Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nuôi trồng thủy sản đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong
nền kinh tế của nước ta. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2005 đạt
1.437.400 tấn, năm 2008 đạt 2.450.000 tấn, tăng 69,58% so với năm 2005,
trong đó tập trung vào một số đối tượng như Tôm Sú, Tôm Thẻ chân trắng, Cá
Tra, Cá Ba sa, Cá Rô phi và một số loài đặc sản khác.
Mục tiêu cụ thể đến 2010 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ đạt mức
4 tỷ USD và năm 2020 sẽ là 4,5-5,0 tỷ USD. Trong đó, các nhóm sản phẩm
tôm; Cá Tra và Cá Ba sa; Cá Ngừ đại dương; mực và bạch tuộc; nhuyễn thể
hai mảnh vỏ; cá biển; Cá Rô phi sẽ là những đối tượng chủ lực phục vụ cho
chế biến xuất khẩu. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 2,65 tỷ
USD, năm 2008 đạt 4,5 tỷ USD, bằng 112,5% chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 đề
ra.
Một trong những ách tắc khó khăn nhất của xuất khẩu là dư lượng hóa
chất, kháng sinh, các nước nhập khẩu họ đặt ra một hàng rào kỹ thuật mà Việt
Nam phải vượt qua.
Để giải quyết các vấn đề gây nhiễm các chất không được phép sử dụng,
có hại đến sức khỏe người tiêu dùng và vượt qua được rào cản kỹ thuật của
các nước nhập khẩu, tạo ra thị trường xuất khẩu bền vững và ổn định. Xây
dựng một hệ thống các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong
sản xuất nuôi trồng thủy sản tạo ra nguồn nguyên liệu chủ lực cho chế biến
xuất khẩu thủy sản. Do đó, cần xây dựng giải pháp kỹ thuật không dùng
thuốc hay tìm các chất thay thế an toàn, áp dụng quy trình công nghệ nuôi
tiên tiến nhằm đạt được sản phẩm thủy sản an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (Good Aquaculture
Practices, viết tắt là GAqP) là quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng
thủy sản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm đồng thời giảm thiểu dịch bệnh và
ô nhiễm môi trường; nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.
Các công nghệ và quy phạm nuôi tôm theo hướng bền vững sẽ đạt được
sản phẩm tôm thương phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời giảm thiểu
dịch bệnh và ô nhiễm môi trường; nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi
tôm.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về công tác đào tạo, tập huấn và yêu cầu
của người dân nuôi trồng thuỷ sản. Được sự đồng ý và giúp đỡ của Trung tâm
khuyến nông khyến ngư Quốc gia chúng tui tiến hành tổ chức biên soạn tài
liệu tập huấn kỹ thuật phục vụ tập huấn cho các cán bộ khuyến ngư, cộng tác
viên khuyến ngư và nông dân tiêu biểu về nuôi trồng thủy sản.
Mục tiêu :
Xây dựng bộ tài liệu tập huấn kỹ thuật nuôi thâm canh tôm, cung cấp
cho người nuôi cá kiến thức cơ bản, cập nhật, phù hợp để nuôi tôm có hiệu
quả, bền vững.
Nội dung, gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về nuôi thâm canh đảm bảo ATVSTP
Chương 2: Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (Good
Aquaculture Practices- GAPq)
Chương 3: Công nghê nuôi thâm canh tôm theo mô hình GAPq
Chương 4: Hồ sơ và lưu trữ hồ sơ
Nội dung Trang
MỞ ĐẦU 1
MỤC LỤC 3
Chương 1: Giới thiệu chung về nuôi thâm canh đảm bảo
ATVSTP
5
1.1. Nhu cầu các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới 5
1.2. Các mối nguy liên quan đến ATVSTP và các giải pháp trong
nuôi trồng thủy sản
9
1.3. Một số đặc tính chính của các mối nguy ATVSTP trên cá nuôi 13
1.4. Tình áp dụng ATVSTP ở nước ngoài 19
1.5. Tình áp dụng ATVSTP ở trong nước 25
Chương 2: Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (Good
Aquaculture Practices- GAPq) và hạch toán kinh tế
28
2.1. Kiểm soát dịch bệnh 28
2.2. Bảo vệ môi trường 59
2.3. Đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm nuôi, nâng cao hiệu
quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường
60
Chương 3: Công nghệ nuôi thâm canh tôm theo mô hình GAPq 62
3.1. Đặc điểm sinh học của tôm 62
1. Đặc điểm sinh học tôm sú 62
2. Đặc điểm sinh học tôm chân trắng 64
3.2. Quy trình công nghệ nuôi tôm thâm canh 66
1. Lựa chọn địa điểm và thiết kế ao nuôi 66
2. Lựa chọn giống tôm và thả giống tôm 71
3. Lựa chọn thức ăn và quản lý thức ăn 75
4. Quản lý môi trường nuôi 80
5. Quản lý sức khỏe tôm nuôi 90
6. Thu hoạch 93
Chương 4: Hồ sơ và lưu trữ hồ sơ 97
4.1 Nội dung cần ghi chép, thể hiện trên quyển nhật ký 97
4.2. Lưu trữ hồ sơ 97
Tài liệu tham khảo 100
Phụ lục 103
Phụ lục 1 : Danh mục các thuốc và hoá chất cấm sử dụng trong nuôi
trồng thuỷ sản tính đến năm 2009
103
Phụ lục 2 : Điều 9 - Phát triển nuôi trồng thuỷ sản 106
Phụ lục 3 : Các chế phẩm, men vi sinh, hóa chất và thức ăn áp dụng
cho nuôi tôm thâm canh
110
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NUÔI THÂM CANH
ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
1.1. Nhu cầu các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới
Thuỷ sản ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, đồng thời dân số
trên thế giới vẫn tiếp tục tăng, mức sống của dân chúng ở nhiều khu vực cũng
được nâng cao, vì vậy mọi dự báo đều thống nhất rằng nhu cầu tiêu dùng sẽ
ngày một cao hơn, và nuôi trồng thủy sản (NTTS) sẽ là nguồn cung cấp chính
để đáp ứng nhu cầu này.
Theo dự báo của Trung tâm Thuỷ sản Thế giới, đến năm 2020, các nước
đang phát triển sẽ chiếm tới 77% tổng tiêu thụ thuỷ sản toàn cầu và 79% tổng
sản lượng thuỷ sản thế giới. Như vậy là, từ năm 1997 đến năm 2020, tiêu thụ
thuỷ sản ở các nước đang phát triển sẽ tăng từ 62,7 triệu tấn lên 98,6 triệu tấn
(57%), trong khi các nước phát triển sẽ chỉ tăng 4%, từ 28,1 triệu tấn lên 29,2
triệu tấn.
Bảng 1: Dự báo tiêu thụ Thủy Sản trên Thế giới đến 2010 (đơn vị : triệu tấn)
Các nhu cầu Châu
Phi
Bắc
Mỹ
Caribê
Nam Mỹ
Châu
Á
Châu
Âu +
Nga
Châu
Đại
Dương
Toàn
Thế giới
Tổng nhu cầu 8,735 9,047 19,180 91,310 20,589 862 149,615
Phi thực phẩm 0,736 1278 12,873 7,469 6,001 109 28,466
Thực phẩm 7,999 7,769 6,307 83,841 14,583 7,753 121,149
Dân số (triệu ng.) 997 332 595 4.145 713 34 6.816
Mức tiêu thụ đầu
người (kg)
8,0 23,4 10,6 20,2 20,5 22,1 17,8
* Cty TNHH SX&TM Văn Minh AB sản xuất phân phối, 10 Đường Trần
Khánh Dư, P13, Q Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh.
1.3. Pond-Clear
* Tác dụng: phân hủy nền đáy, khử mùi hôi thối. Phân hủy và hấp thu
khí độc NH3, NO2, H2S, cân bằng pH, ức chế vi khuẩn gây bệnh.
* Thành phần: Nitrosomonas spp, Nitrobacter spp, Bacillus spp,
Lactobacillus lactis, Cellulomonas sp, Marinobacter spp, Thiobacillus spp
* Cách dùng: Dùng liên tục từ lúc thả Post larvae cho khi thu hoạch,
cho mật độ 30con/m2. Hòa tan thuốc với 20 lít tạt đều xuống ao, mở quạt nước
cho tan đều.
Tháng thứ 1-2: dùng 2kg/ha, tuần/lần.
Tháng thứ 3: dùng 3kg/ha, tuần/lần
Tháng thứ 4: dùng 4kg/ha, tuần/lần.
* Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược Na No Gen, 6/136-137, Bình
Long, Phú Thạnh, Tân Phú, Tp HCM, sản xuất và phân phối.
1.4. Soil – Pro®
* Tác dụng: Làm sạch nước, khử mùi hôi tanh, làm sạch đáy ao, phân huỷ
nhanh các chất lơ lửng, làm trong nước.
- Phân huỷ nhanh các hợp chất clo hữu cơ aliphatic và aromatic, các hoá
chất diệt khuẩn.
- Dung hoà và hấp thu các loại phèn sắt, nhôm, các kim loại nặng.
- Phân huỷ nhanh các chất độc hại như NH3, NO2, H2S trong ao tôm.
- Kích thích phát triển tảo, giảm hàm lượng BOD, COD và làm tăng
lượng oxy hoà tan.
* Thành phần: Vi khuẩn Acinetobacter sp., Bacillus sp., Marinobacter
sp. sống.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top