daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nội dung chính
Câu 1 (20đ): Trong giao dịch bảo đảm, giao dịch nào cần bắt buộc đăng ký? Các đối tượng không bắt buộc phải đăng ký thì thực hiện như thế
nào? Ý nghĩa của Đăng ký giao dịch đảm bảo?
1/ Khái niệm Giao dịch bảo đảm (Điều 318, 323 Bộ luật Dân sự số 33/2005)
2/ Khái niệm Đăng ký giao dịch đảm bảo (Điều 2 NĐ83, Điều 3 NĐ163)
3/ Ý nghĩa của việc Đăng ký giao dịch bảo đảm a/ Mục tiêu chính:
4/ Các đối tượng bắt buộc phải đăng ký
5/ Các đối tượng không bắt buộc phải đăng ký thì phải thực hiện thế nào?
Câu 2 (20đ): Anh chị hiểu như thế nào về Lãi suất trong hoạt động của NHTM? Lãi suất danh nghĩa? Lãi suất thực? Phân loại các loại lãi suất theo
nghiệp vụ của NH?
1/ Hiểu biết về Lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại a/ Khái niệm lãi suất
2/ Phân loại Lãi suất? Khái niệm Lãi suất Danh nghĩa, Lãi suất thực? (Tài liệu ngày 2 phần Lãi suất đã có)
Câu 3 (20đ): Tại sao lại phân tích và kiểm soát rủi ro dự án mặc dù đã thẩm định kỹ trước khi cho vay? Kỹ thuật phân tích nào có thể kiểm soát được
rủi ro? Nêu những kĩ thuật phân tích rủi ro và nhược điểm?
1/ Rủi ro Tín dụng (Rủi ro cho vay)
2/ Tại sao lại phân tích và kiểm soát rủi ro dự án mặc dù đã thẩm định kỹ trước khi cho vay?
Câu 4 (10đ): Tổ chức tín dụng và ngân hàng nước ngoài sử dụng Dự phòng Rủi ro để Xử lý rủi ro trong những trường hợp nào?
1/ Khái quát chung (Điều 1, Thông tư 02)
2/ Khái niệm Rủi ro Tín dụng & Dự phòng Rủi ro (Điều 3, Thông tư 02)
3/ Tổ chức tín dụng và ngân hàng nước ngoài sử dụng Dự phòng Rủi ro để Xử lý rủi ro trong những trường hợp nào? (Điều 16, Thông tư 02)
Câu5(10đ):Bài tập sảnlượng bài tậpliênquanđến các tỷsốtài chính Cho Bảng CĐKT:
Câu 6 (20đ): Bài tập tính NPV để lựa chọn phương án đầu tư.

Câu 1 (20đ): Trong giao dịch bảo đảm, giao dịch nào cần bắt buộc đăng ký? Các đối tượng không bắt
buộc phải đăng ký thì thực hiện như thế nào? Ý nghĩa của Đăng ký giao dịch đảm bảo?
Trả lời:
1/ Khái niệm Giao dịch bảo đảm (Điều 318, 323 Bộ luật Dân sự số 33/2005)

-Giao dịch bảo đảm là giao dịch dân sự do các bên thoả thuận hay pháp luật quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:
a)Cầm cố tài sản;
b)Thế chấp tài sản;



2/14


23/3/2019

Tài liệu ôn thi Agribank 2019- Đề thi và đáp án giải chi tiết - Ngolongnd.net

Đến 65000VNĐ cho khảo sát
Được trả tiền vì hoàn thành các
khảo sát trực tuyến đơn giản.

c)Đặt cọc;
d)Ký cược; đ) Ký quỹ;
e)Bảo lãnh;
g) Tín chấp.

2/ Khái niệm Đăng ký giao dịch đảm bảo (Điều 2 NĐ83, Điều 3 NĐ163)

Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hay nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch
bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.
Theo đó:
-Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm là sổ chuyên dùng để đăng ký giao dịch bảo đảm hay sổ có một phần dành để đăng ký giao dịch bảo đảm.
-Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm là tập hợp các thông tin về giao dịch bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.

-Bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ hay người thứ ba cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký
cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp.
-Bên nhận bảo đảm là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thực hiện quyền đó được bảo đảm bằng một hay nhiều giao dịch bảo đảm, bao gồm
bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp và bên có
quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại trong trường hợp ký quỹ.
3/ Ý nghĩa của việc Đăng ký giao dịch bảo đảm a/ Mục tiêu chính:
-Thiết lập cơ chế minh bạch hóa tình trạng pháp lý của tài sản, góp phần bảo vệ quyền dân sự chính đáng của mọi người dân và tổ chức, đây là một dịch
vụ hành chính công do Nhà nước cung cấp cho khách hàng là tổ chức, cá nhân để giúp họ tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình trước
các rủi ro pháp lý trong quá trình thiết lập các giao dịch bảo đảm.
-Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc nhà nước (hay các chủ thế khác do Nhà nước ủy quyền) công nhận một tình trạng đã được bảo đảm cho một nghĩa
vụ hay nhiều nghĩa vụ dân sự nhất định. Giá trị pháp lý thực sự của hành vi đăng ký giao dịch bảo đảm chính là ở chỗ nó thừa nhận một tài sản đã được
chủ sở hữu đem bảo đảm cho việc thực hiện một hay nhiều nghĩa vụ dân sự của chính họ hay người khác đối với bên có quyền.
-Đăng ký giao dịch bảo đảm làm phát sinh quyền được ưu tiên thanh toán của bên nhận bảo đảm trong giao dịch bảo đảm đã đăng ký, so với bên nhận
bảo đảm khác trong các giao dịch
bảo đảm chưa được đăng ký. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc coi hành vi đăng ký giao dịch bảo đảm là sự kiện pháp lý để “đánh dấu” thứ tự hình thành
các giao dịch bảo đảm đã được xác lập đối với một tài sản và từ đó xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm đối với các chủ nợ có bảo
đảm bằng một tài sản.
b/ Mục tiêu cơ bản
-Công khai hóa các giao dịch bảo đảm mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu, qua đó giúp họ có các thông tin chính xác, tin cậy trước khi quyết định
xác lập các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại đặc biệt quan trọng đối với hoạt động đầu tư vốn trong và ngoài nước để phát triển sản xuất, kinh doanh,
đặc biệt là với môi trường lớn mang yếu tố nước ngoài như WTO, APEC, EU…mà nhà nước ta đang tham gia hiện nay.
-Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm trong trường hợp dung một tài sản để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ, góp phần
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong khi giao dịch.
-Việc đăng ký giao dịch bảo đảm còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường tín dụng, không những phát triển nhanh, mà còn phát triển trong thế
ổn định, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xét xử của Tòa án đối với các tranh chấp về giao dịch bảo đảm.
-Đối với các trường hợp bắt buộc phải đăng ký, nhưng không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có thể bị vô hiệu và không có giá trị với người thứ ba.




3/14


23/3/2019

Tài liệu ôn thi Agribank 2019- Đề thi và đáp án giải chi tiết - Ngolongnd.net

4/ Các đối tượng bắt buộc phải đăng ký
a)Các giao dịch bảo đảm sau đây phải đăng ký: (Điều 3, NĐ 83)
•Thế chấp quyền sử dụng đất;
•Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng;
•Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
•Thế chấp tàu biển;
•Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.
Các giao dịch bảo đảm bằng tài sản không thuộc các trường hợp quy định trên được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
b)Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm. (Điều 47, NĐ83)
-Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay.
-Chi cục hàng hải hay Cảng vụ hàng hải thuộc Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về thế
chấp tàu biển.
-Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi
trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với
đất.
-Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động
sản, trừ tàu bay, tàu biển và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan tại 3 khoản mục phía trên.
5/ Các đối tượng không bắt buộc phải đăng ký thì phải thực hiện thế nào?
Trong trường hợp các nghĩa vụ không bắt buộc phải đăng ký, có 2 lựa chọn:
1/ Ngân hàng hay Tổ chức tín dụng tự thực hiện nhận tài sản bảo đảm căn cứ theo các chứng từ bản gốc liên quan đến Tài sản đó, không cần khai báo
với cơ quan chức năng.
2/ Trường hợp Ngân hàng/Tổ chức tín dụng vẫn thực hiện khai báo với cơ quan chức năng với các giao dịch không bắt buộc đăng ký:
-Cơ quan quản lý: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp thực hiện đăng ký giao dịch bảo

đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan như Cục Hàng Không, Cục Hàng Hải, Sở
tài nguyên/Phòng tài nguyên môi trường.
-Quy trình đăng ký thực hiện tương tự giống các tài sản khác, bao gồm:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top