xaanh22

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA đối với các Khoa thuộc các trường đại học thành viên tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh : Luận văn ThS. Giáo dục học
Nhà xuất bản: Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
Ngày: 2013
Chủ đề: Chương trình đào tạo
Đánh giá chất lượng
Chuẩn AUN-QA
Giáo dục đại học
Miêu tả: Luận văn ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục -- Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Tổng quan về nghiên cứu tác động đánh giá cấp chương trình; Mô hình ĐBCL trong giáo dục đại học; AUN-QA và đánh giá cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA. Tiến hành thực nghiệm nghiên cứu tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA đối với các Khoa thuộc các trường đại học thành viên tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi thực hiện nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn, điều tra bảng hỏi giảng viên, ban chủ nhiệm Khoa cho thấy hoạt động đánh giá cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA vào năm 2009 đã tác động đến Khoa như sau: Thay đổi có đáng kể về nội dung chương trình đào tạo; Thay đổi nhưng không đáng kể qui trình xây dựng chương trình đào tạo; Thay đổi nhưng không đáng kể hoạt động phát triển giảng viên; Không thay đổi về điều kiện làm việc; Thay đổi có đáng kể về văn hóa chất lượng tại Khoa; Hoạt động đánh giá AUN-QA cần được duy trì và thực hiện thường xuyên; ứng dụng kết quả nghiên cứu để nâng cao hoạt động đánh giá cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................... ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 4
3. Giới hạn nghiên cứu ...................................................................................... 4
3.1 Phạm vi mẫu nghiên cứu ............................................................................. 4
3.2. Phạm vi yếu tố được tác động từ hoạt động đánh giá theo bộ tiêu chuẩn
AUN-QA........................................................................................................... 5
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu................................................. 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 6
4.2. Khách thể nghiên cứu................................................................................. 6
5. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 6
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 7
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................ 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................... 9
1.1Tổng quan về nghiên cứu tác động đánh giá cấp chương trình....................... 9
1.1.1 Tình hình nghiên cứu tác động của hoạt động kiểm định cấp chương trình
đào tạo trên thế giới......................................................................................... 10
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về tác động của hoạt động đánh giá cấp chương trình
trong nước........................................................................................................ 12
1.2 Cơ sở lý luận ........................................................................................... 14
1.2.1 Mô hình ĐBCL trong giáo dục đại học.................................................... 14
1.2.2 AUN-QA và đánh giá cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA.......... 16
1.2 Chương trình đào tạo.................................................................................. 20
1.2.4 Văn hóa chất lượng.................................................................................. 24
1.2.5Chính sách trong giáo dục đại học ............................................................ 35
1.3 Mô hình nghiên cứu................................................................................... 39
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU................................ 41
2.1 Phương pháp thu thập thông tin.................................................................. 41
2.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ......................................................... 41
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ....................................................... 42
2.1.3 Xây dựng bảng hỏi và khảo sát thử nghiệm ............................................ 42
2.1.4 Đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi............................................................. 44
2.2 Phương pháp chọn mẫu .............................................................................. 46
2.3 Khảo sát chính thức ................................................................................... 49
2.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ............................................................ 49
2.3.2 Hiệu chỉnh mô hình ................................................................................. 58
2.4 Đặc điểm mẫu nghiên cứu .......................................................................... 59
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................... 60
3.1 Tổng hợp các tác động theo các nghiên cứu đã thực hiện ........................... 60
3.2 Báo cáo kết quả cải thiện của Khoa ........................................................... 62
3.3 Các yếu tố cần cải thiện của Khoa theo báo cáo kết quả đánh giá ngoài .... .63
3.4 Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn
AUN-QA đối với chương trình đạo tạo ............................................................ 66
3.4.1 Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn
AUN-QA đối với nội dung chương trình đào tạo.............................................. 66
3.4.2 Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn
AUN-QA đối với qui trình xây dựng chương trình đào tạo.............................. 69
3.5Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn
AUN-QA đối với chính sách ............................................................................ 72
3.5.1 Tác động của hoạt động đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu
chuẩn AUN-QA đối với hoạt động phát triển giảng viên.................................. 72
3.5.2 Tác động của hoạt động đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu
chuẩn AUN-QA đối với điều kiện làm việc...................................................... 75
3.6 Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn
AUN-QA đối với văn hóa chất lượng............................................................... 77
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN............................................................................ 81
4.1 Kết luận ..................................................................................................... 81
4.2 Hạn chế đề tài............................................................................................ 83
4.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 90
PHIẾU KHẢO SÁT........................................................................................ 90
HÌNH ẢNH KHẢO SÁT ONLINE................................................................. 95
PHỎNG VẤN 1 ............................................................................................. 96
PHỎNG VẤN 2 ............................................................................................... 98
CẢM NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ AUN-QA101
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Bảng 2.1 Tổng hợp các yếu tố khảo sát trong bảng hỏi................................. 43
2. Bảng 2.2 Thống kê biến – tổng về chương trình đào tạo .............................. 44
3. Bảng 2.3 Thống kê biến – tổng về chính sách .............................................. 45
4. Bảng 2.4 Thống kê biến – tổng về văn hóa chất lượng ................................. 46
5. Bảng 2.5. Danh sách các chương trình đã đánh giá chính thức theo tiêu chuẩn
AUN-QA tại ĐHQG-HCM từ năm 2009 đến năm 2012............................ 47
6. Bảng 2.6 Danh sách các chương trình đánh giá năm 2009............................ 48
7. Bảng 2.7 Danh sách giảng viên tại hai Khoa đánh giá năm 2009 ................. 49
8. Bảng 2.8 Thống kê biến – tổng về chương trình đào tạo............................... 50
9. Bảng 2.9 Thống kê biến – tổng về chính sách.............................................. 51
10. Bảng 2.10 Thống kê biến – tổng về văn hóa chất lượng ............................. 52
11. Bảng 2.11 Ma trận nhân tố về chương trình đào tạo .................................. 53
12. Bảng 2.12 Ma trận nhân tố về chính sách .................................................. 55
13. Bảng 2.13 Ma trận nhân tố về văn hóa chất lượng ..................................... 57
14. Bảng 3.1 Tổng hợp các yếu tố tác động theo các nghiên cứu trên thế giới.. 61
15. Bảng 3.2 Các hoạt động cải thiện của Khoa sau đánh giá ........................... 63
16. Bảng 3.3 Khuyến nghị cần cải thiên theo báo cáo kết quả đánh giá ngoài . 64
17. Bảng 3.4 Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát giảng viên về mức độ thay
đổi của hoạt động đánh giá cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA đối
với nội dung chương trình đào tạo ............................................................. 66
18. Bảng 3.5 Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát giảng viên về mức độ thay
đổi của hoạt động đánh giá cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA đối
với qui trình xây dựng chương trình đào tạo .............................................. 69
19. Bảng 3.6 Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát giảng viên về mức độ thay
đổi của hoạt động đánh giá cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA đối
với hoạt động phát triển giảng viên của Khoa............................................. 72
20. Bảng 3.7 Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát giảng viên về mức độ thay
đổi của hoạt động đánh giá cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA đối
với điều kiện làm việc ............................................................................... 75
21. Bảng 3.8 Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát giảng viên về mức độ thay
đổi của hoạt động đánh giá cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA đối
với niềm tin ................................................................................................ 77
22. Bảng 3.9 Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát giảng viên về mức độ thay
đổi của hoạt động đánh giá cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA đối
với hành vi ................................................................................................. 78
MỞ ĐẦU
Trong phần mở đầu của đề tài, tác giả nêu các thông tin chung bao gồm (1) Lí
do chọn đề tài; (2) Mục tiêu nghiên cứu (3) Giới hạn nghiên cứu (4) Đối tượng
nghiên cứu, khách thể nghiên cứu (5) Câu hỏi nghiên cứu (6) Phương pháp
nghiên cứu (7) Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
1. Lý do chọn đề tài
Trong thế kỷ 21, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ và tác động đến giáo
dục đại học. Sự gia tăng của các trường đại học, nhu cầu luân chuyển để học tập
của sinh viên, cùng với áp lực giải trình của xã hội đòi hỏi các trường đại học
phải không ngừng nâng cao chất lượng. Đảm bảo chất lượng là một giải pháp
được các trường đại học thực hiện để nâng cao chất lượng. Quá trình ĐBCL đã
diễn ra mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới. Tại Châu Âu, năm 1998 cùng với
tiến trình Bologna, các dự án đảm bảo chất lượng cũng được thực hiện để đảm
bảo chất lượng cho các chương trình phục vụ cho sự luân chuyển của người học.
Mỹ được xem là một trong những nước có hệ thống kiểm định và ĐBCL lâu đời
với các tổ chức kiểm định vùng, tổ chức kiểm định chương trình như ABET,
AACSB. Trong khu vực Đông Nam Á, các nước bao gồm Indonesia, Malaysia,
Thái lan đã đi đầu trong việc thực hiện tái cấu trúc hệ thống giáo dục và đã xây
dựng hệ thống đảm bảo chất lượng (AUN Manual, 2006). Tiếp theo các nước
như Philipine, Brunei… cũng đã xây dựng hệ thống ĐBCL. Sau một thời gian
xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng, nhiều nước đang bắt đầu
thực hiện nghiên cứu các tác động của ĐBCL đối với các trường đại học. Tại
Mỹ, các tổ chức kiểm định nghề nghiệp như ABET và AACSB thực hiện nhiều
nghiên cứu tìm hiểu về tác động của kiểm định trong việc đảm bảo chất lượng
giáo dục. Vào năm 2011, Hiệp hội Đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học
Châu Âu ENQA (European Association for Quality Assurance in Higher
Education) đã thành lập nhóm nghiên cứu tác động của đảm bảo chất lượng bên
ngoài đối với giáo dục đại học
( ). Tổ chức HEACT
(Đài Loan) cũng đã thực hiện nghiên cứu tác động của kiểm định đối với các cơ
sở giáo dục trong nước.
Cùng với phong trào ĐBCL diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và trong khu vực, Việt
Nam cũng đã tham gia dự án kiểm định thử nghiệm trong khu vực Đông Nam Á
và từng bước xây dựng hệ thống ĐBCL (AUN Manual, 2006). Nhằm thúc đẩy
hoạt động ĐBCL, cải thiện và nâng cao chất lượng trong giáo dục đại học trong
khu vực, từ năm 2005, mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (Asean
University Network-AUN) đã bắt đầu triển khai đánh giá cấp chương trình đào
tạo, một hoạt động được coi là lựa chọn chiến lược của AUN (Vũ Thị Phương
Anh, Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, & Phạm Thị Bích, 2010). Từ năm 2009 đến nay
AUN-QA đã thực hiện đánh giá nhiều chương trình tại các trường đại học thành
viên trong mạng lưới AUN.
Cũng trong thời điểm này, hoạt động ĐBCL trong giáo dục đại học nước ta cũng
được đẩy mạnh với nhiều chính sách, văn bản pháp luật ra đời, nhiều hoạt động
đánh giá được triển khai nhưng chủ yếu là cấp cơ sở đào tạo. Hai Đại học Quốc
gia (ĐHQG) được coi là nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học tại nước ta, là
thay mặt Việt Nam tham gia vào mạng lưới AUN. Mặt khác đây cũng là cơ hội
để biết được phần nào vị trí của giáo dục trong nước đang ở đâu trong khu vực.
Với sứ mạng và mục tiêu đó, hai ĐHQG đã tiên phong đăng ký thực hiện đánh
tìm hiểu để áp dụng bộ tiêu chuẩn AUN-QA trong hoạt động đánh giá cấp
chương trình.
Từ năm 2009 đến năm 2012, ĐHQG-HCM đã có bảy chương trình đánh giá theo
bộ tiêu chuẩn AUN-QA. Trong nhiều hội thảo, hội nghị do Bộ Giáo dục và Đào
tạo tổ chức, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo thuộc ĐHQGHCM cũng có những tham luận tìm hiểu và hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chuẩn
AUN-QA. Các Khoa sau khi tham gia đánh giá cũng có những tham luận chia sẻ
về kinh nghiệm tham gia hoạt động đánh giá. Tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên
cứu được tiến hành một cách chính thức để tìm hiểu tác động cũng như sự phù
hợp của Bộ tiêu chuẩn AUN-QA đối với các chương trình giáo dục trong nước
ta. Việc tìm hiểu hoạt động đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn
AUN-QA đã có những tác động như thế nào đối với các khoa là lí do để tui thực
hiện đề tài luận văn “Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo
theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA đối với các Khoa thuộc các trường Đại học
thành viên tại ĐHQG-HCM”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của hoạt động đánh giá cấp
chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA đối với một số hoạt động tại
các Khoa thuộc các trường đại học thành viên tại ĐHQG-HCM đã được đánh giá
chính thức vào năm 2009.
3. Giới hạn nghiên cứu
3.1. Phạm vi mẫu nghiên cứu
Từ năm 2009 đến năm 2013, ĐHQG-HCM đã có bảy Khoa tham gia đánh giá
chính thức theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA, trong đó có ba Khoa được đánh giá
ăm 2009 và ba Khoa được đánh giá năm 2011 và một Khoa đánh giá năm 2012
Chu kỳ đánh giá của AUN là 4 năm một lần để trường có những cải thiện theo
các khuyến nghị đã đặt ra. Để thấy rõ tác động của hoạt động đánh giá theo bộ
tiêu chuẩn AUN-QA, đề tài tập trung nghiên cứu tại các Khoa đã được đánh giá
vào năm 2009, bao gồm:
- Khoa Công nghệ thông tin, trường đại học Khoa học Tự nhiên;
- Chương trình Điện tử Viễn thông, Khoa Điện – Điện Tử, trường
ĐH Bách khoa;
- Khoa Công nghệ thông tin, trường ĐH Quốc tế;
Tuy nhiên Trường Đại học Quốc tế có đặc thù về cơ chế tự chủ riêng so với
trường Đại học Khoa học Tự Nhiên và Đại học Bách Khoa. Sự tự chủ trong tài
chính giúp Trường có nhiều chủ động trong cơ chế và chính sách đối với các
hoạt động. Mức học phí cao gấp năm lần các trường đại học công lập. Vì vậy để
hạn chế sự sai khác biệt trong hoạt động cải thiện sau khi đánh giá giữa các
Khoa, tác giả tập trung nghiên cứu tại Khoa Công nghệ thông tin, trường ĐH
Khoa học Tự nhiên và Chương trình Điện tử Viễn thông, Khoa Điện – Điện Tử
trường ĐH Bách khoa.
3.2. Phạm vi yếu tố được tác động từ hoạt động đánh giá theo bộ tiêu chuẩn
AUN-QA
Theo John W. Prados và cộng sự với nghiên cứu về “Đảm bảo chất lượng các
chương trình kỹ sư thông qua kiểm định: tác động của các tiêu chuẩn kỹ sư 2000
và ảnh hưởng toàn cầu” đã cho thấy việc kiểm định đã có tác động đến các yếu
tố sau của Khoa:
- Chương trình đào tạo;
- Chính sách, quản lý;
- Văn hóa chất lượng;
24.2% giảng viên cho rằng có sự thay đổi nhưng không đáng kể và 51.5% giảng
viên cho rằng có sự thay đổi đáng kể.
Theo thuyết hành vi của Icek Ajzen cho rằng niềm tin vào sự hữu ích của hành vi
sẽ làm thay đổi hành vi. Theo mô hình văn hóa của Schain, yếu tố tinh thần như
niềm tin ẩn bên trong sẽ có tác động đến các hành vi quan sát được bên ngoài. Vì
vậy có thể nói giảng viên có sự tin tưởng vào Đoàn đánh giá, thấy được sự thay
đổi của Khoa nên bản thân giảng viên cũng có những thay đổi để hoạt động có
chất lượng hơn. Kết quả nghiên cứu của tổ chức kiểm định ABET cũng cho thấy
hoạt động kiểm định làm thay đổi văn hóa chất lượng của giảng viên được thể
hiện qua việc giảng viên chủ động trong cập nhật kiến thức chuyên môn, thay
đổi phương pháp giảng dạy, và hỗ trợ sinh viên. Theo nhóm nghiên cứu, quan
trọng của hoạt động kiểm định là sự cải thiện liên tục để chương trình luôn đạt
chất lượng. Vì vậy yếu tố văn hóa chất lượng của giảng viên được thể hiện qua
sự chủ động thay đổi bản thân là rất quan trọng. Theo kết quả nghiên cứu của
Hiệp hội các trường đại học Châu Âu từ năm 2002 – 2006, đảm bảo chất lượng
bao gồm các qui trình và qui định, mà không có sự tham gia vào của con người
thì không hiệu quả. Vì vậy Hiệp hội các trường đại học Châu Âu đã thực hiện dự
án “Văn hóa chất lượng” song song với quá trình đảm bảo chất lượng trong tiến
trình Bologna. Không chỉ tại các nước phát triển như Châu Âu, tại các nước đang
phát triển như Nam Phi cũng thực hiện nghiên cứu và cho thấy cần hình thành
văn hóa chất lượng song song với quá trình đảm bảo chất lượng. Văn hóa chất
lượng của giảng viên là sự cam kết bền vững trong việc cải thiện liên tục chất
lượng của Khoa.
Đa số giảng viên cho rằng sau khi tham gia đánh giá, cũng hiểu rõ hơn các khái
niệm và hoạt động trong giáo dục đại học như kiểm tra đánh giá sinh viên, quan
điểm chiến lược….
Tiểu kết: Từ kết quả khảo sát thông qua bảng hỏi và phỏng vấn cho thấy hoạt
động đánh giá cấp chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA đã làm tăng
niềm tin của giảng viên vào hoạt động và chất lượng của Khoa. Vì niềm tin tăng
nên giảng viên cũng thay đổi hành vi thể hiện qua sự chủ động trong cập nhật
kiến thức chuyên môn và hỗ trợ sinh viên. Khi đã có niềm tin và chủ động thay
đổi hành vi, giảng viên sẻ từng bước duy trì hoạt động cải thiện liên tục hướng
đến chất lượng, hình thành văn hóa chất lượng.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Hanghuan

New Member
Lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Last edited by a moderator:

Hanghuan

New Member
Tài chính tiền tệ chương 2
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top