daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Lí do chọn đề tài
Nếu như nền văn học Việt Nam hiện đại tự hào với những cây bút tài hoa mà từ lâu
tên tuổi đã khắc sâu vào lòng người như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Hồ
Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Tuân... thì ngược dòng thời gian khi tìm về với nền văn
học Việt Nam trung đại chúng ta lại càng vẻ vang hơn với những cây đại thụ của nền
văn học dân tộc, đó là Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ,
Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương...
Trong số những nhà thơ, nhà văn vừa kể trên thì có lẽ Nguyễn Đình Chiểu là người
sống ở Nam Bộ, một vùng đất còn rất mới mẻ so với Bắc Bộ nghìn năm văn hiến.
Mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng nơi đây cũng đã kịp thời đóng góp cho nền văn học
dân tộc những tác giả và tác phẩm đặc sắc, mà Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng
hùng hồn. Ông được mệnh danh là ngọn cờ đầu trong phong trào văn học yêu nước
giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX.
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một cuộc hành trình đầy gian truân, lận đận kém
phần may mắn. Cùng một lúc nhà thơ phải mang nặng trên vai hai nỗi đau lớn: đó là
những bất hạnh của bản thân và nỗi đau mất nước chung của dân tộc. Nhưng với bản
lĩnh và nghị lực phi thường, nhà thơ đã vượt lên số phận long đong và đứng thật vững
vàng trước mọi bão táp phong ba. Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Chiểu còn để lại cho đời
một sự nghiệp thơ văn đồ sộ. Có thể nói những sáng tác của ông không chỉ tạo tiếng
vang trong lòng dân tộc mà ở cả nước ngoài tên tuổi nhà thơ vẫn được nhiều người
biết đến và ái mộ. Bởi nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu mang tính thiết thực
sâu sắc. Điều này được thể hiện rõ ràng qua sự chuyển biến tư tưởng của nhà thơ
trong quá trình sáng tác. Trong thời bình, những tác phẩm của ông chủ yếu đi vào rèn
luyện, giáo dục con người về vấn đề đạo lí. Sang thời chiến, ngòi bút của Nguyễn
Đình Chiểu tiếp tục biểu dương đạo làm người, đồng thời nội dung thơ văn ông cũng
phục vụ đắc lực cho cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của dân tộc. Nghĩa là giai
đoạn này tư tưởng của nhà thơ đã có sự chuyển biến sâu sắc. Cho nên nó đáp ứng
được yêu cầu của thời đại. Bên cạnh đó, sự chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Đình
Chiểu trong qua trình sáng tác cũng để lại cho chúng ta nhiều bài học có ý to lớn về
đạo làm người.
Vì thế, người viết quyết định chọn đề tài “Sự chuyển biến tư tưởng trong quá trình
sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu” để nghiên cứu, với hi vọng sẽ tìm hiểu kỹ hơn về
Nguyễn Đình Chiểu và những nét tiến bộ trong tư tưởng của ông. Qua thực hiện đề
tài, người viết cũng muốn góp phần giới thiệu những giá trị tinh thần trên mảnh đất
thân yêu của mình. Đồng thời qua đó người viết một lần nữa muốn khẳng định vị trí
của Nguyễn Đình Chiểu trong lòng dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Đình Chiểu là một trong những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam
Bộ và là một trong những nhà thơ cổ điển có tầm cỡ lớn của nền văn học Việt Nam.
Với vị trí đó đã có không ít những ý kiến của các nhà nghiên cứu đánh giá, nhận xét
về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu trên nhiều lĩnh vực khác
nhau. Bàn về “Sự chuyển biến tư tưởng trong quá trình sáng tác của Nguyễn Đình
Chiểu” cũng được nhận định ở khía cạnh khác nhau.
Quyển “Nguyễn Đình Chiểu thân thế, sự nghiệp và tác phẩm” [ 1], Thái Bạch có
đề cập đến sự chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu trong quá trình sáng tác.
Theo ông, trong các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu thì “tư tưởng của tiên sinh lúc
nào cũng nghĩ đến đạo lí thánh hiền, đến việc trung với nước và hiếu với dân làm
trọng” [ 1; tr.101]. Tác giả cho rằng tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu trong sáng tác
chịu ảnh hưởng nhiều của Khổng giáo “tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu là tư tưởng
của một nhà Nho, nhưng trong sạch theo đạo lí Thánh, Hiền là mong muốn của một
đời thạnh trị của vua thánh tui hiền như Nghiêu, Thuấn, Võ, Trang, Văn, Vũ, chớ
không phải quá chú trọng về lối văn phù phiếm của các đời Đường, Tống về sau”
[ 1; tr.107], “Nguyễn Đình Chiểu muốn đem cái sở học để phò dân giúp nước, nhưng
rủi bị mang tật, nên tư tưởng ấy không đạt, và đã phải ký thác vào những thơ văn
cùng những tác phẩm lớn như Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu và Ngư Tiều vấn
đáp” [ 1; tr.108]. Bên cạnh ảnh hưởng từ Nho giáo thì tư tưởng của Nguyễn Đình
Chiểu cũng không thoát ra phạm vi của Phật giáo, “ảnh hưởng này tuy không chiếm
phần lớn lao, quan trọng trong tư tưởng nhưng đối với tiên sinh không phải là không
có” [ 1; tr.108].
Nhìn chung, Thái Bạch đã nêu lên khái quát về tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu.
Tuy nhiên ông vẫn chưa đi sâu vào khai thác sự chuyển biến về tư tưởng của Nguyễn
Đình Chiểu qua hai chặng đường sáng tác.
Quyển“Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm” [ 16], do Nguyễn Ngọc Thiện
tuyển chọn và giới thiệu đã tập hợp được rất nhiều bài nghiên cứu đánh giá Nguyễn
Đình Chiểu về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm... Nhưng “Sự chuyển biến tư tưởng trong
quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu” chỉ được đề cập ở một số phương diện.
Chẳng hạn trong bài viết “Nguyễn Đình Chiểu – thân thế và sự nghiệp” [ 16; tr.31] ,
Nguyễn Thạch Giang đã nêu lên sự biến đổi tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu qua hai
giai đoạn sáng tác trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Tác giả cho rằng
trong thời bình thì nội dung tư tưởng trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là
luôn đặt vấn đề nhân nghĩa lên hàng đầu và nêu lên một chân lí sáng ngời đó là mọi
người “phải biết tiếp thu những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc mà ông
mệnh danh là “chính đạo” để tu dưỡng nhằm mọi người đạt tới được một sự thống
nhất tư tưởng, biết yêu lẽ chính, ghét cái tà để hành động cho sự tiến bộ của xã hội”
[ 16; tr.43]. Theo Nguyễn Thạch Giang, tư tưởng đó của Nguyễn Đình Chiểu đã được
thể hiện trong Lục Vân Tiên và Dương Từ – Hà Mậu. Sau khi thực dân Pháp xâm lược
nước ta thì “ngòi bút vì nhân nghĩa” đã viết trong Lục Vân Tiên trước kia nay đã cụ
thể hóa ở tinh thần yêu nước chống ngoại xâm” [ 16; tr.36].
Nhìn chung, qua bài viết này Nguyễn Thạch Giang đã phần nào nêu lên được sự
biến đổi tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu trong quá trình sáng tác.
Bài viết “Từ lí tưởng nhân nghĩa đến chủ nghĩa yêu nước” [ 16; tr.212 ], Nguyễn
Đình Chú cũng đề cập đến sự phát triển tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả cho
rằng “ Từ Lục Vân Tiên đến thơ văn chống Pháp, văn chương Đồ Chiểu đã tiến lên từ
lí tưởng nhân nghĩa đến chủ nghĩa yêu nước chống ngoại xâm” [ 16; tr.212]. Tuy
nhiên “sự phát triển tư tưởng của Đồ Chiểu trong giai đoạn chống Pháp không hề
đoạn tuyệt với những nhân tố tích cực trong lí tưởng nhân nghĩa trước đó, nhưng
cũng không lập lại y nguyên. Ở đây, có kế thừa, có phát triển, có liên tục, có gián
đoạn” [ 16; tr.216]. Theo Nguyễn Đình Chú, thơ văn chống Pháp của Nguyễn Đình
Chiểu vẫn nhắc đến vấn đề “nhân nghĩa”, “trung hiếu” nhưng nó đã mang nội dung
mới, tức có sự tiến bộ hơn so với giai đoạn trước đó. Ở đây, “nhân nghĩa không phải
là để xây dựng một xã hội phong kiến, dù đó là xã hội phong kiến lí tưởng, mà trước
hết là chuyện chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Trung hiếu là đạo quân thần,
nhưng trung hiếu trước hết phải lấy dân làm gốc. Quan hệ vua tôi, quan hệ gia đình
chưa phải là hàng đầu. Hàng đầu là quan hệ dân nước, quan hệ xã hội” [ 16; tr.216].
Sau đó tác giả đi vào phân tích và chỉ ra sự phát triển tư tưởng đó của Nguyễn Đình
Chiểu. Nguyễn Đình Chú phân tích mặt tích cực cũng như đưa ra những hạn chế trong
tư tưởng của nhà thơ.
Bài viết “Nguyễn Đình Chiểu trong sự vận động của văn chương cận đại” [ 16;
tr.286], Lê Ngọc Trà cũng ít nhiều đề cập đến sự biến đổi tư tưởng của Nguyễn Đình
Chiểu qua hai giai đoạn sáng tác. Tác giả cho rằng “từ Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà
Mậu đến Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc và các tác phẩm ở giai đoạn sau,
Nguyễn Đình Chiểu bộc lộ những biến đổi quan trọng. Từ lập trường “chủ yếu” thiên
về đạo đức nhà thơ chuyển hẳn sang lập trường chính trị, mà cái chính trị cao nhất
lúc ấy là yêu nước, đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc” [ 16; tr.268].
Sau nhận định, Lê Ngọc Trà chỉ đưa ra một số lí lẽ để chứng minh cho sự biến đổi tư
tưởng của Nguyễn Đình Chiểu. Vì bài viết này chủ yếu là đi sâu vào khai thác khía
cạnh về sức mạnh nghệ thuật của nhà thơ.
Bài viết “Chữ “dân” và chữ “nước” trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” [ 16; tr.
539], Đào Thản và Nguyễn Thế Lịch cũng đưa ra nhận xét về sự chuyển biến tư tưởng
của Nguyễn Đình Chiểu qua hai giai đoạn trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược
nước ta. Hai tác giả cho rằng “ông đã chuyển từ chủ đề đạo nghĩa sang chủ đề yêu
nước chống xâm lược và xoáy sâu mãi vào vấn đề nóng bỏng, vấn đề trung tâm ấy,
nói bao nhiêu cũng không vơi, không cạn nỗi lòng mình” [ 16; tr.541]. Tuy nhiên sau
đó bài viết không bàn nhiều đến vấn đề biến đổi “tư tưởng” của Nguyễn Đình Chiểu
mà chủ yếu đề cập đến chữ “dân”, chữ “nước” trong thơ văn ông và nói lên nỗi đau
xót của nhà thơ khi non sông bị chia cắt.
Quyển “Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật” [ 19],
cũng đã tập hợp nhiều bài viết có liên quan đến sự chuyển biến tư tưởng của Nguyễn
Đình Chiểu trong quá trình sáng tác. Chẳng hạn trong bài viết “Tư tưởng của Nguyễn
Đình Chiểu và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ cuối thế kỉ XIX”
[ 19; tr.297], Bùi Đăng Huy có đưa ra nhận định rằng “trước khi thực dân Pháp xâm
chiến nước ta, đạo nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu, ngoài nội dung đánh giặc,
còn bao gồm những suy nghĩ về quan hệ vua tôi, vợ chồng, thầy trò, bạn bè, v.v...
những suy nghĩ ấy mang ý nghĩa phê phán đối với chế độ xã hội đang đi tới bước
đường suy vong. Nhưng khi giặc Pháp tới thì nội dung cốt tủy của đạo nhân nghĩa đó
là đánh giặc bảo vệ chủ quyền của đất nước, cứu giúp muôn dân [ 19; tr.299, tr.300].
Theo tác giả thì tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu “nó đã vượt ra khỏi cái hệ thống
cứng nhắc, khô cằn của Nho giáo và đáp ứng được yêu cầu nhất định của lịch sử”
[ 19; tr.318].
Hay Nguyễn Trung Hiếu trong bài viết “Cái nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu và tấm
lòng, ý chí Việt Nam” [ 19; tr.324] cho rằng tư tưởng quán xuyến trong suốt quá trình
sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu chính là cái “nghĩa”. “Sự có mặt của cái “nghĩa”
Nguyễn Đình Chiểu như là cái nguyên lí duy nhất làm nên vừa là cái phương châm xử
thế vừa là cái cảm hứng chủ đạo trong sáng tác độc đáo của nhà thơ” [ 19; tr.337].
Theo tác giả cái “nghĩa” của Nguyễn Đình Chiểu có hai mạch chính. Mạch thứ nhất
“nghĩa là lẽ phải của quần chúng, của dân tộc và là cái quyết tâm không khoan
nhượng bảo vệ nó” [ 19; tr.330], và “cái mạch ngầm thứ hai trong cảm hứng “nghĩa”
của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm lòng trung thực thủy chung vô hạn” [ 19; tr.330].
Nhận định trên thật xác đáng về tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu nhưng nhìn chung
Nguyễn Trung Hiếu vẫn chưa đi vào thể hiện cụ thể “Sự chuyển biến về tư tưởng của
Nguyễn Đình Chiểu trong qua trình sáng tác” như thế nào.
Hay Trần Văn Giàu trong bài viết “Vì sao tui thích đọc Nguyễn Đình Chiểu” [ 19;
tr. 164 ] cũng có đề cập đến nội dung tư tưởng trong sự nghiệp văn chương của
Nguyễn Đình Chiểu. Ông cho rằng tư tưởng triết lí nhân sinh của nhà thơ trong các
tác phẩm chủ yếu là lấy nhân nghĩa làm gốc. Nhưng nội dung nhân nghĩa của Nguyễn
Đình Chiểu có sự sáng tạo và khác xa nhân nghĩa của hầu hết các nhà Nho đương
thời. “Tư tưởng triết lí nhân sinh trong các vấn đề, trong các bài thơ Đường luật,
cũng là nhân nghĩa. Ở đây, có một tiến bộ mới so với Lục Vân Tiên. Đại biểu cho
nhân nghĩa chân chính là anh dân ấp dân lân vì “mến nghĩa mà làm quân chiêu mộ”,
chớ không phải đã sẵn tập tành quân sự, không phải đã có trang bị của triều đình;
vậy mà họ anh dũng vô song! Trương Định cưỡng lại chiếu vua là vì nghĩa với dân,
dân cản đầu ngựa tướng quân là nghĩa với nước. Nhân nghĩa với yêu nước là một”[
19; tr.176]. Ngoài tư tưởng nhân nghĩa, Trần Văn Giàu cho rằng “một tư tưởng nữa
toát ra từ phần lớn các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu là chủ nghĩa yêu nước” [
19; tr.177].
Qua tham khảo các công trình nghiên cứu về tác gia Nguyễn Đình Chiểu người
viết thấy có rất nhiều bài viết với đầy đủ quy mô khác nhau đã đưa ra rất những nhận
định, đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp cũng như về tư tưởng của Nguyễn Đình
Chiểu. Có thể nói đây là một điều kiện thuận lợi để giúp người viết có cái nhìn trọn
vẹn hơn trong việc khảo sát đề tài. Đó là những cứ liệu vô cùng quan trọng để người
viết có thể tham khảo và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Dù có được điều kiện thuận lợi như đã nói trên nhưng người viết vẫn gặp phải một
số khó khăn nhất định. Vì những vấn đề liên quan đến“Sự chuyển biến tư tưởng trong
quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu” vẫn chưa được phân tích cụ thể thành
những phương diện riêng để khảo sát. Nên rất khó trong việc tập hợp đầy đủ tài liệu
có liên quan đến đề tài. Mặc dù vậy, người viết cũng hi vọng qua khảo sát “Sự chuyển
biến tư tưởng trong quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu ” sẽ có cơ hội tìm
hiểu kỹ hơn về những đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu qua hai thời kì sáng tác qua.
3. Mục đích, yêu cầu
Trong khuôn khổ đề tài, người viết cần nghiên cứu tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác
của Nguyễn Đình Chiểu và bối cảnh xã hội lúc bấy giờ để làm rõ một số vấn đề có
liên quan đến sự biến đổi tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu qua hai chặng đường sáng
tác.
Cụ thể người viết sẽ xác định nội dung tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu. Tìm hiểu
nhân dẫn đến sự biến đổi “tư tưởng” này. Và những biến đổi đó được thể hiện như thế
nào qua thơ văn ông. Từ đó người viết sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về đề tài và đưa ra
những nhận xét mang tính khách quan hơn về sự chuyển biến tư tưởng của Nguyễn
Đình Chiểu.
Qua đề tài này người viết sẽ đi vào làm nổi bật lên những tư tưởng tiến bộ của
Nguyễn Đình Chiểu trong quá trình sáng tác. Từ đó, thấy được tính thiết thực về sự
chuyển biến tư tưởng của nhà thơ đối với tình hình xã hội ta trong bối cảnh đó.
Mặt khác, khi nghiên cứu đề tài này người viết sẽ có cái nhìn sâu hơn, toàn diện
hơn về nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Vì phần nào người viết đã đi sâu vào
tìm hiểu một tác gia lớn trong chương trình giảng dạy.
4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Sự chuyển biến tư tưởng trong quá trình sáng tác của Nguyễn Đình
Chiểu ”, người viết chủ yếu nghiên cứu về sự chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Đình
Chiểu qua hai giai đoạn sáng tác trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta.
Luận văn gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung có 3 chương
là: Chương I một số vấn đề chung, chương II một số biểu hiện về sự chuyển biến tư
tưởng trong quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, chương III ý nghĩa của sự
chuyển biến về tư tưởng trong qua trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
Những cứ liệu được sử dụng trong luận văn là: Quyển “Nguyễn Đình Chiểu về tác
gia và tác phẩm”, do Nguyễn Ngọc Thiện tuyển chọn và giới thiệu, Nhà xuất bản
Giáo dục, năm 1998.
Quyển “Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật”, do Ủy
ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện văn học tuyển chọn và giới thiệu, Nhà xuất bản
khoa học xã hội, Hà Nội 1973. Và một số tài liệu khác có liên quan.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện người viết đã tập hợp tư liệu có liên quan đến đề tài. Sau
đó tiến hành phân loại, sắp xếp theo hệ thống những vấn đề cần khảo sát.
Người viết chủ yếu sử dụng thao tác phân tích để làm sáng tỏ vấn đề. Trong quá
trình phân tích có kết hợp với phương pháp so sánh nhằm làm nổi bật quan niệm tiến
bộ của Nguyễn Đình Chiểu qua hai giai đoạn sáng tác.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sự chuyển biến văn hóa Nhật Bản thời kỳ Mạc phủ Tokugawa (1600 1868) Lịch sử Thế giới 0
T Sự chuyển biến của quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1802 đến năm 1885 Lịch sử Việt Nam 0
S Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Lịch sử Thế giới 3
E Nhân tố chủ quan đối với sự chuyển biến cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế Kinh tế chính trị 0
C Sự chuyển biến tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu trước năm 1917 Kinh tế chính trị 0
A Sự chuyển biến trong chính sách "trung lập" của một số nước Châu Âu sau chiến tranh lạnh Kinh tế quốc tế 0
M Sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu trước năm 1925 Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá mật độ xương và sự thay đổi chất chỉ dấu chuyển hóa xương osteocalcin, s-ctx trên bệnh nhân cường giáp Y dược 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ chuyển phát nhanh của Bưu điện thành phố Buôn Ma Thuột Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ chuyển phát nhanh tại bưu điện huyện Phong Điền Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top