Hf (các
nguyên tố trường lực mạnh-HFSE) và vắng mặt dị thường âm Eu, có thể giả định rằng
chất nền của các granit này có thành phần gần gũi với chất nền thường được giả định
cho các granitoid loạt kiềm vôi điển hình, chẳng hạn như granitoid tuổi Permi (272-
260tr.n.) phức hệ Điện Biên hay granitoid Neo-Proterozoi (750tr.n) phức hệ Pò Sen
trên lãnh thổ TBVN. Vị trí thành phần của granit Yê Yên Sun trên các biểu đồ phân
biệt bối cảnh kiến tạo trong tọa độ Rb-(Y+Nb) và Nb-Y (hình 4.10) (theo Pearce et al.
1984) trùng với trường các granit kiểu cung núi lửa (VAG) hay granit hỗn hợp kiểu
cung núi lửa và đồng va chạm (VAG+Syn-COLG). Mặt khác, các nghiên cứu về đặc
điểm đồng vị của granit Yê Yên Sun cho thấy tỷ lệ đồng vị Sr87/Sr86 ban đầu là
0,73175 là rất cao chứng tỏ chúng nghiêng về granit có nguồn gốc vỏ hơn (granit kiểu
S) [Nguyễn Trung Chí-chủ biên, 2004]. Việc nghiên cứu chi tiết về thành phần đồng vị
Sr và Nd trong tương lai có thể làm sáng tỏ thêm vấn đề này. Tuy nhiên, ở đây, vai trò
của vật chất vỏ trong quá trình thành tạo magma Yê Yên Sun có thể được luận bàn

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top