daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Kết quả thực hiện sáng kiến
I. Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: ………………. . Nam, nữ:
- Ngày tháng năm sinh:
- Nơi thường trú:
- Đơn vị công tác:
- Chức vụ hiện nay:
- Lĩnh vực công tác:
II. Tên sáng kiến: Sử dụng di sản trong dạy học môn Lịch sử cấp THCS
III. Lĩnh vực: Cải tiến kỹ thuật
IV- Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
“Lịch sử là một thành phần mà thiếu nó thì không một ý thức dân tộc nào đứng
vững được”. Không có ý thức đó thì không thể có một nền văn hoá dân tộc và cũng chẳng
thể nào xây dựng được một xã hội Việt Nam hiện đại và văn minh. Dòng chảy lịch sử là bất
tận, nó tạo nên sức mạnh bất diệt của một dân tộc. Thế hệ trẻ Việt Nam phải được hiểu kỹ về
dòng chảy bất tận đó, phải được tắm mình vào trong dòng chảy bất tận đó để tự hào về ông
cha mình đã bao đời kiên cường, bất khuất dựng nước và giữ nước để trao lại cho thế hệ trẻ
hôm nay giữ gìn và phát triển.

-1-


Sử dụng di sản trong dạy học môn Lịch sử cấp THCS
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thế nhưng thực tế xã hội hiện nay không mấy người yêu thích lịch sử, học sinh thì
ngày càng chán học lịch sử, phụ huynh thì xem nhẹ môn lịch sử và cho rằng lịch sử là môn
phụ chỉ cần học thuộc lòng. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân và đã gióng lên một hồi
chuông cảnh báo.
a, Nguyên nhân chủ quan
Về phía giáo viên: Do đội ngũ giáo viên dạy môn lịch sử ở trường cón quá ít nên việc
học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của đồng nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Đồ dùng dạy học,
trang thiết bị còn hạn chế, chưa có phòng bộ môn…. Mặt khác chương trình học nặng kiến
thức, sự kiện, số liệu dày đặc, buộc học sinh phải học thuộc lòng. Trong khi đó, giáo viên lên
lớp không đủ thời gian để lồng ghép các hình ảnh minh họa hay chiếu những thước phim tư
liệu gắn với những sự kiện lịch sử, nhân vật… minh họa cho bài học thiếu hấp dẫn, lôi cuốn
nên học sinh cảm giác nhàm chán.
Phần lớn hệ thống kênh hình hiện nay không có màu vì vậy sẽ rất khó khăn cho việc
mô tả, kiểm tra nhận thức của học sinh.
Chưa tận dụng được các hình thức dạy học khác như tổ chức tham quan di tích lịch
sử, di tích cách mạng, các hình thức ngoại khoá, hội thảo... Do đó quá trình dạy học trở nên
đơn điệu không phát huy được hết vai trò và tác dụng của bộ môn .
Về phía học sinh: Các em có thái độ phân biệt môn học giữa môn chính và môn phụ.
Môn lịch sử được các em xem như môn học phụ, môn học khô khan chỉ cần học thuộc lòng,
học để đối phó…học xong có thể quên được ngay nên các em xa rời, không mặn mà với bộ
môn lịch sử ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
b, Nguyên nhân khách quan
Môi trường xung quanh tác động làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh (khu
dân cư phức tạp gần trường học, tụ điểm điện tử…) Còn rất nhiều em có hoàn cảnh gia đình

khó khăn, cha mẹ phải đi làm ăn ở xa nên không có điều kiện quan tâm đến việc học tập của
con em mình.
hay do quan niệm của không ít phụ huynh cho rằng môn lịch sử là bộ môn phụ nên
không cần giành quá nhiều thời gian cho môn học này….
-2-


Sử dụng di sản trong dạy học môn Lịch sử cấp THCS
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Hiện nay Đảng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới đất nước và coi giáo dục là quốc
sách hàng đầu thì vai trò, vị trí của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông đã không ngừng được
củng cố và nâng cao
Bộ môn lịch sử đã góp phần xứng đáng trong việc xây dựng những con người và thế
hệ tha thiết gắn bó với lý tưởng của Đảng. Đó là lớp người có đạo đức trong sáng, có ý chí
kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đó là lớp người hiểu rõ cội nguồn dân tộc, hiểu rõ
công lao của tổ tiên, của các vị anh hùng, liệt sĩ đã dũng cảm cống hiến và hi sinh bản thân
mình góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc qua các thời đại lịch sử nên họ có đủ cơ sở để
hiểu tại sao phải biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc. Đó là lớp người có
năng lực làm chủ tri thức khoa học, xứng đáng là người kế thừa sự nghiệp cách mạng vinh
quang của Đảng, của dân tộc.
Là một giáo viên bộ môn lịch sử, tui luôn trăn trở làm sao giúp học sinh của mình
hiểu được tầm quan trọng của lịch sử, hơn thế nữa phải giúp các em biết và hiểu được những
công lao to lớn mà ông cha ta đã cống hiến cho đất nước. Từ đó giáo dục các em biết giữ gìn,
bảo tồn và phát huy những giá trị đó. Điều này nhiều người nhận thức được, song trên thực
tế qua nhiều năm gần đây xã hội không mấy người mặn mà với lịch sử. học sinh thì ngán
ngẩm thờ ơ với lịch sử, coi lịch sử là môn phụ chỉ cần học thuộc lòng và cuối cùng kết quả
học tập, thi cử chưa xứng với vị trí và tầm quan trọng của môn học này. Tình trạng học sinh
“ngán” học môn Sử, sợ thi môn Sử và sự yếu kém về tri thức lịch sử khiến xã hội lại nghĩ

đến nỗi lo “mất gốc” của giới trẻ.
Là những giáo viên đang giảng dạy môn Lịch Sử ở trường phổ thông, chúng ta không
thể né tránh thực trạng đó mà chúng ta phải đối mặt. Rất nhiều giáo viên than phiền về thái
độ coi thường các môn khoa học xã hội, trong đó có môn Sử của học sinh hiện nay. Phải
chăng, môn Sử chưa được đối xử một cách bình đẳng so với các môn học, môn thi khác
trong trường phổ thông?
Để khắc phục những hạn chế này đòi hỏi người giáo viên dạy lịch sử phải biết tìm
hướng đi đúng cho bộ môn. Muốn vậy họ không ngừng học hỏi và tìm tòi những kinh
-3-


Sử dụng di sản trong dạy học môn Lịch sử cấp THCS
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nghiệm quý báu để phục vụ cho công việc giảng dạy của mình. Luôn biết đổi mới phương
pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và một trong những phương pháp
tích cực đó là sử dụng di sản văn hóa vào trong quá trình dạy học.
Việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học và các hoạt động giáo dục gắn liền với
mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh cả về đức, trí, thể, mỹ, đồng thời gắn liền với đổi
mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức dạy học, không nhất thiết phải đưa học
sinh đến tham quan, học tập tại di sản nếu không có điều kiện, có thể phát huy tính tích cực
của học sinh trong việc sưu tầm, tìm hiểu, sử dụng di sản văn hóa trong giờ học và các hoạt
động giáo dục
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng
54 dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa và tái sáng tạo từ
nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài
sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân
loại. Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của
nhân dân ta.
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa

từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại. Những giá trị đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa văn hóa và văn minh của nhân loại với nền văn hóa bản địa lâu đời của các dân tộc Việt
Nam.
Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống mạnh mẽ,
đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thông
qua Luật di sản văn hóa năm 2001 (có hiệu lực từ 01/01/2002), được sửa đổi, bổ sung năm
2009. Đó là lí do tui chọn đề tài “ Sử dụng di sản trong dạy học lịch sử cấp THCS”

3. Nội dung sáng kiến (Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp tổ chức..)

-4-


Sử dụng di sản trong dạy học môn Lịch sử cấp THCS
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Di sản văn hóa Việt Nam được chia thành hai loại: Di sản văn hóa vật thể và di sản văn
hóa phi vật thể.
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao
gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia.
Di sản văn hóa vật thể bao gồm:
- Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Danh lam thắng cảnh còn gọi là di sản thiên nhiên là cảnh quan thiên nhiên hay địa
điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm
mỹ, khoa học.
- Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa
học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.

- Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu
của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hay cá nhân, vật
thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc
của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam;
Ngữ văn dân gian, bao gồm: Sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ
tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải
bằng lời nói hay ghi chép bằng chữ viết;
Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm: Âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình
thức trình diễn dân gian khác;
Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các
phong tục khác;
Lễ hội truyền thống;
Nghề thủ công truyền thống;
Tri thức dân gian.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top