ch0c0ly_bjbj

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn: Sử dụng phần mềm Mathematica trong dạy học phần "Dao động và sóng điện từ" chương trình sách giáo khoa Vật lí lớp 12 trung học phổ thông : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10
Nhà xuất bản: ĐHGD
Ngày: 2009
Chủ đề: Lớp 12
Phương pháp dạy học
Phần mềm Mathematica
Trung học phổ thông
Vật lý
Miêu tả: 102 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Vật lý ) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Nghiên cứu cơ sở lý luận của quá trình tin học hóa trong việc tổ chức dạy học vật lý nói chung và trong dạy học phần dao động và sóng điện từ nói riêng theo hướng làm tăng năng lực tư duy, nhận thức, sáng tạo, khả năng làm việc nhóm cũng như khả tự giải quyết vấn đề của học sinh phổ thông. Nghiên cứu những vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học vật lý tại các trường THPT nói chung, tại trường THPT Yên Hòa nói riêng trong việc sử dụng phần mềm Mathematica nhằm hỗ trợ mô phỏng các hiện tượng vật lý. Đưa ra giải pháp xây dựng các mô hình mô phỏng một số hiện tượng trong phần dao động và sóng điện từ
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………….1
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………2
3. Đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………………..3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………3
5. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………..3
6. Giả thuyết khoa học……………………………………………………..3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………….4
8. Đóng góp của đề tài……………………………………………………..4
9. Cấu trúc Luận văn………………………………………………………5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
1.1. Khái quát chung và nhiệm vụ của quá trình dạy học………………….7
1.2. Mục đích đổi mới phƣơng pháp dạy học…..…………………………….8
1.3. Định hƣớng đổi mới………………...……………………………………10
1.4. Dạy học tích cực…………………………………………………………..11
1.5. Con đƣờng hình thành kiến thức cơ bản của vật lý học……………….16
1.6. Sử dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy vật lý………….………26
1.7. Mục đích giảng dạy phần Dao động và sóng điện từ cho học sinh phổ
thông với sự hỗ trợ của phần mềm toán học
Mathematica...………….……34
Chƣơng 2: GIỚI THIỆU NHỨNG NÉT CƠ BẢN VỀ PHẦN MỀM TOÁN
HỌC MATHEMATICA VÀ CÁC ỨNG DỤNG
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Mathematica………………..36
2.2. Mathematica là hệ thống thực hiện các phép tính……………………36
2.3. Mathematica là ngô ngữ lập trình…………………………………..…39
2.4. Mathematica là hệ thống biểu diễn kiến thức toán học………………40
2.5. Mathematica là môi trƣờng tính toán…………………………………40
2.6. Các lệnh trong Mathematica....................................................................41
2.7. Các lệnh cơ bản của Mathematica trong tính toán bằng số..................42
2.8. Đồ họa trong Mathematica.......................................................................45
Chƣơng 3: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TOÁN HỌC MATHEMATICA
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG PHẦN DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
3.1. Ứng dụng phần mềm Mathematica thiết kế bài giảng ….……………..59
3.2. Dao động và sóng điện từ………………………………………………..71
3.3. Mạch chọn sóng LC………………………………………………………76
3.4. Sự lan truyền của sóng điện từ trong không gian……………………...78
3.5. Truyền thông bằng sóng điện từ………………………………………...80
3.6. Thực nghiệm sƣ pạm……………………………………………………..84
Phụ lục…………………………………………………………………………95
Kết luận và khuyến nghị
Mỗi máy phát hình vô tuyến có hai loại kênh: kênh tiếng (1, 2, 3, 4 trên
hình vẽ) và kênh hình.
Bộ phận quan trọng nhất của kênh hình là Camera(5). Camera có nhiệm
vụ thu ảnh quang học, phân tích ảnh và tạo ra các tín hiệu ảnh màu. Bộ phận
chính của camera là ống phân tích ảnh.
Bộ phận (6) phát ra tín hiệu quét hàng ngang và quét dọc cung cấp cho
ống phân tích ảnh để điều khiển sự quét của chùm electron trong đó. Đồng thời
bộ phận (6) cũng đồng bộ dọc (báo hiệu khi chùm electron quét hết nội dung).
Bộ phận (7) có nhiệm vụ khuyếch đại các tín hiệu ảnh màu.
Bộ phận (8) phát ra sóng mang siêu cao tần. Sóng mang siêu cao tần, tín
hiệu ảnh màu và các tín hiệu đồng bộ ngang và dọc được đưa đến bộ phận biến
điện siêu cao tần (9) tạo ra một sóng điện mang tín hiệu ảnh màu hoàn chỉnh, tín
hiệu này được khuyếch đại (10) rồi đưa ra ăngten phát (11). Vì tín hiệu ảnh màu
rất lớn, nên tần số của sóng mang phải vào khoảng từ 102MHz (tần số rất cao:
very high frequencies VHF) đến 103MHz (tần số siêu cao: ultra high frequencies
VHF). Tóm tắt lại sơ đồ khối máy phát hình vô tuyến:
1. Micrô.
2. Khuyếch đại âm tần.
3. Máy phát và biến điện cao tần.
4. Khuyếch đại cao tần.
5. Camera.
6. Máy phát tín hiệu quét tia dọc và ngang đồng thời phát ra những tín
hiệu đồng bộ ngang và đồng bộ dọc.
7. Khuyếch đại tần số ảnh.
8. Máy phát siêu cao tần.
9. Biên điện siêu cao tần.
10.Khuyếch đại siêu cao tần.
11.Ăngten phát.

3.6. Thực nghiệm sƣ pạm
3.6.1. Mục đích thực nghiệm
Với mục đích đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy vật lý nói chung
cùng phần Dao động và sóng điện từ nói riêng khi ứng dụng phần mềm toán học
Mathematica trong thiết kế bài giảng. Bên cạnh đó chúng ta cùng nhau khẳng
định những ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy,
nhất là trong phần được luận văn đề cập tới.
Dựa trên kết quả đạt được khi tiến hành giảng dạy phần Dao động và sóng
điện từ có sự hỗ trợ và không có sự hỗ trợ của phần mềm Mathematica, chúng ta
có thể so sánh kết quả thu được, để từ đó ta có thể điều chỉnh phương pháp
giảng dạy kể cả khi có sự hỗ trợ và khi không có sự hỗ trợ của công nghệ thông
tin, nhằm đạt kết quả tốt nhất trong giảng dạy.
Góp phần đưa công nghệ thông tin ứng dụng vào thự tiễn ngày càng phổ
biến và hiệu quả. Đồng thời góp phần nâng cao trình độ ứng dụng tin học và
ngoại ngữ trong mỗi giáo viên.
3.6.2. Đối tượng được tiến hành thực nghiệm
Toàn thể các em học sinh học ban cơ bản A lớp (12A1, 12A3) và các em
học ban cơ bản D lớp:( 12D1, 12D2) của trường Trung học phổ thông Yên Hòa
– Hà Nội
* Những ưu điểm của đối tượng tiến hành thực nghiệm sư phạm là:
- Học sinh có điểm đầu vào cao (Đứng thứ 3 thành phố trong khối phổ
thông) và hạnh kiểm tốt.
- Hai lớp 12A1, 12A3 được tiến hành thực nghiệm là các lớp học nâng
cao các môn Toán, Lý, Hóa, vì vậy các em có khả năng tư duy nhanh
nhạy về lĩnh vực tự nhiên, bên cạnh đó các em còn là những người yêu
thích các môn khoa học tự nhiên.
* Những hạn chế của đối tượng tiến hành thực nghiệm sư phạm là:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top