daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) .3
1.1.1. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam 3
1.1.2. Phân loại và cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ . 4
1.2. Đái tháo đường với y học cổ truyền (YHCT) 6
1.2.1. Quan niệm của y học cổ truyền về ĐTĐ 6
1.2.2. Các thuốc đông y điều trị ĐTĐ 6
1.3. Phương pháp gây mô hình ĐTĐ trên động vật thực nghiệm 7
1.3.1. Một số mô hình gây ĐTĐ mô phỏng ĐTĐ type 1 trên động vật thực nghiệm 7
1.3.2. Streptozocin và ứng dụng trong mô hình ĐTĐ type1 8
1.4. Nấm Hoàng chi (Ganoderma colossum) .9
1.4.1. Đặc điểm chung 9
1.4.2. Phân bố sinh thái 10
1.4.3. Thành phần hóa học [3] 10
1.4.4. Tác dụng dược lý[7] . 13
1.4.5. Tình hình nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết của nấm Hoàng chi trên Thế giới và ở
Việt Nam 16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.1.1. Động vật nghiên cứu 18
2.1.2. Dược liệu nghiên cứu . 18
2.2. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu .19
2.3. Phương pháp nghiên cứu 23
2.3.1. Tạo mô hình ĐTĐ trên chuột nhắt trắng theo kiểu mô phỏng ĐTĐ typ 1 . 23
2.3.2. Phương pháp định lượng glucose huyết . 24
2.3.3. Các phương pháp định tính, định lượng các chất có hoạt tính sinh học trong nấm Hoàng chi25
2.3.4. Các phương pháp ngâm chiết . 28
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu khả năng hạ đường huyết của dịch chiết trên chuột gây ĐTĐ 28
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 29
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 31
3.1. Kết quả gây ĐTĐ mô phỏng ĐTĐ typ 1 trên chuột nhắt trắng 31
3.1.1. Nồng độ glucose huyết . 31
3.1.2. Khả năng dung nạp glucose 33
3.1.3. Khả năng dung nạp glucose sau khi uống các phân đoạn dịch chiết 34
3.2. Khảo sát một số thành phần hóa học cơ bản của quả thể nấm Hoàng chi Ganoderma
colossum 37
3.2.1. Thành phần chất xơ cellulose . 38
3.2.2. Thành phần polysacharide tổng số 40
3.2.3. Thành phần triterpenoid tổng số . 43
3.2.4. Định tính alkaloid tổng số 45
3.3. Kết quả các quá trình ngâm chiết 47
3.3.1. Chiết bằng nước nóng 47
3.3.2. Chiết phân đoạn 48
3.3.3. Chiết polysacharide thô 51
3.4. Tác dụng hạ đường huyết của các phân đoạn dịch chiết từ nấm Hoàng chi Ganoderma
colossum trên mô hình chuột gây ĐTĐ 53
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 56
4.1. Kết luận 56
4.2. Đề xuất ý kiến 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 57
Tài liệu tiếng Việt .57
Tài liệu tiếng Anh .58
MỞ ĐẦU
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa có mức
tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây cả về số lượng cũng như chi phí điều trị,
ngày càng trở thành gánh nặng về kinh tế và xã hội đối với nhiều quốc gia trên thế
giới. Theo dự báo của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỉ 20 “Thế kỉ 21 là
thế kỉ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa”. Theo WHO, năm 2025 sẽ có 300 -330 triệu người mắc bệnh, chiếm tỷ lệ khoảng 5.4% dân số toàn cầu, trong đó ĐTĐ
type 2 chiếm 85-95%. Với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay, bệnh ĐTĐ sẽ
trở thành “đại dịch” trên toàn thế giới và là một trong những nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu ở các nước phát triển.
Việt Nam nằm trong số các quốc gia có số người mắc bệnh ĐTĐ tăng nhanh
nhất thế giới (PGS.TS Tạ Văn Bình). Số liệu điều tra quốc gia năm 2002-2003 tỷ lệ
mắc bệnh trong cả nước là 2.7%. Hiệp hội ĐTĐ quốc tế và WHO phân loại tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ ở Việt Nam nằm trong khu vực các nước có tỷ lệ gia tăng ĐTĐ trong cộng
đồng khoảng 2%-4.99%.
Với nhu cầu điều trị và dự phòng ĐTĐ, hàng loạt các thuốc tổng hợp đã được
các tập đoàn, các công ty dược phẩm nghiên cứu và phát triển như sulfonylurea, các
biguanid, thiazolidindion dành cho ĐTĐ type 2 và insulin dành cho ĐTĐ type 1. Tuy
nhiên các thuốc có nguồn gốc tổng hợp không phải là giải pháp tối ưu đối với các nước
đang phát triển như Việt Nam, do giá thành điều trị cao, đồng thời thuốc có phản ứng
phụ và tác dụng không mong muốn. Thuốc có nguồn gốc thảo dược đang là hướng ưu
tiên phát triển với ưu điểm là nguồn dược liệu sẵn có, dễ sử dụng, giá thành rẻ, ít tác
dụng phụ, dễ được cộng đồng chấp nhận, đặc biệt là các nước kém phát triển và đang
phát triển.
Một trong số dược thảo đang được quan tâm nhất hiện nay là nấm Linh chi hay
còn gọi là Lục bảo Linh chi. Trong Lục bảo Linh chi phải kể đến nấm Hoàng chi với
những chức năng thần dược có tác dụng đặc biệt với các triệu chứng suy giảm miễn
dịch, căng thẳng thần kinh, suy sụp tinh thần. Điều đáng chú ý là nấm Hoàng chi có
tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesterol trong các thành mạch lọc sạch
máu thúc đẩy quá trình lưu thông máu; khôi phục tế bào đảo tụy; cải thiện cơ bản thiểu
năng insulin là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường. Nghiên cứu của Lin JM
(1995) cho thấy nấm Hoàng chi có tác dụng phục hồi chức năng gan trong bệnh tiểu
đường và làm chậm quá trình phát bệnh ở những bệnh nhân mắc bệnh này.
Xây dựng các mô hình bệnh lý để thử thuốc có ý nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng
những tiêu chuẩn về phát triển các sản phẩm thuốc mới của bộ Y tế Việt Nam và
WHO. Đã có một số mô hình ĐTĐ được áp dụng ở Việt Nam, tuy nhiên vẫn cần có sự
bổ sung nhằm mục đích hoàn thiện và phong phú các phương pháp đánh giá tác dụng
hạ đường huyết của thảo dược.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tui tiến hành đề tài “Tạo mô hình đái tháo
đường trên chuột nhắt trắng và thử tác dụng hạ đường huyết của các dịch chiết từ nấm
Hoàng chi Ganoderma colossum” với các nội dung chính:
- Tạo mô hình ĐTĐ trên chuột nhắt trắng bằng Streptozocin
- Định tính, định lượng thành phần các chất có trong nấm Hoàng chi:
polysaccharide, triterpenoid, alkaloid, cellulose
- Thu dịch chiết nấm Hoàng chi
- Thử tác dụng hạ đường huyết của các dịch chiết từ nấm Hoàng chi trên chuột
nhắt trắng
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ)
Theo WHO, ĐTĐ là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose
máu do hậu quả của việc thiếu hay mất hoàn toàn insulin hay do có liên quan đến sự
suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin.
Các chuyên gia thuộc Uỷ ban chuẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường Hoa
Kỳ đưa ra định nghĩa về bệnh đái tháo đường như sau: Đái tháo đường là một nhóm
các bệnh chuyển hóa có đặc điểm là tăng glucose trong máu, hậu quả của sự thiếu hụt
bài tiết insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hay cả hai. Tăng glucose
máu mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự tăng rối loạn chức năng và sự suy
yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu
[11,26].
1.1.1. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam
* Trên thế giới:
ĐTĐ là bệnh không lây nhiễm có tốc độ phát triển nhanh chóng nhất trên thế
giới chủ yếu là các nước đang phát triển. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế
giới: năm 1995 cả thế giới có 135 triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm 4% dân số thế
giới, đến năm 2010 có 221 triệu người và dự báo đến năm 2025 là 330 triệu người mắc
căn bệnh này, chiếm 5.4%. Cũng theo thống kê của WHO, cứ 30 giây lại có một người
mắc bệnh ĐTĐ bị cắt cụt chi; mỗi ngày có 5.000 người mất khả năng nhìn do biến
chứng về mắt của bệnh ĐTĐ; mỗi năm có khoảng 3.2 triệu người chết vì các bệnh liên
quan tới ĐTĐ. Như vậy, ĐTĐ đang là gánh nặng thực sự cho sự phát triển kinh tế, xã
hội và sức khỏe của con người toàn thế giới trong thế kỷ 21. Chính vì vậy, WHO đã
nhận định rằng: “Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa mà
điển hình là bệnh ĐTĐ. Những gì mà đại dịch HIV/AIDS đã hoành hành 20 năm cuối
thế kỷ XX, thì đó sẽ là ĐTĐ trong 20 năm đầu thế kỷ XXI”.
* Ở Việt Nam
Việt Nam không phải là nước có tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ cao nhất thế giới nhưng
lại là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Bên cạnh đó, biến chứng tim
mạch do bệnh ĐTĐ luôn là biến chứng phổ biến và là nguyên nhân gây đột quỵ và tử
vong hàng đầu ở người bệnh ĐTĐ.
Tại Việt Nam, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội, tỷ lệ mắc bệnh
ĐTĐ trong 10 năm qua có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên những số liệu về bệnh ĐTĐ
mới chỉ giới hạn ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh,
Hải Phòng, trong lứa tuối 30-64 là 4.0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5.1%, riêng
quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị
muộn. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp
thời. Vùng đồng bằng, ven biển tỷ lệ mang bệnh ĐTĐ ở lứa tuối 30-64 là 2.7%.
1.1.2. Phân loại và cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ
Năm 1997, Uỷ ban chuyên gia về chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ của WHO
đã đề nghị phân loại ĐTĐ mới dựa trên những tiến bộ khoa học trong những năm gần
đây. Phân loại này dựa vào hiểu biết về nguyên nhân sinh bệnh. Cách phân loại được
tóm tắt dưới đây:
a. Đái tháo đường type 1
Đái tháo đường type 1 là tình trạng tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của
tình trạng thiếu hụt insulin tuyệt đối hay tương đối kèm theo các rối loạn chuyển hóa
protid, lipid. Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp tính và mạn tính.
Cơ chế bệnh sinh
Do yếu tố di truyền kém sản xuất insulin, phát bệnh tự nhiên, ít phụ thuộc vào
điều kiện môi trường. Bệnh gặp ở 0.2-0.5 % số người trong quần thể và chiếm 5-10%
số người mắc bệnh tiểu đường.
Các giai đoạn trong ĐTĐ type 1[11]:
- Giai đoạn 1: Bản chất di truyền–nhạy cảm gene
- Giai đoạn 2: Khởi phát quá trình tự miễn
- Giai đoạn 3: Phát triển một loạt các kháng thể
- Giai đoạn 4: Tổn thương chức năng tế bào β đảo tụy
- Giai đoạn 5: Đái tháo đường lâm sàng, phá hủy hoàn toàn hay gần như hoàn
toàn tế bào β đảo tụy. Biểu hiện lâm sàng là ĐTĐ phụ thuộc insulin có kèm biến
chứng.
Đặc điểm lâm sàng
Bệnh nhân ĐTĐ type 1 có đặc điểm lâm sàng phức tạp. Thiếu hụt insulin tuyệt
đối làm tăng đường huyết và axit béo quá mức dẫn tới tăng áp lực thẩm thấu và tăng
thể ceton trong máu. Bệnh nhân thường đi tiểu nhiều, khát nhiều, sụt cân, mờ mắt, mệt
mỏi
Điều trị
Bệnh nhân ĐTĐ type1 bắt buộc phải điều trị bằng insulin.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top