daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHẾ PHỤ LIỆU TRONG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU MÈ 2
CHƯƠNG 2: CÁC PHẾ PHỤ LIỆU TRONG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU MÈ 4
2.1. Phế phụ liệu trong quy trình sản xuất dầu mè 4
2.1.1. Quy trình sản xuất dầu mè tinh luyện 4
2.1.2. Phế phụ liệu và thành phần hóa học của chúng 5
2.2. Phân loại và xu hướng tận dụng các phế phụ liệu 5
2.2.1. Phế phụ liệu giàu xơ 5
2.2.2. Phế phụ liệu giàu protein 6
2.2.3. Các phế phụ liệu khác 7
CHƯƠNG 3: CÁC SẢN PHẨM TẬN DỤNG TỪ PHẾ PHỤ LIỆU THỰC PHẨM 9
3.1 Sản phẩm tận dụng từ phế liệu giàu xơ 9
3.1.1 Sản xuất bột giấy [16] 9
3.1.2 Sản xuất thức ăn chăn nuôi 13
3.1.3 Sản xuất chất đốt [17][22] 15
3.1.4 Sản xuất ethanol [23][24] 17
3.1.5 Sản xuất phân bón [25] 20
3.2 Sản phẩm tận dụng từ phế phụ liệu giàu protein [26][27] 21
3.2.1 Sản xuất thức ăn gia súc 21
3.2.2 Sản xuất lipase của chủng Bacillus sonorensis nhờ chất nền khô dầu mè [30] 29
3.2.3 Sản xuất phân bón 32
CHƯƠNG 4: Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI 34
4.1 Nước tương mè 34
4.2 Bột dinh dưỡng từ bã mè [33] 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

LỜI MỞ ĐẦU
Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người. Chính vì thế ngành công nghiệp thực phẩm cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng một cách hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh sản xuất thực phẩm cũng đồng thời đặt ra thách thức lớn với các nhà sản xuất về việc xử lý nguồn phế phụ liệu khổng lồ. Phế phụ liệu trong công nghiệp sản xuất nếu không tìm được cách cải tạo, tái sử dụng sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến môi trường, doanh thu của công ty sản xuất (việc tạo ra các sản phẩm tái chế từ phế phụ liệu sẽ tăng thêm được doanh thu lớn cho công ty). Hầu hết các phế phụ liệu hiện nay đều được xem xét tái sử dụng theo các hướng sau: phế phẩm giàu protein, phế phẩm giàu glucid (làm thức ăn chăn nuôi, phân bón,..), phế phẩm tái sử dụng bằng cách tách chất màu, chất mùi.
Một trong những quy trình sản xuất tạo ra nhiều phế phụ liệu có thể kể đến là các quy trình sản xuất dầu, cụ thể nhóm chúng em đề cập đến là sản xuất dầu mè. Trong công nghệ sản xuất dầu mè 1kg mè chỉ có thể sản xuất được khoảng 90-110ml dầu mè, như vậy lượng bã mè thải bỏ là vô cùng lớn, chưa kể đến các sản phẩm phụ trong quy trình như xác cây mè sau thu hoạch, bã cặn,…. Do đó việc tận dụng những phế phụ phẩm (bã mè, cặn,..) từ quy trình là vô cùng quan trọng nó không những giúp công ty thu được nguồn lợi kinh tế từ sản phẩm, tránh gây ô nhiễm môi trường mà còn giảm được giá thành của sản phẩm chính, đem đến mức giá cạnh trạnh hơn trên thị trường.
Trong bài tiểu luận này nhóm em tìm hiểu và xem xét các “Phương pháp tận dụng và xử lý phế phụ liệu trong sản xuất dầu mè” nhằm tìm hiểu các biện pháp xử lý phế phụ liệu hiện nay của quy trình này đồng thời đề xuất thêm những phương án xử lý mới. Qua đó hy vọng giúp được bản thân và mọi người phần nào hiểu được cơ bản các vấn đề và các phương án thường gặp khi xử lý phế phụ liệu thực phẩm.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHẾ PHỤ LIỆU TRONG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU MÈ
Như chúng ta đã biết, dầu thực vật là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nó được sử dụng phổ biến trong chế biến các món ăn. Trong số các loại dầu thực vật không thể không kể đến dầu mè, đây là sản phẩm rất giàu dinh dưỡng, chứa các acid béo không no có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là axit linoleic, một loại axit béo omega-6 có vai trò quan trọng trong việc làm giảm lượng cholesterol xấu LDL.
Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, công nghiệp sản xuất dầu thực vật rất phát triển. Nước ta có nhiều công ty sản xuất dầu ăn như: công ty cổ phần dầu thực vật Tân Bình, công ty cổ phần dầu thực vật Tường An,… Đi kèm với sự phát triển của ngành này, lượng phế phụ liệu thải ra trong quy trình sản xuất cũng là mối bận tâm đáng kể. Trong quy trình sản xuất dầu mè có nhiều phế phụ liệu như thân, vỏ, lá cây mè, bã ép, cặn trong quá trình lọc và li tâm,…Ở nước ta vào năm 2013, theo thống kê của FAO ước tính có khoảng 428 tấn hạt mè thu được từ 33223 tấn cây mè, qua đó ta thấy khối lượng phế phụ liệu (thân, lá, vỏ mè) chiếm một tỉ lệ rất lớn – 98.7% cây mè [1]. Trong hạt mè chứa khoảng 44-52.5 % dầu, còn lại là bã và các tạp chất chiếm tỉ lệ tương đối lớn khoảng 47.7-56 % [2]. Nếu như không có biện pháp tận dụng, xử lý thì lượng phế phụ liệu thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây lãng phí rất lớn và gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Thông thường những người trồng mè cũng như những nhà sản xuất chỉ tận dụng các phế liệu để làm chất đốt, bột giấy, giá thể trong nấm và thức ăn gia súc. Nhưng các ứng dụng đó vẫn chưa phải là tối ưu, trong những năm qua đã có nhiều viện nghiên cứu, trung tâm công nghệ sinh học tham gia, nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào việc tận dụng các phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất này cho các ngành khác như làm phân bón, cơ chất cho sản xuất enzyme lipase, sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu sinh học, khí đốt,… Điều này không chỉ giúp giảm đi một lượng rác thải đáng kể cho môi trường, chống lãng phí, bảo vệ môi trường, giảm chi phí xử lí rác thải mà còn nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho công nhân, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, với nguồn phế phụ liệu phong phú và đa dạng như vậy cần có cơ chế, chính sách của nhà nước để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học vào việc tái chế, tái sử dụng các phế phụ phẩm trong quy trình sản xuất một cách hiệu quả hơn. Và hiện nay nước ta có các quyết định, nghị định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lí chất thải và phế liệu như Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu; Quyết định Số: 932/QĐ-BNN-KHCN về xây dựng mô hình thu gom, xử lý phế phụ phẩm trồng trọt nhằm giảm phát thải khí nhà kính nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng; QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (thay thế TCVN 5945:2005); Nghị định số 59/2007/ND – CP về quản lý chất thải rắn. Trên thế giới, tại các quốc gia cũng đề ra các quy định như quy định về chất thải thực phẩm ở Ireland [3], quản lý chất thải thực phẩm ở Malaysia – thực trạng và tầm nhìn tương lai [4], chỉ thị hội đồng 91/271/EEC liên quan đến xử lý nước thải đô thị ở Montenegro [5].


CHƯƠNG 2: CÁC PHẾ PHỤ LIỆU TRONG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU MÈ
2.1. Phế phụ liệu trong quy trình sản xuất dầu mè
2.1.1. Quy trình sản xuất dầu mè tinh luyện
CHƯƠNG 4: Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI
4.1 Nước tương mè
Nước tương vốn là loại nước chấm thân thuộc với mọi gia đình người Việt. Bằng cách sử dụng các enzyme như protease, pepsin, trysin, amylase,…thủy phân protein có trong nguyên liệu, ta thu được nước tương (acid amin). Chất lượng nước tương thay đổi tùy theo nguyên liệu, tỷ lệ phối chế, phương pháp chế biến,… trong đó nguồn nguyên liêu giàu đạm làm một trong những yếu tố quan trọng làm nên hương vị khác biệt cho từng loại nước tương. Các loại nước tương chúng ta có thể gặp trên thị trường hiện nay đều được sản xuất từ bã các loại hạt giàu đạm như: đậu phộng, đậu nành,… Vậy với một sản phẩm giàu đạm như bã mè tại sao chúng ta không phát triển nó trở thành nước tương mè? Với những lợi ích sức khỏe được biết đến từ trước tới giờ của mè (ngừa ung thư,…) mặc dù chỉ là tận dụng nguồn đạm còn lại từ bã nhưng nếu phát triển thành công sản


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Phân tích và đánh giá việc tận dụng nước thải để nuôi cá ở một số ao đầm vùng Thanh Trì, Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
T Nguồn phế thải nông nghiệp rơm rạ và kinh nghiệm thế giới về xử lý và tận dụng Nông Lâm Thủy sản 0
B Nghiên cứu tận dụng bã thải từ quá trình sản xuất tinh bột sắn và dong riềng để chế tạo than hoạt tí Môn đại cương 0
M Báo cáo Xử lí và tận dụng phế liệu từ tôm Tài liệu chưa phân loại 2
D Thiết kế hệ thống thu gom và tận dụng khí bãi rác của bãi chôn lấp phục vụ 2 triệu dân Khoa học kỹ thuật 0
B Nghiên cứu tận dụng một số chất thải nông nghiệp vào việc loại bỏ độ màu và COD trong nước thải dệt Tài liệu chưa phân loại 0
C Nghiên cứu thiết kế mô hình nhà ở sinh thái dựa trên nguyên tắc tiết kiệm năng lượng và tận dụng các Tài liệu chưa phân loại 2
D Nghiên cứu tận dụng nguồn mỡ cá tra cá basa để điều chế dầu nhờn sinh học Khoa học Tự nhiên 0
D Phát triển chuỗi cung ứng gạo để tận dụng cơ hội khi Việt Nam tham gia vào AEC Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp tận dụng cơ hội từ hiệp định TPP đối với ngành dệt may Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top