huyhoa73

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
nguyên liệu và công nghệ mà trong nước không sản xuất được. Tuy nhiên công nghệ nhập khẩu đôi khi kém hiện đại, lạc hậu do có những tiêu cực đã gây tác động xấu đến môi trường trong quá trình vận hành.
Môi trường liên quan đến công nghệ. Các quy định về quy trình công nghệ sản xuất liên quan đến việc chứng nhận một sản phẩm có thân thiện với môi trường không đã trở thành một điều kiện tham gia vào thị trường. Nếu doanh nghiệp nước ta không cải tiến công nghệ, vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm thì sẽ gặp rào cản khi tham gia thị trường quốc tế.
Môi trường và thương mại liên quan đến chất lượng sản phẩm. Chiến lược sản phẩm không chỉ giới hạn ở quản lý chất lượng thông thường mà còn bao hàm cả chất lượng môi trường. Các sản phẩm thân thiện với môi trường có thể tạo cơ hội cho công ty hạ giá thành sản phẩm thông qua việc giảm thiểu chất thải và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. Môi trường và thương mại liên quan đến thị trường. Việc quan tâm đến môi trường và sự phát triển bền vững cũng là một chiến lược quan trọng hỗ trợ cho sự thành công trong kinh doanh của các công ty. Mặc dù xu thế thế giới hiện nay là hội nhập nhưng một số thị trường như EU, Nhật… thường tạo ra những hàng rào phi thuế quan mới thông qua những quy định về môi trường đối với hàng hoá nhằm hạn chế nhập khẩu.
Hệ thống QLMT trong các doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14001 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Nhiều hợp đồng thương mại, giao dịch thương mại đã đưa vấn đề chứng nhận ISO 14001 thành điều kiện ràng buộc hai bên. Đậc biệt, trong quá trình hội nhập khi các hàng rào thuế quan bị xoá bỏ thì “hàng rào môi trường ISO 14001” hình thành và cản trở hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tóm lại, việc áp dụng hệ thống QLMT và ISO 14000 là rất hữu ích, nó cải thiện kết quả hoạt động môi trường của các doanh nghiệp, làm thuận lợi hoá hoạt động thương mại.
2- Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý môi trường ở Việt Nam hiện nay
Những năm gần đây, phong trào xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 ngày càng phát triển mạnh mẽ trong các doanh nghiệp. Tính đến nay, cả nước đã có gần 500 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000. Thế nhưng, hệ thống QLMT xem ra vẫn còn mới mẻ, ít được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư xây dựng. Theo thống kê hiện nay, đã có gần 20 doanh nghiệp ở Việt Nam đạt chứng chỉ ISO 14000. Đây là con số thật khiêm tốn so với gần 500 chứng chỉ ISO 9000.
Theo kết quả điều tra mới nhất của vụ chính sách kinh tế Đa Biên(Bộ thương mại), không ít các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa hiểu biết đầy đủ về các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn môi trường quốc tế. Đối với họ, các tiêu chuẩn về vệ sinh kiểm dịch, tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm và bao gói sản phẩm, đều thuộc khái niệm “chất lượng sản phẩm”. Nhiều khi các hoạt động cải tiến chất lượng sản phẩm chỉ mới tập chung vào việc nâng cao giá trị sử dụng, mẫu mã, chưa tập chung đúng mức vào các khiúa cạnh kỹ thuật, vệ sinh kiểm dịch(SPS) và môi trường.
Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chỉ nhìn nhận cách tốt nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm là áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000, chưa thấy được vai trò to lớn của bộ tiêu chuẩn ISO 14000, mặc dù điều này được quan tâm hơn ở các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu. Các doanh nghiệp hầu như không có thông tin về các hiệp định môi trường đa phương hay các quy đinh của WTO liên quan đến môi trường. Vấn đề môi trường mới chỉ được các doang nghiệp đề cập đến dưới góc độ bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất ví dụ như vấn đề xử lý chất thải… Tại thị trường nội địa, người tiêu dùng phần lớn chưa có nhận thức về hệ thống QLMT, nên hiện tại chưa có áp lực từ phía họ đối với nhà sản xuất, nhu cầu chứng nhận hệ thống quản lý môi trường là rất thấp.
Tuy nhiên, qua một thời gian tiếp cận với các thông tin về hệ thống QLMT theo ISO 14000 thông qua các lớp tập huấn đào tạo cũng như tiếp xúc với các hoạt động thực tế, một bộ phận của công nghiệp đã nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc áp dụng hệ thông QLMT, không chỉ đối với việc thực hiện các nghĩa vụ về môi trường theo pháp luật mà còn vì sự phát triển của công ty. Bộ phận này là các doanh nghiệp có tiềm năng về kinh tế như các doanh nghiệp nước ngoài …và có giao lưu quốc tế, thực sự quan tâm và có trình độ kỹ thuật cao.
3- Một số doanh nghiệp Việt Nam áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000.
Theo thống kê mới nhất, hiện nay nước ta có gần 20 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14000,trong đó phần lớn đều là các công ty liên doanh hay 100% vốn của nước ngoài như:khu công nghiệp Nội Bài, công ty TOYOTA Việt Nam, công ty Tae Kwang VINA, công ty FuJitsu, khách sạn Hà Nội Daewoo, công ty Sony Việt Nam, công ty Sanyo Việt Nam, công ty Lever-Haso … Sau đây là tình hình áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 trong ba công ty:
*Công ty SANYO Việt Nam:
Ngày 23/4/2000 công ty SANYO Việt Nam tổ chức lễ đón mừng hai chứng chỉ phù hợp là hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và hệ thông QLMT ISO 14000. Với ISO 14001, công ty đã xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 14001: 1998. Chỉ sau sáu tháng, công ty đã được trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (Quacert). Hiện nay, sản phẩm tủ lạnh của công ty không còn sử dụng chất CFC có khả năng phá hỏng tầng ozon, các loại hoá chất được kiểm soát và lưu giữ an toàn. SANYO Việt Nam là đơn vị đầu tiên được cấp một lúc hai giấy chứng nhận đạt ISO 9000 và ISO 14000, là đơn vị thứ ba ở Đồng Nai và thứ 7 trong nước được cấp ISO 14001. Đây là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, có vốn pháp định 44 triệu USD và sản phẩm chính là tủ lạnh, máy giặt…
* Công ty NISSIN Việt Nam:
Công ty sản xuất phanh NISSIN Việt Nam là công ty 100% vốn của nước ngoài đầu tư thành lập theo giấy phép đầu tư số 1710/GP ngày 19/10/1996. Từ nhận thức cho rằng vấn đề bảo đảm chất lượng và bảo vệ môi trường cũng chính là động lực để công ty nâng cao khả năng cạnh tranh, ban lãnh đạo công ty đã quyết tâm xây dựng áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. Trước khi đi vào áp dụng tất cả các thành viên trong công ty đã được học tập, giáo dục để nhận thức rõ về ISO 9000 và ISO 14000 với sự tư vấn hỗ trợ của Trung tâm năng suất Việt Nam (VPC). Mới đây, Tổ chức chứng nhận BVQA của Anh đã tiến hành đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống QLMT của công ty phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9002 và ISO 14001.
Quá trình áp dụng ISO 9000 và ISO 14000 có nhiều thuận lợi đặc biệt là sự cam kết của lãnh đạo công ty: công ty sẵn sàng cung cấp các nguồn lực cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn, đồng thời công ty cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các thành viên. Bên cạnh thuận lợi công ty cũng gặp không ít khó khăn khi xây dựng hệ thống quản lý môi trường như: trước đó chưa có người chuyên trách, có hiểu biết về môi trường, nhận thức môi trường trong nhân viên chưa sâu rộng.
Tuy nhiên,áp dụng ISO 14001 công ty đã thu được một số lợi ích thiết thực: đã nâng cao nhận thức của mọi người trong công ty về bảo vệ môi trường qua các hoạt động sản xuất thường ngày. Với hệ thống QLMT, công ty đã tiết kiệm được 20% lượng nước sử dụng so với trước; giảm ô nhiễm môi trường thông qua việc quản lý tốt các chất thải do quá trình sản xuất tạo ra và các giải pháp xử lý rác thải thích hợp,tăng hệ số tái chế và tái sử dụng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

sunny98

New Member
Re: [Free] Tăng cường quản lý chất lượng môi trường trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay

Cho m xin TL.
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Tăng cường quản lý chất lượng môi trường trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D xử lý tình huống tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch Văn hóa, Xã hội 0
T Tổ chức hạch toán tiền lương, và các khoản trích theo lương, các biện pháp tăng cường công tác quản Luận văn Kinh tế 0
L Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Tập đoàn Bưu chín Luận văn Kinh tế 0
T Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
P Một số giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư ở PVFC Luận văn Kinh tế 0
T Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Thị xã Cao Bằng Luận văn Kinh tế 0
J Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản lý chi phí Luận văn Kinh tế 0
B Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh ngh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top