daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tài liệu 60 đề thi học sinh giỏi vật lí 8

b, Mở khóa K. Có hiện tượng gì xảy ra? Muốn cho khi mở khoá K hai chất lỏng ở trong hai ống không dịch chuyển thì phải đổ thêm hay rút bớt dầu trong nhánh B? Tính chiều cao dầu lúc đó?
Chuyên đề 3: Lực đẩy Acsimet và công cơ học
A. Công thức
1. Công thức về lực đẩy Acsimet: FA = d.V trong đó FA: Lực đẩy Acimet (N); d: Trọng lượng riêng (N/m³); V: Thể tích vật chiếm chỗ (m³)
2. Công thức tính công cơ học: A = F.s trong đó A: Công cơ học (J); F: Lực tác dụng vào vật (N); s: Quãng đường vật dịch chuyển (m)
B. Bài tập áp dụng
Bài 1: Thả hai vật có khối lượng bằng nhau chìm trong một cốc nước. Biết vật thứ nhất làm bằng sắt, vật thứ hai làm bằng nhôm. Hỏi lực đẩy Ac si mét tác dụng lên vật nào lớn hơn? vì sao?
Bài 2: Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình nước có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 150 cm³. Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 10,8 N
a, Tính lực đấy Ac si met tác dụng lên vật.
b, Xác định khối lượng riêng của chất làm lên vật.
Bài 3: Treo một vật nhỏ vào một lực kế và đặt chúng trong không khí thấy lực kế chỉ 18 N. Vẫn treo vật vào lực kế Nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn vào trong nước thấy lực kế chỉ 10 N. Tính thể tích của vật và trọng lượng riêng cả nó.
Bài 4: Một vật có khối lượng 598,5 g làm bằng chất có khối lượng riêng 10,5 g/cm³ chúng được nhúng hoàn toàn vào trong nước. Tìm lực đẩy Ac si met tác dụng lê vật.
Bài 5: Móc một vật A vào một lực kế thì thấy lực kế chỉ 12,5 N, Nhưng khi nhúng vật vào trong nước thì thấy lực kế chỉ 8 N. Hãy xác định thể tích của vật và khối lượng riêng của chất làm lên vật.
Bài 6: Treo một vật vào một lực kế trong không khí thì thấy lực kế chỉ 18 N. Vẫn treo vật bằng một lực kế đó nhưng nhúng vào trong thủy ngân có khối lượng riêng là 13600 kg/m³ thấy lực kế chỉ 12 N. Tính thể tích của vật và khối lượng riêng của nó.
Bài 7: Thả một vật làm bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ vạch 180 cm³ tăng đến vạch 265 cm³. Nếu treo vật vào một lực kế trong điều kiện vật vẫn nhúng hoàn toàn trong nước thấy lực kế chỉ 7,8 N
a, Tính lực đẩy Ac si mét tác dụng lên vật.
b, Xác định khối lượng riêng của chất làm vật.
Bài 8: Một vật hình cầu có thể tích V thả vào một chậu nước thấy vật chỉ bị chìm trong nước một phần ba. Hai phần ba còn lại nổi trê mặt nước. Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu.
Bài 9: Một vât có khối lượng 0,75 kg và khối lượng riêng 10,5 g/cm³ được thả vào một chậu nước. Vật bị chìm xuống đáy hay nổi trên mặt nước? tại sao? Tìm lực đẩy Ac si met tác dụng lên vật.
Bài 10: Một vật có khối lượng riêng 400 kg/m³ thả trong một cốc đựng nước. Hỏi vật bị chìm bao nhiêu phần trăm thể tích của nó trong nước.
Bài 11: Một cục nước đá có thể tích 400 cm³ nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần nước đá nhô ra khỏi mặt nước. Biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92 g/cm³
Bài 12: Thả một vật hình cầu có thể tích V vào dầu hoả, thấy 1/2 thể tích của vật bị chìm trong dầu.
a, Tính khối lượng rêng của chất làm quả cầu. Biết khối lượng riêng của dầu là 800 kg/m³
b, Biết khối lượng của vật là 0,28 kg. Tìm lực đẩy Ac si met tác dụng lên vật
Bài 13: Một cục nước đá có thể tích 360 cm³ nổi trên mặt nước.
a, Tính thể tích của phần cục đá nhô ra khỏi mặt nước, biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92 g/cm³
b, So sánh thể tích của cục nước đá và phần thể tích nước do cục nước đá tan ra hoàn toàn.
Bài 14: Trong một bình đựng nước có một quả cầu nổi, một nửa chìm trong nước. Quả cầu có chìm sâu hơn không nếu đ¬a cái bình cùng quả cầu đó lên một hành tinh mà ở đó trọng lực gấp đôi so với trái đất.
Bài 15: Một cái bình thông nhau gồm hai ống hình trụ giống nhau có chứa sẵn nước. Bỏ vào trong ống một quả cầu bằng gỗ có khối lượng 85 g thì thấy mực nước mỗi ống dâng lên 34 mm. Tính tiết diện ngang của mỗi ống bình thông nhau.
Bài 16: Một quả cầu có trọng lượng riêng 8200 N/m³, thể tích là 100 m³ nổi trên mặt một bình nước. Người ta rót dầu phủ kín hoàn toàn quả cầu. Tín thể tích phần quả cầu ngập trong nước. Cho trọng lượng riêng của dầu là 7000 N/m³
Bài 17: Một cái bình thông nhau gồm hai ống hình trụ mà S1 = 2S2 có chứa sẵn nước. Bỏ vào trong ống một quả cầu bằng gỗ có khối lượng 650 g thì thấy mực nước mỗi ống dâng lên 4,5 mm. Tính tiết diện ngang của mỗi ống bình thông nhau.
Bài 18: Một khí cầu có thể tích 100 cm³ chứa đầy khí Hiđrô. Trọng lượng của khí cầu gồm cả vỏ và khí Hiđrô là 500 N. Tính lực nâng của khí cầu và trọng lượng riêng của khí quyển ở độ cao mà khí cầu đạt cân bằng. Trọng lượng riêng của khí quyển là 12,5 N/m³
Bài 19: Có hai vật, có thể tích V và 2V khi treo vào hai đĩa cân thì cân ở trạng thái thăng bằng. Sau đó vật lớn được dìm vào dầu có trọng lượng riêng 9000N/m³. Vậy phải dìm vật nhỏ vào chất lỏng có trọng lượng riêng là bao nhiêu để cân vẫn thăng bằng. Bỏ qua lực đẩy acsimet của khí quyển.
Bài 20: Một vật bằng đồng bên trong có khoảng rỗng. Cân trong không khí vật có khối lượng 264 g. Cân trong nước vật có khối lượng 221 g. Trọng lượng riêng của đồng là 89000 N/m³. Bỏ qua lực đẩy acsimet của không khí. Hãy tính thể tích của phần rỗng.
Bài 21: Một bình được cân 3 lần và cho kết quả như sau
– Nếu bình chứa không khí cân nặng 126,29 g.
– Nếu nình chứa khí cácboníc cân nặng 126,94 g.
– Nếu bình chứa đầy nước nước cân nặng 1125 g. Hãy tính trọng lượng riêng của khí cácbôníc, dung tích và trọng lượng của bình. Cho biết trọng lượng riêng của không khí là 12,9 N/m³
Bài 22: Một vật hình cầu, đồng chất có thể tích V, cân bằng ở khoảng mặt tiếp xúc của hai chất lỏng không tan vào nhau chứa trong một bình. Trọng lượng riêng của chất lỏng ở trên và ở dưới lần lượt là d1 và d2. Trọng lượng riêng của vật là d. Tính tỷ lệ thể tích của vật nằm trong mỗi chất lỏng.

Phòng GD& ĐT Thanh chương
Trường THCS Phong Thịnh
ĐỀ THI HSG LỚP 8 – MÔN VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 150 phút
Năm học 2011 - 2012
( Đề thi gồm 5 bài trên 1 trang)


Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Công Trứ
Người ra đề: Hà Duy Chung

Bài 1: ( 4 điểm ) Hai chiếc xe máy chuyển động đều trên cùng một đường thẳng. Nếu chúng đi lại gần nhau thì cứ 6 phút khoảng cách giữa chúng lại giảm đi 6 km. Nếu chúng đi cùng chiều thì cứ sau 12 phút khoảng cách giữa chúng tăng lên 2 km. Tính vận tốc của mỗi xe.
Câu 2: ( 4 điểm ) Một bình thông nhau có chứa nước. Hai nhánh của bình có cùng kích thước. Đổ vào một nhánh của bình lượng dầu có chiều cao là 18 cm. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000 N/m3, và trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3. Hãy tính độ chênh lệch mực chất lỏng trong hai nhánh của bình ?
Câu 3: ( 3 điểm ) Khi cọ sát một thanh đồng, hay một thanh sắt vào một miếng len rồi đưa lại gần các mẩu giấy vụn thì ta thấy các mẩu giấy vụn không bị hút. Như vậy có thể kết luận rằng kim loại không bị nhiễm điện do cọ sát không ? Vì sao ?
Câu 4. ( 4,5 điểm ) Hai gương phẳng G1 , G2 quay mặt phản xạ vào nhau và tạo với nhau một góc 600. Một điểm S nằm trong khoảng hai gương.
a) Hãy nêu cách vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ S phản xạ lần lượt qua G1, G2 rồi quay trở lại S.
b) Tính góc tạo bởi tia tới xuất phát từ S và tia phản xạ đi qua S .
Bài 5: ( 4,5 điểm ) Hai quả cầu bằng kim loại có khối lượng bằng nhau được treo vào hai đĩa của một cân đòn. Hai quả cầu có khối lượng riêng lần lượt là D1 = 7,8g/cm3; D2 = 2,6g/cm3. Nhúng quả cầu thứ nhất vào chất lỏng có khối lượng riêng D3, quả cầu thứ hai vào chất lỏng có khối lượng riêng D4 thì cân mất thăng bằng. Để cân thăng bằng trở lại ta phải bỏ vào đĩa có quả cầu thứ hai một khối lượng m1 = 17g. Đổi vị trí hai chất lỏng cho nhau, để cân thăng bằng ta phải thêm m2 = 27g cũng vào đĩa có quả cầu thứ hai. Tìm tỉ số hai khối lượng riêng của hai chất lỏng.

-----------------------------------------------HẾT------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN
CHẤM BÀI THI HSG LỚP 8 NĂM HỌC 2011 – 2012


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: b, Đổ thêm vào nhánh phải một chất lỏng thứ 3 có độ cao 7,5 cm. Hỏi hai mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của chất lỏng thứ 3 là d3 = 6000N/ m3 ( Biết các chất lỏng không chộn lẫn nhau), a, Hỏi hai mặt thoáng ở hai nhánh có độ chênh lệch là bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của dầu là d2 = 8000N/m3 ., Một bình thông nhau gồm hai nhánh giống nhau chứa nước có trọng lượng riêng d1 = 1000N/m3. Người ta đổ thêm dầu vào nhánh trái để có cột dầu cao 5cm, Bài 1: Hai quả cầu bằng kim loại có khối lượng bằng nhau được treo vào hai đĩa của một cân đòn. Hai quả cầu có khối lượng riêng lần lượt là D1 = 7,8g/cm3; D2 = 2,6g/cm3. Nhúng quả cầu thứ nhất vào chất lỏng có khối lượng riêng D3, quả cầu thứ hai vào chất lỏng có khối lượng riêng D4 thì cân mất thăng bằng. Để cân thăng bằng trở lại ta phải bỏ vào đĩa có quả cầu thứ hai một khối lượng m1 = 17g. Đổi vị trí hai chất lỏng cho nhau, để cân thăng bằng ta phải thêm m2 = 27g cũng vào đĩa có quả cầu thứ hai. Tìm tỉ số hai khối lượng riêng của hai chất lỏng., đề thi học giỏi lý 8 kết nối, chuyên đề khối lượng riêng bồi giỏi môn vật lí 8 kết nối, Vật lý 8:Cách tính chiều cao phần vật bị chìm khi vật chìm hoàn toàn trong 2 chất lỏng phân biệt, Câu 2. Cho một vật có khối lượng riêng không đồng nhất theo độ cao có thể tích 2V. Khi thả vật này vào nước có khối lượng riêng D0 thì hai phần ba thể tích của nó chìm trong nước khi cân bằng (hình vẽ H.1). Nếu cắt đôi vật làm hai phần có thể tích bằng nhau theo đường OO’ rồi thả nửa trên (1) vào trong nước thì nó nổi và phần chìm trong nước khi cân bằng có thể tích VC1. Kha thả nửa dưới (2) vào nước, hãy tìm điều kiện để nó ở trang thái nổi, lơ lửng, hoặc chìm?, chuyên đề bài tập khối lượng riêng và trọng lượng riêng vật lý 8, cho các dụng cụ sau lực kế 1 quả cầu bằng kim loại rỗng ở giữa có trọng lượng riêng là d và có móc treo 1 bình đựng nước có trọng lượng riêng d0 hãy trình bày cách xác định thể tích phần rỗng của quả cầu, Một bình thông nhau gồm hai nhánh hình trụ giống nhau cùng chứa nước. Người ta thả vào nhánh A một quả cầu bằng gỗ nặng 20g, quả cầu ngập một phần trong nước thì thấy mực nước dâng lên trong mỗi nhánh là 2mm. Sau đó người ta lấy quả cầu bằng gỗ ra và đổ vào nhánh A một lượng dầu 100g. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng trong hai nhánh ? Cho Dn = 1 g/cm3 ; Dd = 0,8 g/cm, Bài tập nâng cao về 2 vât nối với nhau nhúng trong chất lỏng vật lí 8, Bài tập tính trọng lương riêng của 2 vật nối với nhau bằng sợi dây nhúng trong chất lỏng, vật lí 8, 1 bình thông nhau đựng nước tiết diện các nhánh là S1=60cm^2;S2=40cm^2 người ta thả quả cầu thủy tinh có khối lượng 50g vào bình thì mực nước của bình tăng bao nhiêu( TLR của thủy tinh là 13000N/m^3), Thả một vật bằng kim loại vào một bình chia độ thì mực nước trong bình từ 120cm3 dần lên 160cm3. Nếu treo vật vào lực kế, khi nhúng vật hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 3,35N. biết d = 10000N/m3 a) Xác định lực đẩy Ac-si-met? b) Tính khối lượng của chất làm nên vật? c) Tính khối lượng riêng của vật?
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Ad giúp em tải tài liệu 22 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 2018 MÔN VẬT LÝ LỚP 11 CHUYÊN CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT Khởi đầu 3
D Tài liệu ôn thi agribank 2019 đề thi và đáp án giải chi tiết Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
K mình đang tìm tài liệu về đề tài Giao Tiếp Nơi Công Sở không ạ? có ai có không ạ Sinh viên chia sẻ 1
D Một số vấn đề phát triển Hóa học THCS lớp 8 - 9 (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên giỏi; Dành cho học sin Luận văn Sư phạm 0
J Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ và mô hình cơ sở dữ liệu hướng đối tượng (Báo cáo tổng hợp Đề tài nghi Luận văn Sư phạm 0
B Nhận dạng các form tài liệu (Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQGHN) Luận văn Sư phạm 0
D Tài liệu ôn thi, đề thi trắc nghiệm môn vận tải có đáp án Khoa học kỹ thuật 0
M Vấn đề lập hồ sơ hiện hành và nộp lưu hồ sơ tài liệu và lưu trữ cơ quan bộ- thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 0
M Vấn đề thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các thư viện trực thuộc Viện Khoa học x Văn hóa, Xã hội 0
T Tài liệu hình học cần ôn tập qua các đề thi đại học 2002 2015 Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top