nhokvip_pro

New Member
Download Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di dân vùng bán đảo Cà Mau, đồng bằng sông Cửu Long
TÓM TẮT
Bán đảo Cà Mau là vùng đất cực nam của tổ quốc Việt Nam và nơi tồn tại
một hệ thái rừng ngập mặn quý giá nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Các
nghiên cứu khoa học cho thấy nơi đây là khu vực chịu tác động cao do hiện
tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Các tác động này thể hiện ở sự
thay đổi bất thường về nhiệt độ tăng cao, hạn hán kéo dài, sự xâm nhập mặn
sâu hơn, mùa mưa đến trễ dầu vụ và lớn hơn vào cuối vụ, bão tố bất thường,
nước biển dâng,...
Báo cáo này lược khảo các sự phỏng đoán về biến đổi khí hậu ở bán đảo Cà
Mau và đánh giá các tổn thương liên quan đến tính đa dạng sinh học và các
giá trị dự trữ sinh quyển. Nghiên cứu này đoán các xu thế di dân ở các
vùng ven biển bán đảo Cà Mau và các hệ luỵ. Cuối cùng là một số đề xuất
tìm đối sách thích ứng cho khu vực trong tương lai.
Từ khoá: Biến đổi khí hậu, Tổn thương, Đa dạng sinh học, Di dân, Bán đảo
Cà Mau.Hội thảo khoa học “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển
tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, Thành phố Cà Mau, 25/4/2010
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di
dân vùng ven biển bán đảo Cà Mau”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
2
1. DẪN NHẬP
Hiện trạng phát thải quá nhiều chất khí như CO2, CH4, N2O, CFCs, ... vào
bầu khí quyển gây nên hiệu ứng nhà kính, tạo nên hiện tượng nóng lên toàn
cầu qua các biểu hiện như: sự gia tăng băng tan ở hai cực trái đất và ở các
vùng núi cao; sự chuyển dịch bất thường các khối không khí toàn cầu gây
nên các thay đổi thời tiết khác thường và làm xáo trộn cán cân tuần hoàn
nước. Nước biển và đại dương đang mở rộng và dâng cao. Hệ quả là toàn bộ
hệ sinh thái hiện hữu bị đe doạ theo một chuỗi dây chuyền sinh học và vật lý.
Các vùng đất thấp, vùng đất ngập nước và vùng ven biển là các khu vực
nhạy cảm đặc biệt dưới các tác động tiêu cực của các hiện tượng thời tiết cực
đoan. Các cộng đồng dân cư các vùng này sẽ là nhóm chịu nhiều tổn thương.
Xu thế dịch chuyển dân số cơ học sẽ xảy ra nhanh hơn và khó phán đoán.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của
gió mùa, khí hậu nóng và ẩm rất đặc trưng. Bán đảo Cà Mau nằm ở vùng
cực nam của Việt Nam (Hình 1), là nơi có cao độ bình quân thấp nhất nước.
Đặc biệt tỉnh Cà Mau có cao độ trung bình xấp xỉ 1 mét trên mực nước biển
(cao độ trung bình biến động trong khoảng + 0,75 đến + 1,35 m). Bán đảo
Cà Mau là một vùng rộng lớn chiếm 1,6 trên ha (chưa kể phần diện tích
biển) trong tổng diện tích 4 triệu ha của ĐBSCL, bao gồm một phần thành
phố Cần Thơ, một phần tỉnh Kiên Giang và gần trọn vẹn tỉnh Hậu Giang,
tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Đây là một vùng kinh tế rất
năng động, đóng góp nhiều cho an ninh lương thực chung, xuất khẩu thủy
hải sản và là nơi còn lưu giữ nhiều thảm thực vật phong phú, mang tính đa
dạng sinh học cao. Bán đảo Cà Mau có hai mặt giáp với biển Đông và Vịnh
Thái Lan với tổng chiều dài đường ven biển là 270 km. Đây là nơi duy nhất
ở Việt Nam chịu đồng thời hai loại thủy triều khác nhau: bờ biển phía Động
chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều bán nhật triều không đều và bờ biển
phía Tây chịu tác động của chế độ thủy triều nhật triều không đều. Bán đảo
Cà Mau có đủ các vùng đất có nước ngọt, đất nước lợ, đất than bùn, đất
nhiễm mặn và đất nhiễm phèn. Mũi Cà Mau là vùng đất được kéo dài của
bán đảo nhờ sự bồi tích các chất trầm tích của sông Cửu Long khi đổ ra biển.
Từ ven biển trở ra khoảng 15 km, nước biển chỉ sâu khoảng vài mét đến tối
đa 20 m. Đặc điểm vùng ven biển thấp, nóng ẩm, mưa nhiều, hệ thống kênh
rạch nội đồng chằng chịt và chế độ thủy triều – dòng chảy pha trộn phức tạp
tạo cho Bán đảo Cà Mau có một hệ sinh thái ngập mặn độc đáo, quy tụ nhiều
sinh vật đặc thù và mang tính đa dạng sinh học cao. Rừng ngập mặn của Cà
Mau có tổng diện tích gần 150.000 ha, được xem là lớn nhất nước. Địa thế
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiHội thảo khoa học “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển
tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, Thành phố Cà Mau, 25/4/2010
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di
dân vùng ven biển bán đảo Cà Mau”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
3
của Cà Mau làm vùng đất này chịu nhiều bất lợi khi có hiện tượng thời tiết
bất thường và nước biển dâng tác động. Trong hầu hết các cơn bão đổ bộ
vào vùng ĐBSCL thì Bán đảo Cà Mau là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất, ví
dụ như cơn bão Linda tháng 11/1997.
Hình 1: Bản đồ vị trí tự nhiên vùng Bán đảo Cà Mau
Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC, 2007) và các nghiên
cứu khác (Peter and Greet, 2008; Hạnh và Furukawa, 2007; Wassmann et.
al., 2004; MONRE, 2003) đã cho một báo cáo nhận định ĐBSCL là một
trong ba châu thổ trên thế giới có nguy cơ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng
của biến đổi khí hậu trong 30-50 năm nữa. Các tác động của biến đổi khí hậu
và nước biển dâng lên vùng Bán đảo Cà Mau cần được đánh giá trênHội thảo khoa học “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển
tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, Thành phố Cà Mau, 25/4/2010
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di
dân vùng ven biển bán đảo Cà Mau”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
4
các mặt khác nhau. Bài viết này nhận định xu thế suy giảm tính đa dạng sinh
học có thể tạo nên một khuynh hướng di dân của vùng Cà Mau trong tương
lai và các tác động. Cuối cùng là các đề xuất hướng nghiên cứu sắp đến.
2. CÁC PHỎNG ĐOÁN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Năm 2009, Trung tâm START vùng Đông Nam Á (Đại học Chulalongkorn,
Thái Lan) và Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ đã phối
hợp chạy mô hình luân chuyển khí hậu toàn cầu ECHAM4 GCM với kịch
bản A2 và B2 theo IPCC và dùng phần mềm PRECIS để chi tiết hóa, dựa
vào chuỗi số liệu khí hậu nền giai đoạn 1980-2000 để phỏng đoán giai đoạn
2030-2040 (Tuan and Supparkorn, 2009). Kết quả của mô hình và báo cáo
của các nghiên cứu khác cho vùng Bán đảo Cà Mau có xu hướng sau:
• Nhiệt độ cao nhất trung bình trong mùa khô sẽ gia tăng từ 1-2 °C
(Hình 2). Mùa khô kéo dài sẽ gây tình hình hạn hán nghiệm trọng hơn.
• Lượng mưa đầu vụ Hè Thu (15/4 - 15/5) sẽ giảm chừng 10-20%
(Hình 3) và có thể bắt đầu trễ hơn khoảng 2 tuần lễ so với hiện nay.
• Vào tháng 9 – tháng 10, lượng mưa có khuynh hướng gia tăng hơn
kết hợp với lũ thượng nguồn làm biên của vùng ngập ở ĐBSCL sẽ gia
tăng xuống vùng Bán đảo Cà Mau (Hình 4).
• Mặn mùa khô sẽ xâm nhập sâu hơn tương ứng với sự tăng mực nước
biển (Hình 5). đoán trong thập niên 2030 sẽ có khoảng 1,5 –
2,0 % diện tích khu vực sẽ bị ngập do hiện tượng nước biển dâng.
• Bão bất thường từ Biển Đông có khuynh hướng đổ bộ vào vùng Bán
đảo Cà Mau, nhất là thời điểm cuối năm.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

thichconon

New Member
Vui lòng cho mình xin tài liệu này để mình có thể đọc thêm.
Chân thành Thank bạn.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top