daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
A- MỞ BÀI :

Chúng ta đang sống trong một thời đại cách mạng công nghiệp. Quanh ta khắp nơi trên thế giới đã và đang diễn ra quá trình chuyển đổi trong đời sống kinh tế. Quá trình cải cách kinh tế là thử thách lớn nhất đối với tất cả các dân tộc và các chế độ muốn thay đổi mô hình hoạt động kinh tế của mình. Có nhiều xu hướng khác nhau, song có một chủ đề chung là chuyển nền kinh tế sang định hướng thị trường. Các nhà lãnh đạo chính trị ở nhiều nơi trên thế giới đã đi đến kết luận rằng : nhìn chung, thị trường đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng một cách vững chắc. Tuy nhiên, cách thức để đạt được mục tiêu đó cũng rất khác nhau. Và cũng ở đây, mỗi nước xẽ tìm cho mình một con đường đi lên, dựa trên nền tảng lịch sử, văn hoá dân tộc.
Với xu hướng phát triển tất yếu của thời đại, Việt Nam cũng chọn cho mình một con đường phát triển kinh tế. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã chọn cho đất nước của mình con đường phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là con đường phát triển tất yếu phù hợp với những điều kiện khách quan vốn có. Cũng xác định,việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ đưa nước ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu, vươn lên một nền kinh tế hiện đại, ngang tầm với các nước trên thế giới, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

B NỘI DUNG:

I- SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM.

1. quan niêm về kinh tế thị trường:

1.1. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ?
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Hay còn nói, kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường, trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường. Điều kiện ra đời và tồn tại của kinh tế hàng hoá cũng như các trình độ phát triển của nó do sự phát triển của lực lượng sản xuất tạo ra. Kinh tế hàng hoá phát triển ở hai trình độ khác nhau:
- Ở giai đoạn thấp, còn gọi là kinh tế hàng hoá giản đơn, dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất, kết hợp với sức lao động cá nhân, trình độ lao động thấp, năng suất lao động không cao.
- Giai đoạn cao, kinh tế hàng hoá phát triển với qui mô lớn dựa trên cơ sở sản xuất lớn bằng máy móc, năng suất lao động cao, bao gồm kinh tế hàng hoá TBCN và kinh tế hàng hoá XHCN. Kinh tế hàng hoá qui mô lớn vận động theo yêu cầu các qui luật kinh tế khách quan trên thị trường người ta gọi là nền kinh tế thị trường.
Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường về cơ bản chúng có cùng nguồn gốc và bản chất nhưng không đồng nhất với nhau. Chúng khác nhau về trình độ phát triển.
Cơ sở của thị trường là sự phân công lao động xã hội, trình độ và qui mô thị trường gắn liền với trình độ phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất và sức mua của xã hội. Theo Mác, “thị trường nghĩa là lĩnh vực trao đổi”. Lê Nin cho rằng, “khái niệm thị trường hoàn toàn không thể tách rời khái niệm phân công lao động xã hội … Hễ ở đâu và khi nào có phân công xã hội và sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy có thị trường. Qui mô của thị trường gắn chặt với trình độ chuyên môn hoá”.
Sau hơn 30 năm xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hơn 10 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN.
1.2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa nền kinh tế thị trường TBCN và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN có những điểm giống và khác với kinh tế thị trường TBCN.
Sự giống nhau biểu hiện ở chỗ, xuất phát từ tính khách quan của nó. Cả hai kiểu kinh tế thị trường này đều chịu sự tác động của cơ chế thị trường với hệ thống các qui luật : qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh, qui luật lưu thông tiền tệ … Đồng thời, cả nền kinh tế thi trường ở các nước TBCN và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đều là các nền kinh tế hỗn hợp, tức là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết ( quản lí ) của nhà nước. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước ở các nền kinh tế là khác nhau. Không có nền kinh tế thị trường thuần tuý (hoàn hảo) chỉ vận hành theo cơ chế thị trường.
Sự khác nhau giữa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và nền kinh tế thị trường TBCN là ở mục tiêu, cách, mức độ can thiệp của nhà nước và sự can thiệp này là do bản chất của nhà nước quyết định. Được thể hiện qua những điểm sau:
 Về chế độ sở hữu, cơ chế thị trường trong nền kinh tế TBCN luôn hoạt động trên nền tảng của chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, trong đó các công ty tư bản độc quyền giữ vai trò chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Còn cơ chế thị trường trong nền kinh tế định hướng XHCN lại hoạt động trong môi trường của sự đa dạng các quan hệ sở hữu. Trong đó chế độ công hữu giữ vai trò nền tảng của nền kinh tế quốc dân, với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Tính định hướng XHCN đòi hỏi trong khi phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phải củng cố và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế có khả năng điều tiết. Kinh tế nhà nước phải được củng cố và phát triển ở các vị trí then chốt của nền kinh tế, ở lĩnh vực an ninh quốc phòng … mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện thực hiện.
 Về tính chất giai cấp của nhà nước và mục đích quản lí, trong nền kinh tế thị truờng TBCN, sự quản lí của nhà nước luôn mang tính chất tư sản và trong khuôn khổ của chế độ tư sản với mục đích nhẳm bảo đảm môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự thống trị của giai cấp tư sản, cho sự bền vững của chế độ bóc lột TBCN. Còn trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thì sự can thiệp của nhà nước XHCN vào nền kinh tế lại nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của toàn thể nhân dân lao động, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
 Về cơ chế vạn hành, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Cơ chế đó đảm bảo tính hướng dẫn điều khiển nền kinh tế nhiều thành phần hướng tới đích XHCN theo phương châm nhà nước điều tiết vĩ mô.Ngược lại, kinh tế thị trường TBCN hoạt động dưới sự quản lí của Đảng tư sản cầm quyền.
 Về mối quan hệ tăng trưởng, phát triển kinh tế với công bằng xã hội. Vấn đề công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường TBCN chỉ được đặt ra khi mặt trái của cơ chế thị trường đã làm gay gắt các vấn đề xã hội, tạo ra nguy cơ bùng nổ xã hội, đe doạ sự tồn tại của CNTB. Trong kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước chủ động giải quyết ngay từ đầu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Vấn đề công bằng xã hội không chỉ là phương tiện phát triển nền kinh tế hàng hoá mà còn là mục tiêu của chế độ xã hội mới.
 Về phân phối thu nhập, sự thành công của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không chỉ dừng lại ở mức độ tăng trưởng kinh tế mà còn phải không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo tốt các vấn đề xã hội và công bằng bình đẳng trong xã hội. Tình hình đó đặt ra cho kinh tế thị trường định hướng XHCN phải kết hợp hài hoà ba vấn đề sau : Một là, kết hợp vấn đề lợi nhuận và vấn đề xã hội, đảm bảo cho các chủ thể kinh tế có được lợi nhuận cao, tạo điều kiện kinh tế chính trị - xã hội bình thường cho sự phát triển kinh tế. Hai là, kết hợp chặt chẽ nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội và nguyên tắc kinh tế hàng hoá: phân phối theo lao động, theo vốn, theo tài năng … trong đó nguyên tắc phân phối theo lao động là chính. Ba là, điều tiết phân phối thu nhập : nhà nước cần có chính sách giảm khoảng cách chênh lệch giữa lớp giàu và lớp nghèo. Mặt khác, có biện pháp bảo vệ thu nhập chính đáng của toàn xã hội.
Một xu hướng đáng lưu ý là tuy nhà nước TBCN đã có ý thức tự điều chỉnh, dung hoà lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau để giảm bớt mâu thuẫn, ổn định chính trị, ổn định xã hội, vì mục tiêu phát triển kinh tế. Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là do sự chi phối điểu tiết của các qui luật kinh tế của CNTB, của lợi ích giai cấp nên sự điều tiết của vẫn còn nhiều bất cập. Sự can thiệp của nhà nước nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển và công bằng chỉ có thể thực hiện được với một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là nhà nuớc XHCN.

2. Cơ sở khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam.

2.1. Cơ sở :
Các Mác đã nêu ra hai điều kiện để hình thành sản xuất hàng hoá – giai đoạn sơ khai của kinh tế thị trường là có sự sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sự phân công lao động xã hội. Sau này, cụ thể hoá hơn và thích nghi trong điều kiện thị trường cạnh tranh quyết liệt, chúng ta đê cập rõ hơn các điều kiện hoạt động của thị trường là quyền chiếm hữu tài sản khác nhau và lợi ích của người sản xuất kinh doanh khác nhau, tạo động lực cạnh tranh trên thị trường. Cơ sở khách quan được thể hiên ở nhũng điểm sau :
 Phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hành hoá được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, phát triển trong từng khu vực, từng địa phương. Sự phát triển của phân công lao
Quản lý chặt chẽ đất đai và thị trường nhà ở. Xây dựng, phát triển thị trường thông tin, thị trường khoa học công nghệ. Hoàn thiện các loại thị trường đi đôi với khuôn khổ pháp lý và thể chế, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh, có biện pháp hữu hiệu chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Phương pháp tiếp cận để xây dựng đồng bộ các loại thị trường :
Việc xây dựng đồng bộ không có nghĩa là phải cùng một lúc xây dựng đầy đủ các loại thị trường mà được tiến hành từng bước, có thử nghiệm, rút kinh nghiệm và làm tiếp. Cần hiểu quá trình phát triển đồng bộ các loại thị trường là một quá trình liên tục, kiên định và cần có thời gian, không thể nóng vội cũng không được ngập ngừng, do dự, gây ra chậm trễ va tổn thất mọi mặt.

2.4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Mở cửa kinh tế hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới để thu hút vốn, kĩ thuật và công nghệ hiện đại, khai thác tiềm năng và thế mạnh của đất nước. Nhưng cần quán triệt nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp vào nội bộ của nhau, mở rộng theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá các hình thức kinh tế đối ngoại, coi xuất khẩu là trọng điểm của kinh tế đối ngoại, giảm nhập siêu, ưu tiên nhập tư liệu sản xuất để phục vụ sản xuất.

2.5. Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp.
Sự ổn định về chính trị là điều kiện để các nhà sản xuất kinh doanh trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư. Muốn giữ vững sự ổn định chính trị ở nước ta hiện nay cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đồng thời, sự đồng bộ về hệ thông pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế, buộc các doanh nghiệp chấp nhận sự điều tiết của nhà nước.
2.6. Xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước.
Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế hàng hoá ở nước ta. Để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của nhà nước, cần nâng cao năng lực của các cơ quan luật pháp, hành pháp và tư pháp, có hệ thông chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và thận lợi cho hoạt động kinh tế, hạn chế khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế là chính để điều tiết nền kinh tế, chứ không phải là mệnh lệnh. Vì vậy, phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách tiền lương và giá cả.
Hiện nay, mặc dù nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nước ta còn ở trình độ kém phát triển, bởi lẽ cơ sở vật chất, kĩ thuật còn lạc hậu, thấp kém, nền kinh tế ít nhiều còn mang tính tự cấp tự túc. Tuy nhiên, nước ta không lặp lại nguyên vẹn tiến trình phát triển của các nước đi trước : Kinh tế hàng hoá giản đơn chuyển lên kinh tế thị trường tự do, rồi từ kinh tế thị trường tự do chuyển lên kinh tế thị trường hiện đại, mà cần và có thể xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩâ theo kiểu rút ngắn. Điều này có nghĩa là phải đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá để phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, xây dựng tương đối được cơ sở vật chất kĩ thuật, nắm bắt kịp thời với tốc độ phát triển chung của thế giới. Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý kinh tế vĩ mô và thực hiện định hướng XHCN.
3. Mục tiêu phát triển từ nay đến 2020.
Qua hơn một thập kỉ trăn trở, tìm tòi, vừa thử nghiệm trong nước vừa quan sát thế giới, từng bước chuẩn xác hoá quan niệm trong tư duy, hoạt động trong thực tiễn, cách diễn đạt bằng ngôn từ cho đến Đại hội IX năm 2001, chúng ta đã xác định rằng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong suốt thời kì quá độ đi lên CNXH. Phát riển nền kinh tế thị trường ấy là đường lối chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta.
Bước vào thế kỉ mới, tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi, cơ hội lớn đan xen với những khó khăn thách thức lớn. Thế và lực nước ta mạnh hơn nhiều so với trước. Chính trị xã xã hội ổn định, quan hệ sản xuất được đổi mới phù hợp hơn. Thể chế kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả. Hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách phù hợp và đang phát huy trong việc phát triển kinh tế và đời sông xã hội. Tuy nhiên, trình độ phát triển nước ta còn thấp, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn kém, qui mô sản xuất nhỏ bé, mức thu nhập và tiêu dùng dân cư thấp. Vấn đề đặt ra là phải phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc đặc biệt là trí tuệ người Việt Nam.
Cũng vì những thuận lợi và khó khăn đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2020 :
Mục tiêu tổng quát từ 2001 – 2020 : Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường XHCN được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.


C - KẾT THÚC VẤN ĐỀ.

17 năm đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội vừa qua không phải là một tiến trình thẳng tắp luôn đi lên về mọi mặt và trong mọi lúc. Trái lại, đó là những chặng đường gian khó, có thăng trầm, có những bước tiến suôn sẻ nhẹ nhàng và cũng có những bước tiến trầy trật, vất vả, thậm chí có cả sự do dự, ngập ngừng. Nhìn lại 17 năm đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, thành tựu là to lớn, như một cuộc đổi đời so với 20 năm trước đây. Đại hội Đảng lần IX đã đánh giá rất thích đáng công cuộc đổi mới là một trong ba thắng lợi lớn của Cách mạng Việt Nam. Nhưng thành tựu ấy chưa phát huy được hết khả năng và tiềm năng, cũng chưa đáp ứng được nguyện vọng và đòi hỏi của dân tộc ta. Nguyên nhân đó đã được vạch ra trong nhiều nghị quyết của Đảng và đã thể hiện rõ trong thực tế cuộc sống mà nguyên nhân mấu chốt nhất hiện nay là tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế dộ ta. Tình trạng lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến.
Chặng đường sắp tới của đổi mới và phát triển kinh tế xã hội là chặng đường tiếp tục đấu tranh mậnh mẽ hơn, dứt khoát hơn, kiên quyết hơn để khắc phục những yếu kém trên đây, phát huy những thế mạnh của đất nước. Các thành quả đổi mới đã đạt được, chiếm lĩnh những kiến thức tiên tiến của thời đại, tạo ra những bước bứt phá mới. Chặng đường sắp tới là chặng đường vươn lên chất lượng cao để đạt tốc độ nhanh của sự phát triển.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: Sự cần thiết của xu hướng phát triển kinh tế bền vững (thế giới và Việt Nam), câu1. kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có gì giống và khác nhau, Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, Phân tích sự cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam., sự cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay, Trình bày sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, liên hệ Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN, sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam, Nêu sự cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam., Nêu sự cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, sự cần thiết phải xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sự cần thiết để phát triển du lịch văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa Công nghệ thông tin 0
R Vốn đầu tư một yếu tố cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng ở xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩ Luận văn Kinh tế 0
N Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm y tế Luận văn Kinh tế 0
T Vốn cố định và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp trong đi Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích sự cần thiết của việc ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K Sự cần thiết của marketing địa phương trong việc thu hút đầu tư tại các địa phương ở Việt Nam hiện n Luận văn Kinh tế 0
B Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí SX và giá thành sản phẩm nói chung và ở chi nh Luận văn Kinh tế 0
P Sự cần thiết ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Giải quyết việc làm, sự cần thiết của chương trình cho vay tài trợ giải quyết việc làm (cvttgqvl) Luận văn Kinh tế 0
C Ý nghĩa và sự cần thiết của kế toán thành phẩm và bán hàng trong doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top